Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN phương pháp dạy học hát môn âm nhạc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.78 KB, 11 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÁT MÔN ÂM NHẠC LỚP 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát
là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình
tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho
việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức rất
tốt. Để có tiết dạy tốt người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học, bài soạn theo
chuẩn kiến thức kỹ năng và sử dụng phương pháp phù hợp.
- Thực tế ở bậc Tiểu học cho thấy đa số học sinh có ý thức và tích cực trong học
tập. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn trong quá trình dạy học môn Âm nhạc như:
+ Học sinh nhát, thiếu tự tin.
+ Ở một số em vẫn còn hát theo thói quen, hát tự do không theo giai điệu của bài
hát.
+ Học sinh nói ngọng nên hát cũng ngọng.
+ Khả năng tiếp thu về giai điệu vẫn còn nhiều hạn chế…
Đó chính là lí do chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Phương pháp dạy học hát môn
Âm nhạc lớp 3”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Mục tiêu chương trình:
- Ở lớp 3 các em được học hát Quốc ca Việt Nam và 10 bài hát thiếu nhi, trong
đó có 2 bài dân ca Việt Nam và một bài nước ngoài. Qua bài học các em có ý thức
về việc hát đúng cao độ, trường độ và tập hát diễn cảm.
- Biết tên gọi một số nhạc cụ dân tộc, tên nốt nhạc, hình nốt nhạc và vị trí các nốt
nhạc trên khuông nhạc.


- Qua học hát, nghe nhạc và các hoạt động Âm nhạc, học sinh được giáo dục tình
cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc, có ý thức tích
cực tham gia hoạt động ca hát tập thể ở lớp, ở trường.
2/ Nội dung chương trình


Chương trình phân môn Âm nhạc lớp 3 dồm 35 tiết học, được thực hiện
trong 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết. Trong đó học kỳ I 18 tiết; học kỳ II 17 tiết. Mỗi bài
hát được thực hiện trong 2 tiết. Thời gian còn lại để dạy các nội dung như: Giới
thiệu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến, kể chuyện âm nhạc, học tên các hình nốt
nhạc, học vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Một số tiết để ôn tập và kiểm tra.
Chương trình gồm 2 phần :
a) Học hát :
- HS được học 11 bài hát trong đó có bài Quốc ca Việt Nam, 2 bài dân ca, 1
bài hát nước ngoài.
- Tiếp tục tập các kĩ năng ca hát đã học. Tậïp hát ngân giọng. Bước đầu tập
hát diễn cảm theo tốc độ và sắc thái tình cảm của bài. Tập đánh nhịp 2/4.
- Tiếp tục tập hát kết hợp vận động phụ họa, múa đơn giản hoặc trò chơi âm
nhạc.
- Các bài hát được lựa chọn gồm có :
1. Quốc ca Việt Nam (Văn Cao)
2. Bài ca đi học (Phan Trần Bảng)
3. Đếm sao (Văn Chung)
4. Gà gáy (Dân ca Cống)
5. Lớp chúng ta đoàn kết (Mộng Lân)
6. Con chim non (Dân ca Pháp)
7. Ngày mùa vui (Dân ca Thái – lời mới : Hoàng Lan)
8. Em yêu trường em (Hoàng Vân)
9. Cùng múa hát dưới trăng (Hoàng Lân)
10.Chị Ong Nâu và em bé (Tân Huyền)
11.Tiếng hát bạn bè mình (Lê Hoàng Minh)
b) Phát triển khả năng nghe nhạc :
- Nghe và nhận biết một số nhạc cụ dân tộc phổ biến như : đàn bầu, đàn
nguyệt (đàn kìm), đàn thập lục (đàn tranh) qua băng nhạc.
- Nghe 2 truyện kể về âm nhạc.



