Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập khoa Marketing tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ và đầu tư PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.51 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH
R&D
SEO, ASO

Trách nhiệm hữu hạn
Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

ii


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT:
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt, tên
giao dịch tiếng anh là VIET TECHNOLOGY DEVELOPMENT INVESTMENT AND
TRADING SERVICES COMPANY LIMITED được thành lập vào ngày 13 tháng 04
năm 2015.
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt có trụ
sở chính đặt tại số 8, ngách 1/29 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội.
Điện thoại: 0983 612 784 - GD01675
Mã số thuế: 0106821373
Tên người đại diện theo pháp luật: Đào Anh Dũng
Loại hình tổ chức kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.


Logo với 2 gam màu xanh da trời và trắng làm chủ
đạo, gồm 2 phần là hình ảnh và phần chữ MOBILE
SOFTWARE màu xanh da trời trên nền trắng bắt mắt,
tinh tế, thân thiện với khách hàng.
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt thành
lập từ tháng 4 năm 2015, đến nay đã hoạt động được 4 năm. Với sự nỗ lực của cả tập
thể nhân viên công ty, sự ủng hộ nhiệt tình của các quý khách hàng, sự hợp tác lâu dài
từ phía các đối tác và đặc biệt là sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan chủ quản. Nhờ đó
công ty đã từng bước tiến lên cả về mặt kỹ thuật lẫn chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đạt
được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đội ngũ nhân viên được đào
tạo có chuyên môn cao, tinh thần làm việc nghiêm túc đã góp phần thúc đẩy sự lớn
mạnh cũng như sự phát triển của công ty như hiện nay.

1


1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty:
1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty:

CHỦ TỊCH CÔNG TY

GIÁM ĐỐC

P. KỸ THUẬT

P. THIẾT KẾ

P. MARKETING

P. KẾ TOÁN


Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đứng đầu là Chủ tịch công ty (chủ sở hữu).
Tiếp đến là Giám đốc công ty và các phòng ban:
- Phòng Kỹ thuật: 16 nhân viên.
- Phòng Marketing: 5 nhân viên.
- Phòng Thiết kế: 2 nhân viên.
- Phòng Kế toán: 2 nhân viên.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức đối với bộ phận kỹ thuật của công ty:
Số người: 16 người.
Trình độ: Đại học chính quy
Trong đó có:
- Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator): quản trị cơ sở dữ liệu, sắp xếp
và dự trữ dữ liệu, xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách
hiệu quả nhất. Chịu trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu và sao lưu hệ
thống.
- Kỹ sư phần mềm (Software Engineer/ Developer): phân tích yêu cầu người
dùng và tạo ra phần mềm ứng dụng, tập trung vào nhiệm vụ thiết kế và phát triển phần
mềm dựa trên các nguyên lý toán học hay kỹ thuật.
- Software testers: người kiểm tra phần mềm có trách nhiệm sử dụng và phát hiện
lỗi của phần mềm sau đó báo cáo lại với người quản lý.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức đối với bộ phận marketing của công ty:
Là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giữa sản phẩm và khách
hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Thực hiện các chương
trình truyền thông, tiếp thị, quan hệ cộng đồng để quảng bá cho các sản phẩm, thương
2


hiệu của Công ty nhàm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của công
ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Tham gia vào quá trình nghiên cứu, xây dựng
và triển khai các sản phẩm mới.

Số người: 5 người.
Trình độ: Đại học chính quy
Trong đó có:
- Trưởng nhóm (Team Leader): Lên kế hoạch phát triển, chiến lược marketing,
tối đa hóa lợi nhuận,... dưới sự chỉ đạo của cấp trên. Dẫn dắt, chịu trách nhiệm, tổ chức
thực hiện và giám sát các hoạt động marketing của công ty.
- Nhân viên marketing: Chịu trách nhiệm sản xuất nội dung trong việc truyền
thông qua công cụ mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo,... Quản trị hỗ trợ khách hàng
(Customer Support Administrator), tổ chức sự kiện, liên kết với bộ phận kỹ thuật xây
dựng và chịu trách nhiệm về sản phẩm,...
1.2.4. Cơ cấu tổ chức đối với bộ phận thiết kế của công ty:
Số người: 2 người
Trình độ: Đại học chính quy
Kết hợp với bộ phận Kỹ thuật và bộ phận Marketing, chịu trách nhiệm về hình
ảnh, nhận diện thương hiệu. Nghiên cứu thiết kế (giao diện trong apps, tính năng sản
phẩm,...) và phát triển sản phẩm.
1.2.5. Cơ cấu tổ chức đối với bộ phận kế toán của Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt:
Số người: 2 người
Trình độ: Đại học chính quy
Là bộ phận tham mưu, giúp việc Giám đốc tổ chức bộ máy Tài chính - Kế toán Tín dụng trong toàn Công ty. Giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát bằng các hoạt động
kinh tế, tài chính trong Công ty theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.
Thực hiện theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng, và các khoản thu nhập, chi trả
theo chế độ, chính sách đối với nhân viên trong công ty.
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty:
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm: lập trình máy vi tính, ứng dụng,
phần mềm trên điện thoại di động, bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần
mềm, quảng cáo, hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin,... Hiện tại công ty chủ yếu
tập trung vào lập trình phần mềm giải trí cho điện thoại (Mobile Apps).

