Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.1 KB, 21 trang )

Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Định nghĩa
Ngân hàng thương mại là chủ thể hoạt động trên thị trường tiền tệ. Nghiệp
vụ chính của NHTM là nhân tiền gửi (vãng lai, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ
hạn) và dùng nguồn vốn này cho vay lại trong nền kinh tế. Với đặc điểm là chủ thể
trên thị trường tiền tệ, các hoạt động của NHTM phần lớn tập trung vào các nghiệp
vụ ngắn hạn. NHTM đóng vai trò là chủ thể trung gian và hưởng phần chênh lệch
lãi suất giữa chi phí lãi tiền gửi trả cho khách hàng và thu nhập lãi từ các khoản
vay.
2.1.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
a) Nghiệp vụ huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo
lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện thông qua
việc mở tài khoản cho khách hàng, huy động các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi
định kỳ, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ
tiền gửi…. Đồng thời đây cũng là hoạt động chủ yếu, thường xuyên và khởi đầu
cho các hoạt động khác của NHTM. Với mục tiêu huy động vốn từ khách hàng,
ngân hàng đã đa dạng hoá các loại hình hoạt động của mình, tập trung dưới các
hình thức sau:
 Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân gửi
vào khi có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Tiền gửi thanh toán không nhằm
mục đích sinh lời mà nhằm đảm bảo an toàn và thực hiện các khoản chi trả trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tiền gửi thanh toán là tiền gửi không
kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền hoặc ra lệnh chi bất cứ lúc nào. Vì thế, loại tiền
gửi này lãi suất thường thấp vì ngân hàng không chủ động trong công tác sử dụng
vốn.


 Tiền gửi có kỳ hạn
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 1 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn
rút vốn giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh
tranh, để thu hút tiền gửi các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền
trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng mức lãi
suất thấp hơn mức lãi suất đã thỏa thuận.
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, ngân hàng có thể sử
dụng loại tiền này một cách chủ động. Vì vậy, để thu hút nhiều khách hàng gửi
tiền, ngân hàng đã đa dạng hoá các kỳ hạn với nhiều mức lãi suất tương ứng, nhằm
thu hút lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Thông thường tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu dành cho đối
tượng là các tổ chức kinh tế.
 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục
đích tích luỹ, hưởng lãi và thực hiện kế hoạch chi tiêu trong tương lai. Đây là hình
thức huy động truyền thống của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm gồm: tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là loại hình huy động vốn
phục vụ cho đối tượng cá nhân, hộ gia đình là chủ yếu.
Ngoài các hình thức tiết kiệm trên, ngân hàng còn có thể phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng...nhằm mục tiêu huy động vốn sao cho phù hợp với
kế hoạch sử dụng vốn.
b) Nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong
toàn bộ tài sản của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn kinh doanh
trong xã hội ngày càng nhiều thì vai trò của tín dụng ngày càng quan trọng. NHTM
đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế qua các nghiệp vụ tín dụng sau:
 Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
- Nghiệp vụ cho vay từng lần theo món: là phương thức cho vay mà mỗi lần

