Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

SKKN phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh khi dạy chương i “cách mạng tháng mười nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở liên xô (1921 1941)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 45 trang )

1. Lời giới thiệu
Hiện nay, nước ta đang hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ. Xu thế đó
đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là đào
tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội một cách bền vững. Có rất nhiều năng lực và phẩm chất cần được
hình thành cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong đó năng lực
được xác định là cốt lõi cần phải hình thành cho học sinh theo định hướng của
Chương trình giáo dục phổ thông mới là năng lực hợp tác và giao tiếp. Năng lực
hợp tác và giao tiếp không chỉ là nhu cầu tăng thêm sức lực hoặc trí lực để hoàn
thành những mục tiêu chung mà quan trọng hơn do mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng
đang ngày càng phụ thuộc vào nhau hơn bao giờ hết, vì vậy nhu cầu hợp tác và
giao tiếp đã trở nên bức thiết với mọi cá nhân và cộng đồng. Cuộc sống mới đòi
hỏi phải nhận thức vai trò, khả năng hợp tác và giao tiếp như là một giải pháp
chủ yếu để nhân loại chung sống và phát triển.
Trong dạy học lịch sử, năng lực hợp tác là những hành động, kĩ năng, thái
độ học tập được thực hiện một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả
trên cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm học tập hợp tác với giáo viên
và bạn học nhằm thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc chia sẻ thông tin lịch sử.
Dạy học phát triển năng lực hợp tác sẽ góp phần giúp học sinh biết đoàn kết,
chia sẻ cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập cũng như các vấn đề sảy ra trong
cuộc sống. Còn năng lực giao tiếp giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ lịch sử để
trình bày một nội dung kiến thức, diễn đạt bằng ngôn ngữ lịch sử qua các thời
kì, tránh “hiện đại hóa” lịch sử, đồng thời học sinh cũng biết sử dụng ngôn ngữ
để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử.
Trên thực tế, việc phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp trong dạy học
lịch sử chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Dạy học vẫn nặng về truyền
thụ kiến thức, lí thuyết, thiên về hoạt động của người thầy mà chưa chú ý đến
trò. Một trong những biện pháp để phát triển năng lực giáo tiếp và hợp tác cho
học sinh đó là sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực,
1



khắc phục những nhược điểm của lối dạy học truyền thống nhằm tăng hiệu quả
bài học.
Chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)” nằm trong chương trình lịch sử
lớp 11- Ban cơ bản là một chương học quan trọng giúp học sinh biết đến cuộc
cách mạng tháng Mười – cuộc cách mạng vĩ đại đánh dấu sự ra đời của nước
Nga Xô viết cũng như những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941). Chương học giúp bồi dưỡng
cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, thấy được tinh thần đấu tranh và lao
động của nhân dân Liên Xô cũng như những ảnh hưởng to lớn của cuộc cách
mạng đối với Việt Nam…Đây cũng là một nội dung trọng tâm của khóa trình, do
đó, đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc phát triển năng lực hợp tác và
giao tiếp sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Thực tế, việc phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh trong
dạy học lịch sử là một nội dung mới, một số đề tài đã nghiên cứu xong chỉ dừng
lại ở lí luận và lấy một vài ví dụ minh họa chứ không gắn vào một chương, một
bài học cụ thể.
Đề tài: Phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh khi dạy
chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)” trong chương trình lịch sử lớp 11- Ban cơ
bản sẽ hạn chế được những hạn chế của các đề tài khác, thông qua việc lựa chọn
một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực hợp
tác và giao tiếp cho học sinh qua đó nâng cao hiệu quả bài học và giúp học sinh
hứng thú với bài học, môn học.
2. Tên sáng kiến: Phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh
khi dạy chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)” trong chương trình lịch sử lớp
11- Ban cơ bản