- Tập nhận biết tên nốt nhạc, vị trí các nốt trên khuông (chủ yếu thông qua
các trò chơi âm nhạc).
- Tập nhận biết hình nốt nhạc : trắng, đen, móc, đơn, móc kép, các dấu lặng
đen, lặng đơn. Tập nói tên các nốt nhạc trên khuông (bao gồm tên nốt, hình nốt).
3/ Phương pháp dạy học hát:
a/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Để có một giờ học hát thành công giáo viên và học sinh cần chuẩn bị:
* Đối với học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Cần xây dựng nề nếp học tập ngay từ buổi học đầu tiên.
- Tạo cho các em có được thái độ, ý thức học tập đối với môn âm nhạc.
- Quan sát, lắng nghe, cảm nhận cách phát âm, lấy hơi đúng, thoải mái, giúp các
em có được sự tự tin đứng trước tập thể lớp để biểu diễn.
* Đối với giáo viên:
- Muốn dạy tốt một bài hát giáo viên cần:
+ Chuẩn bị kỹ bài soạn.
+ Phải nắm vững bài hát đó, hát đúng cao độ, trường độ và diễn cảm.
+ Tìm hiểu nội dung, xuất xứ bài hát để giới thiệu cho học sinh.
+ Chuẩn bị các phương tiện phục vụ tiết dạy.
b/ Phương pháp dạy học hát:
1. Muốn dạy một bài hát, trước tiên giáo viên phải nắm vững bài hát đó, hát
đúng cao độ, trường độ và diễn cảm. Phải tìm hiểu nội dung, xuất sứ của bài
hát để chủ động giới thiệu tới các em, sau đó hát mẫu cho học sinh nghe để
tạo ra sự chú ý và hào hứng khi chuẩn bị học bài hát mới.


2. Giáo viên phải hiểu rõ yêu cầu cần đạt khi thực hiện việc dạy hát cho học
sinh:
+ Hát đúng (lưu ý: tránh ngọng)

+ Hát đều.
+ Hát diễn cảm..
+ Hát rõ lời.
3. Khi tiến hành dạy hát, cần trang bị cho học sinh các kĩ năng ca hát phổ thông
như:
+ Tư thế hát: Đầu thẳng, vai không so, thân thoải mái.
+ Hơi thở: Lấy hơi bằng mũi.
+ Phát âm: Gọn, khẩu hình tròn, đẹp.
+ Hát đồng đều.
+ Hát diễn cảm.
4.Sử dụng hiệu quả các phương tiện trong dạy học hát: 3 nhóm
+ Nhóm 1: Các dụng cụ phổ thông: Đàn organ, guitare, trống con, mõ, sinh tiền,
thanh phách, song loan, quả xóc,…
+ Nhóm 2: Các giáo cụ trực quan như: tranh ảnh, mô hình,…
+ Nhóm 3: Các trang thiết bị khác: băng đĩa (hình, tiếng), máy thu- phát, trang âm,
loa đài,…
- Ngoài ra, cách thức dạy một bài nhạc có rất nhiều phương pháp nhưng đối với
chúng tôi để giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất đó là phương pháp vừa đàn giai
điệu kết hợp với việc truyền miệng. Trước tiên giáo viên giới thiệu nội dung của bài
học nhằm giúp các em hiểu và cảm nhận ở bài học đó tác giả nói lên tình cảm của


bài hát là như thế nào, cách thể hiện bài hát ra sao, tốc độ nhanh hay chậm, vui hay
buồn… Sau đó hướng dẫn các em đọc lời ca.
- Việc phát âm chính xác và rõ lời ca là rất quan trọng, giáo viên phải lắng nghe
giọng đọc qua việc đọc lời ca, sau đó tìm ra em nào có giọng phát âm chưa chuẩn
rồi sửa ngay cho các em từng bước một. Tiếp đến giáo viên hướng dẫn từng câu hát
trên giai điệu của đàn giúp học sinh nghe và cảm nhận giai điệu giữa truyền miệng
của giáo viên và giai điệu đánh từ đàn. Học sinh tự biết mình đã hát sai câu nào, ô
nhịp nào. Từ đó việc sửa sai cho các em không còn mấy khó khăn cả về giai điệu

và nhịp.
4/ Quy trình dạy hát:
*Bước 1: Giới thiệu bài hát.
- Giáo viên dùng tranh, ảnh để minh họa cho sinh động (chân dung các nhạc
sĩ, hoặc nội dung bài hát)
- Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở cho học sinh nhận xét, trả lời qua quan sát
tranh ảnh.
- Giáo viên giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
*Bước 2 : Nghe hát mẫu.
- Giáo viên mở băng nhạc, đĩa nhạc cho học sinh nghe hoặc giáo viên tự trình
bày (biểu diễn) để học sinh cảm nhận giai điệu bài hát sẽ học.
- Giáo viên nên cho học sinh nói lên cảm nhận của mình khi được nghe bài
hát.
*Bước 3: Đọc lời ca.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc lời ca (có thể đọc trơn, có thể đọc theo tiết
tấu lời ca).
- Giáo viên chỉ định đọc cá nhân hoặc nhóm.
- Giáo viên giải thích những từ khó (nếu có)