1.4. Một số kết quả đã đạt được của công ty:
3


Chi tiêu (tỷ đồng)

2016

2017

2018

Doanh thu

7.456.300.000

14.315.080.000

18.912.200.000

Chi phí

5.983.110.000

8.546.346.000

7.981.540.000

Lợi nhuận


1.473.190.000

5.768.734.000

10.930.660.000

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)
Năm 2016, công ty bước đầu nhận được những thành công nhất định. Đến năm
2017 nhiều ứng dụng liên tục lọt top trên App Store và Google Play nhờ chiến dịch
marketing hiệu quả.
Tính đến tháng 11 năm 2018, ứng dụng MyKara lọt top 20 ứng dụng có doanh
thu cao nhất Google Play.
Trên App Store, mỗi đợt Apple ra mắt sản phẩm iPhone mới công ty đều có ứng
dụng lên top tìm kiếm cùng lượt tải vượt trội do tính hữu dụng của sản phẩm. Công ty
liên tục nhận được đơn đặt hàng quảng cáo từ các đối tác khác.
Năm 2018 là một năm cực kỳ thành công đối với Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt khi lợi nhuận của công ty đạt gần 11 tỷ.

4


PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT:
2.1. Ảnh hưởng các nhân tố môi trường vĩ mô, môi trường ngành tới hoạt
động kinh doanh của công ty:
2.1.1. Môi trường vĩ mô:
- Kinh tế: Trong bối cảnh kinh tế thế giới (2019) có xu hướng tăng trưởng chậm
lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, đây là một thách thức đối với kinh tế thế
giới và gây ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ những thuận lợi từ kết quả
ấn tượng đã đạt được năm 2018 , nền kinh tế trong nước những tháng đầu năm 2019

tiếp tục có những chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm
soát ở mức tương đối thấp, mức sống của người dân Việt Nam cũng ngày một nâng
cao, người ta sẽ có xu hướng quan tâm nhiều đến việc giải trí, văn hóa tinh thần cho
chính bản thân họ.
- Chính trị - Pháp luật: Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị
được coi là ổn định nhất thế giới, đó là một trong những lợi thế lớn đối với các doanh
nghiệp trong nước nói chung và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát
triển công nghệ Việt nói riêng. Bên cạnh đó pháp luật có vai trò điều tiết các hoạt động
kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của công ty về vấn đề bản quyền, cạnh tranh, tránh
những tranh chấp không chính đáng.
- Xã hội: Dân số Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa dân số, tỷ lệ
người trung tuổi có dấu hiệu tăng nhanh trong những năm tới, đa phần trung tuổi là
những người đã có địa vị và kinh tế ổn định, đây là nguồn khách hàng tiềm năng mang
lại lợi nhuận lớn cho công ty. Mặt khác, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ
người dân sở hữu smartphone trong tổng dân số nhiều nhất thế giới, đứng đầu ở khu
vực Đông Nam Á và có tốc độ tăng trưởng sử dụng công nghệ (internet + smartphone)
lớn nhất thế giới hiện nay. Nhu cầu sử dụng smartphone đã không còn chỉ dừng lại ở
việc nghe, gọi, nhắn tin mà đã quan tâm nhiều đến việc giải trí, giao lưu kết nối mọi
lúc mọi nơi.
- Tự nhiên: Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tài nguyên
thiên nhiên bị khai thác bất hợp lý,... là những vấn đề ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt
động của công ty.
- Khoa học - công nghệ: Trong những năm gần đây, những thành công của ngành
công nghiệp phát triển ứng dụng di động đã vượt xa ngoài tầm tưởng tượng.Công
nghệ, mạng lưới viễn thông phát triển và hoàn thiện hơn: Mạng 3G, 4G, wifi phủ sóng
từ thành phố đến nông thôn. Cùng đi lên với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5


của đất nước, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo làn sóng mới

trong giao tiếp, quảng cáo, các công cụ xây dựng mối quan hệ - từ quảng cáo trực
tuyến, công cụ chia sẻ video, điện thoại di động cho các ứng dụng web và mạng xã hội
trực tuyến. Đây vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức với Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt bởi nếu không thay đổi từng ngày thì sẽ
bị bỏ xa và không cạnh tranh được với các công ty công nghệ hiện nay.
2.1.2. Môi trường ngành:
- Khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công
của công ty. Là những người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm (ứng dụng) cho công ty và
là nguồn quyết định các đặc tính của sản phẩm, do vậy bộ phận Marketing của công ty
luôn tìm hiểu kỹ lưỡng xu hướng, sở thích để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của
khách hàng, cũng như để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất, tạo lòng trung thành, sự
gắn bó với ứng dụng của công ty. Khách hàng của công ty đa phần là những người yêu
thích công nghệ thông tin, có nhu cầu giải trí, giao lưu hoặc chỉ đơn giản là đáp ứng
những nhu cầu mà họ cần. Công nghệ thông tin là một ngành rất có triển vọng, cũng vì
thế mà khách hàng của công ty rất đa dạng về độ tuổi và không bị giới hạn bởi phạm vi
địa lý.
- Về đối thủ cạnh tranh: Hiện nay công nghệ thông tin đã và đang là một lĩnh vực
rất nóng và có nhiều tiềm năng, vì vậy hiển nhiên sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh
trong lĩnh vực này, đặc biệt là phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động do xu
hướng người dùng smartphone ngày một gia tăng. Đây là một thách thức không hề nhỏ
đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt, một
số những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty có thể kể đến như: Appota,
Incomtech, Skynet Software, PNS Software, Vinsofts JSC,...
- Các đối tác: Mobile Apps là lĩnh vực rộng không giới hạn khả năng sáng tạo, trí
tuệ và còn khá mới mẻ vẫn chưa được khai thác hết, vì vậy mỗi công ty sẽ có một thế
mạnh riêng. Để tạo ra những sản phẩm thật sự khác biệt thì việc hợp tác giữa những
công ty là điều dễ hiểu. Trên tinh thần hợp tác cùng phát triển, Công ty TNHH Thương
mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt đã và đang làm rất tốt trong việc xây
dựng quan hệ với đối tác, dưới sự bảo hộ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Nhân lực: Mobile Apps là một lĩnh vực có tuổi đời khá trẻ tại Việt Nam, vì vậy