2


3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thúy Mai
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học – Thành
phố Vĩnh Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0964034756. E-mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thúy Mai
- Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học - Thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0964034756. E-mail:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn lịch sử: chương
trình lịch sử lớp 11.
- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Thông qua việc lựa chọn những phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)” trong chương
trình lịch sử lớp 11- Ban cơ bản để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, qua đó,
nâng cao hiệu quả bài học và bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho học sinh.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày áp dụng lần đầu: Tháng 10 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Xác định mục tiêu bài học để phát triển kĩ năng hợp tác và giao
tiếp cho học sinh
Để hình thành kĩ năng hợp tác và giao tiếp cho học sinh cần phải xác định
được các mục tiêu mà bài học hướng tới:
* Về kiến thức:


3


- Nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga
lần thế kỉ XX, hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng:
Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.
- Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và
Cách mạng tháng Mười năm 1917. Rút ra được tính chất của hai cuộc cách mạng.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười
Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Liên hệ ảnh hưởng của
cuộc cách mạng tháng Mười Nga đến Việt Nam.
- Nắm được bối cảnh lịch sử, nội dung của chính sách kinh tế mới. Hiểu
được bản chất và những tác dụng của chính sách kinh tế mới với nước Nga và
ảnh hưởng tới thế giới.
- Hiểu được sự ra đời và ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô viết.
- Nắm được những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921 - 1941).
* Về tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối
với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Giáo dục cho học sinh thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của
nhân dân Liên Xô, tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.
- Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của
chủ nghĩa xã hội với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
* Về kĩ năng:
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới
và nước Nga.

- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.

4


- Rèn luyện năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, để hiểu bản chất của
sự kiện lịch sử.
* Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực đánh giá, phản
biện, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng lược đồ lịch sử; tranh ảnh
về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử.
+ Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ cá nhân, khả năng đánh giá của cá nhân về
một sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử
(tra cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực hiện
dự kiến, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống).
7.1.2. Xác định phương pháp để phát triển năng lực hợp tác và giao
tiếp cho học sinh khi dạy chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)”.
Trong quá trình dạy học lịch sử, có nhiều năng lực cần hình thành cho học
sinh trong đó năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp là những năng lực cốt lõi.
Các năng lực đó được biểu hiện cụ thể trong những hoạt động học tập thông qua
việc hình thành các kĩ năng.
Năng lực hợp tác:
- Kĩ năng làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập.
- Kĩ năng chia sẻ thông tin lịch sử.
Năng lực giao tiếp:

- Khả năng sử dụng ngôn ngữ để trình bày một nội dung kiến thức.
- Diễn đạt được ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì, tránh “hiện đại hóa” lịch sử.
- Sử dụng ngôn ngữ để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử.

5


Để phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp, căn cứ vào mục tiêu bài học,
giáo viên lựa chọn một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như:
phương pháp dạy học nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi lịch
sử, phương pháp trao đổi đàm thoại, kĩ thuật KWL, kĩ thuật “3 lần 3”…
7.1.2.1. Phương pháp dạy học nhóm
a. Bản chất
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành
các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách
nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.
b. Biện pháp thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
- Bước 1: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ
+ Giới thiệu chủ đề
+ Thành lập nhóm
+ Xác định nhiệm vụ các nhóm
- Bước 2: Làm việc nhóm
+ Chuẩn bị chỗ làm việc
+ Lập kế hoạch làm việc
+ Thoả thuận quy tắc làm việc

+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Chuẩn bị báo cáo kết quả.
- Bước 3: Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
+ Các nhóm trình bày kết quả
+ Đánh giá kết quả.
C. Vận dụng vào bài học:
6


Vận dụng vào bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc
đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
* Khi dạy mục 1 (I): Tình hình nước Nga trước cách mạng: phương
pháp làm việc nhóm được tiến hành như sau:
- Bước 1: Làm việc toàn lớp: nhập đề và giao nhiệm vụ
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề: Tìm hiểu về tình hình nước Nga trước cách mạng.
+ Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí
và các thành viên.
+ Xác định nhiệm vụ các nhóm: học sinh quan sát hình ảnh, đọc tư liệu, dựa vào
Ssách giáo khoa và thực hiện yêu cầu (giáo viên phát phiếu học tập):

7


NHÓM 1
“…Hoàng đế Nikolai II trị quốc từ năm 1894 đến
khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Dưới
triều ông, Nga đã lâm vào khủng hoảng kinh tế và
quân sự. Những kẻ phê phán ông đã gọi ông là
Nikolai Kẻ khát máu, vì vụ thảm kịch Khodynka,
Ngày chủ nhật đẫm máu, và những vụ trấn áp người

Do Thái xảy ra dưới triều ông. Ông đã đẩy nước
Nga vào cuộc chiến tranh với đế quốc Nhật Bản, mà
Nga là đế quốc bại trận…Cũng chính ông là người
đã ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng 8
năm 1914, đưa Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới
thứ nhất.