- Giáo viên chia câu hát, lưu ý cho học sinh những chỗ cần quan tâm để chỉnh
sửa.
*Bước 4: Khởi động giọng.
- Giáo viên đàn từng chuỗi âm ngắn, đơn giản rồi cho học sinh hát theo bằng
các nguyên âm: A, O, U, Ư hoặc MA, MO, MI....
- Giáo viên phải dịch giọng cho phù hợp với đối tượng học sinh của
lớp(không nên để học sinh hát theo giọng của giáo viên mà giáo viên sẽ theo học
sinh)
*Bước 5 : Tập hát từng câu.
- Mỗi câu hát giáo viên nên đàn giai điệu 2 - 3 lần để học sinh nghe và hát

nhẩm theo ( củng có thể giáo viên hát từng câu cho học sinh nghe).
- Giáo viên đếm, bắt nhịp để học sinh hát hòa vào theo đàn .
- Hướng dẫn học sinh lấy hơi sau mỗi câu hát và sửa sai (nếu có).
- Giáo viên chỉ định học sinh khá hát mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát theo các hình thức khác nhau (đơn ca, tốp
ca, tổ, nhóm....) cho học sinh nhận xét, đánh giá. Giáo viên kết luận và có thể
minh họa lại.
- Hướng dẫn học sinh tập hát tiếp theo đến hết bài hát.
*Bước 6: Hát cả bài.
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát cả bài.
- Sửa những chỗ học sinh hát sai (nếu có).
- Cho học sinh hát đúng tốc độ.
- Thể hiện sắc thái tình cảm bài hát .
*Bước 7: Củng cố kiểm tra.


- Giáo dục thẩm mĩ cho các em thông qua nội dung bài hát .
- Đặt câu hỏi để các em trả lời (nội dung bài hát nói gì ? cảm nhận của em về
giai điệu....)
5/ Tiến trình lên lớp:
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra dụng cụ học tập:
- Khởi động giọng, cho học sinh hát một bài để tạo không khí cho tiết học.
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài hát – tác giả
* Các hoạt động dạy học:
- Hoạt động 1: Dạy bài hát
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Trình tự nói trên có thể thực hiện linh hoạt trong từng tiết học. Trong sách giáo

viên, mỗi bài đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp. Trong tiết thứ 2 tập trung vào việc
ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thêm một số trò chơi cho giờ
học sinh động.
5. Kiểm tra, đánh giá:
Đối với môn âm nhạc, kết quả học tập của học sinh thể hiện qua việc rèn luyện
và thực hành. Vào đầu tiết học không nhất thiết phải kiểm tra bài cũ mà nên cho các
em ôn tập lại bài vừa học.
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện của học sinh theo Thông tư 22 bằng nhận
xét để động viên các em học tập.


- Mỗi tuần có 1 tiết học Âm nhạc chính, do đó trong mỗi tiết học giáo viên cần
phải huy động để nhiều học sinh được tham gia bài học. Qua đó giáo viên có thể
quan sát sự tiến bộ hoặc những thiếu sót của từng em để hướng dẫn giúp các em
hoàn thành bài học. Nhận xét đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 22 môn
Âm nhạc có 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
* Bài soạn minh họa:
Thứ năm ngày 08 tháng 12 năm 2016

Tuần: 14

Âm nhạc
HỌC BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI (LỜI 1)
Dân ca: Thái
Lời mới: Hoàng Lân

I/ Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS học lời 1 bài hát Nngày mùa vui, biết bài hát Ngày mùa vui là
một bài dân ca của dân tộc Thái.
- Hát thuộc lời, đúng giai điệu. Biết hát hoà giọng, đối đáp.

- Giáo dục HS yêu quý, ý thức gìn giữ, bảo tồn dân ca.
II/ Chuẩn bị:
* Giáo viên: - Đàn phí điện tử.
- Hát chuẩn xác bài hát Ngày mùa vui.
- Tranh ảnh minh họa.
* Học sinh: - Tập bài hát lớp 3- vở ghi.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
2. Kiểm tra bài cũ: Hát bài Con chim non.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
* Hoạt động 1: Dạy bài hát
Ngày mùa vui ( Lời 1)
Ngoài đồng lúa chín thơmv
Con chim hát trong vườn/
Nô nức trên đường vui thayv

Hoạt động của trò


Bõ công bao ngày mong chờ/
Hội mùa rộn ràng nơi nơiv
Có đâu vui nào vui hơn/
Ngày mùa rộn ràng quê hươngv
- Giới thiệu bài hát: Dân tộc Thái là
dân tộc ít người, sống nhiều ở vùng
Tây Bắc đất nước ta, người dân cần cù
lao động.
Bài hát Ngày mùa vui được Nhạc sĩ
Hoàng Lân đặt lời mới, nội dung ca

ngợi mùa lúa chín, thể hiện niềm vui
xướng của mọi người trong ngày hội
mùa bội thu; thóc vàng đầy sân, gợi lên
phong cảnh thiên nhiên thanh bình,
cuộc sống ấm no hạnh phúc trên khắp
bản làng.

