Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168 KB, 17 trang )

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ THÀNH
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-
Chi nhánh Hà Thành
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh ngân hàng
ĐT&PT Hà Thành
Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà
Thành một phần gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt nam. Do vậy, trước hết chúng ta sơ qua quá trình hình thành và phát triển
cảu ngân hàng ĐT&PT Việt Nam như sau:
Giai đoạn 1957 - 1994: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam.
Ngày 26/4/1957, Thủ tướng chính phủ ký nghị định 177 - TTG thành lập
“ngân hàng kiến thiết Việt Nam” tại bộ TàI chính thay thế cho “ Vụ cấp phát vốn
kiến thiết cơ bản”. Ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do
Nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển và hỗ
trợ công cuộc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1957 - 1981, Ngân hàng là một cơ quan của Bộ Tài chính. Bấy giờ,
hoạt động của ngân hàng nặng về kiểm soát và thanh toán các công trình xây dựng
cơ bản hơn là cho vay, nặng về đánh giá và quản lý trước và trong khi cung ứng
vốn, coi nhẹ quản lý sau khi cung ứng vốn. Ngân hàng không mang bản chất của
một ngân hàng.
Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259 - CP về việc
chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Với quyết định này Ngân hàng được tổ chức của Doanh nghiệp Quốc
doanh, nhiệm vụ mới của Ngân hàng là thu hút và quản lý các nguồn vốn dành cho
đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình do ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có,
đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư, Ngân
hàng vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.
Ngày 14/11/1990 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định thành lập Ngân
hàng ĐT&PT thay thế cho Ngân hàng Đầu tư và Kiến thiết cũ. Bây giờ, ngân hàng


có chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong nước ra nước ngoàI và nhận vốn
từ ngân sách nhà nước cho vay các dự án chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát
triển.
1990 - 1994: Vẫn chủ yếu là cơ chế ngân hàng chuyên doanh lĩnh vực xây
dựng cơ bản như xây dựng cầu, đường, bệnh viện, trường học,… theo cơ chế cấp
phát.
Giai đoạn 2: 1995 - 2002: Có một số dự án theo chỉ định của Chính phủ. Đặc
thù của giai đoạn này là từ cho vay theo dự án gắn với khách hàng vay cốn trung
và dàI hạn đến phát triển trở thành một ngan hàng thương mại nhà nước với hoạt
động kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú hơn.
Năm 1997: Khi điều lệ được phê duyệt Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
chuyển mình sang kinh doanh đa năng tổng hợp là ngân hàng Thương mại thì
Ngân hàng ĐT mới hoạt động cấp phát, cho vay theo chính sách của Chính phủ
nhưng bây giờ kinh doanh theo thị trường tức là huy động vốn, tự cho vay và hoạt
động kinh doanhda dạng hơn, khách hàng phong phú hơn.
Giai đoạn 2003 - nay: Thực hiện theo nghị quyết số 14 – NQ/TW về tiếp
tục đỏi mới cơ chế, chính sách , khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư
nhân. Về chính sách tài chính, tín dụng, Nghị quyết nhấn mạnh: “Thực hiện chính
sách tài chính, tín dụng đối với kinh tế tư nhân bình đẳng với các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác, đảm bảo để kinh tế tư nhân tiếp cận và được
hưởng các ưu đãi của Nhà nước cho kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cho đầu tư theo các mục tiêu được nhà nước khuyến khích… Sớm ban hành quy
định của Nhà nước về cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó
có doanh nghiệp tư nhân… kinh tế tư nhân được dùng tài sản hình thành từ vốn
vay để thế chấp vay vốn ngân hàng. Đơn giản hoá thủ tục cho vay đi liền với dịch
vụ thanh toán, bảo lãnh tư vấn cho kinh tế tư nhân…”.
Thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001 - 2005 và tầm nhìn
2010, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã xác định rõ cơ cấu khách hàng giữ vai trò
rất quan trọng, nhất là việc thực hiện hội nghị trung ương V của Đảng. Hội đồng
quản trị, Ban Tổng Giám đốc đã quyết định thành lập và đưa vào hoạt động đơn vị

