Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.97 KB, 19 trang )

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn
3.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB chính thức được thành lập theo Quyết định số
115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra
từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là ngân hàng Nhà
nước).
Ngày 26/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1289/QĐ-TTg phê
duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức đổi tên thành
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung. Vốn điều
lệ 2.445 tỷ đồng, là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại
tệ, và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng.
VCB là thành viên của: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiệp hội Ngân hàng Châu
Á, tổ chức thanh toán toàn cầu Swift; Là ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành và
thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam:
Visa, American Express, MasterCard, JCB...; Là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng
dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Là “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại
Việt Nam năm 2008”, do tạp chí Asiamoney tổ chức bình chọn. Trước đó, VCB cũng đã
được nhận giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt
Nam năm 2008” do độc giả tạp chí Trade Finance bình chọn. VCB luôn giữ vững vị thế
là ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế
cũng như trong các lĩnh vực truyền thống: kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài
trợ dự án…; lĩnh vực dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ
phái sinh, dịch vụ thẻ, Internet – B@nking, SMS – B@nking…
Hiện Vietcombank đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể (tại Việt Nam) trong nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác nhau: cho vay 10%, tiền gửi 12%, thanh toán quốc tế 23%,
1
thanh toán thẻ 55%,... gần 1300 máy ATM và trên 7800 POS; ngân hàng có quy mô lợi
nhuận cao nhất tại Việt Nam.


3.1.2 Giới thiệu về NHCPTM Vietcombank Chi nhánh ĐăkLăk
3.1.2.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương ĐăkLăk (tiền thân là phòng giao dịch
của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nha Trang) được thành lập theo quyết
định số 209 ngày 10/10/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 15/01/1997.
Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh bao gồm trụ sở chính có địa chỉ tại 06 Trần
Hưng Đạo, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc có 06 phòng chức năng, 03 tổ, bộ
phận và 06 phòng giao dịch trực thuộc trong địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Tên giao dịch : VIETCOMBANK ĐĂKLĂK
Điện thoại : (0500) 3857 899 – Fax: (0500) 3855 038.
Trụ sở : 06 Trần Hưng Đạo – TP. Buôn Ma Thuột - Tỉnh ĐăkLăk.
Là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương ĐăkLăk (VCB ĐăkLăk) cũng kế thừa những thành quả nhất định
trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài ra việc thành lập chi nhánh VCB
ĐăkLăk nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cung cấp các dịch vụ,
tiện ích ngân hàng hiện đại cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng
lớp dân cư.
3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh
ĐăkLăk
* Chức năng chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Đăk Lăk
VCB ĐăkLăk hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam, các yêu cầu đầu tư của tỉnh và các mục tiêu, chương
trình phát triển kinh tế của địa phương nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển của
đất nước theo định hướng CNH – HĐH, tổ chức thu – chi tiền mặt góp phần cùng Ngân
hàng Nhà nước tỉnh điều hòa lưu thông tiên tệ trên địa bàn, đồng thời có chức năng đáp
2
ứng đầy đủ và kịp thời nguồn vốn cho sản xuất, thu mua và chế biến các mặt hàng xuất
khẩu góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ngày càng tăng.

* Nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Đăk Lăk:
- Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đơn vị, tổ chức kinh tế
- Cung ứng vốn ngắn, trung và dài hạn, cho các thành phần kinh tế
- Chiết khấu và thanh toán các bộ chứng từ xuất và nhập khẩu.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước
- Thu hồi các loại ngoại tệ. Phát triển séc du lịch, thanh toán qua thẻ…
- Bảo lãnh các hợp đồng dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3.1.3 Khái quát tình hình hoạt động, kinh doanh của chi nhánh
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh
ĐăkLăk
3
P.
QUAN HỆ KH
P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
P.KẾ TOÁN-QUẢN LÝ NỢ
P.
NGÂN QUỸ
P.DỊCH VỤ & TT QUỐC TẾ
P.
KIỂM SOÁT
P.
TỔNG HỢP
P. VI TÍNH
PGD SỐ 1
PGD TẤT THÀNH
PGD TÂN LỢI
PGD THUẬN HÒA
PGD SỐ 3
PGD HÙNG VƯƠNG
GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC
4
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của VCB ĐăkLăk
* Chú thích:
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
5
Đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu hỗn hợp: trực tuyến và chức
năng. Mô hình này có ưu điểm là tạo ra sự đồng bộ để làm việc có hiệu quả cũng như
phù hợp với cơ chế thị trường đầy biến động.
Cơ cấu tổ chức như trên tương đối gọn nhẹ, linh hoạt và chặt chẽ, quyền được
phân đến từng cấp đơn vị, ít khâu trung gian. Giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành các
phòng ban. Mỗi bộ phận, phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng cụ thể, đồng thời
luôn có sự phối hợp đồng bộ, vừa kết hợp, vừa chuyên môn hóa, tạo điều kiện nâng cao
hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Các phòng giao dịch được bố trí ở những vị trí đông dân cư, thuận lợi cho các
giao dịch của khách hàng.
3.1.3.2 Tình hình nhân sự
Dựa vào bảng 3.1, ta nhận thấy nhân sự của chi nhánh luôn tăng qua các năm.
Trong vòng 2 năm, số lượng nhân sự đã tăng 26 người, từ 113 người năm 2007 tăng lên
130 người năm 2009. Trong đó, năm 2008, số lượng nhân sự tăng 17 người so với năm
2007, tương ứng tăng 15%. Sang năm 2009, số lượng nhân sự tăng thêm 9 nhười so với
năm 2008, tương ứng 6,9%. Điều đó chứng tỏ chi nhánh luôn chú trọng việc phát triển
nhân sự. Tình hình cụ thể về số lượng và chất lượng nhân sự của chi nhánh được phân
tích theo các chỉ tiêu cụ thể sau:
Phân tích theo tính chất công việc, chi nhánh đã tích cực sắp xếp, cơ cấu lại nhân
sự theo hướng tăng số lao động trực tiếp để phù hợp với quy mô, ngành nghề kinh doanh
của mình. Năm 2008, số lao động trực tiếp là 100 người tăng 17 người ứng với mức tăng
là 20,48% so với năm 2007. Năm 2009 là 107 người, tăng 7 người ứng với mức tăng 7%
so với năm 2008. Điều này giúp chi nhánh tập trung tốt hơn cho những nghiệp vụ chuyên

môn của mình.
Phân theo giới tính: Chi nhánh có cơ cấu nhân sự theo giới tính khá cân bằng. Do
đặc thù công việc ở các phòng ban như: Kế toán, ngân quỹ, giao dịch thì số lao động nữ
chiếm đa số. Còn các phòng ban như: Tín dụng, tổ chức hành chính, bảo vệ… thì lao
động nam lại chiếm đa số.
6
Về trình độ: Chi nhánh có đội ngũ nhân sự có chất lượng khá cao. Đại bộ phận
cán bộ công nhân viên đều có trính độ từ trung cấp trở lên. Số lượng lao động có trình độ
cao học năm 2008 là 5 người,tăng 4 người so với năm 2007. Đây là nguồn nhân lực có
chất lượng rất cao, đảm bảo tăng cường chất lượng đội nhân sự cấp quản lý cho chi
nhánh. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự có trình độ đại học cũng không ngừng tăng lên, số
lượng nhân viên có trình độ đại học năm 2007 là 92 người chiếm 81,4%, năm 2008 là
100 người chiếm 76,9%, năm 2009 là 109 người chiếm 78,4% tổng số nhân viên của
VCB ĐăkLăk. VCB ĐăkLăk là một trong số những ngân hàng có lực lượng lao động có
trình độ cao trên địa bàn, với chính sách tuyển dụng chặt chẽ, đào tạo chuyên sâu sau
tuyển dụng, điều này đã góp phần tạo nên hiệu quả làm việc cao cho Chi nhánh, góp
phần vào thành công chung của chi nhánh. Tình hình cụ thể được phẩn ánh qua bảng
sau:
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự tại VCB ĐăkLăk
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2007/2008 2008/2009
SL % SL % SL % +/- % +/- %
1. Theo tính chất
công việc 113 100 130 100
13
9 100 17 15,0 9 6,9
Lao động gián tiếp
21 18,6 22 16,9 24 17,3 1 4,8 2 9,1
Lao động trực tiếp

83 73,4 100 76,9 107 77,0 17 20,5 7 7,0
Lao động giản
đơn, phục vụ
9 8,0 8 6,2 8 5,7 -1 -11,1 0 0,0
2. Theo giới tính
113 100 130 100
13
9 100 17 15,0 9 6,92
Nam
46 40,7 56 43,1 59 42,4 10 21,7 3 5,4
Nữ
67 59,3 74 56,9 80 57,6 7 10,4 6 8,1
3. Theo trình độ 113 100 130 100
13
9 100 17 15,0 9 6,9
Cao học
1 0,9 5 3,8 5 3,6 4 400 0 0
Đại học
92 81,4 100 76,9 109 78,4 8 8,7 9 9,0
Cao đẳng
7 6,2 12 9,2 12 8,6 5 71,4 0 0
Trung cấp
4 3,4 4 3,1 4 2,9 0 0 0 0
Sơ cấp công nhân
kỹ thuật
9 8,0 9 7,0 9 6,4 0 0 0 0
7

×