NGA HOÀNG NI-CÔ-LAI II

Theo đánh giá của giới sử học, Trong cuộc đại chiến, quân Nga tham chiến phe Đồng Minh,
cùng quân Anh, Pháp chống lại quân Đức, Áo-Hung…”sinh thời Sa hoàng Nicolai II (1868-1918), vị
vua cuối cùng của triều đại phong kiến Nga luôn được xem là một trong những nhà quân chủ giàu
nhất hành tinh, Tài sản của Hoàng gia bao gồm những khu trang trại khổng lồ chiếm gần 1/10 diện
tích đất canh tác của đế chế Nga mênh mông, chưa kể hàng loạt các tòa cung điện nguy nga và dinh
thự lộng lẫy cùng kho vàng bạc, đồ trang sức và vô vàn các tác phẩm nghệ thuật đắt giá khác.
Trong hơn 2 thập niên trị vì, tương phản với mức độ giàu có của Hoàng tộc là sự kiệt quệ của
nền kinh tế nước Nga, hệ quả của những cuộc phiêu lưu quân sự kéo dài khiến Nicolai II có thêm
biệt danh là “Bloody Nicolai” (Nicolai khát máu).

Yêu cầu:
1. Nếu là Nga hoàng Nicolai 2, em hãy giới thiệu ngắn gọn về mình (Gợi
ý: Là ai? Quyền lực như thế nào? Tài sản ra sao? Làm gì để tăng cường sức
mạnh?)
2. Nêu nét nổi bật về tình hình chính trị Nga trước cách mạng:

8


NHÓM 2


Bức tranh: “Những người lính Nga ngoài mặt trận năm 1917” phản ánh: cảnh tượng bãi
xác binh lính Nga, chứng tỏ ngoài mặt trận, quân đội Nga thua trận. Tính đến năm 1917, có
tới 1,5 triệu người chết, 4,5 triệu người bị thương...

Yêu cầu:
1. Tưởng tượng mình là một người lính Nga và hãy giới thiệu về mình.
(Gợi ý: Là ai? Cuộc sống ra sao? Phục vụ ai? Cảm nhận như thế nào khi ra chiến
trường? Cảm nhận như thế nào khi bại trận?)
2. Năm 1914, có sự kiện gì đối với nước Nga? Sự kiện đó tác động đến Nga
như thế nào?

NHÓM 3
9

NƠI Ở NÔNG
CỦA NÔNG
DÂNTRƯỚC
NGA NĂM
1917
NGƯỜI
DÂN NGA
CÁCH MẠNG


NẠN ĐỐI Ở NGA NĂM 1917

NẠN ĐÓI Ở NGA NĂM 1917

Hàng vạn phụ nữ Nga đau khổ tiễn chồng con và


“…Không thể sống được nữa. Khôngngười
có thân
ăn. tham
Không
cóchiến
mặc.
Không
gia cuộc
tranh
đế quốccó
do gì để
Nga hoàng phát động
sưởi ấm. Ở ngoài mặt trận là máu, là thương tật, là chết
chóc. Hết đợt bắt lính này

đến đợtYêu
bắt cầu:
lính khác, con em chúng ta bị lùa đến lò sát sinh dành cho con người.
Không thể
im lặng
được
1. Nếu
là một
nữnữa!
nông dân Nga, em hãy nói về cuộc sống của mình (cuộc
Hãy
tấtcụcảramọi
quang vì đấu
sống như
thế kêu

nào,gọi
nông
sao,người
chiến lính
tranhđấu
sảy tranh.
ra cuộcThà
sốngchết
nhưvinh
thế nào?)
tranh cho
nhânhình
cònkinh
hơn tế
là-bỏ
ngoài mặt trận vì độc lập của bọn
2. sự
Nêunghiệp
nổi bậtcông
về tình
xãmạng
hội Nga
tư sản hay tàn tạ vì đói và làm việc quá sức”.
NHÓM 4
(Truyền đơn của BCH Đảng bộ Bônsêvích – tháng 2/1917)
10


