Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 35 trang )

Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
I. LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................1
II. TÊN SÁNG KIẾN..........................................................................................2
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN................................................................................2
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN........................................................2
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN............................................................2
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG
THỬ......................................................................................................................2
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN............................................................2
1. Về nội dung của sáng kiến................................................................................2
2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến..................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................4
1. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................4
2. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động...........................................4
2.1. Dạng thứ nhất: Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập.........................................4
2.1.1. Câu hỏi tình huống giả định........................................................................4
2.1.2. Xem tranh/ảnh sau đó trả lời câu hỏi..........................................................6
2.1.3. Xem video, sau đó trả lời câu hỏi................................................................8
2.1.4. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.....................................................................9
2.2. Dạng thứ hai: Sử dụng trò chơi....................................................................11
2.2.1. Trò chơi “Ô chữ bí mật”............................................................................11
2.2.2. Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”....................................................................14
2.2.3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội”......................................................................15
2.2.4. Trò chơi “Đối mặt”....................................................................................16
2.2.5. Trò chơi “Ai nhanh hơn”...........................................................................19
2.3. Dạng thứ ba: Sân khấu hóa lớp học (Đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát, diễn
kịch, đóng vai ...).................................................................................................21


2.3.1. Đóng vai....................................................................................................21
2.3.2. Diễn kịch...................................................................................................22
2.3.3. Ngâm thơ, hát bài hát liên quan................................................................24
2.3.4. Kể chuyện..................................................................................................25
3. Kết luận...........................................................................................................26


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT: Không co............................28
IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN................28
X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU
ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ
THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU, KỂ CẢ ÁP DỤNG THỬ........................................28
1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả.........................................................................................28
2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:........................................................................31
XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP
DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU.............................31
PHỤ LỤC...........................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................33


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mà Bộ Giáo dục
và Đào tạo đưa ra nhiều năm qua vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, nhiều khi
còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu. Lối dạy văn truyền thống mang tính
hàn lâm, khô khan, cách giảng dạy truyền thụ một chiều, đọc chép,… vốn dĩ rất
nhàm chán, khiến học sinh ngày càng không có hứng thú với văn chương, thậm
chí những ngành khối C xét tuyển Đại học không đủ sức thu hút học sinh. Đây
cũng là trăn trở của những người thầy giáo, cô giáo của bộ môn Ngữ văn.
Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Ngữ văn cấp trung học
phổ thông, việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho học sinh là điều
hết sức cần thiết. Đây cũng là quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Vì vậy, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 (khóa XI)
của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã quán triệt việc
chuyển mục tiêu dạy học từ định hướng kiến thức sang định hướng năng lực trong đó đổi mới các hoạt động tổ chức dạy học được xem là một trong những
giải pháp chiến lược.
Tháng 8/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đã tổ chức tập huấn
cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Trong
tài liệu tập huấn có phần đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt
động học của học sinh bằng việc thiết kế bài học theo 5 bước, trong đó bước đầu
tiên là hoạt động Khởi động/ Trải nghiệm/ Tạo tình huống xuất phát được tổ
chức khi bắt đầu một bài học. Hoạt động này chỉ thực hiện trong khoảng thời
gian 3-5 phút nhưng là hoạt động chiếm một phần rất quan trọng trong thành
công của tiết dạy. Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Đồng
thời kích thích sự tò mò, hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học.
Tôi nhận thấy sự cần thiết của hoạt động khởi động trong việc đáp ứng
yêu cầu đổi mới trong giảng dạy nên đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng thực tế
đề tài “Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng
thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11” để nâng cao chất lượng dạy và

học, đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.
1


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

Mặc dù đã cố gắng song do khả năng còn hạn chế nên sẽ không tránh
khỏi thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo và các em học sinh.
II. TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY NGỮ VĂN 11.
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Phạm Công Bình
- Số điện thoại: 0987.602.368
- Email:
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Lan Anh
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tài liệu dành cho giáo viên giảng dạy trên lớp
trong các giờ chính khóa của môn Ngữ văn 11.
2. Vấn đề sáng kiến giải quyết: Đề ra một số phương pháp tổ chức hoạt động
khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11.
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG
THỬ
Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ tháng 9 năm 2018; đến tháng 9 năm
2019 sau khi được chỉnh sửa bổ sung được áp dụng giai đoạn 2.
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN

1. Về nội dung của sáng kiến
Sáng kiến giới thiệu về cơ sở lý thuyết của hoạt động khởi động, từ đó đề
ra các phương pháp hoạt động khởi động của một bài dạy nhằm tạo hứng thú
cho học sinh trong giờ học Ngữ văn 11.
Mỗi phương pháp hoạt động khởi động, người viết đều đưa ra các ví dụ
minh họa cụ thể rải đều ở các thể loại văn học từ trung đại đến hiện đại như: hát
nói, văn tế, kí, thơ, truyện, kịch, nghị luận…và rải đều ở các dạng bài trong
chương trình Ngữ văn 11 để giáo viên dễ áp dụng. Tùy theo từng phương pháp
mà người viết có thể đưa ra một, hai hay ba ví dụ minh họa.
2


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

Cuối cùng, người viết cũng lập phiếu khảo sát điều tra mức độ hứng thú
và kết quả đạt được của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến.
2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Các phương pháp tổ chức hoạt động khởi động được tác giả lựa chọn,
xây dựng đều bám sát kiến thức chuẩn và theo sát mục tiêu, yêu cầu của các kỳ
thi học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia. Với những phương pháp tổ chức hoạt
động khởi động dưới đây, giáo viên không những có thể áp dụng cho giảng dạy
môn Ngữ văn 11, mà còn có thể áp dụng rộng rãi cho môn Ngữ văn các khối,
các cấp học khác và những môn học khác nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong
các giờ học.

