Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN một số biện pháp phối hợp và chỉ đạo giáo viên thiết kế làm đồ dùng dạy trẻ phát triển vận động trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 17 trang )

Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hồng Loan
- Ngày tháng năm sinh: 06/5/1974

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sơn Lôi
- Chức danh: Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hồng Loan
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật:
- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phối hợp và chỉ đạo giáo viên thiết kế
làm đồ dùng dạy trẻ phát triển vận động trong trường mầm non”
- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển thể chất
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
I. Lời giới thiệu:
Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện,
hài hòa về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm và kỹ năng
xã hội, để trẻ chuẩn bị tốt tâm thế bước vào trường tiểu học. Trong đó giáo dục thể
chất là mục tiêu quan trọng, yêu cầu trẻ phải đạt được các mục tiêu của chương
trình như : trẻ khỏe mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi;
thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng
phối hợp các giác quan và vận động. Vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong
không gian và có kĩ năng trong một số hoạt động cần phải có sự khéo léo của đôi


tay.
Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non, tư duy trực quan hình tượng là chủ yếu,
vì vậy các hoạt động của trẻ cần có đồ dùng, đồ chơi thì trẻ mới tiếp thu được
nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Đặc biệt đồ dùng đồ chơi sẽ trẻ hào hứng, tự tin tham
gia hoạt động, thông qua đó trẻ phát triển các kỹ năng tư duy lôgic tổng hợp, tạo cơ
hội cho trẻ phát huy tính sáng tạo và không bị phụ thuộc vào người khác mặc dù


người đó là cô giáo. Với đặc điểm trên cho thấy đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu
và cũng là một phương tiện không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của
trẻ. Qua đồ dùng, đồ chơi trẻ mô phỏng và phản ánh các hoạt động hàng ngày của trẻ,
giúp trẻ khám phá học hỏi và tích lũy kỹ năng sống để trẻ phát triển toàn diện.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trên
thị trường có nhiều sản phẩm đồ dùng, đồ chơi được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên
các đồ dùng đồ chơi được mua và cấp chưa được đầy đủ hoàn toàn phục vụ cho
việc tổ chức các hoạt động của trẻ tại trường. Vì vậy đồ dùng đồ, chơi tự làm của
giáo viên sẽ khắc phục tình trạng dạy chay, góp phần bổ sung vào các đồ dùng, đồ
chơi có sẵn tại các trường mầm non. Hiệu quả kinh tế của đồ dùng đồ chơi tự làm
khá tốt, tiết kiệm một khoản kinh tế đáng kể cho hoạt động trong các trường mầm non
nói chung và đối với trường Sơn Lôi nói riêng, là một trong những đơn vị còn thiếu
rất nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Trong thực tế hiện nay tại địa phương có rất nhiều các loại phế liệu trong sinh
hoạt, nhiều vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ hộp các loại, lốp
xe máy, sắt vụn, vải vụn …Từ nguyên vật liệu ấy nếu giáo viên biết tìm tòi, sáng
tạo có thể thiết kế ra nhiều sản phẩm đồ dùng đồ chơi có giá trị kinh tế và đạt hiệu
quả giảng dạy cao trong các hoạt động của trẻ tại trường mầm non. Đây cũng là
một giải pháp tích cực, xử lý đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi
trường sống.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, là một cán bộ quản lý tôi đã
nghiên cứu để chỉ đạo và phối hợp với giáo viên thiết kế một số đồ dùng vừa gọn

nhẹ, vừa kinh tế, độ bền cao. Đặc biệt, là một đồ dùng với những thao tác đơn giản
sẽ thành nhiều đồ dùng khác để dạy nhiều bài tập khác trong hoạt động phát triển
vận động của các lứa tuổi và các hoạt động khác nhau. Sau khi sử dụng xong giáo
viên để đồ dùng vào trong các góc cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao. Với những ý
tưởng và suy nghĩ nêu trên, năm học 2018- 2019, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp
phối hợp và chỉ đạo giáo viên thiết kế đồ dùng sáng tạo dạy trẻ hoạt động phát
triển vận động trong trường Mầm non”
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRONG TRƯỜNG MẦM NON SƠN LÔI.
1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường
- Trường mầm non Sơn Lôi là trường công lập, nằm trong hệ thống giáo dục
quốc dân, nhà trường có 2 điểm trường (01 điểm là khu trung tâm và 1 điểm là khu
lẻ), vị trí các điểm trường được xây dựng ở trung tâm khu dân cư, cạnh đường liên
thôn thuận tiện cho việc đi lại.
- Nhà trường có 24 nhóm lớp với tổng số 663 học sinh. Điểm trung tâm có
16 lớp với 523 trẻ, điểm lẻ có 8 lớp với 187 trẻ, và 100% trẻ trong nhà trường đều
được tổ chức ăn bán trú.