“...Chúng ta phải trả qua một thời kì
chưa từng có-những ngày đẫm máu:

dưới ngọn cờ của Nga hoàng, hàng triệu
công nhân phải chiến đấu ngoài mặt
trận vì bọn tư bản, hàng triệu người
khác đang rên xiết dưới gánh nặng của
nạn đắt đỏ và tình trạng kinh tế bị tàn
phá. Các tổ chức công nhân bị phá vỡ,
tiếng nói của công nhân bị bóp nghẹt.
Tâm hồn và thể xác công nhân bị cưỡng
chế.
Tìm lối thoát ở đâu?...”
(Theo: Lịch sử Cách mạng XHCN
tháng Mười Nga vĩ đại)

LÊ NIN
Yêu cầu:
1. Nếu em là đại diện của Đảng Bôn-sê-vích em sẽ nói gì với dân chúng
lúc này? Em sẽ làm gì để đưa nhân dân Nga thoát ra khỏi khó khăn cực khổ?
2. Tại sao đầu năm 1917, nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng?
Yêu cầu chung: Học sinh thảo luận và sử dụng kĩ thuật “Đóng vai” trình
bày bài thuyết trình của nhóm.

11


- Bước 2: Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui
tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở phân tích tài liệu giáo viên
cung cấp, thực hiện yêu cầu nhiệm vụ, cử đại diện chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt
động nhóm.
- Bước 3: Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
+ Các nhóm trình bày kết quả: Trên cơ sở được giáo viên cung cấp tư liệu

thành văn và tư liệu ảnh về những biểu hiện của tình hình nước Nga trước cách
mạng, đại diện nhóm tưởng tượng mình là Nga hoàng NicôlaiII, người nữ nông
dân Nga, người lính Nga và đại diện của Đảng Bônsêvích Nga trước cách mạng
thuyết trình về cuộc sống và những suy nghĩ quan điểm của mình một cách sinh
động, hấp dẫn, truyền cảm để lại ấn tượng sâu sắc. Giáo viên giúp học sinh
không chỉ nhìn nhận đúng sự kiện mà còn diễn tả bằng ngôn ngữ, cảm xúc đúng
bối cảnh lịch sử, tránh tình trạng “hiện đại hóa lịch sử”.
+ Đánh giá kết quả: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng
nghe, nhận xét, thảo luận (theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày,
học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề
nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời
gian cho mỗi nhóm đóng vai thuyết trình là từ 3 - 5 phút.
Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại
nội dung học sinh cần nắm.
* Khi dạy mục 2 (I): Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười:
việc tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm có thể tiến hành theo các bước như sau:
Về cuộc cách mạng tháng Hai:
- Bước 1: Làm việc toàn lớp:
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề: Tìm hiểu về Cuộc cách mạng tháng Hai
+ Học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi (cùng bàn)
+ Xác định nhiệm vụ: Cho học sinh quan sát 1 số hình ảnh về cuộc cách
mạng tháng Hai, dựa vào kiến thức sách giáo khoa học sinh quan sát, thảo luận
và điền vào phiếu học tập (các nhóm hoàn thành nội dung 1 đến 5):
12

Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công
nhân ở Pê-tơ-rô-grat


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG HAI NĂM 1917
1

Sự kiện mở đầu

2

Phương pháp

3

Lãnh đạo

4

Lực lượng tham gia

5

Kết qủa

6

Tính chất

- Bước 2: Làm việc nhóm: Các nhóm cặp đôi dựa vào sách giáo khoa và
hình ảnh giáo viên cung cấp thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- Bước 3: Làm việc toàn lớp:

13



+ Giáo viên gọi học sinh ngẫu nhiên lên trả lời từng nội dung. Ở mỗi nội
dung, sau khi một học sinh trả lời, các học sinh khác có thể bổ sung, nhận xét.
Cuối cũng, giáo viên nhận xét và chốt ý.
+ Từ các nội dung trên phiếu học tập: Lãnh đạo, lực lượng tham gia và kết
quả của cuộc cách mạng tháng Hai, giáo viên giúp học sinh hình thành khái
niệm: tính chất của cách mạng tháng Hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG HAI NĂM 1917
1

Sự kiện mở đầu

Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat

2

Phương pháp

Biểu tình=> Tổng bãi công chính trị=>Khởi nghĩa vũ trang

3

Lãnh đạo

Giai cấp vô sản (Đảng Bôn-sê-vích)

4


Lực lượng tham gia

Công nhân, nông dân và binh lính

5

Kết qủa

- Chế độ Nga hoàng bị lật đổ.
- Thành lập các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính
và chính phủ lâm thời của GCTS

6

Tính chất

Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

+ Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt
lại nội dung học sinh cần nắm: Từ kết quả phiếu học tập, giáo viên đặt câu hỏi:
Em hãy nhận xét về kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai? (giành được chính
quyền, tình trạng đặc biệt: hai chính quyền song song tồn tại...). Kết quả lớn
nhất của cuộc cách mạng tháng Hai là gì? (giành được chính quyền)Vì sao sau
cách mạng tháng Hai lại tồn tại hai chính quyền song song? (cả hai lực lượng
đều chưa đủ mạnh...)
Vì sao năm 1917, nước Nga có 2 cuộc cách mạng? (cách mạng tháng Hai
đã giải quyết được nhiệm vụ gì? (lật đổ chế đội phong kiến...). Còn nhiệm vụ gì
phải tiếp tục giải quyết? (lật đổ chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản...)
Vì sao Lê nin đưa ra bản Luận cương tháng Tư, chủ trương chính đề cập
trong bản Luận cương tháng Tư là gì? (để giải quyết yêu cầu của cách mạng,

chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa...)
14


Về cuộc Cách mạng tháng Mười:
- Bước 1: Làm việc toàn lớp:
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề: Tìm hiểu về Cuộc cách mạng tháng Mười
+ Học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi (cùng bàn)
+ Xác định nhiệm vụ: Cho học sinh quan sát 1 số hình ảnh về cuộc cách
mạng tháng Mười, dựa vào kiến thức sách giáo khoa học sinh quan sát, thảo luận
và điền vào phiếu học tập (các nhóm hoàn thành nội dung 1 đến 4):
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG HAI NĂM 1917
1

Chủ trương của Đảng
Bôn-sê-vích

2

Diễn biến chính

24/10:
25/10:
Đầu năm 1918:

3

Lực lượng tham gia


4

Kết qủa

5

Tính chất

15


CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
- Bước 2: Làm việc nhóm: Các nhóm cặp đôi dựa vào sách giáo khoa và
hình ảnh giáo viên cung cấp thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- Bước 3: Làm việc toàn lớp:
+ Giáo viên gọi học sinh ngẫu nhiên lên trả lời từng nội dung. Ở mỗi nội
dung, sau khi một học sinh trả lời, các học sinh khác có thể bổ sung, nhận xét.
Cuối cũng, giáo viên nhận xét và chốt ý.

16


+ Từ các nội dung trên phiếu học tập: Lãnh đạo, lực lượng tham gia và kết
quả của cuộc cách mạng tháng Mười, giáo viên giúp học sinh hình thành khái
niệm: tính chất của cách mạng tháng Mười là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG HAI NĂM 1917
1

Chủ trương của Đảng

Bôn-sê-vích

Chuyển từ CM DCTS => CMXHCN

2

Diễn biến chính

24/10: bắt đầu khởi nghĩa
25/10: 10 tấn công cung điện Mùa Đông→ Khởi nghĩa Pêtơrôgrát
giành thắng lợi
Đầu năm 1918: giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

3

Lực lượng tham gia

Công nhân, nông dân và binh lính

4

Kết qủa

- Chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ hoàn toàn.
- Chính quyền về tay vô sản và nhân dân lao động.