tỷ lệ nhân lực có trình độ cao vẫn còn khá hạn chế. Tuy nhiên với sự phát triển như vũ
bão về công nghệ thông tin như hiện nay, đặc biệt công nghệ thông tin được coi là một
trong những ngành có thu nhập cao nhất, tỷ lệ sinh viên đăng ký theo học ngày một
tăng thì trong tương lai có thể đáp ứng đủ những nhu cầu về nguồn nhân lực.

6


2.2. Thực trạng hoạt động marketing của công ty:
2.2.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ:
Thời điểm hiện tại, tình hình nhân khẩu học của Việt Nam đang đẹp nhất với tỷ lệ
người dùng còn trẻ và phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu. Trong đó, tỷ lệ người dân sở
hữu những chiếc điện thoại thông minh tới 72%, sử dụng phương tiện truyền thông
trực tuyến và thói quen chơi game di động ở mức rất cao. Điển hình, người Việt nghe
nhạc và xem video clip trên điện thoại chiếm đến 69%.
Với sự gia tăng nhanh về tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh và hành vi lên mạng
bằng điện thoại 68% là một minh chứng rõ nhất thể hiện thị trường di động trực tuyến
là một thị trường có đầy tiềm năng, màu mỡ và rộng lớn cho các doanh nghiệp có thể
tiếp tục khai thác.
Điện thoại thông minh không chỉ đóng vai trò là công cụ để giao tiếp, mà nó còn
đang dần trở thành công cụ để làm việc chính thức của rất nhiều người. Minh chứng
cho điều này là có tới 25% người có điện thoại sử dụng internet trên di động thường
xuyên, sử dụng nhiều ứng dụng, nhiều tác vụ khác nhau. Cũng có nghĩa là những
người sở hữu điện thoại thông minh mà không tận dụng được hết các tiện ích mà chiếc
điện thoại thông minh đang mang lại đó là hơn 70%. Ngoài ra, thói quen sử dụng
nhiều màn hình, nhiều tác vụ cùng một lúc cũng là một trong những thói quen mới của
người dân Việt với trung bình là 1,7 thiết bị / người.
Trung bình người Việt sẵn sàng trải nghiệm những ứng dụng mới với 5 ứng dụng
trên một tháng. Tuy vậy, nước ta cũng là một trong những nước có tỷ lệ tự gỡ cài đặt
ứng dụng khỏi thiết bị nhiều nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trung

bình xóa 3 ứng dụng một tháng. Đó cũng là thách thức đối với những nhà phát triển
ứng dụng trên điện thoại, làm thế nào để giữ chân được người dùng lâu dài.
Trong danh sách những điều thân thiết nhất của người Việt có điện thoại di động
bởi phần lớn người Việt thường kiểm tra điện thoại ngay khi họ thức dậy và thời lượng
sử dụng điện thoại di động trung bình ít nhất 2 tiếng một ngày. Ngoài ra, có tới 82%
người Việt luôn sẵn sàng cho thông tin cá nhân của mình để đổi lại quà tặng hay dịch
vụ miễn phí từ các nhãn hàng. Vì vậy, các nhãn hàng có thể tiếp cận người dùng qua
ứng dụng di động với các hình thức như quảng cáo, đổi quà tặng, vật phẩm.
Sự phát triển và tăng trưởng của các ứng dụng di động là một điều tất yếu. Không
chỉ dừng lại ở mức công cụ tiếp thị truyền thông, mà ứng dụng trên điện thoại thông
minh đang dần trở thành một kênh phân phối lớn. Ta có thể thấy được về phạm vi, về
tỉ lệ, về tần số của các ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Quảng cáo trên điện thoại di động ở nước ta còn rất hạn chế nếu so với các quốc
gia khác trong khu vực. Nhưng theo nhận định từ các nhà nghiên cứu thì các doanh
7