- Cán bộ, giáo viên, nhân viên có 31 người, trong đó có 03 cán bộ quản lý, 27
giáo viên và 01 nhân viên kế toán.
- Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng tương đối khang trang với 24
phòng học kiên cố, có khu nhà hiệu bộ, có bếp được thiết kế theo bếp một chiều,
khuôn viên nhà trường được bài trí đẹp mắt. Với tổng diện tích đất của trường là
8.320m2, bình quân 13,1m2/trẻ, đảm bảo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho
trẻ.
* Tuy nhiên nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế sau:
- Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy và học hàng năm được cấp trên cấp
cho nhà trường là quá ít. Mặt khác kinh phí phụ huynh ủng hộ để mua đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ còn hạn chế, chỉ đủ để mua được đồ dùng tối thiểu cho trẻ học. Nên

một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động phát triển thể chất, môn văn học, giáo dục
âm nhạc còn ít về số lượng, chưa đa dạng, chưa phong phú về chủng loại dẫn đến
trong tiết học giáo viên thực hiện dập khuôn, máy móc, chưa có hiệu quả, chất
lượng đạt trên trẻ thấp, không phát huy được tính tich cực, sáng tạo của trẻ.
- Sự nhận thức và tham gia của phụ huynh vào các hoạt động của trường, lớp
thực sự chưa đồng đều, công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên chưa
được thường xuyên.
2 . Khảo sát đồ dùng phục vụ cho các bài tập PTVĐ.
Các bài tập

Tổng số trẻ

Đồ dùng
đã có

Đồ dùng còn
thiếu

Thể dục sáng

663

60%

40%

Đi, chạy, đi thăng bằng

663


55%

45%

Nhảy, bật

663

60%

40%

Ném, chuyền, tung bắt bóng

663

50%

50%

Bò, trườn, trèo

663

50%

50%

III. Các biện pháp thực hiện :
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tôi đã quyết định thực hiện làm một số

đồ dùng dạy học phục vụ các bài tập trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ,
phù hợp với điều kiện kinh phí của nhà trường và phù hợp với khả năng của trẻ mà
vẫn mang lại hiệu quả cao trong hoạt động, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
1. Tham khảo và tìm nguồn nguyên liệu thiết kế


* Chuẩn bị tư liệu thiết kế:
- Tham khảo, sưu tầm trên sách báo, trên mạng những hình ảnh đồ dùng đồ
chơi quảng cáo thiết kế và đồ dùng đồ chơi thật trong trường mầm non và một số
tranh ảnh đẹp, màu sắc phong phú …
- Ứng dụng cách vẽ hình bằng hình học không gian để mô tả cho người thực
hiện dễ hiểu nhất khi làm ra sản phẩm.
* Nguyên liệu thiết kế đề tài:
- Các nguyên vật liệu chủ yếu là phế thải công nghiệp như các thanh sắt vụn,
tôn vụn, vải vụn, ống nhựa vụn, gỗ vụn...
- Các nguyên liệu lắp ghép như: Ốc vít, bản lề
- Bông hóa học, xốp, nỉ có co giãn, vành nón…
- Các nguyên liệu khác: Sơn màu, giấy đề can các màu, súng bắn keo, keo
502, Keo X66.
2. Xây dựng cách thiết kế
Bước 1: Xây dựng ý tưởng định làm đồ dùng trong năm học “Chiếc ghế đa
năng”, “Những chiếc ống kỳ diệu”, “ Những thanh gỗ sáng tạo” và một số đồ dùng
phục vụ dạy và học họat động phát triển vận động.
Bước 2: Vẽ mô hình đồ dùng bằng hình học không gian.
Bước 3: Lựa chọn màu sắc và hình ảnh đẹp phù hợp với trẻ mầm non để
trang trí thành mô hình đồ dùng .
Bước 4 : Đưa ra nguyên tắc cơ bản khi thiết kế đồ dùng.
- Phải đảm bảo tính sư phạm, có tác dụng dạy và học các hoạt động phát
triển vận động, và một số hoạt động khác …
- Đồ dùng hấp dẫn kích thích tính tò mò, hứng thú của trẻ.

