MỤC LỤC
PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
1.4. Đối tượng nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
1.6. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu.
1.7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận khoa học.
a. Một số khái niệm cơ bản.
b. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
c. Đặc điểm của trò chơi dân gian.
d. Trò chơi dân gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
e. Ý nghĩa của trò chơi dân gian.
g. Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi dân gian
2.2. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ …
a. Về nhận thức của giáo viên.
b. Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...
c. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức trò chơi dân gian ...
2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian...
a.Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với trẻ.
b.Biện pháp 2: Lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động của trẻ.
c. Biện pháp 3: Xây dựng góc trò chơi dân gian trong lớp học mầm non.
d. Biện pháp 4: Tổ chức ngày hội, ngày lễ tại lớp học mầm non.
e. Biện pháp 5: Động viên, khuyến khích trẻ.
g. Biệp pháp 6: Cho trẻ tự tổ chức các trò chơi dân gian quen thuộc
h. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức...
2.4. Kết quả đạt được:
a.Về phía giáo viên.
b. Về phía trẻ.
c. Về phía phụ huynh
2.5 Bài học kinh nghiệm
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
2
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
6
7
7
7
7
9
10
11- 21
11
15
18
19
20
21
22
23
23
23
24
24
26
26
27
28
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời đã
nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, là trụ cột của nước nhà.
Chính vì vậy các em cần được chăm sóc tốt từng bữa ăn, giấc ngủ cần được học
tập và đặc biệt là cần được vui chơi bởi vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của
trẻ “trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. Thật vậy, trò chơi là người bạn đồng hành
không thể tách rời khỏi cuộc sống của các em. Khi trẻ chơi, trẻ được thật sự là
một chủ thể tích cực của quá trình hoạt động, trẻ thích trò chuyện với cô, với bạn
và chủ động vận dụng những kinh nghiệm đã có. Qua đó góp phần thúc đẩy quá
trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, người dân gắn bó
sâu sắc với ruộng đồng, trải qua nhiều thế hệ đã nảy sinh nhu cầu vui chơi giải
trí và những trò chơi dân gian xuất hiện. Nét đặc biệt của trò chơi dân gian Việt
Nam là hầu hết các trò chơi đều gắn liền với những bài đồng dao vui nhộn, dễ
học, dễ thuộc rất phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non. Trò chơi dân gian mang lại
cho các em nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui
chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm
cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở
thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí
tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, tổ
chức cho trẻ chơi trong nhà trường tùy theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS, TS
Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống
đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn
thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt
Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm
hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình
bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội
công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là
một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những
trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước- đang ngày càng bị mai một và quên
lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế giúp các
em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”
Để đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới, ngành giáo dục nói chung và
giáo dục mầm non nói riêng trong những năm gần đây đã đổi mới không ngừng
về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy trẻ, đáp ứng nhu
cầu vui chơi của trẻ. Phát huy mạnh mẽ năng lực cá nhân cũng như tính tích cực,
chủ động theo khả năng nhận thức của trẻ, làm cho mỗi hoạt động của trẻ trở
2
nên lý thú, bất ngờ, thu hút trẻ; giúp trẻ tích lũy nhiều kiến thức kỹ năng một
cách thoải mái, tự nhiên. Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực”, ngành học mầm non đã tích cực vận động cán bộ, giáo
viên nghiên cứu sưu tầm và sáng tạo ra các trò chơi dân gian lồng ghép vào các
hoạt động dạy trẻ trong trường mầm non. Việc đưa trò chơi dân gian vào các
hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực, nó không chỉ góp phần rèn luyện sức
khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và
kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp trẻ rèn khả năng ứng xử văn
hóa.
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian là triển khai đơn giản, dễ chơi, dễ
hòa nhập. Dù ở bất cứ đâu trong gia đình, tại trường học, hay trên đường làng,
góc lớp đều có thể tổ chức được những trò chơi dân gian phù hợp. Nhưng trên
thực tế hiện nay một số giáo viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ được ý nghĩa tầm
quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian nên chưa thường
xuyên tổ chức cho trẻ chơi; Hoặc có tổ chức nhưng chuẩn bị chưa chu đáo nên
chưa thu hút được trẻ; Các trò chơi thường tổ chức một cách khô khan, gò ép,
lặp đi lặp lại nhiều lần, không theo chủ đề nên dễ gây nhàm chán; Giáo viên
chưa thực sự tạo môi trường nhằm kích thích nhu cầu hứng thú vui chơi của trẻ.
Mặt khác khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ dễ dàng tham gia vào
trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc nên làm thế nào để tổ chức
được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn trẻ là một
bài toán khó với các giáo viên.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi dân gian và để góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi
dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo 5-6
tuổi”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi, nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian trong
các hoạt động, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, rút ra được những bài học kinh
nghiệm giúp giáo viên hiểu rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, đồng thời nâng cao kỹ năng tổ chức các trò
chơi cho giáo viên nhất là tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi tại Trường mầm non Hoa sen- Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
3
Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cô và trẻ ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A,
Trường mầm non Hoa Sen- Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Định hướng cho đề tài nghiên cứu.
b. Phương pháp quan sát sư phạm.
Quan sát quá trình tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
c. Phương pháp trao đổi với giáo viên và trẻ.
Trò chuyện, đàm thoại với trẻ.
Trao đổi với giáo viên về việc tổ chức các trò chơi dân gian.
d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tổng hợp kinh nghiệm của một số giáo viên có liên quan.
e. Phương pháp thống kê toán học.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu.
Để xử lí các kết quả nghiên cứu.
1.6. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A, Trường mầm non Hoa
Sen – Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
1.7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
Do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, ở Trường Mầm non Hoa Sen- Thành Phố Vĩnh YênTỉnh Vĩnh Phúc.
Kế hoạch nghiên cứu đề tài: Thời gian nghiên cứu đề tài từ: tháng 9/2013
đến tháng 5/2014.
4
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài.
a. Một số khái niệm cơ bản.
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu
cầu giải trí đa dạng của con người. Và là một phương pháp giáo dục thực hành
hiệu quả nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên,
rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Trò
chơi dân gian không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn góp phần
hình thành nhân cách của trẻ.
Biên pháp là cách cụ thể, cách giải quyết một vấn đề cụ thể hay hướng tới
giải quyết nhiệm vụ từng phần cụ thể. Trong một số trường hợp biện pháp cũng
có thể giải quyết được các nhiệm vụ khác nhau như một phương pháp.
Tổ chức có nghĩa là làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động
nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất, đó còn là sự sắp xếp theo trình tự, nề
nếp, làm thành một chỉnh thể một cấu trúc có những chức năng chung nhất định.
Trên cơ sở xác định khái niệm biện pháp và tổ chức, tôi xác định khái
niệm tổ chức trò chơi dân gian là tổng hợp những cách thức tổ chức cụ thể trong
hoạt động cùng nhau của cô và trẻ nhằm thực hiện mục đích giáo dục đặt ra
trong trò chơi.
b. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu về
thế giới xung quanh. Chúng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng,
có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Trẻ có kỹ năng nghe,
hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chủ động, độc lập, có sáng kiến, biết tự tìm kiếm các
phương thức giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra...kết quả trong hoạt
động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi tập trung chú ý và nỗ lực, cố gắng giải quyết và
hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động của chúng.
c. Đặc điểm của trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian xưa được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp
hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường được
thể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay
là sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế, các trò chơi dân gian được
lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một di sản văn hóa dân tộc.
