Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.91 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. Phương hướng hoạt động của Kienlongbank Cần Thơ năm 2011:
Năm 2011 là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, nhiều biến động về tình hình
kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, đây là cơ hội thuận lợi giúp
Kienlongbank Cần Thơ nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị thế và năng lực cạnh
tranh, góp phần vào sự phát triển chung của Thành phố. Chính vì thế mà Kienlongbank
Cần Thơ đã xây dựng phương hướng hoạt động cụ thể như sau:
Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần và sức cạnh tranh. Tăng cường vận động, tuyên
truyền, tiếp thị, đổi mới phong cách, thái độ giao tiếp với khách hàng.
Tập trung đào tạo tay nghề, chuyên môn cho cán bộ nhân viên, tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát nội bộ, rà soát bổ sung quy chế điều hành. Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.
Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng, tập trung nâng cao
chất lượng tín dụng, có chính sách thích hợp ngăn chặn rủi ro. Đẩy nhanh tiến trình hội
nhập, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các nước và các tổ chức tài chính nhằm đảm bảo
hoạt động hiệu quả, ổn định và phát triển bền vững.
Tăng cường năng lực tài chính thông qua thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, áp
dụng lãi suất huy động và cho vay tại các vùng cạnh tranh cao.
Một số mục tiêu cụ thể:
Tổng vốn huy động tăng 20% so với năm 2010. Tổng dư nợ tăng 10% - 20% so với
năm 2010. Trong đó tín dụng thương mại tăng 19% - 35%, nâng dần tỷ trọng tín dụng
trung và dài hạn chiếm 60% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% trên tổng dư nợ.
Kết quả tài chính đảm bảo kinh doanh có lãi, chênh lệch thu chi tăng 15% so với năm
2010.
3.2. Đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Kiên
Long – Chi nhánh Cần Thơ:
3.2.1. Những mặt đạt được:
Đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp và các kênh
huy động vốn trong nước và ngoài nước, chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn


thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm dài hạn trong dân cư, khai thác
nhiều nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế phục vụ cho đầu tư phát triển.
Quy mô tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng,
tạo điều kiện nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường, mang lại lợi
nhuận cao. Tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Chất lượng các khoản vay
được đảm bảo, công tác thẩm định tín dụng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể qua
các năm.
Đội ngũ nhân viên tín dụng của Ngân hàng chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình, đầu tư
đào tạo nâng cao kỹ năng của các nhân viên. Bên cạnh đó, Kienlongbank Cần Thơ cũng
không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng.
3.2.2. Những mặt hạn chế:
Nợ quá hạn còn chiếm một tỷ lệ cao (năm 2009 là 4,698 triệu đồng và năm 2010 là
7,047 triệu đồng) và chủ yếu tập trung vào thành phần cá nhân – hộ gia đình, điều này ảnh
hưởng rất nhiều đến khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận của Ngân hàng.
Dư nợ trung và dài hạn cao nhưng không đồng đều, tập trung chủ yếu vào cá nhân –
hộ gia đình và ngành thương mại dịch vụ. Chưa tập trung khai thác các đối tượng doanh
nghiệp, các ngành công nghiệp nên chưa khai thác hết hiệu quả của hoạt động tín dụng
trung và dài hạn.
Thiếu thông tin trong đầu tư đặc biệt là sự gắn kết giữa quy hoạch ngành và lãnh thổ,
tạo sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Đây là lý do
khiến nhiều dự án đầu tư trung và dài hạn ở nhiều lĩnh vực không đạt hiệu quả như dự
kiến, làm cho nhiều dự án không có khả năng thu hồi vốn, gây ảnh hướng đến hoạt động
tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài
hạn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ:
3.3.1 Dự báo doanh số cho vay trung và dài hạn
Để xây dựng kế hoạch tìn dụng cho vay trung và dài hạn trong các năm kế tiếp, cần
phải dự báo doanh số cho vay trung và dài hạn. Kết quả dự báo sẽ cho biết xu hướng biến
động của doanh số ra sao. Nó là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch tín dụng và giải
pháp thực hiện của các bộ phận.

Để đảm bảo tính khoa học khách quan trong dự báo, cần phải kiểm định mô hình dự
báo, xem xét tính tương thích của mô hình được sử dụng trong dự báo..
Giả thuyết đặt ra là:
Thứ nhất, các giá trị dự báo có ăn khớp với các giá trị thực tế đã thu thập được hay
không?
Thứ hai, các chỉ số thống kê của mô hình có đạt được độ tin cậy và được chấp nhận
trong dự báo hay không? Từ hai câu hỏi trên, các giả thuyết được đặt ra là:
H
0
: Mô hình dự báo không phù hợp với các dữ liệu thu thập được
H
1
: Mô hình dự báo phù hợp với các dữ liệu thu thập được
Sử dụng phương pháp hồi quy (Regression), phân tích phương sai ANOVA với sự hỗ
trợ của phần mềm thống kê SPSS.V.15 để kiểm định giả thuyết này. Hệ số tương quan R
cho biết mối tương quan giữa các biến, là công cụ đo lường độ lớn về liên hệ tuyến tính
giữa hai biến, có trị số từ -1 đến +1; hệ số xác định R
2
(R Square) là hệ số rất quan trọng
cho biết mô hình tuyến tính này “ăn khớp” hay phù hợp (Fitted) đến mức nào với các trị số
của các điểm phân tán (hay bao nhiêu phần trăm của tổng bình phương toàn phần được giải
thích bằng phương trình hồi quy để dự báo), có gía trị từ 0 đến +1. Hệ số R
2
càng lớn (tiến
tới 1) thì đường thẳng hồi quy càng ăn khớp với các điểm phân tán.
Nếu R
2
: <0.3 : Mối quan hệ rất yếu (không được chấp nhận)
0.3 ≤ R
2