- Đảm bảo tính phù hợp, an toàn , không độc hại, không nguy hiểm.
- Đảm bảo tính phổ biến: Nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ, có thể sử dụng
vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau.
- Đảm bảo tính sáng tạo: Từ một loại đồ dùng có thể tạo thành nhiều đồ
dùng khác nhau.
- Đảm bảo thiết kế gọn nhẹ, diên tích sử dụng ít, vận chuyển dễ dàng, thuận
tiện.


Bứơc 5: Xây dựng dự kiến nguồn nhân công để làm ra sản phẩm
Chỉ đạo và cùng làm với giáo viên, trẻ khối mẫu giáo lớn như : Gậy, vòng,
túi cát, bóng khâu bằng vải nhồi bông và cù múa, các loại hộp chướng ngại vật ...
3. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
Phụ huynh rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo
dục trẻ. Chính vì vậy qua các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, qua các buổi
sinh hoạt chuyên môn, tôi chỉ đạo giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm và trong các giờ đón và
trả trẻ, trong xây dựng góc tuyên truyền để trao đổi với phụ huynh về kết quả sức
khỏe, nề nếp, học tập hàng ngày của trẻ. Những trẻ chưa có kỹ năng về các hoạt
động như Tạo hình, làm quen chữ cái..., đặc biệt tôi đã chỉ đạo giáo viên nâng cao
việc phát triển thể chất cho trẻ, trong đó hoạt động phát triển vận động là một hoạt
động vô cùng quan trọng giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn tự tin tháo vát
để tiếp thu các hoạt động khác được tốt hơn … Qua đó, phụ huynh quan tâm hơn
đến việc học tập của trẻ trên lớp cũng như ở nhà.
Qua quá trình trao đổi với phụ huynh, giáo viên ở từng khối lớp đã đưa ra
những đồ dùng trong lớp còn thiếu để dạy trẻ phát triển vận động và đã nhận được
sự ủng hộ và đóng góp rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh trong việc thu thập
nguồn nguyên liệu để làm ra những đồ dùng còn thiếu của hoạt động phát triển vận
động, đặc biệt có 2 phụ huynh trong ban đại diện cha mẹ học sinh đã nhận cộng tác
và tài trợ ngày công cho nhà trường 3 mô hình “ Chiếc ghế độc đáo”, “ Những

chiếc ống kỳ diệu”, “ Những thanh gỗ sáng tạo”, đó là những đồ dùng cô và trẻ
không thể tự làm được. Đây là một thành công lớn trong công tác phối kết hợp
giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề này.
- Ngoài ra, bản thân tôi phối hợp với giáo viên các lớp tuyên truyền khuyến
khích phụ huynh và học sinh thu gom các loại nguyên vật liệu, phế liệu đã qua sử
dụng như các loại vỏ hộp, vỏ chai lọ, giấy gói hoa các loại, vải vụn, gỗ vụn, bông,
len, lốp xe máy cũ, lốp xe ô tô cũ, ống nhựa, ống nước … Và đã được sự ủng hộ
nhiệt tình của phụ huynh và học sinh.
4. Quá trình làm ra sản phẩm và thực hiện sản phẩm
Để thực hiện thành công đề tài, ngoài sự giúp đỡ của các phụ huynh học sinh
làm phần thô của những sản phẩm như ghế đa năng, ống kỳ diệu và những thanh
gỗ, phần hoàn thiện sản phẩm và làm ra một số đồ dùng khác, tôi đã bố trí sắp xếp
thời gian một cách khoa học và hợp lý để không bị ảnh hưởng đến chất lượng dạy
các hoạt động của cô và trẻ ở các khối lớp. Hàng tháng ngoài các công việc phải
làm của ban giám hiệu, tôi vẫn lên lịch để đến dạy các lớp. Mỗi tuần tôi tham gia
tổ chức các hoạt động giáo dục cùng giáo viên các lớp khoảng từ 1-2 hoạt động.
Do vậy, thời gian tôi cùng giáo viên từng khối và trẻ làm ra sản phẩm chủ yếu là