5

Tính chất


Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Từ kết quả phiếu học tập, giáo viên đặt câu hỏi nâng cao để học sinh
trao đổi, thảo luận: Vì sao Lê nin quyết định khởi nghĩa sớm 1 ngày? (Vì kế
hoạch bị lộ, khởi nghĩa sớm để đảm bảo cơ hội chiến thắng, đây là quyết định
sáng suốt cỉa Lê nin...). Ý nghĩa của ngày 25/10/1917 với nước Nga? (trở thành
ngày thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga...)
Vận dụng vào bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)
* Khi dạy mục II: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
- Bước 1: Làm việc toàn lớp:
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề: Tìm hiểu về Công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)
+ Tổ chức tìm hiểu kiến thức mới dưới dạng trò chơi, chia học sinh làm 4
đội, tương ứng với 4 tổ, kê bàn ghế để học sinh trong nhóm có thể dễ dàng trao
đổi, thảo luận. Mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên.
+ Xác định nhiệm vụ: Giáo viên giao cho 4 đội mỗi tổ một tờ giấy A0,
chia thành từng cột với nội dung tương ứng: công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa
– giáo dục và xã hội.
17


Giao cho các nhóm những hình ảnh và nội dung về thành tựu của công
cuộc xây dựng của Liên Xô (dưới dạng từng miếng dán), yêu cầu mỗi nhóm dựa
vào nội dung sách giáo khoa, thảo luận, trong vòng 7 phút dán nội dung và hình
ảnh vào lĩnh vực tương ứng.
- Bước 2: Làm việc nhóm: Các nhóm phối hợp làm việc, dán nhanh các
nội dung và hình ảnh vào cột tương ứng

LÀM VIỆC NHÓM
- Bước 3: Làm việc toàn lớp: + Hết thời gian yêu cầu, các nhóm treo sản

phẩm của mình lên bảng thuyết trình về thành thựu của Liên Xô trên các lĩnh vực.
Giáo viên kiểm tra, cho các nhóm nhận xét chéo nhau, giáo viên nhận xét và chốt ý.
18


NHÓM 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ
7.1.2.2. Phương pháp đóng vai
a. Bản chất
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm
giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự
việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc học sinh cùng
nhau thực hiện một yêu cầu khó sẽ phát triển năng lực hợp tác. Bằng phương
pháp này, học sinh sẽ tăng trí tưởng tượng, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt,
biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử qua các thời kì qua đó sẽ phát triển tốt năng
lực giao tiếp. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tránh tình trạng “hiện đại hóa
lịch sử”.
b. Biện pháp thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng
nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
19


- Lớp và giáo viên thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai
diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
c. Vận dụng vào bài học:
Vận dụng vào bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu

tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
* Khi dạy mục 1 (I): Tình hình nước Nga trước cách mạng: phương
pháp “đóng vai” được thực hiện khi các nhóm trình bày sản phẩm hoạt động
nhóm dưới hình thức đóng vai nhân vật (dựa vào tư liệu giáo viên cung cấp).
Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận,
hoàn thiện nội dung vào phiếu trả lời nhanh. Thời gian cho mỗi nhóm đóng vai
thuyết trình là từ 3 - 5 phút. Sau đó, giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một
số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm.
Nhóm 1: Cử đại diện đóng vai Nga hoàng Ni-cô-lai II trước cách mạng:
Ta là Nga hoàng Ni-cô-lai II, người trị vì đất nước Nga hùng mạnh nhất thế giới.
Ta là người vô cùng giàu có, ta có những khu trang trại khổng lồ chiếm gần 1/10
diện tích đất canh tác của đế chế Nga mênh mông, chưa kể hàng loạt các tòa cung
điện nguy nga và dinh thự lộng lẫy cùng kho vàng bạc, đồ trang sức và vô vàn các
tác phẩm nghệ thuật đắt giá khác. Mọi kẻ chống đối ta đều phải trả giá bằng máu,
sức mạnh của nước Nga phải được tăng cường bằng những cuộc chinh phạt, mọi
nguồn lực trong nước phải dành cho quân đội, chiến tranh đem lại sức mạnh cho
ta…

20


NHÓM 1 “ĐÓNG VAI”
- Các nhóm khác có thể đặt các câu hỏi bổ sung: Vì sao nhà vua lại đẩy
nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc?...
- Giáo viên tổ chức cả lớp thảo luận: Vây tình hình chính trị nổi bật nước
Nga trước cách mạng là gì? Giáo viên chốt ý: Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là nước
quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
Nhóm 2: Cử đại diện đóng vai người lính Nga trước cách mạng: Tôi là
một người lính Nga, tôi bị Nga hoàng bắt đi lính, phải tham gia chiến đấu ngoài
chiến trường. Chúng tôi phải xa vợ, xa con, chiến đấu hết trận này đến trận khác.