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian – Trò chơi cổ truyền của trẻ em
được hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian. Việc
sáng tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: Sáng tạo – lưu
truyền – sử dụng – điều chỉnh. Ở đây, chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và
tái tạo các trò chơi này chủ yếu là trẻ em.
5
Do không lệ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi của người lớn. Nên
trò chơi dân gian trẻ em có những đặc trưng cơ bản như: Trò chơi dân gian trẻ
em dễ dàng phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách nghiêm ngặt về
không gian và thời gian, trẻ có thể chơi ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Ví dụ: Sân
nhà nhỏ thì các em có thể chơi: “ô ăn quan”, “rải ranh” hay ở ngõ xóm thì chơi
“Trốn tìm”, “bịt mắt bắt dê”...
Trò chơi dân gian không chỉ mang tính học tập mà còn mang tính vận
động. Xét về cấu trúc, trò chơi dân gian thường có 3 thành tố: Nhiệm vụ chơi,
các hành động chơi, và luật chơi. Nếu thiếu một trong 3 thành tố trên thì không
thể tiến hành trò chơi được.
Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi
gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm
thanh được sử dụng trong khi chơi. Trò chơi dân gian là loại trò chơi do nhân
dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó là một hình thức
văn hóa phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ
lịch sử.
d. Trò chơi dân gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trẻ dưới 3 tuổi chỉ chơi một mình, chúng chưa biết hợp tác khi chơi và
cũng không chịu tuân theo những quy tắc của trò chơi. Nhưng đến 5 tuổi trẻ bắt
đầu có nhu cầu hợp tác và chịu sự phân công của nhóm bạn chơi. Từ đó trò chơi
bắt đầu mang tính cộng đồng. Những trò chơi dân gian tập cho trẻ biết tuân theo
những quy ước của cuộc chơi. Trẻ buộc phải chấp nhận sự được và thua, chịu
phạt khi thua, đồng thời chịu phục tùng những trẻ cầm đầu. Trẻ nào vi phạm
những quy ước đó coi là “ăn gian” và bị loại khỏi cuộc chơi.
Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ 5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết
được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự
vật, hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu
giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải
suy nghĩ kỹ trước khi chơi như chơi: “Ô ăn quan”, “Cờ đi đường”...
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nắm được ngôn ngữ cảnh và ngôn ngữ mạch lạc, do
vậy trẻ rất thích những trò chơi kết hợp với những bài đồng dao. Trong trò chơi
trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà chúng yêu thích và thực hiện
những hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh
đó, do vốn hiểu biết của trẻ ngày càng phong phú, nên trẻ rất thích thú với
những nguyên vật liệu chơi, thích tìm kiếm và dùng các vật liệu khác nhau để
làm đồ chơi phục vụ trò chơi của mình.
Mối quan hệ giữa cô giáo và trẻ 5 tuổi trong trò chơi dân gian ngày càng
gần gũi. Cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ vừa như người hướng dẫn
trẻ chơi, chính nhờ sự giúp đỡ của cô giáo mà trẻ có thể tự lựa chọn được vật
liệu làm đồ chơi, tự lực chọn trò chơi và tổ chức trò chơi mà mình yêu thích.
e. Ý nghĩa của trò chơi dân gian.
6
Trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa
học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm
tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ.
Các trò chơi dân gian thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể
dễ dàng chơi mọi nơi, mọi lúc, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự
nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới
ruộng là có thể lập được một hội chơi. Có thể nói trò chơi dân gian là một hoạt
động rất hữu hiệu nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
Trò chơi dân gian có tác động mạnh mẽ đến trẻ, nó là phương tiện giáo
dục nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non. Trò chơi dân gian cung cấp cho các
em những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ: Tập mua bán, tập lao
động, làm quen với các nghề trong xã hội...
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn
trong các mối quan hệ giữa con người, giữa con người với thiên nhiên
Trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương tiện
phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa,
đối đáp... Qua đó vốn từ của trẻ được phong phú và mạch lạc.
Trò chơi dân gian còn là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách
có hiệu quả. Khi tham gia vào trò chơi các vận động cơ bản của trẻ được rèn
luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát trong hoạt động.
Trò chơi dân gian còn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho
trẻ. Đặc biệt với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian góp phần hình thành nhân
cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
g. Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không được áp đặt trẻ.
- Trẻ được chơi tự do.
- Thiết lập tốt mối quan hệ giữa cô với trẻ và giữa trẻ với các bạn.
- Trò chơi phù hợp với sự phát triển của trẻ.
- Tạo tình huống chơi và trò chơi phong phú.
2.2 Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại
Trường mầm non Hoa Sen – Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
a. Vài nét về giáo viên:
Trình độ
Phụ trách Số lượng
lớp
trẻ
stt
Họ tên giáo viên
1
Nguyễn Thu Hiền
Đại học
5A
2
Trần Hương Lan
Đại học
5A
Ghi chú
35
7
Các giáo viên đều có sức khỏe tốt, trẻ, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong
công việc và đều được hưởng mọi chế độ và quyền lợi theo đúng Bộ luật lao
động nên các giáo viên đều yên tâm công tác.
Qua việc trao đổi thảo luận và thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến
đối với giáo viên đang dạy tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A, Trường mầm non Hoa
Sen- Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi thu được kết quả cụ thể như
sau:
Nhận thức về sự cần thiết của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
- Có 50% số ý kiến cho rằng trò chơi dân gian rất quan trọng
- 50% số ý kiến cho là quan trọng.
Qua kết quả trên chứng tỏ giáo viên đã nhận thức đúng vị trí quan trọng
của trò chơi dân gian đối với quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Nhận thức về vai trò của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi:
- Có 100% số ý kiến khẳng định vai trò của trò chơi dân gian dùng để phát
triển ngôn ngữ và mổ rộng vốn hiểu biết của trẻ. Theo các giáo viên trò chơi dân
gian tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ mầm
non.
Về thời điểm tổ chức trò chơi dân gian.
- 50% ý kiến cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi dân gian tốt nhất là trong
giờ hoạt động góc và ngoài trời.
- 50% ý kiến cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi dân gian là giữa hai tiết
học.
Kết quả này cho thấy giáo viên chưa tạo điều kiện cho trẻ chơi tự do mà
chủ yếu là áp đặt trẻ chơi theo một giờ nhất định. Điều này tạo cho trẻ tâm lý
không thoải mái, thụ động, thờ ơ khi chơi các trò chơi dân gian.
Về sự cần thiết của các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian.
Qua trao đổi, thu thập dự liệu tôi thấy các giáo viên chưa coi trọng biện
pháp cho trẻ chơi tự do. Họ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ thể tích cực
trong quá trình chơi là trẻ. Cụ thể:
- 50% ý kiến sử dụng phương pháp dùng lời
- 50% ý kiến sử dụng phương pháp xây dựng, tạo môi trường chơi.
Về những khó khăn khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian.
- 50% ý kiến cho rằng khó khăn do thiếu nguồn trò chơi.
- 50% ý kiến cho rằng không đầy đủ về vật chất.
Những số liệu trên cho thấy các giáo viên chưa thực sự khắc phục những
khó khăn về cơ sở vật chất, hạn chế trong việc tìm kiếm nguyên liệu làm đồ chơi
và sưu tầm trò chơi dân gian.
8
Về những trò chơi dân gian thường tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Qua trao đổi cho thấy các giáo viên sử dụng các trò chơi dân gian có sẵn
trong chương trình giáo dục mầm non, bị phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng
dẫn, hạn chế sưu tầm và lựa chọn trò chơi phù hợp để tổ chức cho trẻ chơi.