giờ hoạt động góc. Thời gian tiếp theo là một số buổi trưa, chiều sau giờ trả trẻ.
Sau mỗi sản phẩm hoàn thành tôi cùng giáo viên đưa vào ứng dụng thực hiện các
bài tập phát triển vận động và hoạt động khác trong ngày..
Sau đây là một số đồ dùng trong đề tài “Một số biện pháp phối hợp và chỉ
đạo giáo viên thiết kế làm đồ dùng dạy trẻ phát triển vận động trong trường mầm
non”
4.1. Chiếc ghế độc đáo
a. Nguyên liệu:
- Các mảnh tôn vụn phế thải tại khu công nghiệp nhờ phụ huynh mua với giá
rẻ
- Ốc vít, bản lề, sơn, giấy màu, đề can, keo nến, keo 502

b. Cách làm:
- Trước hết, ghép các thanh sắt thành hình chữ nhật, có chiều dài 75 cm,
chiều rộng 30cm.
- Ghép các tấm tôn sao cho khít 2 mặt của hình chữ nhật thành 1 khối chữ nhật có
chiều dài 0,75 cm, chiều rộng 3 cm ,chiều cao bằng chiều cao của thanh sắt.
- Nối 2 khối chữ nhật bằng 2 bản lề nhỏ để có thể gấp vào và mở ra.
- Làm 6 chân có chiều cao 0,3 m
- Phun sơn, dán hình hoa văn nghộ nghĩnh và đề can trang trí
c. Cách sử dụng:
+ Tách 2 khối chữ nhật của chiếc ghế ra, lắp thêm 2 chân vào 1 đầu của ghế
sau đó vít ốc cho cẩn thận sẽ có 1 chiếc ghế thể dục chiều dài 1,5m; chiều rộng
0,3m; chiều cao 0,3m. Chiếc ghế này có thể dùng cho các bài tập sử dụng ghế
băng.

Hình ảnh chiếc ghế băng
- Gấp 1 đầu chân ghế lại, lắp 2 chân ở giữa có chiều cao là 20cm đầu còn lại
để nguyên, nối thêm khối vuông có 2 chân thành bục vào đầu cao của ghế sẽ tạo


thành 1 ván dốc để trẻ thực hiện vận động “Đi trên ván dốc” dành cho lứa tuổi mẫu
giáo lớn.





Hình ảnh chiếc ván dốc
4.2. Chiếc ống kì diệu:
a. Nguyên liệu:
- Tôn lá mỏng thanh lý

- Sắt vụn
- Ốc vít, bản lề
b. Cách làm:
- Gò tôn thành 6 ống hình trụ có đường kính trung bình 60cm, chiều cao
30cm ( Độ to nhỏ của ống khác nhau khoảng 0,3 cm)
- Ghép các thanh sắt thành chiếc giá đỡ ống sao cho ống luôn luôn cố định.
- Sử lý tránh các mép sắc nhọn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng.
- Phun sơn, trang trì hình nghộ nghĩnh và dán đề can vào các mép để đảm
bảo an tòan tuyệt đối cho trẻ và dán các hình ảnh thu hút sự hứng thú cho trẻ khi
tập luyện.
c. Cách sử dụng:
- Xếp các ống vào nhau tùy theo yêu cầu của từng bài tập cụ thể. Với thao tác
này, chúng tôi sẽ cho trẻ MGN và MGL thực hiện vận động “Bò qua ống dài ”
(Mẫu giáo lớn ống dài 1,5 mét thì để cả 6 ống nhưng mẫu giáo nhỡ ống dài 1,2 mét
thì sẽ bỏ bớt 1 ống ra).


Hình ảnh chiếc ống có chiều dài 1,5 mét
- Sau đó, thu các ống vào thành hình giống như chiếc chậu làm đồ dùng cho
bài tập “Ném trúng đích nằm ngang” của mẫu giáo nhỡ và lớn. Ngoài ra, chiếc ống
này có thể sử dụng ở góc KPKH, trẻ chơi với cát, sỏi…
4.3 .Những thanh gỗ sáng tạo

Hình ảnh những thanh gỗ sáng tạo.
a. Nguyên liệu: Gỗ vụn, ốc vít, bản lề ,sơn màu, đề can
b. Cách làm:
- Cắt các thanh gỗ thành từng đoạn có chiều dài, rộng là 40 x 5 cm.
- Nối các thanh gỗ với nhau bằng ốc vít và bản lễ
- Trang trí phun sơn và dán đề can sao cho đẹp phù hợp với trẻ mầm non
c. Cách sử dụng :

- Kéo các thanh gỗ để thành mô hình dùng cho bài tập “Đi trong đường hẹp”
của trẻ mẫu giáo.