3


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh

trong giờ dạy Ngữ văn 11

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
Hoạt động khởi động bài học là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy
học nhằm giúp học sinh huy động những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm… của
bản thân về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động này thường
chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng: tạo tâm thế học
tập cho học sinh nhập cuộc, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng
thú với các hoạt động phía sau của bài mới,... Đặc biệt đối với môn Ngữ văn,
học sinh rất cần sự đam mê, hứng thú trong học tập, có như thế các em mới
khám phá được tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương.
Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân
hoặc hoạt động nhóm, từ đó hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp
đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động khởi động có hiệu quả hay không
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của
giáo viên.
Tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, tùy theo đối tượng học sinh cụ
thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những cách thức khởi động phù hợp.
Giáo viên cần rút kinh nghiệm, thay đổi cách thức hoạt động sau khi đã dạy qua
một lớp để nâng cao hiệu quả công việc.
Dựa vào tài liệu tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tháng
8/2018, tôi sắp xếp chia các hình thức hoạt động khởi động ra làm ba dạng: Sử
dụng hệ thống câu hỏi, bài tập; Sử dụng trò chơi; Sân khấu hóa lớp học (Đọc,
ngâm thơ, kể chuyện, hát, diễn kịch, đóng vai ...).
2. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động
2.1. Dạng thứ nhất: Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập
2.1.1. Câu hỏi tình huống giả định
Tình huống giả định là tình huống đặt học sinh trước những giả thiết,
những phán đoán, những hoàn cảnh tương tự nội dung bài học. Tạo điều kiện

cho học sinh sử dụng năng lực tư duy, khả năng ngôn ngữ của mình để nhận xét,
phán đoán hoặc lựa chọn cách giải quyết vấn đề. Từ đó, học sinh hứng thú tìm
hiểu bài học, lĩnh hội cách giải quyết tình huống trong bài học. Phương pháp đặt
câu hỏi tình huống giả định này giúp học sinh có một tâm thế tốt và kiến thức
cần thiết cho bài mới khá hiệu quả.
4


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi liên quan hoặc tương
tự với tình huống/ hoàn cảnh của nhân vật trong văn bản, đặt học sinh vào tình
huống ấy và cho các em trình bày suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề. Để hoạt
động được sôi nổi hơn, giáo viên cũng có thể cho học sinh thảo luận nhóm và cử
đại diện trả lời.
Ví dụ 1: Bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát (Sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập 1, trang 40).
Giáo viên đưa tình huống: Chỉ còn hơn một năm nữa là các em đứng trước
những lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Bố mẹ định hướng cho em thi vào
một ngành đang rất “hot” của một trường đại học danh tiếng. Em hoàn toàn đủ
khả năng thi vào đó nhưng bản thân em không thích, thấy mình cũng không phù
hợp với công việc mà bố mẹ yêu cầu. Em chỉ muốn đi học nghề mà em đam mê.
Đứng trước hoàn cảnh này em lựa chọn nghe theo lời bố mẹ hay quyết định theo
nguyện vọng của mình?
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm để lấy biểu quyết. Một nhóm nghe lời
bố mẹ và một nhóm quyết định theo sở thích, đam mê của mình. Cho hai nhóm
tranh luận, giáo viên quan sát, nhận xét, khen ngợi ý kiến đúng, điều chỉnh ý
kiến chưa hợp lí của hai nhóm (Điều này đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt xử lý
vấn đề trong quá trình giảng dạy trên lớp). Từ đó, giáo viên hướng tới giáo dục

học sinh những kiến thức xã hội như: Ngày nay, con đường thi cử công danh
không phải là con đường lập thân duy nhất, có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp
trong tương lai để có thể thành công. Những khó khăn gặp phải khi các em chọn
ngành nghề không phù hợp với tính cách, con người của mình, cũng như sở
trường, năng lực của mình ... Từ cơ sở của tình huống, giáo viên dẫn nhập học
sinh tìm hiểu kiến thức bài học mới. Giáo viên có thể nhấn mạnh sự khác nhau
giữa chế độ xã hội hiện nay và chế độ xã hội phong kiến trong thời gian tác giả
Cao Bá Quát sống.
Ví dụ 2: Bài Tôi yêu em- Puskin (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, trang
59).
Giáo viên đặt tình huống: Giả sử em đang có một tình yêu tha thiết, nồng
nàn, mãnh liệt nhưng đó chỉ là một tình yêu đơn phương từ phía em mà không
được người mình yêu đáp lại. Vậy trong hoàn cảnh đó em sẽ ứng xử như thế
nào?
Giáo viên dự kiến 2 - 3 học sinh thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra, khéo
5


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

léo lựa chọn cả học sinh nam và học sinh nữ, chọn những em có tính cách khác
biệt nhau để câu trả lời thêm phần phong phú. Từ những câu trả lời của học sinh,
giáo viên dẫn dắt các em bước vào bài học có nội dung liên quan đến văn hóa
ứng xử trong tình yêu.
2.1.2. Xem tranh/ảnh sau đó trả lời câu hỏi
Ở hoạt động này giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu, một số hình ảnh,
đoạn phim, đĩa nhạc ... (nếu không có máy móc công nghệ thì giáo viên có thể in
sẵn một số hình ảnh) liên quan đến bài học. Sau đó thiết kế một số câu hỏi và
đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học.

Cách thực hiện: giáo viên cho học sinh xem hình ảnh, đoạn phim liên
quan đến bài học, sau đó nêu câu hỏi. Sau thời gian suy nghĩ, học sinh đưa ra
câu trả lời, giáo viên định hướng, nhận xét. Kết thúc hoạt động, giáo viên đánh
giá, biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể ghi điểm cho học sinh nào có
câu trả lời đúng, ấn tượng.
Ví dụ 1: Bài Vịnh khoa thi hương – Trần Tế Xương (Sách giáo khoa Ngữ
văn 11, tập 1, trang 33).
Giáo viên chiếu những bức tranh về khoa cử thời nhà Nguyễn và đặt câu
hỏi: Nhìn những hình ảnh này, em liên tưởng tới thời kì nào? Nội dung đề cập
tới vấn đề gì?

Phần lớn học sinh sẽ nhận ra đây là thời kì phong kiến với vấn đề khoa cử
- lều chõng đi thi. Từ đó, giáo viên dẫn nhập học sinh tìm hiểu kiến thức bài học
mới như sau: Tú Xương đã từng viết:
Nào có ra gì cái chữ nho.
Ông nghè ông cống cũng nằm co.
6


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

Chi bằng đi học làm ông phán.
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.
Đúng vậy, cuối thế kỉ XIX khi thực dân sang xâm lược nước ta cùng với
sự mục ruỗng thối nát của xã hội phong kiến, cuộc sống của các nhà Nho, đặc
biệt là những nhà Nho thất cơ lỡ vận vô cùng khổ cực nhưng khoa thi Hán học
vẫn được tổ chức. Vậy thực trạng của các khoa thi đó như thế nào? Điều này
được Tú Xương phản ánh trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”.
Ví dụ 2: Bài Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân (Sách giáo khoa Ngữ văn

11, tập 1, trang 107).
Giáo viên chuẩn bị phương tiện dạy học là một số hình ảnh chữ thư pháp
Hán như: chữ tâm, phúc, lộc, nhẫn…Sau khi cho học sinh xem bức tranh, giáo
viên nêu vấn đề: Theo em, nghệ thuật chơi chữ Nho, viết chữ Nho là thú chơi
của các nhà Nho mà người xưa gọi là gì? (Nghệ thuật Thư pháp). Em hiểu như
thế nào về câu: “Nét chữ nết người”?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên định hướng vào bài, nhấn mạnh truyền
thống chơi chữ của các nhà Nho xưa là nét đẹp văn hóa dân tộc “vang bóng một
thời”. Tác giả Nguyễn Tuân khẳng định sự bất tử của cái đẹp và gửi gắm tấm
lòng yêu nước thầm kín ẩn sau tình yêu văn hóa dân tộc.
Ví dụ 3: Bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) Chu Mạnh Trinh (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 50).
Giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh trình chiếu PowerPoint và
hỏi: những hình ảnh sau cho em hình dung ra cảnh ở đâu?