Về việc phối hợp với phụ huynh cùng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ:
Giáo viên chưa thực sự chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh
như: cung cấp các trò chơi, cách tổ chức các trò chơi cũng như tuyên truyền sâu
rộng trên các phương tiện nghe nhìn, thông tin đại chúng. Kết quả cụ thể:
- 50% số ý kiến cho rằng cần phối hợp với phụ huynh cùng tổ chức trò
chơi dân gian cho trẻ.
- Còn lại 50% ý kiến cho rằng điều đó là không cần thiết.
* Nhận xét chung.
Giáo viên đã ý thức được vị trí, vai trò của việc tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, họ cho rằng trò chơi dân gian tác động mạnh mẽ đến
trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Nhưng
giáo viên còn chưa tích cực đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động của trẻ,
giáo viên còn nặng về tuyên truyền, ngại tổ chức, chưa tạo được môi trường thu
hút trẻ vào trò chơi.
Hầu hết giáo viên đã biết sử dụng linh hoạt các phương pháp khi tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ như phương pháp dùng lời, lập kế hoạch...Tuy nhiên,
các cô giáo vẫn chưa nhận thức được đúng vai trò chủ thể của trẻ trong quá trình
chơi, chưa có ý thức cải thiện những khó khăn, chưa biết tận dụng các nguyên
vật liệu sẵn có để làm đồ chơi cho trẻ chơi.
Các giáo viên chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguồn trò chơi, vẫn chỉ
hạn chế ở những trò chơi có sẵn trong chương trình nên khi tổ chức các trò chơi
dân gian bị lặp đi lặp lại, thiếu sự đổi mới khiến trẻ không tập trung, thấy nhàm
chán. Bên cạnh đó công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ chưa thực sự được giáo viên quan tâm, giáo viên
chưa biết khai thác nguồn trò chơi sẵn có từ cha mẹ trẻ; chưa vận động các bậc
phụ huynh dành thời gian để chơi cùng trẻ và tạo cơ hội cho trẻ chơi.
b. Thực trạng mức độ hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ lớp 5- 6 tuổi
A, Trường mầm non Hoa Sen- Thành Phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Các cháu trong lớp 5-6 tuổi A, Trường mầm non Hoa Sen có độ tuổi đồng
đều và sức khỏe tốt. Trẻ đi học đều, tỷ lệ bé ngoan- bé chuyên cần đạt 98%. Tuy
nhiên, trẻ trong lớp còn nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động.
Qua quan sát quá trình tổ chức trò chơi dân gian của các cháu lớp 5-6 tuổi A, tôi
thu được kết quả về mức độ hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ, cụ thể như sau:
Bảng kết quả khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ
chơi của trẻ lớp 5-6 tuổi A, Trường mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
9
Chỉ số đánh giá
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Yếu
Trẻ thực sự hứng thú trong khi chơi, trẻ 10/35= 15/35= 9/35=
say sưa tìm hiểu và khám phá trò chơi.
28%
43%
26%
1/35=
3%
Trẻ thực hiện luật chơi đầy đủ, không vi
phạm luật chơi.
7/35=
20%
10/35= 15/35
28% =43%
3/35=
9%
Trẻ có kỹ năng chơi: hợp tác, sử dụng đồ
dùng đồ chơi, hoạt động nhóm, hoạt động
độc lập.
5/35=
14%
8/35=
23%
18/35
=51%
4/35=
11%
Trẻ đạt được kết quả chơi, hoàn thành
nhiệm vụ chơi.
4/35=
11%
5/35=
14%
20/35
=57%
6/35=
17%
* Nhận xét chung:
Đa số trẻ hứng thú tham gia trò chơi nhưng kỹ năng chơi của trẻ chưa bền
vững, cần đến sự tác động, giúp đỡ của giáo viên.
Số trẻ đạt được kết quả chơi và hoàn thành nhiệm vụ chơi tốt còn ít.
Còn nhiều trẻ vị phạm luật chơi, kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế.
c. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
Qua quá trình điều tra và khảo sát việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi, tại trường mầm non Hoa Sen- Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh
Vĩnh Phúc, tôi đã tìm ra được một số điểm thuận lợi và khó khăn như sau:
* Về thuận lợi.
Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường.
Các nhóm lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và trang
thiết bị dạy học hiện đại.
Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do nhà
trường và do các cấp tổ chức.
Được sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
Trẻ trong lớp có độ tuổi đồng đều, tỷ lệ bé ngoan bé chuyên cần đạt: 98%.
Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò
chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian.
* Về khó khăn:
Đội ngũ giáo viên chưa thực sự hiểu và tích cực đưa trò chơi dân
gian vào các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.
Thiếu nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian, chủ yếu là
truyền miệng từ người này sang người khác và trong sách chương trình.
10
Giáo viên chưa thực sự tạo môi trường để kích thích sự hứng thú của trẻ;
chưa biết tận dụng các nguyên liệu sắn có để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nên
đồ chơi của trẻ còn nghèo nàn.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế; trẻ dễ dàng tham gia
chơi nhưng cũng dễ dàng bỏ cuộc.
Trẻ em đang bị cuốn hút vào các trò chơi hành động trên máy tính, lạ mắt,
hấp dẫn.
Các bậc phụ huynh không có nhiều thời gian tổ chức và hướng dẫn trẻ
chơi tại gia đình, và chưa có ý thức kết hợp cùng giáo viên tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ.
2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi.
a. Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi.
Kho tàng các trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng nhưng
không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế giáo viên nên lựa chọn
cho trẻ chơi các trò chơi có cách chơi và luật chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.
Bên cạnh đó trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi.
Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau
cho nên các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi. Khi
sưu tầm và lựa chọn được trò chơi phù hợp sẽ cuốn hút trẻ tích cực, hứng thú
tham gia chơi, kích thích trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi.
Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ
đã cao hơn rất nhiều so với những lứa tuổi trước cho nên trẻ có thể chơi được
các trò chơi dài và khó hơn. Vì thế khi sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đã thực hiện theo các tiêu chí sau:
Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
Giúp củng cố tư duy ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
Gây được hứng thú, thu hút được sự chú ý của trẻ.
Sưu tầm, lựa chọn những trò chơi sẵn có ở địa phương.
Thông qua việc tham gia quan sát, tìm hiểu các lễ hội đầu năm, hội làng,
các ngày lễ truyền thống... Tham khảo sách báo có liên quan đến trò chơi dân
gian; Qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet cùng các nguồn không
chính thống (học và tìm hiểu từ bạn bè, người thân hay thông tin truyền
miệng)... Cùng với các tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn được các trò chơi sau cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Bắt dây chun
+ Chuẩn bị:
Một số dây chun nối thành vòng, có đường kính khoảng 20 cm
11
+ Cách chơi:
Trẻ ngồi thành từng đôi. Hai trẻ cầm một sợi dây.
Một trẻ giơ bàn tay ra trước, ngón cái choãi ra, các ngón khác thẳng giơ
cao. Trẻ móc sợi dây vào khe của ngón cái với ngón trỏ và cạnh còn lại của bàn
tay. Trẻ kia móc lại có thể vòng lên vòng xuống sao cho móc được dây chun vào
tay mình. Hai trẻ thay phiên nhau móc lần lượt như vậy.
Gảy que
+ Chuẩn bị.
Các que tính dai khoảng 20cm
+ Cách chơi.
Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà. Hai hoặc ba trẻ ngồi thành từng nhóm.