Hình ảnh mô hình đường hẹp
- Xếp các vỏ chai nước ở cuối 2 đường thẳng dùng cho trẻ chơi trò chơi
“Bowling”

Hình ảnh mô phỏng trò chơi “Bowling”
- Gấp và xếp theo mô hình dùng cho các bài tập “Đi hoặc chạy theo đường zíc
zắc” ( lớp mẫu giáo bé)


Hình ảnh đường zíc zắc
4.5.Các loại đồ dùng đồ chơi khác
* Làm gôn cho trẻ đá bóng
- Nguyên liệu: Sắt và lưới
- Cách làm:
Cắt 2 thanh sắt có chiều dài 120cm, 2 thanh sắt có chiều cao 80cm và 2 thanh
có chiều cao 90cm, 2 thanh 10cm, 2 thanh 40cm hàn lại với nhau ta được 1 chiếc
khung. Sau đó ta mua lưới căng vào khung thì được một chiếc gôn mi ni cho trẻ.
- Cách sử dụng:
Tổ chức cho trẻ chơi với bóng như: Trẻ chơi đá bóng giao lưu giữa các tổ;
Thi sút bóng vào gôn giữa 2 đội ...


Hình ảnh gôn bóng
* Làm bóng phục vụ cho các bài tập với bóng
- Nguyên liệu:
Vải quần áo cũ bỏ (Quần áo có độ co giãn), kim, chỉ

- Cách làm :
+ Cắt vải có hình hơi giống hình quả trám ( gồm 4 hình nếu làm bóng to thì
cắt hình dài và to, làn bóng nhỏ thì cắt hình nhỏ)
+ Khâu các hình lại với nhau thành khối cầu.
+ Nhét bông hóa học vào khối cầu và khâu kín lại ta được quả bóng có tác
dụng nảy giống như bóng cao su .
- Cách sử dụng: Cho trẻ sử dụng trong các bài tập chuyền bóng và chơi với
bóng


Hình ảnh bóng làm bằng vải và bông hóa học
* Làm cù thể dục
- Nguyên liệu: Dây buộc hàng các màu, vầu có bán kính 2 cm
- Cách làm: Cắt vầu thành từng đoạn ngắn có chiều dài 25 cm
Cắt dây buộc hàng thành từng đoạn ngắn có chiều dài 22cm, buộc lại thành
từng túm.
Dây buộc hàng đã buộc thành từng túm nhét vào mỗi ống vầu sau đó tước nhỏ
dây ta được cù thể dục.
- Cách sử dụng: Đa số dùng cho trẻ thực hiện các bài tập thể dục sáng.

Hình ảnh cù thể dục.


Ngoài ra, còn có đồ dùng chướng ngại vât bằng vỏ hộp sữa, hộp các loại.

Một số đồ dùng như các khối hộp túi cát.
*Đồ chơi “ Chú sâu ngộ nghĩnh”
- Nguyên liệu: lốp xe máy cũ, sơn màu
- Cách làm: rửa sạch lốp xe máy cũ , phơi khô. Sau đó sơn màu trang trí sao cho
ngộ nghĩnh. Sau đó những chiếc lốp này được đặt lên một chiếc giá chắc chắn, đảm

bảo an toàn
- Cách sử dụng : Rèn luyện kỹ năng bò của trẻ. Đồng thời tạo đồ chơi cho khu
phát triển vận động của nhà trường