<0.5 : Mối

quan hệ trung bình (được chấp nhận)
0.5 ≤ R
2
<0.7: Mối

quan hệ khá chặt chẽ
0.7 ≤ R
2
≤ 1

: Mối

quan hệ rất chặt chẽ
Hồi quy có quan hệ với phân tích phương sai. Vì vậy sau khi xác định được hệ số R
2
,
cần phải quyết định xem mô hình dự báo mà ta muốn áp dụng để mô tả hai hai biến số liên
hệ (biến thực tế quan sát được và biến dự báo) liệu có tương thích không. Kiểm định F,
dựa trên phân phối xác suất F(Fisher), được dùng để kiểm định mức ý nghĩa trong mô hình
hồi quy này. Trị số F trong bảng phân tích phương sai ANOVA có ý nghĩa thống kê (được
thể hiện bằng chỉ số Sig.=Significance= p-value).
Quy luật bác bỏ:
H
o
: β
1
=0
H

1
: β
1
#o
Bác bỏ H
o
nếu F>F
α.
Trong đó

F
α
dựa

trên phân phối F với các bậc tự do (tra bảng
phân phối F, với mức α =0.05). Nếu Sig của F có trị số từ nhỏ hơn 0.05 đến 0.01: có ý
nghĩa; Sig có trị số 0.01 hay nhỏ hơn: rất có ý nghĩa.
Cả hai trị số này cho phép ta bác bỏ giả thuyết Ho và chấp nhận giả thuyết H
1
. Theo
đó, ta có thể kết luận là mô hình dự báo cáo quan hệ tuyến tính và phù hợp với các dữ liệu
thu thập được.
Dựa vào bảng số liệu doanh thu của công ty (bảng 2.1), sử dụng mô hình dự báo
tuyến tính (Linear) với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, ta có kết quả như sau:
Trong mô hình dự báo (xem phụ lục 1) ta có hệ số R
2
là 0.996, như vậy kết quả dự
báo rất ăn khớp với kết quả thực tế thu thập được. Trong bảng phân tích ANOVA (phụ lục
2), ta có F= 232.872 > Fα = 161.476 (tra bảng phân phối F, với 1 bậc tự do ở tử số và 1
bậc tự do ở mẫu số, α =0.05). Sig.= 0.042 < 0.05. Như vậy, ta có thể bác bỏ giả thuyết Ho

và công nhận giả thuyết H
1
, tức mô hình dự báo là phù hợp.
Kết quả dự báo cho thầy, doanh số tín dụng cho vay trung và dài hạn tiếp tục tăng
trường với các con số tương ứng là 630365.65 triệu đồng (năm 2011) và 803562.46 triệu
đồng (năm 2012) (xem bảng 3.1). Đường xu hướng cũng cho thấy doanh số tiếp tục tăng
trưởng khá cáo (xem hình 3.1)
Bảng 3.1: Dự báo doanh thu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Kien
Long – Chi nhánh Cần Thơ
ĐVT: Triệu đồng
Năm Doanh thu Dự báo Sai số Đường cận dưới Đường cận trên
2008 104222.52 110775.22 -6552.7 -165366.79 386917.23
2009 297077.43 283972.03 13105.4 48477.34 519466.72
2010 450616.14 457168.84 -6552.7 181026.83 733310.85
630365.65 258015.84 1002715.46
803562.46 310989.97 1296134.95
Hình 3.1. Đồ thị đường xu hướng doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng
TMCP Kien Long – Chi nhánh Cần Thơ
3.3.2. Giải pháp dựa trên phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động tín dụng trung và dài hạn:
3.3.2.1. Xây dựng mức lãi suất phù hợp đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của khách
hàng:
Mức lãi suất hấp dẫn đương nhiên sẽ thu hút được nhiều khách hàng quan tâm và
mong muốn hợp tác. Một mức lãi suất cho vay phù hợp là một mức lãi suất mà nó đảm bảo
được khả năng sinh lời của ngân hàng, cũng như đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng,
đáp ứng kỳ vọng của họ. Vì thế, Ngân hàng cần thường xuyên cập nhật các thông tin kinh
tế, những biến động của thị trường nhằm xây dựng một mức lãi suất hấp dẫn, thu hút khách
hàng hiện tại cũng như tiềm năng.

×