Mỗi nhóm chơi có một nắm que tính. Trẻ nào chơi trước cầm nắm que
tính xoay và rải ra sàn, sau đó khéo léo nhặt que tính sao cho các que ở dưới
không động. Nếu làm các que ở dưới động thì bị mất lượt, bạn khác được cầm
que tính và đổ để nhặt. Khi nhặt hết que tính dưới sàn thì từng trẻ đếm số lượng
que tính mình đã nhặt được.
Đánh Đáo
+ Chuẩn bị
Số người chơi không hạn chế
Kẻ hai đường thẳng song song cách nhau 2 m
Người chơi chọn cho mình những hòn đáo thật vừa ý. Hòn đáo thường là
những hòn đá lớn nhỏ tùy ý, dẹp, hình tam giác.
+ Cách chơi:
Người chơi đứng ở vạch thứ hai, thảy những đồng tiền vào phía trên vạch
thứ nhất, đồng tiền vào rơi vào giữa hai vạch coi như loại, được thu lại cho
người đi sau. Sau đó, người chơi nhắm vào những đồng tiền trên mức thứ nhất,
dùng đáo chọi vào những đồng tiền đó.
Luật chơi: Nếu người chơi chọi trúng thì được ăn những đồng tiền đó và
có quyền chọi tiếp. Nếu chọi không trúng thì phải nhường quyền chọi đáo cho
người kế tiếp.
Ô ăn quan
+ Chuẩn bị.
Mỗi bên 10 hòn sỏi (hạt) nhỏ và 2 hòn sỏi to
+ Cách chơi:
Vẽ xuống đất hoặc mặt bàn mỗi bên 1 ô (đầu quan) và 5 ô nhỏ. Đặt đầu
quan 1 quân to, mỗi ô nhỏ đặt 2 quân. Mỗi bên một trẻ chơi.
12
Bắt đầu chơi “oẳn tù tì” ai thắng được đi trước, bốc quân bất kì ở ô nào rồi
rải mỗi ô 1 quân(chỉ được bốc quân ở bên phía mình). Rải hết quân bốc quân ô
bên cạnh đi tiếp theo, nếu hết quân mà cách 1 ô không có quân thì được ăn quân
ô tiếp theo, nhưng nếu 2 ô liền nhau không có quân hoặc sát ô quan thì mất lượt
đi, bạn khác đi tiếp. Chơi đến khi 2 ô đầu quan hết quân, quân còn lại bên nào
thì bên ấy thu về. Nếu 1 trong 2 ô đầu quan còn quân mà quân ở phía nào hết thì
phía ấy phải rải mỗi ô 1 quân để tiếp tục chơi. Ai ăn được nhiều quân là thắng.
O
o
O
o
O
o
O
o
O
o
O
o
O
o
O
o
O
o
O
o
.
Bịt mắt bắt dê.
+ Chuẩn bị:
Khăn để bịt mắt.
Chơi theo cả lớp, đứng thành vòng tròn.
+ Cách chơi:
Tổ chức cho trẻ đứng thành vòng tròn, mời 2 trẻ đóng làm người đi bắt dê,
phải bịt mắt; 5-6 bạn làm đóng làm những chú dê. Những chú dê đi kiếm ăn ở trong
vòng tròn vừa đi vừa kêu “be be be”, người đi bắt dê nghe tiếng kêu để định hướng
để đuổi bắt dê. Những chú dê nào bị bắt thì phải ra ngoài một lần chơi, còn người
bắt dê được đóng làm những chú dê.
+ Luật chơi: Những chú dê không được chạy ra khỏi vòng tròn.
Trò chơi: “Mèo đuổi Chuột”
+ Chuẩn bị:
Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.
+ Luật chơi: khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai
thành Mèo và Chuột, còn hai trẻ làm Mèo, Chuột sẽ nắm tay nhau làm hang.
+ Thời gian chơi: cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút không hạn chế
số lần chơi của trẻ.
+ Cách chơi:
- Cho trẻ đứng thành hai vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong, vòng tròn lớn bên ngoài. Một trẻ
làm mèo và một trẻ làm chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ. Một trẻ vòng
tròn trong, một trẻ vòng tròn ngoài đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ lên cao làm thành
hang. Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ làm chuột chạy trước và trẻ làm mèo đuổi theo. Chuột chạy
vào hang thì mèo phải chạy vào hang đó. Trong khi đó, các trẻ làm hang đồng thanh đọc:
13
Đã là mèo
Phải bắt chuột
Bắt được chuột
Là chén liền
Đã là chuột
Trông thấy mèo
Phải chạy ngay.
Khi mèo bắt được chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai thành
mèo và chuột, còn hai trẻ làm mèo, chuột sẽ nắm tay nhau làm hang. Kết
thúc: cô hỏi lại trẻ về trò chơi, nhận xét của trẻ về trò chơi và khen trẻ.
Cờ thổi.
+ Chuẩn bị
Vẽ một bàn cờ trên mặt đất.(hình vẽ)
Bốn quân cờ, chia làm 2 loại khác nhau để phân biệt, một hạt sạn bằng
đầu que diêm để thổi được trên mặt đất.
Người chơi: 2 người.
+ Cách chơi
Mỗi bên 2 quân, xếp ở 4 góc của hình chữ nhật, đặt hòn sạn vào giữa
vòng tròn nhỏ. Oẳn tù tì xem ai được đi trước, mỗi lần chỉ được đi một nứớc.
Phải đi làm sao để dồn quân của đối phương vào điểm chết để bên đó không còn
đường đi tiếp, như vậy là thắng. Tuy nhiên luật đề ra là bên đi trước sẽ không
được sử dụng quân ở góc của bàn cờ (quân A1, B1) mà phải đi quân A2, B2
trước.
2
A
1
1
2
B
Ném vòng
+ Chuẩn bị
3 cái chai
9 cái vòng đường kính từ 15-20cm làm bằng tre hoặc nhựa.
+ Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành 1 hàng cách nhau 50-60cm. Vẽ vạch
chuẩn cách chai từ 100 đến 150cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần
khác nhau mà tăng dần khoảng cách). Người chơi xếp thành 3 hàng đứng dưới
hàng kẻ, mỗi lần chơi cho 3 người ném, mỗi người ném 3 vòng, thi xem ai ném
được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người thắng cuộc.
14
Trò chơi “Lô tô”
Lô tô là một trò chơi dân gian khá phổ biến ở miền nam việt nam. đây là
một hình thức xổ số dân gian, trong đó người tổ chức chơi sẽ quay lồng cầu để
chọn ra các con số ngẫu nhiên, người thắng cuộc là người có một dãy số liên tục
(tính theo các con số đã được lồng cầu chọn ra) theo hàng ngang trong một tờ
phiếu đã bán trước cho người chơi. khi chơi, người hô kèm theo hát nói.
+ Chuẩn bị
Khung hình lô tô được chia làm 10 ô, các hình lô tô theo chủ đề (lựa chọn
những từ để sửa lỗi phát âm cho trẻ).