nghiệp sẽ chi trả cho quảng cáo trên điện thoại di động sẽ tăng nhanh trong những năm
tới. Năm 2017 chi phí dành cho quảng cáo trên di động là 78 triệu đô thì tới năm 2020
được dự báo tăng đến 200 triệu đô.
Ở một khía cạnh khác, mặc dù Việt Nam là một trong các quốc gia tăng trưởng
mạnh, chỉ số CPI ( là chi phí tính trên một lượt cài đặt) ở mức rất thấp. Đây là lợi thế
giúp các nhà phát hành ứng dụng kiếm được người dùng với chi phí tiết kiệm hơn rất
nhiều so với các thị trường khác.
Khách hàng của công ty đa phần là những người yêu thích và có thói quen sử
dụng dụng điện thoại cho các nhu cầu như giải trí, giao lưu hoặc chỉ đơn giản là đáp
ứng những nhu cầu thiết yếu mà họ cần. Công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng
trên điện thoại nói riêng là một ngành đang có nhiều triển vọng, chính vì thế mà khách
hàng của công ty đa dạng về độ tuổi, không hề bị giới hạn bởi phạm vi địa lý hay vùng
lãnh thổ.

Một số sản phẩm (ứng dụng) của công ty:
- MyKara - Sing Karaoke for Free: ứng dụng hát karaoke miễn phí trên nền tảng
di động. Tính đến cuối tháng 9/2019 đã có gần 3 triệu tài khoản tham gia. Đối tượng
khách hàng (người dùng) chính mà MyKara hướng đến là người trung tuổi - những
người đã có kinh tế ổn định, có nhiều thời gian rảnh, yêu ca hát và có nhu cầu giao lưu,
kết nối bạn bè.
- TopIQ: trò chơi trí tuệ miễn phí với giải thưởng tiền mặt. Đối tượng khách hàng
chính mà sản phẩm này hướng đến là những người trí thức, yêu thích thử thách trí tuệ,
mong muốn tham gia một cộng đồng chơi game, giao lưu so tài cùng các game thủ
khác.
- Anotalk, Bạn muốn hẹn hò: những ứng dụng phát triển theo mô hình mạng xã
hội với mục tiêu gắn kết những người dùng. Đối tượng khách hàng hướng đến là
những bạn trẻ mong muốn tìm được nửa kia hoặc đơn giản chỉ là kết bạn, tâm sự.
- Wunderlist: Ứng dụng quản lý nhiệm vụ, danh sách những công việc cần làm,
thống kê một cách dễ hiểu, nhắc nhở khi đến hạn, là một công cụ hỗ trợ đắc lực khi
làm việc nhóm.
Ngoài ra còn rất nhiều các ứng dụng khác dựa trên những nhu cầu của khách
hàng.
Mục tiêu marketing: tối đa hóa lợi nhuận.
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu, phân tích marketing và chiến lược marketing của
công ty:
Sản phẩm ứng dụng MyKara của công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu
tư phát triển công nghệ Việt:
8


Để một ứng dụng thành công, về cơ bản sẽ cần 3 yếu tố:
- Một ý tưởng tốt
- Một sản phẩm chất lượng
- Một chiến lược marketing có hiệu quả

Một trong những chiến lược marketing để quảng bá ứng dụng di động hiệu quả
đó là có thể trao đổi ý kiến với khách hàng trong một vài tuần trước khi chính thức ra
mắt ứng dụng trên App Store và Google Play.
Việc thu thập thông tin công ty chủ yếu thuê ngoài những công ty chuyên về
nghiên cứu marketing. Từ những đánh giá về thị trường có được, công ty sẽ có những
chiến lược cũng như điều chỉnh phù hợp.
Chiến lược marketing của công ty: Ra mắt năm 2015, ứng dụng MyKara là một
trong những ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam giúp người dùng có thể hát karaoke giải
trí với âm thanh tuyệt đỉnh ngay trên thiết bị điện thoại smartphone của mình ở bất cứ
đâu. Đây cũng là lợi thế khi trên thị trường chưa có nhiều ứng dụng như vậy cùng cạnh
tranh, và cũng là thách thức làm thế nào để công ty nhanh chóng chiếm được thị
trường cũng như có vị trí vững chắc trong tâm trí người dùng.
- Chiến lược sản phẩm: Các sản phẩm của công ty mang tính đặc biệt đó là ứng
dụng hát karaoke trên nền tảng điện thoại di động. Đội ngũ kĩ thuật của công ty luôn
tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng trải nghiệm của
người dùng bằng cách thử nghiệm nhiều lần trước khi ra mắt sản phẩm chính thức.
Mặt khác, tạo ra những khác biệt để nổi bật so với những ứng dụng khác.
- Chiến lược giá: phụ thuộc vào yếu tố tính chất cạnh tranh của thị trường và nhu
cầu của thị trường. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công
nghệ Việt đã xem xét các yếu tố cạnh tranh và nhu cầu của thị trường để định giá sản
phẩm cho phù hợp nhất. Có điểm khác so với các sản phẩm tiêu dùng thông thường,
ứng dụng sẽ được chia 2 loại là ứng dụng miễn phí và ứng dụng có trả phí. Nhận thấy
thói quen cho việc trả phí ứng dụng của người Việt chưa cao, nên công ty đã định giá
tải miễn phí để người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm. Sau khi người dùng đã có
thói quen sử dụng, công ty bắt đầu đi vào hoạt động tối đa hóa lợi nhuận bằng cách
thêm quảng cáo, cùng các gói hội viên (khi đăng kí hội viên sẽ nhận được nhiều quyền
lợi đặc biệt),...
Ngoài ra, để có thể tặng quà cho bạn bè thì người dùng cần mất tiền để mua kim
cương (đơn vị tiền ảo để sử dụng trong ứng dụng),... Để định giá tiền ảo trong ứng
dụng, công ty chọn định giá:

+Định giá theo chiết khấu: chi phí nhà mạng, chi phí chiết khấu cho bên thứ 3,
lương nhân viên,...
9


+Định giá dựa vào đối tượng khách hàng: người dùng Mykara chủ yếu đánh vào
là tầm trung tuổi 25-60 tuổi, là người đã có thu nhập ổn định và thời gian rảnh rỗi, yêu
ca hát và mong muốn được giao lưu kết bạn với những người yêu âm nhạc khác.
Không chỉ đơn giản là giao lưu ca hát, MyKara hướng đến là một cộng đồng âm nhạc,
là nơi mà những người dùng sẽ được tôn vinh và có chỗ đứng nhất định. Đây là điểm
khác biệt tạo nên lòng trung thành của khách hàng.
- Chiến lược phân phối: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát
triển công nghệ Việt phân phối chính sản phẩm MyKara ở 2 chợ ứng dụng uy tín và
đông người dùng nhất đó là App Store và Google Play.
- Chiến lược xúc tiến:
Đưa ứng dụng lên App Store và Google Play Store (chợ ứng dụng chính thống
có nhiều người dùng nhất) chỉ là bước đầu tiên. Giai đoạn khó khăn và tốn kém nhất là
quảng bá ứng dụng tới người dùng.
Sau khi đưa được ứng dụng lên, để nhận được nhiều lượt tải xuống thì ứng dụng
cần phải thật nổi bật. Hiện tại dưới sự cạnh tranh từ nhiều nhà phát triển, chỉ khi ứng
dụng của công ty được đề xuất từ Google hoặc được vào top từ khóa, còn không thì cơ
hội được nhiều người biết đến và sử dụng sẽ rất nhỏ. Theo thống kê có đến 60% lượt
tải ứng dụng đến từ lượng tìm kiếm của người dùng. Một trong những cách để tăng
khả năng hiển thị của ứng dụng trên App Store hay Google Play đó là tối ưu hóa cửa
hàng ứng dụng (ASO - viết tắt của từ App Store Optimization, có thể hiểu là những thủ
thuật dùng để người phát triển tối ưu hóa các yếu tố giúp cho ứng dụng đạt được thứ
hạng cao trong kết quả tìm kiếm trên App Store và Google Play Store. Công việc này
cũng giống như làm SEO cho website).
Có thể thấy nếu chỉ đưa sản phẩm lên và trông chờ vào lượt tải tự nhiên thì sẽ
rất khó để có sự thành công của một ứng dụng, minh chứng là ra mắt năm 2015 nhưng

đến năm 2017 - khi có một chiến dịch marketing thật sự hiệu quả thì MyKara mới thật
sự trở nên hot và thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng. Một số chiến dịch hiệu
quả có thể kể đến như: MyKara - hát thả ga, nhận quà khủng, Song ca cùng Soobin
Hoàng Sơn, So tài cùng Jang Mi, Tập hát cùng Noo Phước Thịnh,.... Với sự đầu tư
chịu chi cho những ngôi sao lớn trong âm nhạc như trên, tại thời điểm đó từ khóa
“MyKara” đã trở nên nóng hơn bao giờ hết trên các cửa hàng ứng dụng và Google.
Gần nhất trong năm 2019 là chiến dịch Song ca cùng ca sĩ Dương Hồng Loan, tuy
không đạt được nhiều thành công nhưng cũng thể hiện được phần nào sự đầu tư của
công ty cho sản phẩm này.

10


2.3. Thực trạng về hoạt động marketing thương mại của công ty:
2.3.1. Thực trạng về mặt hàng kinh doanh của công ty:
Danh mục mặt hàng đang kinh doanh của công ty:
- Lập trình máy vi tính, phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
- Dịch vụ quảng cáo, các hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin,...
Hoạt động R&D mặt hàng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư
phát triển công nghệ Việt thường tiến hành một hoặc một số hoạt động R&D tùy vào
khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh như:
- Nghiên cứu cải tiến sản phẩm và thiết kế đưa ra sản phẩm mới: Việc thường
xuyên tiến hành cải tiến sản phẩm và đưa ra sản phẩm mới là một yêu cầu khách quan
đối với công ty, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu khách hàng theo
sự thay đổi của các yếu tố như thị hiếu, sở thích của khách hàng,...
- Nghiên cứu và triển khai nhằm đổi mới công nghệ của sản xuất: đa phần phục
vụ mục đích ứng dụng, vận hành công nghệ hơn là đổi mới công nghệ.
2.3.2. Thực trạng về giá mặt hàng của công ty:
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt đã xem