vay khách hàng và ngân hàng phải làm các thủ tục cần thiết và ký kết hợp đồng tín
dụng. Hình thức này thường áp dụng đối với đối tượng là khách hàng có nhu cầu
vay vốn không thường xuyên, vay theo thời vụ, vay lưu động hoặc vay bù đắp
thiếu hụt….
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 2 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
- Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay mà
NHTM và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong khoảng thời
gian nhất định. Hình thức này thường áp dụng đối với những khách hàng có quan
hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng hoặc khách hàng có đặc điểm sản xuất
kinh doanh không thích hợp với phương thức cho vay từng lần theo món.
- Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức thấu chi: là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn
bổ sung nguồn vốn lưu động nhằm cân đối quỹ hằng ngày trên tài khoản vãng lai
của khách hàng. Nghiệp vụ thấu chi là hình thức cho vay mà NHTM thỏa thuận
cho phép khách hàng được chi vượt quá số tiền trên tài khoản tiền gửi trong một
hạn mức và thời hạn tín dụng nhất định.
- Tín dụng chứng từ: vừa là một phương thức thanh toán quốc tế vừa là
nghiệp vụ tín dụng, vì khi ngân hàng mở thư tín dụng cho khách hàng là nhà nhập
khẩu thì nhà xuất khẩu ở nước ngoài đã nhận được sự cam kết thanh toán của ngân
hàng khi họ xuất trình những chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định
trong thư tín dụng.
- Tín dụng bảo lãnh là sự cam kết mà ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều
này được thể hiện bằng văn bản do ngân hàng phát hành gọi là chứng từ thư bảo
lãnh. Hiện nay, có rất nhiều loại tín dụng bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thanh toán, bảo lãnh thuế quan...
- Chiết khấu chứng từ có giá là một nghiêp vụ tín dụng ngắn hạn được thực
hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu chứng từ có giá chưa đến
ngày đáo hạn cho ngân hàng để nhận được một số tiền bằng mệnh giá của chứng
từ trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí.

 Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn
Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn có thời hạn hoàn vốn dài (trung hạn trên
1 đến 5 năm, dài hạn có thời gian trên 5 năm). Ngân hàng thương mại cho vay vốn
trung và dài hạn thông qua hai hình thức cơ bản:
- Cho vay đầu tư dự án: là hình thức NHTM cấp phát tín dụng trên cơ sở
thẩm định tính khả thi của các dự án đã được xem xét, phê duyệt theo đúng trình
tự, thủ tục. Dự án đầu tư trung và dài hạn của khách hàng là một bộ phận quan
trọng trong tổng thể các dự án đầu tư của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các dự
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 3 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
án phải đảm bảo yêu cầu sau: phải là một công trình nghiên cứu khoa học có mục
tiêu cụ thể và có tính khả thi cao, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội
của đất nước, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và đảm bảo
khả năng hoàn vốn.
- Cho thuê tài chính là một hoạt động cho vay trung và dài hạn thông qua
việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng tín dụng
thuê mua. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị và các động sản theo yêu
cầu của bên đi thuê; bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê
trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp
đồng trước thời hạn.
2.1.2. Những vấn đề chung về tín dụng
2.1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay một giá trị lớn hơn giá trị đã
nhận theo đúng thời gian đã thỏa thuận. Phần giá trị lớn hơn này gọi là lãi suất tín
dụng. Quan hệ tín dụng ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện ở 3 mặt cơ bản sau:
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác.
- Sự chuyển giao này chỉ có tính chất tạm thời.
- Đến thời hạn do hai bên thỏa thận, người sử dụng phải hoàn trả lại cho
người sở hữu một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu, phần giá trị tăng thêm này gọi là

phần lời hay lãi suất.
2.1.2.2. Chức năng của tín dụng
a) Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng nhờ chức năng này mà các nguồn
tiền tệ được điều hòa từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Tập trung và phân phối
tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.
b) Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội
- Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ
lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại Sec, các
phương thức thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán....Nhờ đó đã thay
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 4 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
thế một lượng tiền mặt lưu hành trên thị trường, làm giảm các chi phí liên quan
như in tiền, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản....
- Với sự hoạt động của tín dụng đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một
khả năng lớn cho việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng
dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau nhằm giải quyết nhanh
chóng các mối quan hệ kinh tế tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
c) Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được
huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa có tác
dụng làm tăng tốc độ lưu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
d) Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Thông qua kế hoạch huy động và cho vay sẽ phản ánh được mức độ phát
triển của nền kinh tế về các mặt: khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong toàn xã hội, nhu
cầu vốn của nền kinh tế.
Mặt khác, qua các việc cho vay, ngân hàng có điều kiện nhìn tổng quát vào
cấu trúc tài chính của từng đối tượng vay vốn. Từ đó, phát hiện kịp những trường
hợp vi phạm pháp luật, ngăn chặn những tiêu cực, lãng phí, tăng cường vai trò
kiểm soát bằng tiền của ngân hàng.