Mô hình khung lô tô:
+ Tiến hành
Cô phát cho trẻ khung lô tô đã có sẵn, sau đó cô nêu chủ đề trò chơi. có
thể thay đổi các chủ đề: thế giới tự nhiên, nghề nghiệp, giao thông, 8/3, bác hồ…
để áp dụng sửa lỗi cho trẻ. Phát cho mỗi trẻ một rổ hình lô tô, yêu cầu mỗi trẻ
chọn 10 hình có liên quan đến chủ đề cô cho, trẻ chọn xong thu rổ lại. Cô bắt
đầu gọi tên các hình, mỗi lần trước khi gọi tên cô hô to: “tìm hình, tìm hình” rồi
nói tên hình đó, cả lớp phải phát âm theo cô. sau đó trẻ tìm hình theo chỉ dẫn rồi
dán vào khung lô tô đã được phát. Tiếp tục yêu cầu trẻ tìm đủ 10 hình rồi cho trẻ
đếm, trẻ nào có được 5 hình trong 10 hình cô gọi tên thì trẻ đó là người thắng
cuộc. cô gọi trẻ đó lên, đúng trước lớp và gọi đúng tên các hình trong bảng của
mình rồi nhận quà. trẻ nào chưa có đủ 5 hình cũng gọi lên đọc nhưng không
được nhận quà.
Trò chơi “Gieo xúc xắc”
+ Chuẩn bị:
5 xúc xắc (6 mặt) mỗi mặt là một hình lô tô, mỗi khối gỗ là một chủ đề
(giao thông, nghề nghiệp, thiên nhiên, nước, gia đình…)
1 hộp giấy to; đĩa nhạc.
+ Tiến hành
Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô cho 5 xúc xắc vào hộp giấy, vừa lắc hộp
vừa hát hoặc nói câu gì đó rồi đổ ra. Trẻ đọc to tất cả các hình mà trẻ nhìn thấy
trên bề mặt xúc xắc. (có thể gọi lần lượt trẻ đọc hoặc cho cả lớp cùng đọc).
b. Biện pháp 2: Lồng ghép trò chơi dân gian trong các hoạt động.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nêu như hoạt động chung được tổ
chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ
được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể
chất; hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm kinh nghiệm sống và kỹ
15
năng chơi theo nhóm. Để mỗi hoạt động đó đạt được mục đích một cách nhẹ
nhàng, thoải mái thì cần có sự linh hoạt sáng tạo trong việc lựa chọn các hình
thức tổ chức, đưa trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian vào các hoạt động một
cách phù hợp là vô cùng quan trọng bởi vì trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi
mà học”. Nhận thức rõ được điều đó nên tôi luôn chú ý lựa chọn và tổ chức các
trò chơi dân gian phù hợp với tính chất của từng hoạt động và từng chủ đề.
+ Trong giờ hoạt động học có chủ đích.
Tôi lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp để lồng ghép vào hoạt động
học làm sao cho tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà vẫn đảm bảo
được nội dung và tính chất đặc trưng của hoạt động đó, giúp trẻ tham gia hoạt
động sôi nổi, hứng thú khi học và chơi. Và lựa chọn trò chơi cũng phải phù hợp
với từng môn học:
Với hoạt động phát triển thể chất nên lựa chọn các trò chơi dân gian vận
động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát, năng động.
Ví dụ 1:
Trong hoạt động phát triển thể chất với
đề tài: “Đi qua cầu thăng bằng” (1)tôi tổ tiết
học theo hình thức hội thi “gánh lúa qua cầu”
(2) (cây cầu tre lắc lẻo, cùng gánh lúa trên vai,
trẻ được trở về với tính chất của làng quê,
được hả hê trong ngày hội). Cũng nội dung
hoạt động như nhau nhưng tổ chức cho trẻ
chơi theo hoạt động (2) trẻ sẽ hứng thú hơn,
cô giáo thoải mái hơn mà mục đích yêu cầu
vẫn đạt được.
Ví dụ 2: Đề tài “Ném trúng đích thẳng đứng”, tôi tổ chức theo hình thức
của lễ hội Tây Bắc, đưa trẻ đến với nhứng giai điệu của vùng cao, được hòa
mình vào trò chơi ném còn, được nhảy múa theo điệu khèn, tiếng sáo trẻ thật
thoải mái, hứng thú mà không có biểu hiện căng thẳng, mệt mỏi.
Với hoạt động khám phá khoa học, làm quen với toán, làm quen với văn
học cần lựa chọn các trò chơi nhằm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ; Cung cấp cho
trẻ các kỹ năng hoạt động theo nhóm, sử dụng đồ dùng, đồ chơi; Rèn trí nhớ và
khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ 3: Đề tài “Hoa lá quanh em” chủ đề thế giới thực vật. Sau khi cho
trẻ tìm hiểu về các loại hoa lá. Tôi đưa trò chơi “Đố lá” của trẻ dân tộc Tày để
củng cố kiến thức và tạo niềm vui cho trẻ (chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ có
một hay vài chiếc lá tùy thuộc vào số lần chơi, đội được chơi trước sẽ làm biến
dạng chiếc là bằng nhiều cách, đội còn lại phải đoán xem đó là lá gì? Nếu đóan
đúng đội đó được quyền đố lại...)
Ví dụ 4: Đề tài: Dạy trẻ đếm đến 10. Tôi có thể lồng ghép trò chơi
“Chuyền thẻ”, đó là một trò chơi dân gian hay dạy trẻ làm toán cộng hay trừ.
16
Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần
lên và cộng lại trong phạm vi 10: Bắt đầu bằng bàn một “cái mốt, cái mai, cái
trai, cái hến...” sau đó nhóm đôi và các nhóm cao hơn “đôi tôi, đôi chị, ...”; “ba
lá đa, ba lá đề...”... “tám quả trám, hai lên chín”. Bài tập này có thể giúp trẻ đếm
thành thạo trong phạm vi 10.
Với hoạt động giáo dục âm nhạc tôi chọn các trò chơi có giai điệu và lời
hát như các trò chơi: “Tập tầm vông”; “Hát chuyền sỏi”; “đồng dao chăn trâu xứ
Quảng”
+ Trong giờ hoạt động góc nhóm.
Tại các góc chơi trẻ được chơi thoải mái và vui vẻ nhất, nhưng làm thế
nào để trẻ vẫn được chơi theo yêu cầu của chủ đề, chủ điểm mà vẫn lồng ghép
được những trò chơi dân gian phù hợp. Tôi đã sưu tầm hệ thống các trò chơi dân
gian phổ biến, đơn giản, dễ chơi mà có thể chơi một mình hay chơi theo nhóm
nhỏ được như: Chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nặn tò he, cơm canh rau muống,
tập tầm vông, nu na nu nống, tùm nu tùm nịu, chọi gà, tập tầm vông.... để cho trẻ
chơi.
Ví dụ 1. Với chủ đề “Con vật em yêu” Tại góc nghệ thuật tụi có thể tổ
chức cho trẻ “nặn tò he, gấp và làm những con vật bằng lá như châu chấu, cào
cào…” . Góc học tập tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi gần gũi như: cơm canh
rau muống, chơi ô ăn quan, chơi cá ngựa….
Ví dụ 2. Với chủ đề “Quê hương đất nước” tôi tổ chức “Ngày hội dân
gian” các góc, các gian hàng đều hướng về cội nguồn dân tộc, trang trí cả lớp
giống như những phiên chợ quê bán các sản phẩm quê hương, lúa, gạo, ngô,
khoai, các món ăn đặc trưng của vùng miền. Góc nghệ thuật tổ chức cho trẻ làm
và trình diễn những trang phục dân tộc… để đảm bảo được mục đích và tạo ra
sự mới mẻ cho trẻ, mỗi ngày tôi giới thiệu và tổ chức chơi chú trọng vào từng
góc “đi dạo chợ quê, về miền quan họ, vui hò kéo lưới”… trẻ hiểu thêm văn hoá
vùng miền mà lại thoải mái và vui vẻ khi chơi.