xét các yếu tố cạnh tranh và nhu cầu của thị trường để định giá sản phẩm sao cho phù
hợp nhất. Khác với các sản phẩm tiêu dùng thông thường, ứng dụng sẽ được chia 2
loại là ứng dụng miễn phí và ứng dụng có trả phí. Nhận thấy thói quen cho việc trả phí
ứng dụng của người Việt chưa cao, nên công ty đã định giá tải miễn phí để người dùng
có thể trải nghiệm sản phẩm. Sau khi người dùng đã có thói quen sử dụng, công ty bắt
đầu đi vào hoạt động tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thêm quảng cáo, bán nội dung
hoặc các tính năng thêm trong ứng dụng,...
Thêm quảng cáo cho ứng dụng qua các trung gian như Admob ( dùng cho mọi hệ
điều hành nhưng Android là chủ yếu), iAd (đối với hệ điều hành iOS), cần tạo tài
khoản và gắn quảng cáo vào ứng dụng, các trung gian này sẽ chia sẻ lợi nhuận qua số
lượt xem và lượt click vào quảng cáo
Ngoài ra, để có thể tặng quà cho bạn bè thì người dùng cần mất tiền để mua kim
cương (đơn vị tiền ảo để sử dụng trong ứng dụng),... Để định giá tiền ảo trong ứng
dụng, công ty chọn định giá:
- Định giá theo chiết khấu: chi phí nhà mạng, chi phí chiết khấu cho bên thứ 3,
lương nhân viên,...
- Định giá dựa vào đối tượng khách hàng: người dùng Mykara chủ yếu đánh vào
là tầm trung tuổi 25-60 tuổi, là người đã có thu nhập ổn định và thời gian rảnh rỗi, yêu
ca hát và mong muốn được giao lưu kết bạn với những người yêu âm nhạc khác.
11


Không chỉ đơn giản là giao lưu ca hát, MyKara hướng đến là một cộng đồng âm nhạc,
là nơi mà những người dùng sẽ được tôn vinh và có chỗ đứng nhất định. Đây là điểm
khác biệt tạo nên lòng trung thành của khách hàng.
2.3.3. Thực trạng về phân phối mặt hàng của công ty:
Dạng kênh phân phối: Kênh phân phối hiện đại (gián tiếp)
Hiện tại, các ứng dụng của công ty đang phân phối chính tại 2 kho ứng dụng uy
tín và có nhiều người dùng nhất đó chính là App Store và Google Play Store.
Khi mà trên App Store quá trình review các ứng dụng rất chặt chẽ. Mọi ứng

dụng khi muốn được đưa lên App Store đều phải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt
hoàn toàn thủ công. Như vậy một khi ứng dụng được đưa lên sẽ đảm bảo cho ứng
dụng trên App Store có chất lượng và trải nghiệm tốt nhất trước khi tới tay của người
dùng. Khi đăng kí tài khoản xuất bản ứng dụng, nếu là tài khoản cá nhân thì sẽ phải
chi trả 99USD/năm. Còn với các tài khoản doanh nghiệp thì chi phí này sẽ là 299
USD/năm (phần chi phí này có thể thay đổi).
Đối với chợ ứng dụng Google Play Store thì việc review ứng dụng sẽ thường
được làm bằng máy. Chính vì vậy, ứng dụng của công ty có nhiều cơ hội được phê
duyệt hơn rất nhiều. Nhưng như vậy chưa đủ, để ứng dụng của công ty thật sự bùng nổ
có nhiều lượt tải thì cần bỏ ra rất nhiều công sức tối ưu cũng như chuẩn bị thật chỉnh
chu trước khi đưa ứng dụng lên. Chi phí duy trì tài khoản Google Play Store cho ứng
dụng là 25$ /1 năm.
2.3.4. Thực trạng về truyền thông marketing ứng dụng MyKara của Công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt:
- Mục tiêu: tìm kiếm khách hàng mới, tạo mối quan hệ với khách hàng cũ, chiếm
được thị phần.
- Phương pháp để xác lập ngân sách của công ty: Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ
- Sự phân chia ngân sách xúc tiến: chủ yếu tập trung cho quảng cáo
Quảng cáo: Quảng cáo mang tính đại chúng cao, có tác động mạnh và độ phủ
sóng cao nhờ vào trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Công ty TNHH Thương
mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt đã tận dụng lợi thế này, liên tục thực
hiện các chương trình marketing trực tuyến như đăng bài lên các diễn đàn, các trang
mạng, group yêu ca nhạc, chạy quảng cáo tới các đối tượng khách hàng mục tiêu qua
các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,.. đây là những trang mạng xã hội
có cộng đồng người dùng đông đảo, lượng truy cập cao. Ngoài ra công ty còn khai
thác những kênh trung gian, những kênh có chi phí quảng cáo thấp nhưng ngược lại
đem lại hiệu quả cao, chính điều này đã góp phần nâng cao lợi nhuận.
Các kênh quảng cáo cho ứng dụng chủ yếu:
12



