Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng gia dụng cao cấp của công ty TNHH thương mại dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.89 KB, 73 trang )


MỤC LỤC


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NK

Nhập khẩu

EU

Liên minh châu âu

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia thuộc khu vực đông nam á

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

VNĐ


Việt Nam đồng

USD

đơ la mỹ

FOB

Giao hàng trên boong tàu

CIF

Cước phí và phí bảo hiểm trả tới


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình tài chính của cơng ty trong 4 năm 2006-2009........................12


5

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính tất yếu của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chủ trương của đảng và nhà nước
ta là đưa nền kinh tế không những hội nhập theo chiều rơng mà cịn phải theo
chiều sâu. Ngày nay, Thương mại quốc tế ngày càng phát triển đóng vai trị
mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế hội nhập sâu rông hơn vào nền kinh tế thế giới,
giúp phát huy và tận dụng triệt để hơn lợi thế so sánh của quốc gia.
Là một hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế, Nhập khẩu hàng
hóa giúp người tiêu dùng trong nước tiếp cận được với những loại mặt hàng

đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả, những sản phẩm hiện đại, chất lượng
cao…Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu còn làm tăng hiệu quả sử dụng các
nguồn lực sản xuất trong nước. Do đó việc nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu
nói chung và nhập khẩu hàng hóa nói riêng mang một ý nghĩa hết sức quan
trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà cịn đối với tồn
bộ nền kinh tế Việt Nam.
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Biển Xanh hoạt
động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa với những mặt hàng nhập khẩu chủ
lực là hàng gia dụng cao cấp. Cơng ty được thành lập chính thức từ năm 2006,
đến nay đã thu được những thành tựu đáng kể, tạo dựng được chỗ đứng trên
thị trường trong nước, trở thành bạn hàng tin cậy với nhiều đối tác nước
ngoài…. Tuy nhiên hiện nay với việc mọc lên hàng loạt các đối thủ cạnh
tranh, cùng với những thay đổi trong chính sách của chính phủ, sự biến động
của nền kinh tế thế giới…công ty cũng đang phải đối đầu với nhiều khó khăn
thử thách trong việc nhập khẩu hàng hóa.
Với việc nhận thức được vấn đề khó khăn của công ty hiện nay, em đã
lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng gia


6

dụng cao cấp của công ty TNHH thương mại dịch vụ và đầu tư Biển
Xanh”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng nhập khẩu hàng gia
dụng cao cấp của công ty trong thời gian qua từ đó tìm ra giải pháp và hướng
đi tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng gia dụng cao cấp cũng
như vị thế của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động Nhập khẩu hàng gia dụng cao cấp của công ty

TNHH thương mại và dịch vụ Biển Xanh trong thời gian từ năm 2006 đến
năm 2009.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Bài nghiên cứu đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như : Phương
pháp tổng hợp, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh, Phương
pháp thống kê,…
5.Kết cấu đề tài.
Ngoài lời mởi đầu, kết luận và một số phần trích dẫn đề tài được nghiên
cứu gồm ba phần chính sau đây:
Chương 1: : Tổng quan về công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ
Biển Xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của
công ty.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng gia dụng cao
cấp tại công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ biển xanh.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập
khẩu hàng gia dụng cao cấp của công ty.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ BIỂN XANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

1.1. Tổng quan về công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển
Xanh
1.1.1. Thông tin khái quát chung về công ty
Một số thông tin khái quát
a. Tên công ty

Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại và Dịch Vụ Biển Xanh
Tên giao dịch: Blue Sea Commerce Investment and Service Company Limited.
Tên viết tắt: BLUE SEA CIS CO.,LTD
b. Địa chỉ trụ sở chính
Số 1, phố Hồ Đắc Di, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84 4)3 5334315/16
Email:

Fax:(84 4)3 5334314
Website:

c. Ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh vật liệu xây dựng
Dịch vụ trang trí nội ngoại thất.
Mua bán các thiết bị vật tư máy móc ngành xây dựng.
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hà, giao thông, thuỷ lợi, hàng hoá.