Chiến trường thật khốc liệt, chúng tôi phải chứng kiến những cảnh tượng khủng
khiếp, đó là những trận thua, những xác chết, những người bạn chiến đấu của
tôi, lần lượt ra đi. Chúng tôi bị ám ảnh hàng ngày vì những đói, rét, thiếu thốn,
vì nhưng “bãi xác” hàng ngày được chứng kiến nhưng chúng tôi không thể dừng
lại, chúng tôi không được phép trở về. Thật là khủng khiếp, chúng tôi đã trải qua
những tháng ngày vô nghĩa và tồi tệ, chúng tôi cứ tham gia chiến đấu mà không
biết mình chiến đấu vì ai. Vì vợ, vì con ư? Họ đâu cần những cuộc chiến đấu vô
nghĩa này. Vì Nga hoàng ư? Chúng tôi căm ghét Nga hoàng…
- Các nhóm khác có thể đặt các câu hỏi bổ sung: Vì sao anh không rời bỏ
quân đội để trở về nhà? (chế độ Nga hoàng sẽ không buông tha tôi, sẽ trả thù vợ
21


con tôi…). Nếu Đảng Bônsêvích kêu gọi anh nổi dậy đấu tranh chống chiến
tranh, lật đổ Nga hoàng anh có sẵn sàng theo không? (tôi sẵn sàng…)
- Giáo viên tổ chức cả lớp thảo luận: Sự kiện nào đầu thế kỉ XX làm cho
tình hình nước Nga thêm trầm trọng. Giáo viên chốt ý: Năm 1914, Nga hoàng đã
đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội
nghiêm trọng.

NHÓM 2 “ĐÓNG VAI”
Nhóm 3: Cử đại diện đóng vai người nữ nông dân Nga trước cách mạng:
Tôi là một người phụ nữ Nga khốn khổ, cũng giống như bao người phụ nữ
Nga khác. Chúng tôi làm việc nặng nhọc trên đồng ruộng, với những phương
tiện canh tác lạc hậu và không có sự giúp đỡ của đàn ông. Gia đình tôi sống
trong một túp lều lụp sụp, siêu vẹo như nơi ở của những người nông nô thời
trung cổ. Mùa đông lạnh giá, chúng tôi không có gì để sưởi ấm, các con nhỏ của
tôi đói rét, không có gì để ăn. Tôi đã rất đau khổ khi phải tiễn chồng và con trai
lớn của mình ra trận. Chiến tranh làm cuộc sống của chúng tôi càng trở nên tồi
tệ hơn…

- Các nhóm khác có thể đặt các câu hỏi bổ sung: Vì sao cuộc sống của chị
và gia đình lại cực khổ? (vì những chính sách thuế khóa nặng nề của Nga hoàng,
vì Nga hoàng bắt chồng con tôi phải ra trận…tôi căm ghét Nga hoàng. Mong
22