7


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

Hầu hết học sinh sẽ nhận ra đây là phong cảnh chùa Hương. Giáo viên
cũng có thể giới thiệu thêm cho học sinh một số bài thơ, bài hát, trình bày những
tư liệu đã sưu tầm về chùa Hương để tăng sự sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú
cho học sinh trong tiết học. Từ đó, giáo viên có thể dẫn nhập vào bài mới như
sau: Chùa Hương từ lâu đã trở thành điểm hẹn tâm linh để các Phật Tử muôn
nơi về vãn cảnh, lễ chùa. Mỗi người đến với nơi đây mang một tâm trạng, xúc
cảm khác nhau: nếu Nguyễn Nhược Pháp hóa thân vào cô gái đi chùa với tâm
trạng bồi hồi, ngượng ngùng, e thẹn thì Chu Mạnh Trinh lại có những tình cảm
đầy thành kính, trang trọng về một bức tranh tuyệt mĩ. Điều đó được thể hiện
trong bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca”.

Như vậy, việc cho học sinh xem tranh ảnh liên quan đến bài học, sau đó
đặt ra những câu hỏi cũng là một phương pháp khởi động hữu ích, khơi dậy sự
hứng thú, ham học hỏi, khám phá của học sinh với thế giới bên ngoài và cuộc
sống muôn màu được phản ánh trong tác phẩm.
2.1.3. Xem video, sau đó trả lời câu hỏi
Ví dụ 1: Bài Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số đỏ”) - Vũ Trọng
Phụng (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 122).
Giáo viên chuẩn bị video, cho học sinh xem trích đoạn cảnh đám ma
trong phim Trò đời (sản xuất năm 2013, được chuyển thể từ tiểu thuyết Số đỏ),
đoạn video này có độ dài thời gian khoảng 3 phút.
Sau khi học sinh xem xong, giáo viên nêu câu hỏi thứ nhất: Cảnh đám ma
các em vừa xem có phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt không? (Dự
kiến câu trả lời của học sinh hầu hết là không phù hợp).
Giáo viên nêu câu hỏi thứ hai: Tại sao tác giả kì công miêu tả một đám ma
với nhiều chi tiết đi ngược lại truyền thống văn hóa nước ta như vậy? Trên cơ sở
câu trả lời của học sinh, giáo viên định hướng cho học sinh biết đây là dụng ý
của tác giả - người được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc” với tài năng
nghệ thuật trào phúng bậc thầy.
Ví dụ 2: Bài Chí Phèo- Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1,
trang 137).
Giáo viên cho học sinh xem video cảnh Chí Phèo say rượu đòi đốt quán
trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy của đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Phạm Văn
Khoa (sản xuất năm 1982, được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng
của nhà văn Nam Cao bao gồm: Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc), đoạn video
8


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11


này có độ dài khoảng 3 phút.
Sau khi học sinh xem xong, giáo viên nêu câu hỏi: Theo em, Chí Phèo có
còn là người nông dân hiền lành, lương thiện nữa không? (Dự kiến phần lớn học
sinh sẽ trả lời là Chí Phèo không còn hiền lành, lương thiện nữa).
Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên sẽ định hướng giới thiệu vào
bài mới: Chí đã thay đổi như thế nào? Điều gì đã khiến Chí Phèo thay đổi? Từ
đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học để tìm ra trả lời cho câu hỏi
trên.
Như vậy, việc cho học sinh xem video liên quan đến bài học, sau đó đặt ra
những câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích trí tò mò, thu hút sự chú ý của học sinh,
kể cả những học sinh chưa chuẩn bị bài cũng hứng thú tìm hiểu bài học.
2.1.4. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Ở hoạt động này giáo viên sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm liên
quan đến nội dung bài học. Hoạt động này có thể áp dụng khi giảng dạy ở những
bài học có hai tiết hoặc nhiều hơn (áp dụng ở tiết thứ hai trở đi) để tái hiện, củng
cố lại kiến thức đã học cho học sinh, từ đó tạo ra một mạch logic để học sinh
nắm bắt kiến thức mới tốt hơn.
Cách thực hiện: Giáo viên có thể trình chiếu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
trong bài giảng powerpoint hoặc in ra giấy cho học sinh. Học sinh sẽ suy nghĩ,
lựa chọn đáp án. Giáo viên gọi một học sinh đứng dậy trả lời, giáo viên nhận
xét, chốt ý, kèm thêm lời chú thích giảng giải lí do lựa chọn đáp án (nếu có) và
cho điểm học sinh.
Ví dụ 1: Bài Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử (Sách giáo khoa Ngữ văn 11,
tập 2, trang 38).
Câu 1: Tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình trong cả khổ thơ đầu (nhất là câu
hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” không mang sắc thái cảm xúc nào?
A. Mời mọc

B. Trách móc


C. Hờn giận

D. Phấn khích

Câu 2: Hình ảnh người Vĩ Dạ hiện lên giữa khung cảnh bình minh nơi thôn Vĩ
Dạ không mang sắc thái nào trong những sắc thái sau?
A. Dịu dàng, đôn hậu
C. Duyên dáng, kín đáo

B. Chân quê
D. Hài hoà với thiên nhiên

Câu 3: Câu thơ "Ai biết tình ai có đậm đà?" mang sắc thái như thế nào?
A. Mang một niềm hy vọng

B. Là lời trách giận
9


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

C. Là một sự hoài nghi

D. Là lời ướm hỏi mang đậm mối hoài nghi

Câu 4: Qua ba khổ thơ ta thấy tâm trạng thi sĩ diễn biến như thế nào?
A. Hi vọng phấp phỏng - mơ tưởng hoài nghi - ao ước đắm say
B. Ao ước đắm say - hi vọng phấp phỏng - mơ tưởng hoài nghi
C. Ao ước đắm say - mơ tưởng hoài nghi - hi vọng phấp phỏng