- Nghe.

( Quan sát tranh về phong cảnh núi

- Quan sát tranh.

rừng Tây Bắc và đồng bào Thái trong
trang phục của họ)
- Hát mẫu: Đệm đàn và biểu diễn
trước lớp.
- Hướng dẫn đọc lời ca:
- Chia câu (/) và chỗ lấy hơi (v)
- Hướng dẫn học từng câu:

- Nghe
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Đánh dấu vào bài hát.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

+ Tiến hành dạy nối móc xích từng
câu đến hết bài.
* Chú ý:
- Đàn giai điệu từng câu cho HS hát

- Cả lớp thực hiện 2-3 lượt.
theo.
- Giải thích những ca từ khó.
- Hướng dẫn HS lấy hơi đúng chỗ
- Thể hiện đúng tính chất của bài.
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo
- Đệm đàn cho HS hát.
viên.
- Nhận xét.


- Chia lớp thành 4 nhóm: Đệm đàn - Mỗi nhóm hát một câu.
cho HS hát đối đáp.
- Nhận xét.
- Cho HS hát cá nhân.
- 2-3 HS lần lượt thể hiện.
- Nhận xét.
* Hoạt động 3 Hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo viên hướng dẫn vừa hát vừa gõ
đệm theo phách.
Ngoài đồng lúa chín thơm…
x

x

- Nghe- Quan sát và thực hiện

x


- Hướng dẫn vừa hát vừa gừ đệm theo
nhịp 2:

- Nghe- Quan sát và thực hiện
Ngoài đồng lúa chín thơm….
x

- Chỉ định nhóm thực hiện

x
- Một nhóm học sinh thực hiện

4. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- GVđệm đàn, cả lớp hát lại bài hát Ngày mùa vui.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* Đối với giáo viên:
- Nắm vững các phương pháp dạy học hát và thực hiện đúng quy trình đã nêu ở
trên thì hiệu quả giờ học thật mĩ mãn. Tiết dạy nhẹ nhàng, học sinh hứng thú.
- Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hát làm cho tiết dạy sinh động, học
sinh hào hứng và hát đúng giai điệu, diễn cảm tốt.
* Đối với học sinh:
- Khi được giáo viên chuẩn bị các kĩ năng ca hát phổ thông như tư thế hát, cách
lấy hơi, cách phát âm,... học sinh học hát sẽ tự nhiên, nhẹ nhàng và hấp thụ cái hay,


cái giá trị biểu cảm từ bài hát rất tốt (giải quyết thực trạng thứ nhất đã nêu ở trên:
học sinh nhút nhát khi học hát)
- Khi được học hát cùng các nhạc cụ, học sinh rất thích thú, chăm chú và tiếp
thu bài học rất chủ động, tự nhiên. Chắc chắn học sinh sẽ hát đúng giai điệu.

IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Với khả năng nhận thức của các em học sinh qua phương pháp giảng dạy một tiết
học hát đối với học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học nói chung và các em học
sinh lớp 3 trường Tiểu học Phạm Công Bình nói riêng, trên cơ sở bám sát chương
trình hướng dẫn của BGD&ĐT và đã có được kết quả đáng khích lệ; học sinh yêu
mến môn Âm nhạc hơn, các em mạnh dạn tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, phát
âm rõ lời, chuẩn xác hơn khi hát. Đây là tiền đề phát triển tiếp tới các khối lớp, là
động lực để bản thân chúng tôi tiếp tục tìm tòi, trau dồi kiến thức cũng như trách
nhiệm đối với học sinh của mình. Hiểu rõ để nắm bắt khả năng sở thích của các em,
tìm ra phương pháp giảng dạy một cách thích hợp nhất.
Trên đây là phương pháp chúng tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, và kết
quả đạt đựơc cũng đáng kích lệ. Tuy nhiên vẫn chưa hẳn đã hoàn thiện, kính mong
sự đóng góp và trao đổi của các bạn động nghiệp để chúng ta cùng nhau xây dựng
những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với bộ môn Âm nhạc nói
chung và cách dạy học hát nói riêng.
XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
P.HT

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Nhóm giáo viên dạy Âm nhạc
(Trường Tiểu học Phạm Công Bình)



×