Điều cần lưu ý là lựa chọn và tổ chức chơi cho trẻ phải phù hợp với
đặc điểm của lớp, với từng chủ đề chủ điểm, và cả với từng cá nhân trẻ, khi triển
khai cần xác định rõ năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của từng trẻ để tổ chức trò
chơi đạt hiệu quả đạt được mục tiêu đề ra.
+ Giờ hoạt động ngoài trời.
Sau giây phút học tập căng thẳng thì giờ hoạt động ngoài trời quả
thật là đáp ứng được mong muốn của trẻ, trẻ được hoạt động, được vui
chơi, được tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh theo con mắt của trẻ.
Kết hợp với phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” tôi đó thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, những trò chơi
với số lượng đông và phù hợp: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, dung
dăng dung dẻ, đố lá, kéo co, thả đỉa ba ba, ném còn.
17
+ Trong các giờ đón – trả trẻ
thường diễn ra trong phòng nên tôi chọn
những trò chơi dân gian có tính chất
tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ
như: Trò chơi “Ô ăn quan”; “Rải ranh”;
“Chơi thuyền”; “Chơi cờ”.
c. Biện pháp 3: Xây dựng góc
“Trò chơi dân gian” trong lớp học.
Tổ chức môi trường hoạt động của
trẻ trong trường, lớp mẫu giáo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể
chât, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm- xã hội, khả năng thẩm mĩ, sáng tạo của trẻ. Vì
vậy, bố trí và tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ chơi và hoạt động cần đảm
bảo trên nguyên tắc cho trẻ “chơi mà học” và phải tính đến các yếu tố không
gian thực tế; Mục đích tổ chức hoạt động; an toàn cho trẻ và linh hoạt, dễ thay
đổi theo mục đích giáo dục theo các chủ đề.
Hiện nay, mỗi lớp mầm non đều có năm góc hoạt động, bao gồm: Góc
phân vai, góc học tập và sách, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc xây dựng – lắp
ghép. Mỗi góc có một đặc điểm và tác động giáo dục riêng đến sự phát triển của
trẻ lứa tuổi mầm non:
Ở góc phân vai trẻ được chơi trò chơi Đóng vai theo chủ đề, trẻ được thỏa mãn
nhu cầu hóa thân thành người lớn, được sống và làm việc như một người lớn thực thụ.
Qua đó, trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội.
Nguyễn Ánh Tuyết đã từng so sánh: Nếu trò chơi là trường học của cuộc sống thì
trước hết đó phải là trò chơi Đóng vai theo chủ đề.
Trong góc nghệ thuật các em được thỏa sức sáng tạo và thể hiện những
ước mơ của mình qua những bức tranh, những mẫu nặn…Ở góc nghệ thuật,
những năng khiếu bẩm sinh luôn có điều kiện để phát triển.
Đến với góc thiên nhiên trẻ được góp phần nhỏ bé của mình để chăm sóc
những chậu hoa, cây cảnh của lớp. Qua đó giáo dục tình yêu thiên nhiên cho các
em.
Còn góc học tập và sách trẻ được là những nhà nghiên cứu tí hon khám
phá thế giới xung quanh qua các chủ đề, chủ điểm; qua tranh truyện và sách báo.
Hoà mình vào góc xây dựng – lắp ghép trẻ được trở thành nhà kiến trúc
sư sáng tạo, được là chú thợ xây cần mẫn đầy ngẫu hứng.
Mỗi góc có một tác động giáo dục riêng nhưng đều có một điểm chung là
góp phần phát triển óc sáng tạo, thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ và hơn
tất cả là hình thành ở trẻ niềm say mê, hứng thú khi trẻ tới trường mầm non .
Tuy nhiên, theo tôi trong một lớp mầm non nên tổ chức thêm góc Trò chơi
dân gian. Bởi trò chơi dân gian là một hình thức giáo dục có tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, để tăng số lần trẻ được tham gia chơi
các trò chơi dân gian, tôi đã giành một khoảng không gian nhỏ ở lớp mình để
18
xây dựng thêm một góc chơi đó là góc “trò chơi dân gian”. Để xây dựng góc
chơi này, tôi đã khuyến khích trẻ cùng tham gia xây dựng góc chơi như cùng cô
dán tranh ảnh về các trò chơi dân gian, sưu tầm một số nguyên vật liệu sẵn có để
bày vào góc chơi cho phong phú như: Các loại lá cây, que, viên sỏi, dây thun,
dải vải…. Ở góc chơi này cô và trẻ cùng vẽ và sáng tạo ra những hình ảnh,
những đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên: con trâu bằng lá đa, con cúi bằng
rơm …
Tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian ở trong góc với những trò
chơi đơn giản, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và không gian của lớp
như nu na nu nống, lộn cầu vồng, tập tầm vông, kéo cưa lừa xẻ, pháo đất, chi
chi chành chành; cả lớp thì có thể chơi Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba,…
Ngoài những trò chơi phát triển ngôn ngữ thì ở góc trò chơi dân gian không thể
thiếu những trò chơi phát triển vận động thể lực khác như kéo co, đấu vật …
Hơn nữa, qua góc trò chơi dân gian, tôi cũng chơi cùng trẻ và sửa lỗi phát
âm cho trẻ; hướng dẫn trẻ những kỹ năng chơi để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ
chơi một cách tốt nhất: trốn tìm, đánh chuyền trong toán; dung dăng dung dẻ,
tập tầm vông trong giáo dục thể chất …
d. Biện pháp 4: Tổ chức các ngày hội, ngày lễ tại lớp học mầm non.
Tổ chức các ngày hội ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc
sống xã hội tại những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục truyền thống,
đem lại niềm vui sướng cho trẻ góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ.
Thực tế trong khi tiến hành các chủ để, có thể có những ngày hội, ngày lễ
có nội dung phù hợp với chủ đề, ngược lại cũng có thể có những ngày nội dung
lại không phù hợp hoàn toàn. Chính vì vậy, Tùy thuộc vào kế hoạch phân chia
các chủ đề trong năm của lớp và thời điểm diễn ra các ngày hội ngày lễ mà tôi
linh hoạt sáng tạo lựa chọn các nội dung, các trò chơi cho trẻ tham gia.
Ví dụ 1: Với chủ đề “Lễ hội Đền Hùng”, thực hiện vào thời điểm diễn ra
lễ hội Đền Hùng. Vào cuối chủ đề tôi tổ chức cho trẻ tham gia ngày hội “Bé với
Lễ hội Đền Hùng”. Trẻ sẽ được tham gia tìm hiểu các hoạt động của lễ hội Đền
Hùng, hòa mình vào với những làn điệu hát xoan truyền thống của dân tộc và
được tham gia các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội đó như: Trò chơi “Đấu
vật”; “Kéo co”; “Đua thuyền”, “Làm bánh”….
Ngoài ra để tạo cơ hội cho trẻ được tham gia nhiều vào các trò chơi dân
gian vào những ngày cuối tuần tôi còn tổ chức cho trẻ được tham gia vào các
hội thi như: “Bé với trò chơi dân gian”; “Sắc màu dân gian” hay “Bé tìm hiểu
về trò chơi dân gian” ở ngay trong lớp.
Tổ chức các cuộc thi Bé với trò chơi dân gian hay Bé tìm hiểu về trò
chơi dân gian là chúng ta đang tạo điều kiện cho trẻ lứa tuổi mầm non được thể
hiện và hiểu rõ hơn về trò chơi dân gian Việt Nam. Trẻ có cơ hội để nói lên ý
kiến và những hiểu biết của mình về các trò chơi đó.