D. Mơ tưởng hoài nghi - hi vọng phấp phỏng - ao ước đắm say
Đáp án: 1D, 2B, 3D, 4B
Ví dụ 2: Bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích tiểu thuyết
Những người khốn khổ)- Vích-to Huy-gô (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2,
trang 75).
Câu 1: Cái nhìn của Gia-ve "phóng vào Giăng-van-giăng" trong đoạn trích
Người cầm quyền khôi phục uy quyền được tác giả so sánh với cái gì?
A. Tia chớp
B. Cái móc sắt
C. Con dao
D. Cái đinh
Câu 2: Tác giả so sánh lời đáp "Mau lên!” của Gia-ve trong đoạn trích Người
cầm quyền khôi phục uy quyền với cái gì?
A. Tiếng sấm rền
B. Tiếng súng nổ
C. Tiếng người thét
D. Tiếng thú gầm
Câu 3: Vì sao nhà văn Huy-gô lại để cho nhân vật Giăng Van-giăng hết sức nhún
nhường trước Gia-ve trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền?
A. Vì ông lo sợ hắn sẽ bắt mình vào tù.
B. Vì ông không muốn làm náo loạn bệnh xá.
C. Vì ông không muốn Phăng-tin biết sự thật về mình.
D. Vì ông muốn giảng hòa với hắn.
Đáp án: 1B, 2D, 3C
Như vậy, trong hoạt động khởi động dạng Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài
tập người dạy có thể chuẩn bị từ một đến bốn câu hỏi, bài tập tùy từng bài. Các
bài tập này thường là quan sát tranh/ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề nào
đó có liên quan đến bài học. Cũng có một số bài tập không sử dụng tranh/ảnh
mà trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở cấp/lớp dưới hoặc khai thác, bổ sung các
kiến thức về xã hội, kĩ năng sống... nhưng thiết kế dưới dạng nhiệm vụ kết nối

hoặc những câu hỏi. Các câu hỏi này có thể mang tính lý thuyết hoặc huy động
những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo hứng thú,
tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.
10


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

2.2. Dạng thứ hai: Sử dụng trò chơi
2.2.1. Trò chơi “Ô chữ bí mật”
Với thực trạng học sinh lười đọc, lười nghiên cứu bài học, soạn bài hoặc
làm bài đối phó bằng cách chép sách tham khảo như hiện nay thì trò chơi “Ô
chữ bí mật” có tác dụng kích thích học sinh chuẩn bị bài mới. Bắt buộc học sinh
đọc, chuẩn bị bài chu đáo thì mới có thể tham gia tốt trò chơi này.
Trò chơi “Ô chữ bí mật” nếu được thực hiện trên giáo án điện tử thì sẽ rất
hấp dẫn với học sinh, giáo viên thiết kế cũng đơn giản, không tốn nhiều thời
gian. Tùy theo lực học của học sinh mỗi lớp, giáo viên truyền tải nội dung bài
học vào ô chữ cho phù hợp.
Đối với những trường không có điều kiện sử dụng giáo án điện tử, không
có hệ thống máy chiếu, giáo viên có thể tự làm như sau: Trước tiên, giáo viên kẻ
ô chữ có sẵn đáp án lên tờ giấy Ao, cắt từng ô chữ nhỏ, dùng keo hai mặt dán
phần đáp án lại. Tiếp theo, giáo viên chuẩn bị các câu hỏi liên quan tới ô chữ.
Còn một cách đơn giản hơn là giáo viên có thể kẻ ô chữ lên bảng, dùng
phấn trắng và phấn màu để phân biệt chữ hàng ngang và hàng dọc. Tuy nhiên
cách này khó để chuẩn bị trước (tránh gây mất thời gian) nên người viết không
khuyến khích áp dụng.
Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị ô chữ và các câu hỏi gợi ý. Chia lớp
thành 2 nhóm, mỗi nhóm lần lượt cử đại diện chọn ô chữ. Nhóm nào giải được
nhiều ô chữ hơn hoặc tìm được từ khóa trước sẽ là nhóm chiến thắng.

Ví dụ 1: Bài Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu Trác
(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 94).
Ô chữ bài này gồm có 8 hàng ngang, một hàng dọc. Hàng dọc là từ khóa
cần tìm. Bảng ô chữ, câu hỏi gợi ý và đáp án như sau:
Câu hỏi gợi ý:
Hàng ngang thứ 1 có 5 chữ cái: Lê Hữu Trác đã từng mở trường dạy nghề gì?
Hàng ngang thứ 2 có 4 chữ cái: Tác phẩm Thượng kinh kí sự thuộc thể
loại gì?
Hàng ngang thứ 3 có 4 chữ cái: Nơi để nghỉ chân hoặc chờ đợi trong phủ
Chúa gọi là gì?
Hàng ngang thứ 4 có 3 chữ cái: Tác phẩm Thượng kinh ký sự được viết
bằng loại chữ nào?
11


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

Hàng ngang thứ 5 có 8 chữ cái: Nơi thế tử uống thuốc gọi là gì?
Hàng ngang thứ 6 có 11 chữ cái: Những người trong phủ Chúa gọi Chúa
Trịnh Sâm là gì?
Hàng ngang thứ 7 có 6 chữ cái: Điền từ còn thiếu trong 2 câu thơ sau:
Quê mùa, cung cấm chưa quen
Khác nào ..... đào nguyên thuở nào?
Hàng ngang thứ 8 có 8 chữ cái: Trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh, tác
giả Lê Hữu Trác được gọi đến khám bệnh cho nhân vật tên gì?
Bảng ô chữ:
1

T


H

U



2

K



S

Ự

M

3

Đ

I

Ế

4

H




N

5
6

T

P

H

Ò

N

G

T

R

À

H




N

H

T

H

Ư



N

N

G

Ư

P



N

H

C




H

NR

7
8

C

T

R



G

Từ chìa khóa: Hiện thực. Bởi vì Vào phủ chúa Trịnh là đoạn trích mang
giá trị hiện thực sâu sắc, ghi lại chân thực những điều mắt thấy tai nghe của tác
giả trong chuyến đi chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm.
Ví dụ 2: Bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân (Sách giáo khoa Ngữ văn 11,
tập 1, trang 107).
Hàng ngang thứ 1 có 9 chữ cái: Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh
mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá ý học. Đó là ai?
Hàng ngang thứ 2 có 7 chữ cái: Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ
thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ,
đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả.
Đó là bài thơ nào?