8

Kinh doanh sắt, thép, hạt nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thuỷ sản,
máy móc thiết bị xây dựng, giao thơng, thuỷ lợi, hàng điện tử gia dụng, hàng hố
tiêu dùng.
Kinh doanh, khai thác, chế biến các mặt hàng rau quả, nông sản, rượư,
bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar), hàng may mặc, bông,
vải, sợi, hàng mỹ phẩm (trừ những mỹ phẩm có hại cho sức khoẻ con người), hàng
văn phòng phẩm, hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ.
Kinh doanh các sản phẩm cơ khí, thiết bị phụ tùng, máy móc cơng
nghiệp, nơng nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các thiệt bị dụng cụ học sinh, ôtô, xe
máy, thiết bị xây dựng.

Kinh doanh chế tạo lắp ráp máy móc, thiết bị điện tử.
Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản và các loại kim loại màu
(trừ các khoáng sản Nhà nước cấm)
Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách trong nước và hàng hoá bằng ô tô.
d.Vốn điều lệ:5.000.000.000 đồng (Năm tỷ VN đồng )
e. Tên chủ sở hữu: Phan Văn Cường
f. Người đại diện theo pháp luật của công ty
Họ và tên: Phan Văn Cường

Chức danh: Chủ tịch cơng ty

g. Văn phịng đại diện
Số 5 tổ 111 hồng cầu, Đống Đa, Hà Nội
Q trình hình thành và phát triển của cơng ty
a. Giai đoạn trước năm 2006
Xuất phát điểm của công ty Biển Xanh là từ Phịng Phát triển thị trường
của Cơng ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng, 245


9

Tam Trinh, quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội. Phịng được hình thành
tháng 10 năm 2005 với 3 nhân viên và một sản phẩm kinh doanh duy nhất của
công ty là máy sấy khơ quần áo diệt khuẩn gia đình.
Khi đó, hoạt động dưới với quy mơ một phịng trực thuộc một công ty
Nhà nước, lại bị hạn chế về nhiều mặt, quyền hạn, về các nguồn lực tài chính,
về số lượng nhân lực và chỉ kinh doanh một sản phẩm. Hệ thống kênh phân
phối tiêu thụ lúc bấy giờ rất hạn chế. Sản phẩm cũng tiêu thụ qua hai con
đường là bán buôn cho một số siêu thị, cửa hàng lớn và bán lẻ trực tiếp cho
các khách hàng nhưng doanh số và doanh thu rất ít, chỉ tập trung ở Hà Nội.

Lợi nhuận thu được không cao, hoạt động nhập khẩu không mang lại nhiều
hiệu quả cho công ty.
b. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Tháng 1 năm 2006, Trưởng phịng Phát triển thị trường của cơng ty Sông
Hồng đã xin tách ra và cùng với những thành viên trong phịng thành lập cơng
ty TNHH Đầu tư Thương Mại và Dịch Vụ Biển Xanh, Nhà Phân phối độc
quyền của hãng Nonan, hãng sản phẩm gia dụng nổi tiếng thế giới.
Cho đến nay, công ty đã phát triển rất nhanh với hai trụ sở chính tại Số 1
Hồ Đắc Di, quận Đống Đa Hà Nội và Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh,
với rất nhiều các sản phẩm gia dụng. Hiện nay sản phẩm của cơng ty đã có
mặt trên khắp cả nước với 116 đại lý bán lẻ trên 34 tỉnh, thành phố trong cả
nước. Đến nay công ty đã tạo được vị thế nhất định trên thị trường trong
nước, có nhiều đối tác bạn hàng nước ngồi, lợi nhuận thu được từ hoạt động
nhập khẩu ngày càng tăng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Mô hình tổ chức bộ máy của cơng ty
Để phù hợp với đặc thù về loại hình kinh doanh và đặc biệt để quản lý


10

tốt hoạt động kinh doanh, Cơng ty sử dụng hình thức quản lý kết hợp (trực
tuyến và chức năng). Hình thức quản lý này đã tận dụng được ưu điểm và
khắc phục được những nhược điểm của cả hai phương thức trực tuyến và
chức năng. Do đó bộ máy quản lý cũng được tổ chức theo một cơ cấu ổn định,
khoa học, phù hợp nhất, đảm bảo sự quản lý thống nhất, hiệu quả.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty
Giám đốc
Ra quyết định
Phó giám đốc