Ví dụ 2: Cuộc thi “Bé với trò chơi dân gian” tôi tổ chức với 3 phần thi:
19
Chào hỏi được diễn ra trong năm phút: cô và trẻ sáng tác những bài vè
theo chủ điểm của tháng, áp dụng vào một trò chơi dân gian nào đó biểu diễn
dưới nhiều hình thức: đọc, hát, phân vai hay đóng kịch nói về cuộc thi này.
Đoán tên được diễn ra trong mười phút: Trẻ được xem tranh ảnh, băng
đĩa, hoặc nghe những bài đồng dao của các trò chơi dân gian và trả lời nhanh.
Đua tài: tổ chức cho các đội thi các trò chơi: Kéo co, đấu vật, hát đố.
Với cuộc thi “Bé tìm hiểu về trò chơi dân gian” thì cần thêm phần thi: Bé
nói về trò chơi dân gian, phần này trẻ sẽ trình bày hiểu biết của đội mình về
cách chơi những trò chơi dân gian.
Ở độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ đã có một số kỹ năng hoạt động, có
một số hiểu biết về ngày hội, ngày lễ gần gũi với trẻ, vì vậy có thể cho trẻ tham
gia vào nhiều việc hơn, nhằm khuyến khích tính độc lập của trẻ. Để tổ chức hội
thi thành công và đạt hiệu quả trước hết cần lên kế hoạch cụ thể, phân công
nhiệm vụ cho từng giáo viên trong lớp và cho từng trẻ cùng thực hiện.
Tổ chức tốt các hội thi là cơ hội tuyên truyền tích cực đến các bậc cha
mẹ và nhân dân có nhận thức đầy đủ, tham gia tích cực trong phong trào
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
e. Biện pháp 5: Động viên, khuyến khích trẻ.
Động viên khuyến khích trẻ là một biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ mẫu giáo. Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục tình
cảm đạo đức xã hội. Biện pháp này góp phần hình thành những xúc cảm, tình
cảm cho trẻ đối với trò chơi dân gian.
Khi tham gia chơi, nếu được cô giáo động viên, khen ngợi kịp thời sẽ tạo
cho trẻ sự tự tin vào bản thân, từ đó mạnh dạn tham gia vào trò chơi, tích cực
hoàn thành nhiệm vụ chơi.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc động viên, khuyến khích trẻ
trong quá trình tổ trò chơi dân gian cho trẻ tôi thường xuyên tổ chức các hình
thức thi đua, khen ngợi, biểu dương trẻ… để động viên, khuyến khích trẻ, tạo
hứng thú cho trẻ là động lực để trẻ hoàn thành nhiệm vụ và kết quả chơi..
Ví dụ 1: Khi tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi “ Kéo có”, đội nào thắng
cuộc tôi sẽ thưởng cho đội đó huy chương vàng (kẹo sôcôla hình đồng tiền
vàng).
Ngay trong quá trình chơi, những trẻ có kỹ năng chơi tốt tôi cũng đã kịp
thời khen ngợi động viên trẻ.
Ví dụ 2: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ô ăn quan”, tôi quan sát quá
trình chơi của trẻ, thấy trẻ nào có nước đi thông minh tôi cũng đã kịp thời khen
ngợi luôn “Bạn An chơi rất thông minh”
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả
những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi
20
nhất định. Tận dụng tối đa ưu thế này tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả
các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui:
Ví dụ 3: Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” mỗi một trẻ thêm vào thì vòng
tròn chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không hề thay đổi. Hay trò chơi “Rồng
rắn lên mây” thêm một người, thì “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi
người đều được chơi, được chạy, được vui, với những trò chơi khác cũng vậy.
Trong quá trình chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ,
chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ
bằng cách ra ngoài một lần chơi. Qua đó tinh thần tập thể của trẻ được nâng lên.
Bên cạnh việc động viên khuyến khích những trẻ chơi tốt, tôi luôn chú ý
tạo cơ hội cho những trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin được tham gia vào
trò chơi tránh để tình trạng những trẻ nào nhanh nhẹn, hoạt bát thì luôn được
chọn chơi chính, còn những trẻ nhút nhát thì chỉ ở dưới cổ vũ.
Ví dụ 4: Trong trò chơi “Mèo đuổi chuột” hay “Bịt mắt bắt dê” tôi mời
những trẻ nhút nhát lên chơi chính đóng làm mèo (chuột) hay làm người đi bắt
dê. Và trong khi chơi nếu trẻ chơi tốt tôi kịp thời khen ngợi trẻ luôn để trẻ tự tin,
mạnh dạn hơn.
g. Biện pháp 6: Cho trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian quen thuộc.
Tạo cơ hội cho trẻ tự tổ chức một số trò chơi dân gian gần gũi quen thuộc
với trẻ sẽ thúc đẩy sự say mê, hứng thú chơi, bộc lộ và phát triển tính tự lập của
trẻ trong khi chơi trò chơi dân gian. Nó tạo điều kiện cho nhóm trẻ được sáng
tạo trong quá trình chơi, tìm cách giải quyết vấn đề mà nhiệm vụ chơi đặt ra.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi luôn khơi gợi hứng thú
để trẻ tự lựa chọn trò chơi, nhóm chơi, bạn chơi; tạo sự cân bằng giữa các nhóm
chơi. Không ép buộc, gò bó trẻ vào nhóm chơi, không áp đặt trẻ theo suy nghĩ
của cô.
Để làm được điều đó, tôi là người chủ động tìm kiếm và tạo ra góc chơi
thuận lợi cho trẻ như: Không gian chơi, địa điểm, đồ dùng, vật liệu chơi mang
tính thiên nhiên… để tạo hứng thú cho trẻ.
Ví dụ 1: Chủ đề “Thế giới thực vật”, trong góc “Trò chơi dân gian” tôi
trang trí những hình ảnh về trò chơi phù hợp chủ đề như chơi: Đố lá, Nhặt đậu,
gẩy que… Ngoài ra tôi cũng chuẩn bị những nguyên liệu thiên nhiên để gợi mở
ý tưởng chơi của trẻ như: Các loại lá cây, que, sỏi, các loại hạt đậu xanh, đỏ,
đen… Rồi để trẻ tự lựa chọn góc chơi, trò chơi, bạn chơi.
Trong quá trình trẻ tự tổ chức các trò chơi dân gian quen thuộc, tôi luôn
quan sát theo dõi trẻ chơi để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Luôn
khích lệ động viên trẻ tự tổ chức chơi. Tôi chỉ đứng ở vị trí “Trọng tài”, phân xử
công bằng với mỗi trẻ.
Ví dụ 2: Khi trẻ tự chơi trò chơi “oẳn tù tì”, lúc đầu trẻ rất hào hứng
chơi. Nhưng sau 2-3 lần hòa nhau thì xảy ra xung độ. Bé An nói: Sao cậu cứ ra
21
búa mãi thế! Cậu phải ra kéo chứ. Bé Mai nói: Cậu bắt chước tớ thì có. Lúc đó,
tôi đến bên hai trẻ và hỏi trẻ lí do vì sao lại như vậy? và hướng cho trẻ cách giải
quyết: Nếu do có một bạn vi phạm luật chơi: Hai bạn phải ra cùng nhau không ai
được ra chậm hơn. Ai chơi như vậy là vi phạm luật chơi. Nêu do trẻ gặp khó
khăn trong kỹ năng chơi thì tôi sẽ hỏi trẻ: Thế cái gì có thể thắng được búa nào?
h. Biện pháp 7: Phối kết hợp cùng với phụ huynh trong việc tổ chức trò
chơi dân gian cho trẻ.
Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ là rất quan trọng bởi gia đình là môi trường đầu tiên mà đứa trẻ được tiếp
xúc. Chính vì vậy trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều những văn hóa của môi trường
đó như: Tính cách, ngôn ngữ, chế độ sinh hoạt ... Việc trao đổi thường xuyên với
phụ huynh về vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ chơi giúp phụ huynh hiểu
được tầm quan trọng trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện của đứa
trẻ.
Hơn nữa qua quá trình trao đổi, tiếp xúc với phụ huynh giúp cho người
giáo viên mầm non hiểu được rõ hơn về bản sắc văn hóa nơi trẻ sống, tìm hiểu
thêm được một số trò chơi dân gian của địa phương để đưa vào tổ chức cho trẻ
chơi.
Để công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ đạt hiệu quả tối ưu thì trong khi lập kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần,
giáo viên cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình trẻ vào kế hoạch, đặc biệt
là nội dung tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ: Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật.
Tuần 1: Tôi muốn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi :Mèo đuổi chuột”; “Bịt
mắt bắt dê”; “Thả đỉa ba ba”:
Trao đổi với phụ huynh về chủ đề.
Cung cấp cho phụ huynh cách chơi, bài đồng dao gắn với trò chơi đó để
phụ huynh về nhà cùng chơi với trẻ….
Trong kế hoạch phải thể hiện rõ được mục đích, nội dung, thời gian, biện
pháp thực hiện và kết quả đạt được, những tồn tại và hướng giải quyết.
Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non mang đặc tính xã
hội hoá cáo, để thực hiện có hiệu quả quyền được chăm sóc, vui chơi của trẻ em
ở lứa tuổi này cần thiết có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình.
Và nội dung tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian cũng vậy, để thỏa mãn nhu
cầu vui chơi của trẻ và để đạt được kết quả chơi cao nhất thì đòi hỏi phải có sự
kết hợp chặt chẽ giữa trường lớp mầm non và gia đình.
Nhận thức rõ được vấn đề đó tôi đã thực hiện tốt công tác phối kết hợp
với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ.
Tôi đã xây dựng các nội dung cần kết hợp với phụ huynh đó là: Tuyên
truyền tới phụ huynh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”; Trao đổi với phụ huynh cách chơi các trò chơi dân gian, các bài ca dao,
22
đồng dao trong rò chơi, Vận động phụ huynh tận dụng mọi điều kiện để tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi dân gian ở nhà; Bố mẹ và những người thân xung
quanh giành thời gian vui chơi cùng trẻ; Cung cấp những nguyên vật liệu sẵn có
để làm đồ dùng, đồ chơi.
Hình thức tuyên truyền mà tôi thường sử dụng đó là: Trao đổi với phụ
hunh trong giờ đón trả trẻ, xây dựng góc tuyên truyền, góc trò chơi dân gian
trong lớp, tuyên truyền trong các buổi họp phụ huynh, vận động phụ huynh tham
gia các phong trào hội thi như: “Bé bé với trò chơi dân gian”; “Bé tìm hiểu trò
chơi dân gian”. Quay phim, chụp ảnh về các hoạt động tham gia trò chơi dân
gian của trẻ sau đó làm thành đĩa gửi tới cha mẹ trẻ…
2.4. Kết quả đạt được:
Sau khi tôi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp trên vào quá trình tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tôi thu được kết quả như sau:
a. Về phía giáo viên:
Nhận thức rõ và hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của trò chơi dân
gian đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Đội ngũ giáo viên linh hoạt, sáng tạo và thoải mái hơn khi tổ chức
cho trẻ hoạt động.
Giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân trong
các hoạt động. Biết cách lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ vời hoạt động.
Giáo viên và phụ huynh gắn bó chặt chẽ hơn, trẻ đến lớp đông hơn,
phụ huynh ủng hộ và giúp đỡ nhiều hơn đến các phong trào của nhà
trường.
b. Về phía trẻ:
Trẻ hứng thú trong khi chơi các trò chơi dân gian và say sưa tìm
hiểu và khám phá trò chơi; Không còn có trẻ thờ ờ, không hứng thú với trò
chơi dân gian.
Tỷ lệ trẻ thực hiện được đầy đủ luật chơi, không vi phạm luật chơi
tăng lên rõ rệt so với đầu năm; Trên 70% trẻ có kỹ năng chơi khá, tốt.
Nhiều trẻ hoàn thành được nhiệm vụ chơi, chơi sáng tạo, bền vững
hơn.
* Kết quả cụ thể:
Bảng kết quả khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi
của trẻ lớp 5-6 tuổi A, trường mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
(Sau khi áp dụng các biện pháp)
Chỉ số đánh giá
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
23
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
Trẻ thực sự hứng
thú trong khi chơi,
10/35= 15/35=
trẻ say sưa tìm
28%
43%
hiểu và khám phá
trò chơi.
9/35=
26%
1/35= 20/35= 10/35 5/35=
3%
57% =28% 14%
Trẻ thực hiện luật
chơi đầy đủ, không
vi phạm luật chơi.
7/35=
20%
10/35=
28%
15/35=
43%
3/35= 15/35= 15/35 5/35=
9%
43% =43% 14%
Trẻ có kỹ năng
chơi: hợp tác, sử
dụng đồ dùng đồ
chơi, hoạt động
nhóm, hoạt động
độc lập.
5/35=
14%
8/35=
23%
18/35=
51%
1/35
4/35= 10/35= 15/35 9/35=
=
11%
28% =43% 26%
3%
Trẻ đạt được kết
quả chơi, hoàn
thành nhiệm vụ
chơi.
4/35=
11%
5/35=
14%
20/35=
57%
6/35= 10/35= 10/35 14/35
17%
28% =28% =40%
c. Về phía phụ huynh.
Phụ huynh đã hiểu được vị trí, tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ
chơi trò chơi dân gian.
Đã chủ động kết hợp với giáo viên sưu tầm, tổ chức, hướng dẫn cho trẻ
chơi trò chơi dân gian.
Phụ huynh đã giành nhiều thời gian hơn để chơi cùng trẻ và tham gia các
hoạt động của trường, của lớp.
2.5. Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi rút ra được một số
bài học kinh nghiệm sau:
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ
nhỏ. trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa món nhu cầu vui chơi, vừa góp phần
nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ
trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai. Muốn tổ chức trò chơi
dân gian đạt được hiệu quả tốt nhất thì trước tiên giáo viên cần chuẩn bị tốt mọi
điều kiện trươc khi tổ chức chơi; tìm hiểu kỹ cách chơi, luật chơi.
Tích cực sưu tầm, lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với đặc điểm nhận
thức của trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Cần phải lực chọn và
24
1/35
=
3%
tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian giúp trẻ hình thành tinh thần tập
thể, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, biết giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với ban.
Để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ và đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu
giáo viên mầm non cần linh hoạt, sáng tạo và tận dụng mọi cơ hội cho trẻ được
tham gia trò chơi dân gian. Chịu khó sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên làm đồ
dùng đồ chơi cho trẻ; Xây dựng môi trường hoạt động nhằm khơi gợi hứng thú
chơi của trẻ.
Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ, các hội thi hướng vào trò chơi dân gian
cũng và một biện pháp hữu hiệu để đưa trẻ đến với trò chơi dân gian, làm cho trẻ
cảm thấy yêu thích trò chơi dân gian hơn.
Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được chủ
động tự tổ chức trò chơi dân gian mà trẻ thích. Đồng thời giáo viên là người
quan sát, theo dõi động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trò chơi dân gian chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc của một nền văn hóa
truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Những trò chơi dân gian có tác dụng
25