Hàng ngang thứ 3 có 5 chữ cái: Câu thơ “Quanh năm buôn bán ở mom
sông” (trích Thương vợ - Trần Tế Xương), gợi lên cho người đọc thấy được hoàn
12


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

cảnh buôn bán của bà Tú như thế nào?
Hàng ngang thứ 4 có 7 chữ cái: Từ nào còn thiếu trong câu thơ sau “…
xuân đi xuân lại lại” (trích Tự tình – Hồ Xuân Hương)?
Hàng ngang thứ 5 có 8 chữ cái: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói về
việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ Chúa để bắt mạch kê đơn
cho ai?
Hàng ngang thứ 6 có 7 chữ cái: Từ nào còn thiếu trong câu văn sau “Từng
nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như … sáng trên trời cao.” (Trích
Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm).
Hàng ngang thứ 7 có 5 chữ cái: Trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn
Khuyến, có cách gieo vần rất đặc biệt thể hiện sự tài tình của Nguyễn Khuyến.
Đó là vần gì?
Bảng ô chữ:
1
2

L

Ê

H


Ữ

U

T

R



T

H

U

Đ

I

Ế

U
U

V

Ấ

T


V



3

C

4

N

G



N

N



I

4

T

R




N

H

C



N

N

G

Ô

I

S

A

O

V

Ầ


N

E

O

6
7

Từ chìa khóa là Huấn Cao- Đây là nhân vật chính của tác phẩm, là kết tinh
của cả tác phẩm, là nơi hội tụ tài năng của nhà văn. Xây dựng thành công nhân
vật này là điểm tựa vững chắc cho sự thành công của truyện ngắn. Chữ người tử
tù đạt đến đỉnh cao vì đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao- nhân vật được
đánh giá là “đẹp nhất trong đời văn Nguyễn Tuân” (Chu Văn Sơn).
Ví dụ 3: Bài Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh (Sách giáo khoa Ngữ
văn 11, tập 2, trang 100).
Ô chữ gồm 5 từ hàng ngang và 1 từ chìa khoá. Các từ hàng ngang cùng
liên quan về một nội dung. Với mỗi từ sẽ có một gợi ý. Tuy nhiên, từ chìa khoá
sẽ không có gợi ý, nhiệm vụ của học sinh là phải xâu chuỗi toàn bộ dữ kiện đã
13


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

tìm được và đoán ra từ chìa khoá.
Câu hỏi gợi ý:
Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái: Đây là công việc thường thấy của các nhà
nghiên cứu văn học.

Hàng ngang số 2 có 8 chữ cái: Đây là nhà thơ được xem là người đánh
dấu cho những chuyển biến từ thơ cũ sang thơ Mới.
Hàng ngang số 3 có 4 chữ số: Năm mất của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.
Hàng ngang số 4 có 7 chữ cái: Tên gọi khác của những người làm thơ.
Hàng ngang số 5 có 5 chữ cái: Đây là nhà thơ được đánh giá là “con
người của hai thế kỉ”.
Bảng ô chữ:
1
2

P

3
4
5

T

P

H

Ê

B

Ì

N


H

H

A

N

K

H

Ô

I

1

9

0

9

H

I

N


H

Â

N

T



N

Đ

À

Từ chìa khóa: Hoài Thanh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức về mối quan hệ giữ
các từ hàng ngang và từ chìa khóa: Hoài Thanh là nhà phê bình xuất sắc của Văn
học Việt Nam hiện đại với tác phẩm nổi tiếng Thi nhân Việt Nam. 1909 là năm
mất của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ và cũng là năm sinh của Hoài Thanh. Phan
Khôi và Tản Đà là những cây bút đặt nền móng cho sự chuyển giao từ thơ cũ
sang thơ mới, được tác giả Hoài Thanh dành khá nhiều bút lực để viết về hai ông
trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
2.2.2. Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
Trò chơi này giáo viên không mất thời gian chuẩn bị nhiều, hiệu quả đem
lại khá cao. Phù hợp với những bài học mang mục đích thống kê lại kiến thức
cũ. Có thể chơi theo hình thức nhóm, tổ hay cá nhân đều được.
Cách thực hiện: Giáo viên nêu yêu cầu và định vị thời gian chung cho tất
14



Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

cả các nhóm. Lần lượt từng học sinh của mỗi nhóm sẽ lên bảng điền câu trả lời.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thực hiện một lượt chơi, chuyển quyền thực hiện
cho học sinh khác lên điền tiếp. Học sinh cùng đội có thể lên sửa sai hoặc bổ
sung cho học sinh trước để đạt kết quả hoàn chỉnh nhất. Sau khi hết thời gian
quy định, nhóm nào ghi được nhiều kết quả chính xác thì nhóm đó sẽ chiến
thắng.
Ví dụ 1: Bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện (Sách giáo khoa Ngữ
văn 11, tập 1, trang 133).
Giáo viên yêu cầu học sinh tái hiện, phân chia các văn bản đã học trong
chương trình Ngữ văn 11 theo hai thể loại thơ - truyện? Lưu ý cả 2 nhóm không
được lặp lại câu trả lời của nhau.
Ví dụ 2: Bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận (Sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập 2, trang 109).
Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê lại các tác phẩm, đoạn trích kịch mà
học sinh đã học hay đã từng đọc.
2.2.3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
Đối với trò chơi này giáo viên có thể áp dụng khởi động những bài học có
đơn vị kiến thức mà học sinh khó lĩnh hội, khó tiếp nhận. Ví dụ như các tác
phẩm trong văn học trung đại. Việc học sinh quan sát từ khóa để tìm câu gợi ý
và tư duy để trả lời từ khóa sẽ khơi dậy kiến thức nền cho học sinh. Đồng thời
rèn luyện khả năng trau dồi và diễn đạt ngôn ngữ.
Cách thực hiện:
Cách 1- Giáo viên tổ chức trò chơi theo hình thức cá nhân: Giáo viên
chuẩn bị gói từ khóa, sau đó yêu cầu một học sinh A quay lưng lại với bảng,
chuẩn bị đoán từ khóa. Giáo viên chiếu từ khóa trên máy chiếu hoặc viết lên

bảng cho cả lớp nhìn thấy để học sinh khác gợi ý cho học sinh A trả lời. Lời gợi
ý không được nhắc đến bất kì tiếng nào trong từ khóa giáo viên đưa ra.
Cách 2- Giáo viên tổ chức trò chơi theo hình thức tập thể: Chia nhóm
chơi, mỗi nhóm sẽ cử ra một bạn gợi ý cho đồng đội mình đoán từ. Những người
đoán từ sẽ đứng quay lưng lại bảng. Người gợi ý sử dụng ngôn ngữ nói hoặc
ngôn ngữ hình thể để đồng đội đoán từ khóa. Hết thời gian quy định nhóm nào
đoán được nhiều từ khóa hơn thì sẽ chiến thắng.
15


