Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161 KB, 13 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG.
1.1. TỔNG QUAN TÍN DỤNG.
1.1.1. Khái niệm cơ bản về Tín dụng.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa hai chủ thể là
bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,
Doanh nghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay giao tiền hoặc tài sản
cho bên đi vay được sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, đồng
thời bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện vốn và lãi cho bên cho vay khi đến
hạn thanh toán đã thỏa thuận.
1.1.2. Phân loại Tín dụng.
Tùy theo từng tiêu thức phân loại mà có nhiều loại Tín dụng khác nhau:
 Căn cứ vào thời hạn, có hai loại cho vay:
- Cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế,
nhằm hình thành nguồn vốn lưu động.
- Cho vay trung và dài hạn giúp các đơn vị thực hiện các dự án đầu tư, đổi
mới thiết bị, hình thành nên nguồn vốn cố định.
 Căn cứ vào tính chất đảm bảo, có hai loại cho vay:
- Cho vay bằng tín chấp, thường đối tượng vay là cán bộ công nhân viên
- Cho vay có đảm bảo trực tiếp như: Thế chấp, cầm cố, bão lãnh, giúp Ngân
hàng hạn chế được rủi ro.
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, có hai loại cho vay:
- Cho vay sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng.
 Căn cứ vào mối quan giữa các chủ thể, có hai loại cho vay:
- Cho vay trực tiếp: người đi vay và người trả nợ là một chủ thể.
- Cho vay gián tiếp (chiết khấu): người đi vay và người trả nợ là hai chủ thể
khác nhau.
 Căn cứ vào phương pháp cấp tiền vay và thu nợ có hai loại cho vay:
- Cho vay theo tài khoản luân chuyển.
- Cho vay theo hạn mức. Bên vay có thể vay nhiều lần khi cần thiết (đảm bảo
trong hạn mức mà Ngân hàng đã cấp).


1.1.3. Nguyên tắc Tín dụng Ngân hàng.
Nghiệp vụ Tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và đây cũng là
hoạt động có tính rủi ro nhất. Vì vậy việc kiểm tra, quản lý thường xuyên và chặt
chẽ đối với hoạt động này là cần thiết và quan trọng mà Ngân hàng phải thực hiện.
Bằng các biện pháp cụ thể làm sao Ngân hàng phải đảm bảo việc thu hồi nợ gốc
và lãi đến hạn đến mức tối đa có thể. Để làm được điều này Ngân hàng phải thực
hiện dựa theo những nguyên tắc cơ bản sau:
 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp
đồng Tín dụng và có hiệu quả kinh tế:
Điều này bắt buộc bên đi vay phải làm đơn xin vay và trong đó phải nói rõ
mục đích đi vay và là phương án hoạt động mà nhân viên Tín dụng Ngân hàng
thẩm định là có hiệu quả. Khi cho vay Ngân hàng phải cử cán bộ theo dõi sát việc
thực hiện phương án đã vạch ra của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng sử
dụng vốn không đúng mục đích thì Ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước thời hạn
ghi trong hợp đồng Tín dụng. Nguyên tắc này còn là phương châm hoạt động của
Tín dụng.
 Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi vay đúng thời
hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng:
Thu hồi nợ là điều tất yếu của bất cứ bên cho vay nào. Ngân hàng cũng vậy,
nếu Ngân hàng muốn kinh doanh có lãi và tồn tại để hoạt động thì mối quan tâm
hàng đầu là cho vay phải thu hồi được nợ. Trong việc thu hồi nợ cần phải đáp ứng
hai yêu cầu là thu hồi nợ đúng thời hạn như trong hợp đồng Tín dụng và khi cho
vay phải xác định kỳ hạn nợ cho rõ ràng. Bởi vì nguồn vốn của Ngân hàng chủ
yếu là nguồn vốn huy động vì thế nếu các khoản Tín dụng không trả đúng hạn thì
sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của Ngân hàng. Để đảm bảo nguyên tắc này
thì Ngân hàng phải bắt buộc bên đi vay phải có sự đảm bảo bằng việc thế chấp
hoặc cầm cố bằng tài sản có giá trị tương đương, như vậy Ngân hàng mới an tâm
cho vay.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG.
1.2.1. Khái niệm cơ bản về rủi ro Tín dụng.

Rủi ro Tín dụng là sự xuất hiện của các biến cố không bình thường xảy ra
trong quan hệ Tín dụng. Rủi ro này xuất phát từ việc không thu hồi được nợ hoặc
thu hồi nhưng không đầy đủ khi nợ đến hạn.
1.2.2. Phân loại rủi ro Tín dụng.
Rủi ro Tín dụng được chia thành các loại như sau:
 Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro Tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa
chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ:

Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích Tín dụng, khi Ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn hiệu
quả để ra quyết định cho vay.

Rủi ro đảm bảo: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các
điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể
đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm
bảo.

Rủi ro nghiệp vụ: Là loại rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản
vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng
rủi ro và kỷ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
 Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro Tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân
hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

Rủi ro nội tại: Là loại rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm
riêng, mang tính chất riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc
ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc
điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.


Rủi ro tập trung: Là trường hợp Ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều Doanh nghiệp hoạt
động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng
địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
 Rủi ro thanh khoản: Là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp Ngân hàng
thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền
hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng
thanh khoản.
 Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay
ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều
hướng bất lợi trong Ngân hàng.
 Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị
trường hoặc của những yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài
sản hoặc làm giảm thu nhập của Ngân hàng.
1.2.3. Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro Tín dụng.
• Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thương mại.
Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro Tín
dụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:
- Ngân hàng đưa ra chính sách Tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và
thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của Ngân hàng.
- Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: Không
đánh giá đầy đủ, chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài
sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm
tra giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ Tín dụng còn yếu kém nên việc đánh giá
các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả
thi mà vẫn cho vay.
- Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh
doanh như: Thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiền khi

giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng.
- Ngân hàng đôi khi quá chủ động về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi
nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh.

×