2.1.2.3. Phân loại tín dụng
a) Căn cứ vào mục đích
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản như mua nhà ở, đất đai, xây dựng bất động sản trong lĩnh vực
công nghiệp, thương mại và dịch vụ....
- Cho vay công nghiệp và SXPNN: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các DN trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ....
- Cho vay nông nghiệp: là cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân
bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu....
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như
mua sắm vật dụng đắt tiền, mua nhà cửa, vật kiến trúc, ngày nay NH còn thực hiện
các khoản cho vay để thanh toán các chi phí thông thường của đời sống như thanh
toán tiền điện, nước, điện thoại...thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.
b) Căn cứ vào thời hạn cho vay
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 5 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử
dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và các
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đây là loại hình tín dụng chiếm tỉ trọng cao
nhất.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng với mục
đích mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, xây dựng các công trình nhỏ có
thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng với mục đích
xây dựng cơ bản, các dự án có qui mô lớn.
c) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có
khả năng tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa

vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một loại tài sản nào đảm bảo.
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay mà NH đòi hỏi người đi vay phải có
tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc cần có sự bảo lãnh của người thứ ba.
d) Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được
cung cấp bằng tiền. Đây là hình thức cho vay chủ yếu của các ngân hàng dưới
dạng tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp....
- Cho vay bằng tài sản: là hình thức tài trợ thuê mua, theo phương thức này
NH hoặc công ty thuê mua cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là
người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ gốc và lãi.
e) Căn cứ vào phương thức hoàn trả
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi
theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho việc mua bất động sản,
mua nhà ở, cho những hộ KD nhỏ, cho vay để trang bị kỹ thuật trong nông
nghiệp....
- Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã
thỏa thuận.
- Cho vay hoàn trả: theo yêu cầu (áp dụng cho hình thức thấu chi).
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 6 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
f) Căn cứ vào xuất xứ tín dụng
- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng
thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là khoản vay thực hiện thông qua việc mua lại các khế
ước hoặc chứng từ có giá đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
2.1.3. Các qui định trong hoạt động cho vay của ngân hàng
2.1.3.1. Đối tượng cho vay
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả
năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong và nước ngoài.

2.1.3.2. Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.3.3. Điều kiện vay vốn
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy
định của pháp luật .
- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, và hướng dẫn của hội sở ngân hàng.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 7 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
2.1.3.4. Biện pháp bảo đảm khoản tiền vay
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
Là việc người đi vay đem TS, BĐS thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình
để ngân hàng cho vay nắm giữ và dùng số tài sản đó để đảm bảo cho số nợ vay.
Nếu đến hạn, người vay không hoàn trả được nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi hoặc
tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố để khấu trừ nợ.
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Bên bảo lãnh đem tài sản của mình thế chấp hoặc cầm cố cho ngân hàng (bên
nhận bảo lãnh) để đảm bảo một khoản nợ cho người được bảo lãnh. Nếu đến hạn
mà người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng thì người bảo lãnh đứng ra trả
nợ thay nếu không ngân hàng sẽ phát mãi TS thế chấp, cầm cố để thu nợ.
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (khách hàng) có thể thỏa thuận dùng

tài sản hình thành bằng vốn vay để đảm bảo nợ vay. Nếu khi đến hạn mà bên vay
không thực hiện việc trả nợ thì ngân hàng cho vay sẽ xử lý tài sản hình thành bằng
vốn vay để thu nợ.
2.1.3.5. Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với
số vốn cho vay phát ra trong một thời gian nhất định. Thông thường lãi suất tính
cho năm, quý, tháng.
- Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của ngân hàng Nhà nước và của
hội sở ngân hàng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ
.
- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
2.1.3.6. Thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay theo thỏa thuận được xác định phù
hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng
dưới 12 tháng.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 8 SVTH: Hà Mỹ Trang

×