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

Ví dụ 1: Bài Bài ca ngất ngưỡng – Nguyễn Công Trứ (Sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập 1, trang 37).
Với bài này, giáo viên có thể lựa chọn những từ khóa như: Thủ khoa, hát
nói, bản lĩnh, bò vàng, ngất ngưỡng, từ bi, người thái thượng, mây trắng, đủng
đỉnh, phóng khoáng, ngông ...
Ví dụ 2: Bài Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu (Sách giáo khoa
Ngữ văn 1, tập 2, trang 3).
Trong bài này, giáo viên có thể chuẩn bị các từ khóa theo chủ đề chí làm
trai, chí khí anh hùng hoặc các từ có trong văn bản (Ví dụ từ chỉ chí làm trai:
Lập công, lập danh, kẻ sĩ, khí phách, khát vọng ...; Từ trong văn bản: Giang
sơn, Đông hải, hiền thánh, nam nhi, càn khôn ...)
Ví dụ 3: Bài Chí Phèo - Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11- tập 1trang 3).
Giáo viên chuẩn bị gói từ khóa, hình ảnh… Thị Nở, Chí Phèo, Đôi mắt,
lão Hạc, sau đó mời một học sinh quay lưng lại với bảng, các học sinh khác gợi
ý để học sinh này trả lời. Lời gợi ý không được phép nhắc đến bất kì tiếng nào
trong gói từ khóa giáo viên đưa ra.
2.2.4. Trò chơi “Đối mặt”

“Đối mặt” là trò chơi mang tính đối kháng mạnh mẽ, rèn luyện sự phản xạ
nhanh bởi sự đấu loại trực tiếp giữa những người chơi. Đòi hỏi giáo viên phải
nhanh nhạy, quyết đoán để phán xét nhanh chóng các đáp án mà người chơi đưa
ra. Trò chơi đối mặt tổ chức ở phần khởi động đầu tiết học tạo tâm thế cho học
sinh rất tốt. Có thể vận dụng ở những bài có dung lượng kiến thức nhiều như bài
ôn tập, bài khái quát.
Cách thực hiện:
Cách 1- Giáo viên tổ chức trò chơi theo hình thức cá nhân: Giáo viên
chuẩn bị một hệ thống câu hỏi có nhiều đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi
kiến thức bài học. Người tham gia chơi sẽ đứng vòng tròn hoặc đứng 2 hàng đối
mặt vào nhau để trả lời câu hỏi. Người chơi chỉ có 5 giây để trả lời. Hết 5 giây
mà trả lời không được hoặc trả lời sai, người chơi sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Người còn lại cuối cùng sẽ là người chiến thắng.
Ví dụ 1: Bài Ôn tập văn học trung đại (Sách giáo khoa Ngữ văn 11- tập 1
16


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

trang 76).
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên tác phẩm, tác giả của văn học trung đại
trong chương trình lớp 10 và lớp 11. (Với những lớp học chưa giỏi, để tránh
trường hợp học sinh không nhớ kiến thức để chơi, ở tiết học trước giáo viên nên
hướng dẫn các em về nhà chuẩn bị bài trước).
Cách 2 - Giáo viên tổ chức trò chơi theo hình thức nhóm/ tổ: Giáo viên
chuẩn bị những câu hỏi có một hoặc nhiều gợi ý. Chọn 2 nhóm chơi với số thành
viên bằng nhau đứng đối mặt song song. Mỗi nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi
giáo viên đưa ra. Thành viên của nhóm nào trả lời đúng thì thành viên đó được
về chỗ. Nhóm nào trả lời sai hoặc không trả lời được thì phải mời thêm một

thành viên khác vào. Nhóm nào hết người trước sẽ thắng.
Ví dụ 2: Bài Ôn tập phần văn học (Sách giáo khoa Ngữ văn 11- tập 2
trang 115).
Giáo viên chuẩn bị các bộ câu hỏi. Có thể lựa chọn câu hỏi trực tiếp hoặc
câu hỏi có gợi ý. Sau đây là một số bộ câu hỏi minh họa.
Bộ câu hỏi co 3 gợi ý (các gợi ý sắp xếp từ khó đến dễ):
Gói câu hỏi: Đây là ai?
Câu 1:
- Là người đầu tiên đem văn chương ra bán ở thị trường.
- Là cái gạch nối giữa hai thế kỷ thơ ca.
- Bút danh được lấy theo tên sông, tên núi của quê hương.
Đáp án: Tản Đà
Câu 2:
- Có cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch.
- Trăng, hồn, máu là những hình ảnh thường xuất hiện trong thơ ông.
- Là ngôi sao chổi rực rỡ, diệu kì giữa bầu trời thơ Mới.
Đáp án: Hàn Mặc Tử.
Câu 3:
- Là tác giả của bài thơ “Biển đêm”.
- Ông không chỉ là một nhà tiểu thuyết có tài mà còn là nhà viết kịch vĩ đại.
- Là nhà văn lãng mạn Pháp nổi tiếng.
Đáp án: Vích-to Huy-gô
Câu 4:
- Được mệnh danh là “Khởi đầu của mọi sự khởi đầu”- Mặt trời của thi ca Nga.
17


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11


- Ông mất trong một cuộc đọ súng.
Đáp án: Puskin
Câu 5:
- Ông là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, và bền bỉ.
- Trong thơ ông quan niệm: thời gian là tuyến tính một đi không trở lại.
- Là nhà thơ “mới nhất trong các nhà Thơ mới”.
Đáp án: Xuân Diệu
Gói câu hỏi: Đây là tác phẩm/ đoạn trích nào?
Câu 1:
- Ta bắt gặp hình ảnh thuyền, bến, sông trải đầy ánh trăng.
- Tác phẩm được khơi nguồn cảm hứng từ một bưu thiếp.
- Bài thơ mở đầu là lời mời gọi, lời trách yêu của người con gái.
Đáp án: Đây thôn Vĩ Dạ
Câu 2:
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939.
- Trong bài thơ tác giả thấy mình còn buồn hơn cả Thôi Hiệu đời nhà Đường Trung Quốc.
- “Củi một cành khô lạc mấy dòng” là câu thơ được trích trong tác phẩm này.
Đáp án: Tràng giang
Câu 3:
- Tác giả của tác phẩm này quê ở Nghệ An.
- Tác phẩm thể hiện chí làm trai của người nam nhi.
- Tác phẩm là lời từ biệt trước lúc lên đường.
Đáp án: Lưu biệt khi xuất dương
Câu 4:
- Tác phẩm có kết cấu “truyện lồng trong truyện”.
- Tác phẩm mang thông điệp: “Không thể sống mãi như thế được!”
- Nhân vật chính của truyện có một cái buồng ngủ đóng kín như cái hộp.
Đáp án: Người trong bao
Câu 5:
- Văn bản được viết theo thể loại nghị luận.