Điều hành, kiểm tra
Hỗ trợ

Phịng
Kế tốn

Phịng
Kinh doanh

Trưởng
chi nhánh
TP
Hồ
Chí Minh

Phịng Xuất
nhập khẩu

Phịng
quản lý chất
lượng

Phịng
Lễ Tân và
bán hàng

Điều hành, kiểm tra
Hỗ trợ

Phịng

Kế tốn

Phịng
Kinh
doanh

Phịng
quản lý
chất lượng

Phòng
Lễ tân và
bán hàng

Nguồn sinh viên tự thu thập qua báo cáo các phòng
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy tổ chức của
công ty
a
a. Giám đốc


11

- Đại diện cho công ty trước pháp luật và nhà chức trách.
- Ra quyết định cho mọi hoạt động của công ty.
- Cung cấp đủ nguồn lực để duy trì hoạt động của cơng ty cùng các hệ
thống phân phối.
- Tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp.
- Quản lý, phân công chỉ đạo trực tiếp nhân sự trong doanh nghiệp
- Quyết định kế hoạch kinh doanh của công ty.

- Tổ chức điều hành, kiểm tra các hoạt động trong công ty và các hệ
thống kinh doanh phân phối.
- Định kỳ cùng đại diện lãnh đạo tổ chức cuộc họp xem xét của lãnh đạo.
- Giao tiếp, quan hệ, đàm phán và ký hợp đồng với các bạn hàng, các đối
tác
b.Phó giám đốc và trưởng chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
- Chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh của công ty
- Cùng giám đốc xem xét kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
- Liên hệ và nắm bắt các thông tin của các bạn hàng, đại lý và các cơ
quan liên quan khác.
- Tổ chức điều hành, kiểm tra các hoạt động trong công ty.
-Tuyển chọn các đại lý.
- Tuyển dụng nhân viên
- Liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước để giải quyết những công
việc liên quan đến hoạt động của cơng ty
c. Các phịng, ban


12

Phịng kế tốn
- Tổ chức chỉ đạo mọi mặt cơng tác kế tốn, thống kê thơng tin kinh tế.
- Đề xuất, tham gia với ban giám đốc để xây dựng các quyết định phù
hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Phân tích đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng trình độ năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho đội
ngũ kế tốn viên.
- Phân cơng chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế tốn trong cơng ty
- Ký các chứng từ, báo cáo kế tốn và thống kê.
- Có quyền yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp cung cấp đầy đủ kịp

thời các tài liệu cần thiết cho công tác kế toán và kiểm tra kế toán.
- Lưu trữ những giấy tờ liên quan đến thành lập công ty.
- Lưu hồ sơ của cán bộ công nhân viên.
- Tư vấn, đóng góp ý kiến cho ban giám đốc về tình hình hoạt động của
cơng ty.
Phịng kinh doanh
- Quản lý nhân viên và mọi cơng việc của phịng kinh doanh của công ty
- Ký xác nhận bán hàng vào đơn hàng của khách hàng gửi tới.
- Quản lý chất lượng hàng hóa.
- Nhận đặt hàng và giao hàng cho các đại lý, khách hàng
- Trực tiếp chỉ đạo liên hệ và chăm sóc hệ thống các đại lý, các kênh
phân phối của cơng ty
- Tìm kiếm thị trường mới và phát triển hệ thống bán lẻ


13

Phòng xuất nhập khẩu
- Đảm bảo nhập khẩu các thiết bị và sản phẩm đầy đủ kịp thời cho hoạt
động kinh doanh của công ty.
- Xin giấy phép xuất nhập khẩu.
- Liên hệ và xử lý các công việc liên quan đến Hải quan và các thủ túc
xuất nhập khẩu.
- Tiến hành khấu trừ thuế tại các Cục Hải quan, theo dõi việc áp dụng
chính sách thuế mới của chính phủ.
- Tổ chức việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi về, liên hệ hợp đồng
vận chuyển hàng hóa.
- Thường xuyên liên hệ, trao đổi và nắm bắt các thông tin của đối tác
nước ngồi.
Phịng quản lý chất lượng

- Kiểm sốt chất lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho.
- Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm chất lượng sản phẩm.
- Kiểm soát các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra.
- Kiểm soát và lưu trữ các hồ sơ về chất lượng sản phẩm, thiết bị, dụng
cụ đo.
- Giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết các vấn đề về chất lượng
sản phẩm.
- Báo cáo với ban giám đốc về tình hình chất lượng sản phẩm.
- Sửa chữa và bảo hành máy theo yêu cầu của khách hàng
Phòng lễ tân và bán hàng