- Ad Network gồm có CPC, CPI và CPM. Trong đó, CPM và CPC không được
nhiều người biết tới trong quảng cáo Mobile App, chỉ có CPI nổi lên là hình thức đang
được khuyến khích sử dụng vì tiết kiệm được một phần chi phí và đem lại kết quả đo
lường được. Công ty sẽ phải trả tiền cho các nhà mạng quảng cáo chỉ khi ứng dụng của
công ty được cài đặt. Giá của CPI thì phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: dung
lượng của ứng dụng, nội dung của ứng dụng, uy tín của nhà phát triển,… Nếu chạy
CPI với số lượng nhỏ, giá chỉ tầm 4000 - 5000 đ. Tuy nhiên, nếu chạy với số lượng lớn
tầm 1000 install / ngày thì giá sẽ gấp 3 cho đến gấp 5 lần. Đó là điểm hạn chế của
kênh này nhất là đối với các ứng dụng có mục tiêu lớn và ngân sách dành cho quảng
cáo không cao.
CPM là mô hình mà chi phí sẽ dựa trên số lần hiển thị quảng cáo. Đặc biệt hiệu
quả nếu cần tạo sự chú ý đối với một thương hiệu hay ứng dụng.
Còn CPC là một phương pháp tương tự CPM nhưng có hiệu quả hơn vì công ty
chỉ cần trả cho nhà mạng trên mỗi lượt click vào quảng cáo. Sở dĩ nói CPC hiệu quả
hơn là do mạng lưới quảng cáo đã có những vị trí thích hợp trong các trò chơi và chi
phí sẽ tính theo lượt click vào quảng cáo.
Chất lượng của Ad Network sẽ được đánh giá tốt nhất qua lượng người dùng hoạt
động chuyển đổi từ install. Vì vậy, các nhà quảng cáo cần cân nhắc tính toán về tỉ lệ
chuyển đổi install sang active users để đưa ra mức chi phí cho phù hợp. Một số nhà
cung cấp dịch vụ này có thể kể đến như:
+CPM, CPC: Nova Net, Vser, Sosmart, Clever Net, Goldsun Focus, Admicro,
AKA Digital
+CPI: Amobi, Adflex
- Google và Facebook: Đây là hai kênh quảng cáo phổ biến nhất dành cho ứng
dụng trên điện thoại do có độ uy tín cao và độ phủ lớn, khả năng target tốt. Cá nhà
phát triển ứng dụng sẽ phải chi trả 300đ - 1000đ cho một click.
- Local Appstore: Trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, người dùng
Việt Nam không chỉ bó hẹp trong việc lựa chọn các ứng dụng qua App Store và
Google Play Store mà họ có nhiều sự lựa chọn hơn mỗi khi muốn tìm kiếm các ứng

dụng. Những kho ứng dụng của Việt Nam mọc lên như Vimarket.vn, Appstore.vn (nhà
phát hành Appota), Appcent.vn, Appsync.vn, 365app.vn,...
- App Search Optimization (ASO): Nếu như trong Google Search có SEO thì
ASO là việc tối ưu từ khóa với mục đích đưa ứng dụng di động lên top của App Store
hay Google Play. ASO giúp tăng thứ hạng hiển thị kết quả tìm kiếm của store, và
thuyết phục những khách hàng khác (những khách hàng tiềm năng) tải ứng dụng về

13


sau khi đã click vào. Kết quả tìm kiếm đầu tiên luôn được tin tưởng hơn đó là lý do
ASO có hiệu quả trong việc thuyết phục các khách hàng tải ứng dụng về.
Khuyến mãi: Để khuyến khích khách hàng tham gia mua các tính năng, gia tăng
giao dịch ảo trên ứng dụng, công ty đưa ra nhiều các chương trình khuyến mãi như nạp
kim cương khuyến mãi 8% đối với người dùng là nữ và 3% đối với người dùng là nam
nhân ngày 8/3,..
Quan hệ công chúng (PR): thông qua các trương trình sự kiện của công ty, các
hoạt động tài trợ: thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động từ thiện… team building được
tổ chức hàng năm. Sự kiện ra mắt tính năng mới với sự có mặt của nhiều ca sĩ nổi
tiếng như Noo Phước Thịnh, Soobin Hoàng Sơn, Jang Mi, Dương Hồng Loan,...
2.4. Thực trạng quản trị chất lượng của công ty:
Quản trị chất lượng là một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu, bởi nó
ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng. Vì vậy công ty luôn chú trọng
vào vấn đề này. Việc quản lý và cải biến chất lượng được phòng kỹ thuật và phòng
marketing chịu trách nhiệm và theo dõi. Trong đó bộ phận kỹ thuật sẽ đóng vai trò xây
dựng nền móng đầu tiên về sản phẩm, trải qua quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt. Bộ
phận kĩ thuật có đội ngũ tester riêng để trải nghiệm và tìm ra lỗi và khắc phục. Còn bộ
phận marketing sẽ là cầu nối giữa người dùng và kỹ thuật, mọi phản ánh của người
dùng về lỗi hay trải nghiệm đều được đội ngũ marketing truyền đạt lại để xây dựng
một sản phẩm hài lòng người dùng nhất. Việc kiểm tra chất lượng của ứng dụng được

diễn ra thường xuyên và cải tiến liên tục qua các phiên bản cập nhật. Việc lỗi hay sự cố
được hạn chế nhất có thể.
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt tiến
hành hoạt động đo lường, kiểm tra, đánh giá qua:
- Quy trình kiểm tra từ phía bộ phận kỹ thuật (cụ thể là nhân viên tester) sẽ trải
nghiệm và đánh giá thường xuyên, liên tục cải tiến.
- Bộ phận marketing sẽ lắng nghe những phản hồi của người dùng qua các cổng
như: Fanpage Facebook, Email, Tool chat, Hotline. Từ đó sẽ kết hợp với bộ phận kĩ
thuật để giải quyết được vấn đề nhanh nhất có thể.
2.5. Thực trạng quản trị Logistics của công ty:
Hoạt động Logistic của công ty chưa được chú trọng. Việc vận chuyển công ty có
hợp tác với các bên như Giaohangtietkiem, Viettel Post,... để gửi quà tặng cho người
dùng.
Công ty có công cụ trực tuyến để điều hành và quản lý người dùng, quản lý
lượng tiền ra, vào ứng dụng là CMS Mykara.

