Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

các nhân tố ảnh hưởng tới cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.05 KB, 3 trang )

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả
năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Ta cần phân biệt giữa
cầu với nhu cầu: Nhu cầu là toàn bộ những mong muốn vô hạn của con người. Cầu là
những mong muốn có thể thực hiện được trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả
năng mua ở các mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, cụ thể như sau:
Thứ nhất (1) Thu nhập của người tiêu dùng
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu trong một thời gian xác định. Thu
nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu
dùng. Cụ thể:
Khi thu nhập tăng lên thì khả năng mua sắm của người tiêu dùng tăng lên và nhu cầu
của họ về hàng hóa cũng tăng lên và ngược lại. Ví dụ: Từ 01/7/2019 mức lương cơ sở
tăng lên 1.490.000đ, khi đó dẫn đến nhu cầu mua sắm đối với các mặt hàng và dịch vụ
của người tiêu dùng tăng lên. Ngược lại, trong thời gian dịch bệnh covid-19 dẫn tới thu
nhập của một số người lao động giảm dẫn đến việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa
đang được xem xét. Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia
tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm
cầu. Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và
ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu.
Ví dụ, giữa sữa chưa qua chế biến - một sản phẩm kém chất lượng và sữa đặc - một loại
hàng hóa bình thường. Nếu giá tăng, nhu cầu về sữa chưa qua chế biến sẽ giảm trong
khi đó nhu cầu cho sữa đặc sẽ tăng. Điều này xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu
nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng.
Thứ hai, Giá cả hàng hóa có liên quan
Cầu về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà nó còn
phụ thuộc vào giá cả của các mặt hàng có liên quan.
Giả sử giá thịt cá giảm đi thì người ta sẽ mua nhiều cá hơn. Đồng thời họ sẽ mua ít thịt
lợn hơn, vì cá và thịt lợn là hai món hàng có thể thỏa mãn được những nhu cầu tương
tự nhau.


Hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà
người tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác. Việc tăng


giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một
mặt hàng nhất định và ngược lại. Ví dụ, nếu tăng giá của một mặt hàng
thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng như cà phê sẽ tăng vì cà
phê sẽ tương đối rẻ hơn trà. Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa nhất
định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế.
Hàng hoá bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng
với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Thông thường, hàng hóa bổ sung
có ít hoặc không có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết
hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị
chung của sản phẩm. Việc tăng giá hàng hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu
cầu đối với hàng hóa nhất định và ngược lại. Ví dụ, nếu giá của một
hàng hóa bổ sung như sữa đặc tăng, thì nhu cầu đối với cà phê sẽ giảm
nhẹ vì sẽ tương đối tốn kém khi sử dụng cả hai hàng hóa với nhau. Vì
vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa có thể bị ảnh hưởng ngược bởi sự
thay đổi giá của hàng hóa bổ sung.
(3) Tâm lí, tập quan, thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với
từng loại hàng hóa hay dịch vụ. Do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu
về một mặt hàng. Mặt khác, nhu cầu sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở
thích hoặc ưu tiên cho mặt hàng đó.

Ví dụ:Khi bạn thích một loại hàng hóa nào đó thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn,
chẳng hạn như bạn tích uống sữa tươi thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn hoặc
vào mùa hè thời tiết oi bức dẫn đến thị hiếu của người tiêu dùng hướng
đến các mặt hàng đồ uống giải khát và hoa quả nhiều hơn…
4 Dân số

Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa. Khi
dân số tăng lên thì mức nhu cầu về hàng hóa cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên
do khả năng sản xuất và mức thu nhập của người dân, nên qui mô dân số
tăng lên thì cơ cấu của nhu cầu sẽ thay đổi.Đối với các mặt hàng thiết yếu
khi dân số tăng lên thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng lên ở mọi mức giá.
Ví dụ: Dân số ở Trung Quốc là đông hơn so với Việt Nam dẫn đến nhu cầu
gạo ở Trung quốc sẽ cao hơn rất nhiều so với Việt Nam
5 Kì vọng của người tiêu dùng


Kì vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới nhu cầu của bạn ở hiện
tại. Chẳng hạn, nếu bạn dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương
lai thì bạn sẽ có thể sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra để mua hàng hóa.
Hoặc bạn dự kiến giá một mặt hàng nào đó sẽ giảm trong thời gian tới thì
bạn sẽ không mua hàng hóa đó ở hiện tạ



×