14

- Đón tiếp khách tại cơng ty.
- Nhận và trả lời các cuộc điện thoại gọi tới công ty.
- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng về các thông tin về sản phẩm và công ty.
- Hỗ trợ cho bộ phận bán hàng tại công ty
- Bán hàng tại công ty và một số siêu thị lớn: giới thiệu hướng dẫn cách
sử dụng sản phẩm, các chính sách hậu mãi, bảo trì, bảo hành cho khách hàng.
- Đón tiếp và ln làm khách hàng vừa lòng nhấtt, “ vui lòng khách đến
vừa lòng khách đi ”
- Ghi chép các số liệu và báo cáo tình hình thường xun cho Ban giám
đốc và Trưởng phịng kinh doanh.
- Phải trực tiếp làm việc với siêu thị và chịu sự quản lý về thời gian và
các quy định của siêu thị.
- Tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm
1.1.3.Tình hình cơng ty hiện nay

a. Đặc điểm về sản phẩm
Hiện nay công ty kinh doanh nhiều mặt hàng, đa dạng về chủng loại và
mẫu mã, mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn. Các mặt hàng kinh
doanh của công ty hiện nay bao gồm
-Hàng gia dụng cao cấp: lò sưởi, máy xay sinh tố, bình lọc nước, ấm đun
nước siêu tốc, máy sấy khô quần áo,....
-Các hàng điện tử: quạt, tivi, máy điều hòa, máy giặt....
- Các loại mặt hàng khác: gỗ, các sản phẩm từ gỗ,...
Hàng hóa của cơng ty được nhập khẩu từ nhiều nước tiên tiến, công nghệ


15

hiện đại như Nhật Bản, Trung quốc, Hàn quốc, các nước Asean, EU, Hoa
kỳ,...Mỗi thị trường cung cấp các sản phẩm khác nhau với những thương hiệu
và nhãn hiệu khác nhau như: Nonan, Media, Sony,...
b. Lao động của công ty
Biểu đồ 1.1 Tình hình lao động của cơng ty qua 4 năm 2006 – 2009

Lao động của cơng ty
100%

0

7

6

13


6

Trình độ khác

%

8

26

32

Cao đẳng
Đại học

50%

7

16
21

30

2008

2009

0%
2006


2007

năm

(Nguồn: phịng kế tốn)
Qua 4 năm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên của công ty không
ngừng tăng. Năm 2006 với 13 nhân viên đến cuối năm 2009 con số này đã lên
đến 75 nhân viên. Như vậy trong vòng 4 năm số nhân viên của cơng ty tăng
gần 6 lần. Trong đó những nhân viên có trình độ tốt nghiệp đại học ngày càng
tăng. Năm 2009 số nhân viên tốt nghiệp đại học chiếm 40% tổng số nhân viên
và tăng hơn 4 lần so với năm 2006. Nhân viên tốt nghiệp cao đẳng và TNCN
năm 2009 chiếm 42,67% tăng hơn 5 lần so với năm 2006. Những lao động ở
trình độ khác chủ yếu tham gia vào bán hàng cho cơng ty
Như vậy ta có thể thấy nhu cầu tuyển dụng của công ty ngày càng tăng,
cơng ty ln có những chính sách khuyến khích và thu hút những lao động có


16

trình độ nhằm nhu cầu mở rộng trong tương lai.



12

c. Tình hình vốn và tài sản
Bảng 1.1: Tình hình tài chính của cơng ty trong 4 năm 2006-2009

Chỉ tiêu


2006
(Trđ)

2007
Số lượng

2008
Số lượng

(Trđ)

Thay
đổi(%)

2009
Số lượng

(Trđ)

Thay
đổi(%)

(Trđ)

Thay
đổi(%)

1. Nguồn vốn
- Vốn chủ sở hữu


3.600

4.260

18,33

6.048

41,97

9.024

49,21

-Nợ phải trả

10.000

15.000

50

18.000

20

20.000

0,11


Tổng nguồn vốn

13.600

19.260

41,62

24048

24,86

29.024

20,69

-Tài sản cố định

137,5

314,8

128,9

386,6

22,8

512,7


32,62

-Tài sản lưu động

13.462,5

18945,2

40,73

23.661,4

24,89

28.511,3

20,50

Tổng tài sản

13.600

19.260

41,62

24.048

24,86


29.024

20,69

Tài sản ngắn hạn

13.434,2

18.932,5

40,92

2.3631,2

24,81

28.432,6
4

20,31

Tài sản dài hạn

165,8

327,5

97,53


416,8

27,26

591,36

24,61

2. Tài sản

(Nguồn: phòng kế toán)