14


Ngoài ra, công ty còn thiết lập môi trường làm việc trực tuyến qua phần mềm
JIRA. Tất cả các thông tin về dự án đã và đang triển khai, tiến độ thực hiện, người
thực hiện, người hỗ trợ, người giám sát đều được cập nhật thường xuyên nhằm đảm
bảo tính đồng bộ và kịp tiến độ.
Các bên phụ trách việc giao hàng cũng hỗ trợ để công ty có thông tin về kho
hàng và theo dõi lộ trình chuyển phát tới tận tay khách hàng.
Hoạt động quan hệ với khách hàng cũng được xây dựng rất chuyên nghiệp, khi
có tới 4 cổng để khách hàng có thể phản hồi về sản phẩm: Fanpage, Mail, Tool Chat,
Số điện thoại hotline. Những người dùng VIP sẽ có đường dây hỗ trợ riêng và chăm
sóc khá thường xuyên.


15


PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:
3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động MKT của công ty:
Mặc dù Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt
mới hoạt động được hơn 4 năm cũng không ít khó khăn, sóng gió nhưng công ty vẫn
đứng vững, phát triển và vươn lên gặt hái được rất nhiều thành công nhờ chiến lược
marketing có tầm nhìn cùng sự cố gắng của toàn thể nhân viên công ty.
Tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế như:
- Fanpage, website của công ty chưa hoạt động hiệu quả, chi phí chưa được tối
ưu hóa.
- Hoạt động quảng cáo chưa thực sự thu hút cũng như chưa được khách hàng biết
đến nhiều.
- Các hoạt động promote còn chưa được triển khai bài bản, chưa có tính chuyên
nghiệp cao.
- Chi phí dành cho quảng cáo khá cao, trong khi vẫn chưa khai thác hết được lợi
ích từ khách hàng. Số khách hàng mua các tính năng thêm hay nội dung (tham ra sự
kiện) trong ứng dụng còn khá hạn chế. Nếu khai tác tốt có thể đạt được mức lợi nhuận
cao hơn rất nhiều.
Đề xuất định hướng để giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công ty:
- Chiến lược thích ứng và tái định vị cho sản phẩm: Để tồn tại và phát triển, Công
ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt cần phải quan tâm
hơn việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tạo ra nhiều giá trị nội dung mới để
đáp ứng thị hiếu của người dùng. Vấn đề về nâng cao chất lượng phải được diễn ra
thường xuyên và liên tục bởi lẽ thị trường đang ngày một có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Tiếp đó là chiến lược tái định vị sẽ tạo được ấn tượng trong tâm trí người dùng về
sản phẩm, thông qua sự tác động đến việc người dùng lựa chọn sản phẩm của công ty
thay vì của đối thủ cạnh tranh. Đó là chiến lược tạo lòng trung thành của người dùng

khi sử dụng ứng dụng, ghi nhớ sản phẩm của công ty. Theo đó công ty cần:
+ Liên tục nghiên cứu, đánh giá sản phẩm nhằm đưa ra chiến lược để nâng cao
hình ảnh của ứng dụng một cách hiệu quả.
+ Nghiên cứu, xem xét đâu là đối tượng khách hàng đem lại nguồn thu lớn, lợi
ích lớn cho công ty. Từ đó công ty sẽ có các hoạt động marketing hỗn hợp phù hợp
nhất để phát triển thêm về đối tượng này.
- Chiến lược phát triển thị trường:

16


+Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nghiên cứu kỹ để đưa ra các chiến lược
phù hợp.
+Tận dụng tối đa những công cụ sẵn có như Fanpage, Website để tiếp cận được
nhiều người dùng hơn.
+Tăng cường xây dựng nội dung bổ sung cho ứng dụng để người dùng không bị
nhàm chán và tối đa hóa được lợi nhuận.
- Xác định chiến lược và khẳng định những giá trị thiết thực mang lại: Công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt cần có tầm nhìn
chiến lược lâu dài hơn, chẳng hạn như phát triển thành công ty công nghệ “hàng đầu”
Việt Nam, cụ thể hóa đối tượng mà công ty đang muốn hướng đến hay quy mô mà
công ty muốn mở rộng trong thời gian tới.
Những giá trị cốt lõi luôn đóng một vai trò rất quan trọng, và Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt nên có một câu khẩu hiệu thể
hiện được sứ mệnh của mình và cũng là kim chỉ nam cho hoạt động của các nhân viên
trong công ty. Mặt khác, khẳng định những giá trị đích thực đem lại cho khách hàng.
3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp:
- Định hướng 1: Hoàn thiện chiến lược quảng cáo ứng dụng MyKara của Công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt.
- Định hướng 2: Áp dụng các chính sách Marketing - Mix tại Công ty TNHH

Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ Việt.
- Định hướng 3: Đề xuất phát triển hoạt động marketing trên mạng xã hội ứng
dụng MyKara của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư phát triển công
nghệ Việt.

17



×