muốn lớn nhất của chị là gì? (chiến tranh kết thúc, chồng con tôi được an toàn
trở về, chúng tôi có lương thực thực phẩm, được sưởi ấm…chúng tôi không
muốn sống dưới chế độ này nữa…)
- Giáo viên tổ chức cả lớp thảo luận: đời sống kinh tế - xã hội nước Nga
trước cách mạng như thế nào. Giáo viên chốt ý:
+ Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi,
công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
+ Về xã hội: Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế
quốc Nga vô cùng cực khổ.
Nhóm 4: Đóng vai đại diện của Đảng Bônsêvích Nga: Hỡi những người
công nhân, những người nông dân và anh em binh lính! Chúng ta không thể tiếp
tục sống như thế này được nữa. Chúng ta không có ăn. Không có mặc. Không có
gì để sưởi ấm. Ở ngoài mặt trận là máu, là thương tật, là chết chóc. Hết đợt bắt
lính này đến đợt bắt lính khác, con em chúng ta bị lùa đến lò sát sinh dành cho
con người. Không thể im lặng được nữa!
Chúng ta đang phải trả qua những ngày đẫm máu: dưới ngọn cờ của Nga
hoàng, hàng triệu công nhân phải chiến đấu ngoài mặt trận vì bọn tư bản, hàng
triệu người khác đang rên xiết dưới gánh nặng của nạn đắt đỏ và tình trạng kinh
tế bị tàn phá. Các tổ chức công nhân bị phá vỡ, tiếng nói của công nhân bị bóp
nghẹt. Tâm hồn và thể xác công nhân bị cưỡng chế. Tìm lối thoát ở đâu?...
Dưới ngọn cờ của giai cấp công nhân, của Đảng Bônsêvích, anh em hãy
vùng lên. Thà chết vinh quang vì đấu tranh cho sự nghiệp công nhân còn hơn là
bỏ mạng ngoài mặt trận vì độc lập của bọn tư sản hay tàn tạ vì đói và làm việc
quá sức…Hãy lật đổ Nga hoàng…

- Giáo viên tổ chức cả lớp thảo luận: Vì sao cách mạng tháng Mười Nga
bùng nổ? Cách mạng Nga bùng nổ dưới sự lãnh đạo của ai? Tiền đề của cuộc
cách mạng tháng Mười Nga là gì? Giáo viên chốt ý:
+ Chứng tỏ phong trào có sự lãnh đạo của Đảng bộ Bônsêvích
+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
23


=> Như vậy, năm 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng
nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng.
7.1.2.3. Phương pháp trò chơi
a. Bản chất
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một
vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua
một trò chơi nào đó. Đây là phương pháp tạo hứng thú trong học tập cho học sinh,
qua đó giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức lịch sử. Đồng thời, phương pháp trò
chơi giúp học sinh tăng khả năng giao tiếp và khả năng hợp tác theo đội, nhóm.
b. Biện pháp thực hiện
- Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh
- Chơi thử (nếu cần thiết)
- Học sinh tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
c. Vận dụng vào bài học
Vận dụng vào bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc
đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
- Để khởi động bài học, giáo viên tổ chức trò chơi đoán hình: Đây là hình
ảnh gì? Giáo viên cho hình ảnh bị che lấp bởi 3 miếng ghép, mỗi miếng ghép
tương ứng với một câu hỏi:
Miếng ghép 1: Là quốc kỳ của một quốc gia từ năm 1923 đến năm 1991
Miếng ghép 2. Là biểu tượng của Liên minh công-nông dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản
Miếng ghép 3. Không chỉ là biểu tượng thắng lợi của cuộc cách mạng
tháng Mười Nga, là quốc kỳ của Liên bang Xô viết, nó còn là biểu tượng của
toàn thể phong trào Cộng sản Quốc tế.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

24


+ Trả lời các câu hỏi để mở miếng ghép.
+ Sau khi mở các miếng nghép ta có hình ảnh gì?
+ Hình ảnh gợi cho ta chủ đề bài học là gì?
Từ việc trả lời câu hỏi, khám phá tìm ra hình ảnh kích thích sự tò mò,
lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình
thành kiến thức mới của bài học.
- Có thể gọi nhiều học sinh trả lời câu hỏi. Đáp án: Lá cờ đỏ búa liềm của Liên

- Giáo viên dẫn dắt: Lá cờ đỏ búa liềm là biểu tượng của tình đoàn kết
công nông, là lực lượng chủ yếu làm nên cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ
đại, sự kiện dẫn đến hình thành nước Nga Xô Viết, nhà nước chủ nghĩa xã hội
đầu tiên trên thế giới. Vậy cuộc cách mạng tháng Mười Nga diễn ra như thế nào
và có ý nghĩa lịch sử gì, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài: “ Cách mạng tháng
Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)”

25


×