13

Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 5 tỉ đồng nhưng trên thực tế cơng
ty chỉ có 3,6 tỉ đồng vốn chủ sở hữu, ngoài ra vốn đi vay là 10 tỉ đồng, tổng
vốn tài sản là 13,6 tỉ. Sau 4 năm hoạt động và phát triển, tổng tài sản của công
ty liên tục tăng và tăng đều đặn qua các năm. Năm 2007, tổng số vốn là 19,26
tỉ đồng, trong đó, nhờ hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận tiếp tục được đầu
tư, vốn chủ sở hữu tăng lên là 4,26 tỉ đồng. Tính đến thời điểm cuối năm
2008, tổng tài sản của cơng ty có khoảng 24,048 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so
với năm 2006. Trong đó, vốn chủ sở hữu tăng từ 3,6 tỉ ban đầu đã tăng lên là
6,048 tỉ. Năm 2009 tổng vốn và tài sản của công ty là 29,024 tỷ, con số này
gấp hơn 2 lần năm 2006 và tăng 20,69 % so với năm 2008.
Những con số ấn tượng ở trên cho ta thấy quá trình hoạt động và phát
triển ổn định của cơng ty. Cơng ty ngày có xu hướng mở rộng tài sản và
nguồn vốn luôn tăng. Chính điều này tạo tiền đề cho vấn đề mở rộng sau này
của cơng ty.
d. Tinh hình kinh doanh của công ty

Qua 4 năm thành lập và phát triển, Biển Xanh đã có được những kết
quả kinh doanh rất tốt về cả doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả như
tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất sinh lời. Đây là kết quả của rất nhiều những sự nỗ
lực cố gắng của đội ngũ nhân viên trong công ty và đặc biệt là Ban giám đốc
với những chiến lược kinh doanh rất táo bạo và hiệu quả. Năm 2008 vào thời
điểm nạn ngộ độc thực phẩm hoành hành, những chương trình quảng cáo sản
phẩm máy khử độc hoa quả bằng ozone của Nonan được tung ra hàng loạt vì
vậy khách hàng tìm đến với các sản phẩm của cơng ty nhiều hơn.


14

Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm (2006-2009)

2007

2008

2009

2006

Giá trị

Thay

Giá trị

Thay


Giá trị

Thay

(trđ)

Các chỉ tiêu

đổi(%)

(trđ)

đổi(%)

(trđ)

đổi(%)

109,68

86584,36

24,62

108,99

83609,79

22,04


98108,4

17,34

2974,57

206,88

4175,32

40,37

206,88

3131,49

40,37

33134,6

69477,5

9

6

32780,4

68508,2


7

9

LN trước thuế

354,22

969,28

173,64

LN sau thuế

265,665

726,96

173,64

Tỷ suất sinh lời (%)

0,8

1,05

31,25

2,58


145,71

3,06

18,6

Tỷ suất lợi nhuận (%)

0,81

1,06

30,86

2,66

150,94

3,19

19,92

Doanh thu
Chi phí

2230,927
5

102283,7
2


18,13

Nguồn: Phịng kế tốn


15

Các kết quả về doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng rất nhanh trong 4
năm qua, Năm 2009 doanh thu của công ty đạt 102283,72trđ tăng lên hơn 3
lần so với mốc 33134,69trđ năm 2006. Không chỉ thế, lợi nhuận sau thuế của
công ty cũng tăng rất nhanh. Năm 2007, cơng ty mở thêm chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh mất khá nhiều chi phí nhưng lợi nhuận vẫn đạt mức
697,88trđ, bằng 208,99% so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2009 đạt
3131,49trđ bằng gần 12 lần so với năm 2006. Chỉ sau 4 năm thành lập doanh
thu và lợi nhuận đã tăng lên gấp nhiều lần so với khi cịn hoạt động ở cơng ty
Sơng Hồng. Hơn thế nữa, tỉ suất sinh lời và tỉ suất lợi nhuận cũng liên tục
tăng trong 4 năm, tỉ suất sinh lời tăng từ 0,8 năm 2006 đến năm 2009 là 3,06;
tỉ suất lợi nhuận tăng từ 0,81 năm 2006 đến 3,19 năm 2008. Đây là một thành
công khởi đầu đáng mừng của một công ty, đặc biệt với công ty vừa và nhỏ
như công ty TNHH thương mại dịch vụ và đầu tư Biển Xanh.
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG

NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

1.2.1. Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp
Mơi trường luật Pháp
Năm 1997 luật thương mại Việt Nam chính thức được ban hành và đưa

vào thực hiện tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc phát triển
các hoạt động thương mại quốc tế.
a. Chính sách về mặt hàng
Chính phủ Việt Nam đã từng bước xây dựng và điều chỉnh cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu cũng như cơ cấu mặt hàng ưu tiên cho nhập khẩu phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế trong nước và sự biến động của môi trường kinh tế
quốc tế. Đối với cơ cấu hàng nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam ưu tiên nhập
khẩu đầu vào các yếu tố sản xuất, đặc biệt là các loại máy móc thiết bị với


16

trình độ cơng nghệ tiên tiến và các yếu tố đầu vào sản xuất, các nguồn cung
cấp trong nước không có khả năng cung cấp đầy đủ.
Hiện nay chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa thực hiện theo nghị
định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của chính phủ. Nghị định này quy
định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Chính sách này đã tạo thuận lợi cho công ty nhập khẩu các sản phẩm thuận
lợi hơn, rút ngắn thời gian cho quá trình nhập khẩu trong việc xin giấy phép
nhập khẩu và giảm chi phí nhập khẩu từ đó tránh được việc bị mất cơ hội kinh
doanh do hàng về chậm.
b. Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan hiện nay đươc thực hiện theo quy định tại luật Hải
quan, theo nghị định số 154/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2005 của
chính phủ và hướng dẫn tại thơng tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005
của Bộ Tài Chính. Nghị định này đã làm cho thủ tục hải quan mà các doanh
nghiệp phải xuất trình đơn giản, minh bạch và phù hợp hơn với chuẩn mực
quốc tế. Nghị định đã giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu rút ngắn được
thời gian thơng quan hàng hóa. Chi phí và rủi ro cũng giảm đáng kể góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho cơng ty.

c. Chính sách thuế quan

Khi nhà nước tăng thuế nhập khẩu thì sẽ làm giá cả của hàng hóa nhập
khẩu tăng lên. Điều này có thế làm giảm lượng hàng nhập khẩu do lượng tiêu
dùng hàng hóa này giảm, dẫn tới lợi nhuận thu được từ hàng nhập khẩu của
công ty giảm. Ngược lại việc giảm thuế quan sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu
giảm, điều này có sẽ dẫn đến lượng nhập khẩu tăng do lượng tiêu dùng trong
nước tăng, lợi nhuận của cơng ty tăng. Chính vì vậy có thể nói thuế quan có
vai trị quan trọng trong vấn đề nhập khẩu hàng hóa của cơng ty.


17

Từ ngày 01/10/2010 nhà nước áp dụng biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu
ưu đãi mới theo thông tư số 216/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ tài chính.
Thơng tư đã góp phần tháo gỡ khó khăn , giảm thiểu chi phí và giá thành sản
phẩm của cơng ty Biển Xanh nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung,
giảm chi phí quản lý hành chính thuế của cơ quan hải quan, giảm thời gian
thơng quan hàng hóa.
Các sản phẩm nhập khẩu của công ty hiện nay chủ yếu là các mặt hàng
gia dụng cao cấp như các loại máy sấy, máy xay sinh tố, máy khử độc… Các
sản phẩm này không nằm trong nhóm các mặt hàng chụi thuế đặc biệt. Nhiều
sản phẩm thuộc mặt hàng nằm trong diện được cắt bỏ hoặc đang trong quá
trình cắt bỏ thuế quan, nhiều sản phẩm hiện nay của công ty đã giảm thuế
xuống cịn mức 0% đến 5% ví dụ các loại máy sấy. Tuy nhiên nhiều sản phẩm
vẫn chụi đánh thuế khá cao như sản phẩm máy sưởi thuế nhập khẩu là 30%.
Việc giảm thuế quan nhập khẩu làm giảm chi phí nhập khẩu của cơng ty,
giảm giá hàng bán, hàng hóa tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tăng
hiệu quả nhập khẩu của công ty.
Trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng ở mỗi

quốc gia và khu vực công cụ thuế quan nhập khẩu có xu hướng điều chỉnh
giảm dần theo những yêu cầu về tự do hóa thương mại và bổ xung cho ngân
sách chính phủ.
d. Các vấn đề có liên quan khác

Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua và ban hành nhiều đạo luật khác
nhau nhằm góp phần cải thiện mơi trường pháp lý của Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó ngồi luật thương mại và luật thuế
xuất nhập khẩu sửa đổi bổ xung nói trên còn đặc biệt kể đến luật cạnh tranh
và chống độc quyền,…


18

Môi trường kinh tế
a.Các mối quan hệ và liên kết kinh tế quốc tế
Là một quốc gia nằm trên bán đảo Đơng Dương, ven biển Thái Bình
Dương, tiếp giáp với Trung quốc, Lào, Campuchia và biển Đông, Việt Nam là
một trong những nước được đánh giá có vị thế thuận lợi trong thương mại
quốc tế.
Trong chính sách thị trường, Chính phủ Việt Nam đã định hướng và hỗ
trợ cho các doanh nghiệp xây dựng được thị trường trọng điểm trong quan hệ
thương mại quốc tế. Thị trường trọng điểm đó là thị trường Đông và Nam á,
Thị trường EU và thị trường Hoa kỳ.
Chính phủ Việt Nam cũng tăng cường đàm phán ký kết các hiệp định
thương mại song phương và đa phương, Tham gia các tổ chức liên kết kinh tế
khu vực và thế giới như ASEAN(1995), AFTA(1996), APEC(1998),
WTO(2007),…
Việc tham gia các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và thế giới tạo điều
kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với các nước là thành viên

trong các tổ chức, giúp các doanh nghiệp trong nước được hưởng những chế
độ ưu đãi đặc biệt về thuế quan, hạn ngạch,…. Các doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận được nguồn hàng nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, giảm giá bán hàng
nhập khẩu.
Công ty biển xanh nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ các thị trường các
nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Viêc tham gia khu vực
mậu dịch tự do AFTA giúp cho hàng hóa nhập khẩu của công ty từ thị trường
các nước thuộc ASEAN được hưởng thuế quan ưu đãi đặc biệt. Nhiều mặt
hàng thuế nhập khẩu đã giảm xuống từ 0% đến 5%, các mặt hàng cịn lại đang
trong q trình giảm thuế, theo cam kết đến năm 2013 tất cả mặt hàng nhập


19

khẩu từ thị trường này sẽ được hưởng thuế quan theo chế độ tối huệ quốc (0%
đến 5%). Bên cạnh đó chính phủ nước ta tăng cường ký các hiệp định thương
mại song phương và đa phương với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc nhằm thiết lập mối quan hệ thương mại gắn bó lâu dài và hữu nghị
với các nước này. Điều này giúp công ty dễ dàng tiếp cận thêm nhiều nguồn
hàng, nhiều nhà cung cấp, nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao, nhiều mẫu
mã, hàng hóa đi qua hải quan cũng dễ dàng hơn rút ngắn thời gian nhập
khẩu….
Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ ngày
càng chú trọng phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới,
tăng cường tham gia các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế cả trong khu vực và
trên thế giới nhằm mở rộng thị trường bạn hàng và giảm chi phí nhập khẩu
cho các doanh nghiệp.
b.Sự biến động của nền kinh tế trong và ngồi nước
Mơi trường kinh tế trong nước ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả hoạt động
nhập khẩu hàng hóa của cơng ty. Các yếu tố phải kể đến ở đây như là tốc độ

tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, lạm phát, tỷ giá hối đoái,…
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn
luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao: năm 2006 là 8,2%; năm 2007 là 8,5%; năm
2008 là 8,18% và năm 2009 là 5,32% (nguồn: ). Trong
hai năm 2008 và 2009 tuy tốc độ tăng trưởng có giảm do ảnh hưởng của cuộc
khủng khoảng kinh tế thế giới, nhưng nước ta vẫn được đánh giá là nước có
tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã tạo được
những bước phát triển nhất định thu hút được nhiều đối tác quan tâm hơn trên
thị trường quốc tế. Cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, nhu cầu
cuộc sống ngày càng cao. Sản phẩm của công ty là các mặt hàng mà đáp ứng
nhu cầu hàng ngày và cần thiết trong mỗi gia đình vì vậy cơng ty có nhiều


×