Chú sâu ngộ nghĩnh


+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các biện pháp nêu trên đã được áp dụng tại tất cả các nhóm lớp trong
trường Mầm non Sơn Lôi và đã đem lại nhiều lợi ích rõ rệt. Các biện pháp đó còn
có thể áp dụng cho tất cả các các trẻ mẫu giáo trong các trường Mầm non của
huyện Bình Xuyên.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
1. Đối với nhà trường:
- Góp phần cùng nhà trường tổ chức tốt chuyên đề “nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ”.
- Nhà trường có thêm đồ dùng đồ chơi phong phú cho trẻ hoạt động, kinh phí
ít và có giá trị sử dụng trong nhiều hoạt động và trong nhiều năm tiếp theo mà vẫn
không lo hỏng, mối mọt và lỗi thời.
- Đạt được mục tiêu nâng cao chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Đối với giáo viên :
- Có kiến thức, kỹ năng trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ, nâng
cao chất lượng tổ chức các hoạt động trong trường mầm non.
- Nắm vững các phương pháp giáo dục phát triển vận động, đổi mới, sáng tạo
hơn trong sử dụng đồ dùng phát triển vận động cho trẻ để thu hút trẻ tích cực tham
gia vào hoạt động.
- Khi sử dụng đồ dùng sáng tạo vào việc giảng dạy sẽ giảm tải đáng kể việc
làm đồ dùng, đồ chơi cồng kềnh hiệu quả chưa cao lại khó bảo quản. Loại đồ dùng
trên giúp giáo viên bảo vệ cất giữ một cách dễ dàng và khoa học đặc biệt khi sử

dụng xong hoạt động học ta chuyển đồ dùng sang hoạt động góc và các hoạt động
khác trong ngày , ở mọi lúc mọi nơi một cách hiệu quả
3. Đối với trẻ :
Các cháu rất hứng thú tham gia hoạt động, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ
nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận
thức trên trẻ đạt chất lượng cao hơn so với đầu năm. Trẻ thực hiện thành thạo kỹ


năng vận động ở từng lứa tuổi. Đặc biệt là các giờ học phát triển vận động như trèo
lên xuống thang, bò chui qua ống dài... Trước đây cô dạy rất vất vả phải thực hiện
bằng đồ chơi ngoài trời, nhưng đến nay việc thực hiện bài tập đó thật là đơn giản vì
đã có dụng cụ và đảm bảo độ chuẩn xác theo yêu cầu của bài tập. Do vậy, trẻ thực
hiện tốt đạt được yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, cụ thể kết quả trên trẻ trong một
năm thực hiện như sau:
* Kết quả khảo sát:
Tên vận
động

Tổng
số
trẻ

Đầu năm
Đ

Cuối năm

Tỷ lệ
%


Đ



Số
trẻ

Tỷ lệ
%

Số
trẻ

Số
trẻ

Tỷ lệ %

Số
trẻ

Tỷ lệ
%

383

58%

280


42%

663

100%

0

0

301

45,3%

362

54,7%

100%

0

0

332

50%

331


50%

663

100%

303

45,7%

360

54,3%

663

100%

0

0

205

31%

458

69%


663

99%

7

1%

Thời gian
Thể dục sáng

663

Đi, chạy,đi
thăng bằng

663

Nhảy bật

663

Ném,chuyền,
tung bắt bóng
Bò, trườn, trèo

663
663

663


0

0

+ Mang lại hiệu quả kinh tế: Sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động,
giảm chi phí trong công tác giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ.
+ Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao điều kiện an toàn cho công tác nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi
trường, sức khỏe của giáo viên và học sinh.
- Các thông tin cần được bảo mật: Không có
d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Diện tích sân chơi đảm bảo rộng rãi, sạch sẽ, có khu dành riêng cho trẻ phát triển
vận động. Phòng học có đủ diện tích theo quy định trong điều lệ trường Mầm non.


- Các cấp lãnh đạo luôn quan tâm đến cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị,
tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường phát triển và thực hiện tốt công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà trường.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách
nhiệm cao trong công việc, yêu nghề mến trẻ, thực hiện đầy đủ nội dung chương
trình do Bộ giáo dục qui định . Nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động cho
trẻ phát triển vận động.
- 100% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, khỏe mạnh. Tâm sinh lý phát triển bình
thường theo từng độ tuổi.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đưa con em đến lớp đầy đủ, đúng thời gian
qui định.
đ- Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
St

I

Tên tổ chức / cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi /
Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Trường Mầm non
Sơn Lôi

Tổ chức: Tập thể cán bộ, Sơn Lôi - Bình Xuyên giáo viên, học sinh và Hội
Vĩnh Phúc
PHHS trường MN Sơn Lôi
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công

nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Sơn Lôi, ngày 20 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Thị Hồng Loan




×