- Nội dung vạch trần thực trạng đen tối của xã hội nước ta vào những năm 20,
đầu thế kỷ XX.
- Trong văn bản, tác giả nói quan lại là một lũ ăn cướp có giấy phép.
Đáp án: Về luân lí xã hội nước ta.
18


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

Bộ câu hỏi không co gợi ý:
Câu 1: Tác phẩm nào mà tác giả của nó muốn làm đảo lộn những quy luật tất
yếu của tự nhiên?
Đáp án: Vội vàng
Câu 2: Huy Cận lấy nguồn cảm hứng từ dòng sông nào để sáng tác nên bài thơ
Tràng Giang?
Đáp án: sông Hồng
Câu 3: Nhà thơ nào mang một nỗi “sầu vạn cổ”?
Đáp án: Huy Cận
Câu 4: Lời đề từ của bài Tràng giang là gì?
Đáp án: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Câu 5: Đây là một địa danh nằm bên dòng sông Hương đã đi vào trong thơ Hàn
Mặc Tử.
Đáp án: Thôn Vĩ Dạ
Câu 6: Bài thơ nào mà tác giả đã kể câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và các
chư tiên nghe?
Đáp án: Hầu trời
Câu 7: Trong chương trình lớp 11, chúng ta đã học đoạn trích nào của nhà văn
Vich-to Huy-gô?
Đáp án: Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

Câu 8: Nhà thơ nào đã vui sướng say mê mãnh liệt và sáng tác một bài thơ kỷ
niệm ngày mình được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản?
Đáp án: Tố Hữu
2.2.5. Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Mục đích của trò chơi trong tổ chức hoạt động khởi động là củng cố, ôn
tập lại kiến thức đã học cho học sinh. Đồng thời luyện phản ứng nhanh, khả
năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian và rèn tính tự
giác, thi đua giữa các học sinh.
Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp làm 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ, cử 4
tổ trưởng làm trọng tài và theo dõi chéo, 1 thư ký ghi kết quả.
Thời gian: 6 phút
Luật chơi: Với gói câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, giáo viên sẽ lần lượt giới
thiệu từng câu hỏi, yêu cầu giáo viên đọc từng câu hỏi hoàn chỉnh thì học sinh mới
được điền đáp án (nếu có máy chiếu, giáo viên sẽ trình chiếu bài tập powerpoint
19


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

trên đó). Học sinh nào vi phạm luật là loại kết quả. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi,
giáo viên đưa đáp án cho câu hỏi luôn để học sinh đối chiếu kết quả.
Cách tính điểm: mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm/học sinh, trả lời
sai trừ 5 điểm/học sinh. Tổng điểm mỗi đội sẽ được thư kí ghi lại luôn sau mỗi
câu trả lời.
Câu hỏi có thể liên quan đến các bài học trước đó, nhằm ôn lại kiến thức
cũ trước khi vào bài mới. Với trò chơi này, người viết khuyến khích áp dụng với
dạng bài ôn tập văn học để củng cố, hệ thống lại kiến thức cho học sinh.
Ví dụ 1: Bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam (Sách giáo khoa Ngữ văn
11- tập 1 trang 76).

Điền nhanh vào dấu ba chấm
Câu 1: Văn học viết Việt Nam được tính mốc từ thế kỉ …X.
Câu 2: Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được diễn Nôm ra thể thơ…lục bát.
Câu 3: Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được viết theo thể …ca hành.
Câu 4: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn ở thế kỉ …XVI.
Câu 5: Bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương được viết theo thể thơ … thất
ngôn tứ tuyệt.
Câu 6: Tú Xương là nhà thơ trào phúng xuất sắc ở nửa sau thế kỉ…XIX.
Câu 7: Thơ Tú Xương gồm hai mảng… trào phúng và trữ tình.
Câu 8: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ …Nôm.
Câu 9: Chiếu cầu hiền được viết vào khoảng năm… 1788-1789.
Câu 10: Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh được viết theo thể loại…kí sự.
Câu 11: Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ông yêu
thích là… hát nói.
Câu 12: Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ… Hán.
Câu 13: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết năm…1861.
Câu 14: Bài ca ngất ngưởng được viết theo thể loại… hát nói.
Câu 15: Viết Chiếu cầu hiền, Quang Trung nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà
cộng tác với triều đại… Tây Sơn.
Như vậy, sử dụng trò chơi trước khi học chính là giáo viên tổ chức cho
người học chơi để “kích hoạt” không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho học sinh
trước khi học tập. Nó có tác dụng khởi động tư duy của học sinh, dẫn dắt học
sinh tìm hiểu nội dung học tập một cách tự nhiên, thoải mái, vui vẻ. Trò chơi
trong hoạt động “Khởi động” được sử dụng với mục đích chuyển tiếp sang hoạt
động “Hình thành kiến thức” trong bài học, giúp học sinh thay đổi trạng thái,
20


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11


kích thích hoạt động trí tuệ để đạt được mục tiêu bài học. Và tất nhiên, khởi
động bằng trò chơi chỉ đạt hiệu quả cao khi có nội dung gắn liền với bài học.
Trong thực tế, có rất nhiều trò chơi hấp dẫn và phù hợp để giáo viên áp
dụng vào dạy học nhưng với dung lượng cho phép của một sáng kiến kinh
nghiệm, tôi trình bày 5 trò chơi điển hình, quen thuộc và dễ thực hiện. Có thể áp
dụng cho tất cả các trường/ lớp học.
2.3. Dạng thứ ba: Sân khấu hoa lớp học (Đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát, diễn
kịch, đong vai ...).

Tổ chức khởi động bài học bằng hình thức sân khấu hóa được sử dụng
nhiều và phát huy tác dụng tốt đối với các môn xã hội như môn Ngữ văn, Lịch
sử, Địa lý, Giáo dục công dân... Đây được đánh giá là một trong những hình
thức tổ chức khởi động bài học phát huy tối đa vai trò chủ động chiếm lĩnh kiến
thức của học sinh.
2.3.1. Đóng vai
Mô hình đóng vai cực kì tạo hứng thú và gây ấn tượng cho học sinh. Tạo
điều kiện để phát triển óc sáng tạo, khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi của học
sinh theo hướng tích cực. Góp phần thúc đẩy động cơ, hiệu quả học tập cao, rèn
luyện kỹ năng tình huống tốt, giúp học sinh nhập vai diễn tả thái độ, ý kiến của
người mà mình đóng vai.
Cách thực hiện: Học sinh làm diễn viên “đóng vai” nhân vật hoặc tác giả
liên quan đến bài học, sau khi thực hiện xong có thể phát biểu cảm nghĩ. Những
người không tham gia đóng vai có nhiệm vụ quan sát và nhận xét, trả lời câu hỏi
của giáo viên.
Lưu ý: Khuyến khích những học sinh nhút nhát cùng tham gia, nếu có thể
học sinh chuẩn bị hóa trang và đạo cụ đơn giản nhằm tăng tính hấp dẫn cho
phương pháp đóng vai.
Ví dụ 1: Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Tiết 1: Phần tác giả Nguyễn
Đình Chiểu (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 56).