thành viên thứ 76 của mình - Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành.
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành: Thành lập ngày
16/9/2003 - Là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trên cơ sở tách
một phòng và một số quỹ tiết kiệm của sở giao dịch 1 của ngân hàng ĐT&PT Việt
Nam. Như vậy, chi nhánh Hà Thành đã đI vào hoạt động được 22 tháng với những
khởi đầu đầy thành công và thuận lợi, đạt được kết quả cao.
Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành( sau đây gọi tắt là chi nhánh Hà
Thành) có trụ sở chính tại 34B Hàng Bài, Hà Nội, Việt Nam. Với định hướng là
ngân hàng bán lẻ, ứng dụng các công nghệ và quản lý để tạo ra sản phẩm dịch vụ
tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực
phục vụ các nhu cầu về vốn và dịch vụ tiệ ích ngân hàng ĐT&PT, đối với khả năng
đáp ứng dịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng như hệ thống thanh toán thẻ
ATM, thẻ tín dụng, chi trả lương…
Trong suốt quá trình 22 tháng hoạt động ( 3 tháng cuối 2003 và 2004) Chi
nhánh Hà Thành đã mở thêm được hai phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm. Như
vậy, mới chỉ đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng thừa hưởng được
truyền thống 46 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, đặc biệt là những cống
hiến, đóng góp phục vụ trong thời kỳ đổi mới xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, chi nhánh Hà Thành ra đời và phát triển
đã góp phần với các ngân hàng khác thuộc hệ thống ngân hàng trong cả nước cung
cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đem lại nhiều
tiện ích nhất với khẩu hiệu: “Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành sẽ là người
bạn tin cậy của khách hàng vươn tới thành công trong quá trình hội nhập”.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành
Cho đến nay, Chi nhánh Hà Thành đã có 6 phòng ban, 3 tổ, 3 quỹ tiết kiệm
và 2 phòng giao dịch. Với số lượng cán bộ ban đầu là 55 người cho đến nay sau
gần 2 năm đi vào hoạt động số lượng cán bộ của Chi nhánh đã lên tới 95 người
trong đó có khoảng 3% cán bộ có trình độ trên đại học, 92% cán bộ có trình độ đại
học và khoảng 5% cán bộ có trình độ trung cấp.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh.

Trong đó:
* Chi nhánh Hà Thành là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng ĐT&PT VN
Ban giám đốc
Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành
Phòng
TĐ&
quản lý
tín dụng
P.kế
hoạch

nguồn
vốn
Phòngdị
ch vụ
khách
hàng
Tổ kiểm
tra nội
bộ
P. tổ
chức
hành
chính
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng.
tín dụng
&TTTM

Quỹ TKQuỹ TKQuỹ TK
TTQTTín dụng
Phòng giao dịchTổ điện toánTổ TT, kho quỹ
* Ban Giám Đốc của chi nhánh bao gồm:
- Giám Đốc là ông Nguyễn Duy Chính
- 2 Phó Giám Đốc:
+ Ông Mai Đình Đoài
+ Bà Hà Thị Thanh Bình
* 6 phòng ban, 3 tổ và 2 phòng giao dịch được chia thành 4 khối:
- Khối tín dụng gồm có: Phòng tín dụng và TàI trợ thương mại. Đây là
phòng chủ lực của chi nhánh trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh
- Khối dịch vụ ngân hàng bao gồm:
+ Phòng dịch vụ khách hàng tại trụ sở chính gồm có 3 quỹ tiết kiệm trực
thuộc đó là:
 Quỹ tiết kiệm số 8 ở: 34 Phan Chu Trinh- Hà Nội
 Quỹ tiết kiệm số9 ở: 25 Lê Đại Hành- Hà Nội
 Quỹ tiết kiệm số 10 ở: 6 Nguyễn Công Trứ- Hà Nội
+Tổ tiền tệ - kho quỹ
+ 2 phòng giao dịch ở Bách Khoa và Tràng Tiền.
- Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm:
+ Phòng thẩm định- quản lý tín dụng
+ Phòng kế hoạch – nguồn vốn
- Quản lý nội bộ bao gồm:
+ Phòng tài chính – kế toán
+ Tổ điện toán
+ Phòng tổ chức – hành chính
+ Tổ kiểm tra nội bộ
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành
2.2.1. Môi trường kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành
Chi nhánh Hà Thành nằm trên địa bàn trung tâm của thủ đô và các phòng

giao dịch nằm ở các nơi đông dân cư, khách du lịch như phường Bách Khoa, Tràng
Tiền Plaza... Nên Chi nhánh có một số thuận lợi và khó khăn về môi trường kinh
doanh như sau:
* Thuận lợi: Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế- chính trị trong cả nước,
trên địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh
vực sản xuất, dịch vụ đa dạng với đội ngũ lao động có trình độ, dân trí cao rất
thuận lợi và tạo ra thị trường lớn cho Ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ
trên cơ sở ứng dụng của nền công nghệ tiên tiến như phát hành thẻ ATM, mở các
tài khoản cá nhân, doanh nghiệp, chuyển tiền, đổi tiền… Mặt khác, Chi nhánh có
địa điểm gần đường lớn và trung tâm do đó rất thuận tiện cho việc đi lại của khách
hàng.
* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đó, Chi nhánh còn gặp một số khó
khăn nhất định. Địa bàn Hà Nội là khu vực tập trung nhiều các ngân hàng ( với
khoảng 99 tổ chức tín dụng – chỉ tính đến chi nhánh cấp 1) đang hoạt động, để tồn
tại và phát triển các ngân hàng trên địa bàn phảI cạnh tranh quyết liệt trên tất cả
các mặt: Mở rộng mạng lưới giao dịch, cạnh tranh lãi suất, phát triển dịch vụ, cải
tiến quy trình nghiệp vụ v.v…
2.2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Hà Thành
2.2.2.1. Công tác huy động vốn:

×