Bước 1: Giáo viên mời 1 học sinh lên trước lớp, bịt kín mắt, yêu cầu học
sinh làm một việc gì đó phù hợp với hoàn cảnh trong lớp (Lên bảng ghi tựa đề
bài học, rót một li nước mời cô uống ...). Các em thực hiện yêu cầu rất khó khăn
vì không nhìn thấy gì.
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi: Đặt em vào tình huống bỗng nhiên bị mù,
21


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

mất người thân, tương lai dang dở như tác giả, em có tâm trạng như thế nào? Em
sẽ làm gì? Khi đó em có muốn sống cống hiến, giúp ích cho xã hội, cho đất nước
không?
Học sinh được trải nghiệm tình huống khởi động này, đa số sẽ trả lời tâm
trạng hoảng loạn, sợ hãi, nghĩ đến cái chết, oán hận cuộc sống, nghĩ bản thân
mình còn chưa biết thế nào, làm sao có thể nghĩ đến người khác, đến đất nước
được. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh trả lời sẽ tìm đến hội người mù,
quyết tâm sống có ích, không để mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã
hội. Dù học sinh có câu trả lời như thế nào, giáo viên đều có thể đưa ra những
nhận xét, định hướng mang tính giáo dục cao. Từ đó, giáo viên dẫn dắt học sinh
bước vào bài học về tác giả Nguyễn Đình Chiểu: Nguyễn Đình Chiểu cho tới
nay vấn là hiện tượng văn học độc đáo, được nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn kính
bởi tài năng và sự cống hiến to lớn của nhà thơ cho sự phát triển nền văn hóa
nước nhà.
Ví dụ 2: Bài Người trong bao – Sê-Khốp (Sách giáo khoa Ngữ văn 11,
tập 2, trang 65).
Bước 1: Để hoạt động hiệu quả, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
chuẩn bị trước. Giáo viên yêu cầu một học sinh dựa vào văn bản sách giáo khoa,
đoạn miêu tả Bê-li-cốp để đóng vai nhân vật: đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành

tô dày, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, đồ đạc cá nhân đều để trong bao và bộ
mặt cũng cố giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên. Học sinh được đóng vai
bước lên bục giảng và soi mói, chê trách một số thói quen, sở thích của các bạn
trong lớp.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Các em cảm thấy như thế nào khi có một
người bạn hay một người hàng xóm như vậy?
Đây là bài học nằm ở sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2, học sinh sẽ được
học vào thời gian sau tết trong thời tiết oi ả nóng nực, hiệu ứng tác động đến
cảm nhận của học sinh càng lớn. Dự kiến học sinh trả lời nhìn thấy Bê-li-cốp là
cảm thấy bức bối, khó chịu, không có thiện cảm và không muốn kết giao, chơi
thân với một người như vậy. Giáo viên trên cơ sở câu trả lời của học sinh, dẫn
dắt các em hứng thú đi vào tìm hiểu bài học.
2.3.2. Diễn kịch
Hình thức khởi động diễn kịch giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội tiếp
22


Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ dạy Ngữ văn 11

cận và cảm thụ văn học theo nhiều cách khác nhau, hay ít nhất cũng giúp các em
tự tin trình diễn trước đám đông.Việc chuyển hóa một tác phẩm văn học, một
đoạn hội thoại thành một tiểu phẩm, một vở kịch là một sân chơi bổ ích, đầy thú
vị đối với học sinh, tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước
vào bài học mới. Đồng thời phát huy khả năng tổ chức, biên kịch, diễn xuất của
học sinh. Với hoạt động này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước.
Ví dụ 1: Bài Vĩnh biệt cửu trùng đài (Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng
(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 184).
Giáo viên cho học sinh chọn ít nhất 8 lời thoại liên tiếp trong đoạn trích, nhập
vai các nhân vật trình bày cảnh đoạn đã chọn qua hình thức một màn kịch ngắn.

Ví dụ 2: Bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (Sách giáo
khoa Ngữ văn 11, tập 2, trang 112).
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn hai học sinh diễn đoạn hội thoại ngắn (đã
được chuẩn bị trước ở nhà), nội dung như sau:
Hùng rủ Nam đi học, gọi to: Nam ơi, cậu biết tin gì chưa, lớp mình vừa
mới có bạn chuyển đến đấy?
Nam: Thế à, là nam hay là nữ vậy cậu?
Hùng: Là con gái nha!
Nam: Không biết bạn ấy có hiền, có dễ thương không nhỉ? Học có giỏi
không? Chơi với bạn ấy mình có học được cái gì hay không? Chà chà, hồi hộp
quá. Mà không biết bạn ấy có đánh được bóng chuyền không nữa? Chuẩn bị đấu
giải bóng chuyền mà đội nữ lớp mình yếu quá! (Nam vừa nói vừa xem điện thoại)
Hùng: Chưa gì mà cậu đã tìm hiểu người ta kĩ thế?
Nam: úi giời ơi cậu xem này, cô bạn lớp bên cạnh vừa úp ảnh lên này. Ôi
xinh thế, khác thế cơ chứ. Để tớ comment nào: “Hàng xóm ơi, cậu càng ngày
càng dễ thương đấy. Cậu xinh hết cả phần người khác rồi!”
Hùng: Trời ạ, người ta đập 50 cái phần mềm làm đẹp với cả photoshop
vào ảnh đấy. Nào là làm mắt to, mặt thon, da trắng ... vân vân và vân vân ...
trông mới được như thế, chứ bên ngoài xấu như cái kẹo mút dở, gầy tong teo lại
hay cau có.
Nam: ừ, cậu nói cũng đúng, ảo diệu thật!
Nam (hướng xuống dưới nói với cả lớp): Các cậu ạ, chúng tớ chơi thân
với nhau hơn 2 năm rồi. Tớ thì hài hước, vui nhộn, thân thiện và hay trêu chọc
bạn bè. Còn cậu ấy ít nói, sống nội tâm, không thích đám đông và hơi khó tính.
23


×