Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế đời sống người cao tuổi các xã nông thôn vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 92 trang )

Họ

tên
học
viê
n
Ng
uyê
n
Th
ùy
Tra
ng
*
LU
ẬN
VA
N
TH
ẠC
SY
*
Ng
àn
h:
Kiê
n
Trú
c*

m


20
16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NGUYỄN THÙY TRANG
QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHĂM SÓC Y TẾ & ĐỜI SỐNG
NGƯỜI CAO TUỔI CÁC XÃ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành : Kiến Trúc

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Nguyễn Thùy Trang

QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHĂM SÓC Y TẾ & ĐỜI SỐNG
NGƯỜI CAO TUỔI CÁC XÃ NÔNG THÔN VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành : Kiến Trúc Mã số: 60.58.01.02 CB hướng dẫn: TS.KTS Phạm
Đình Tuyển
Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LỜI CẢM ƠN

Nguyễn Thùy Trang

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Xây Dựng, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Đào tạo Sau đại học, của các Thầy cô giáo đã
giảng dạy giúp tôi có thêm kiến thức và hành trang phục vụ công tác và nghề nghiệp của
mình. Sau quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Để có thể hoàn thành
được Luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. KTS Phạm Đình Tuyển, người đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học đã cho tôi
những lời khuyên quý giá, các Thầy cô giáo trong Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp Trường
Đại học Xây Dựng đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên và giúp đỡ hết lòng để tôi có thể hoàn thành Khóa học và bảo vệ thành công Luận
văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.
1.2.1.
1.3.

Một số kích thước tiêu chuẩn đối với công trình dành cho người khuyết tật
2. ............................................................................................................................41

3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DựNG HỆ THỐNG CHẤM SÓC Y

TẾ & ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI CÁC XÃ NÔNG THÔN VÙNG
4...........................................................................................................................................
5.


5

6.

DANH MỤC CÁC BẢNG

7......................................................................................................................................
8...........................................................................................................................................
9.
Hình 2.5: Minh họa nhà ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng
75



6

10.........................................................................................................................................
11.


7

12. MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết chọn đề tài luận văn.
13. Già hóa dân số là vấn đề lớn mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt.
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số nước ta đã đạt 10,5%
vào năm 2011, tức là cơ cấu dân số chính thức bước vào giai đoạn “ già hóa”. Số người
cao tuổi (NCT) tăng nhanh đòi hỏi sự chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần rất lớn.
Việc chăm sóc và tạo điều kiện sống tốt nhất cho NCT là trách nhiệm của nhà nước,
gia đình, cộng đồng, đặc biệt trở nên cần thiết trong một xã hội bước vào thời kỳ dân
số già.
14. Ở Việt Nam hiện nay đang xuất hiện một số mô hình chăm sóc người cao tuổi.
Mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT đã xuất hiện tại các thành phố nhằm đáp
ứng nhu cầu chăm sóc NCT ở các đô thị bởi tại đây, gia đình NCT có nhiều điều kiện
về kinh tế và cũng thiếu thời gian để chăm sóc NCT. Do đó, họ cần đến một nơi có thể
chăm sóc người cao tuổi thay thế các thành viên trong gia đình. Đây hoàn toàn là mô
hình tư nhân và hình thức tham gia tự nguyện. Cá nhân NCT và gia đình phải chi trả
toàn bộ chi phí trong quá trình sinh sống tại trung tâm, do đó, rất khó để có thể thu hút
nhiều người cao tuổi bởi không phải người cao tuổi nào cũng có đủ điều kiện kinh tế
để chi trả cho các chi phí.
15. Đối với khu vực nông thôn - nơi tập trung đa số NCT ở nước ta, đời sống NCT
còn vô cùng khó khăn. Thực tế cuộc sống các hộ gia đình thay đổi nhanh chóng từ gia
đình nhiều thế hệ sang gia đình “ khuyết thế hệ”. Lí do dẫn đến tình trạng trên là việc
di cư của một bộ phận lớn người lao động trẻ và trung niên đi xuất khẩu lao động, lên

các tỉnh, thành phố để mưu sinh. Vì vậy, ngày càng có nhiều người cao tuổi ở nông
thôn sống cô đơn, không được chăm sóc đầy đủ về y tế & đời sống. Cuộc sống NCT
neo đơn, cần hỗ trợ tại nông thôn hiện đang được phó mặc hoàn toàn cho gia đình & xã
hội - các tổ chức từ thiện. Một số mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng
cũng đang được triển khai ở các khu vực nông thôn, song vẫn còn là những hoạt động
nhỏ lẻ, chưa thực sự hiệu quả.


8

16. Do vậy, đối với những khu vực nông thôn, việc chăm sóc đời sống và sức khỏe
NCT luôn là những vấn đề không chỉ ở hiện tại, mà còn là của tương lai khi xu hướng
dân số đang già hóa. Đó thực sự là vấn đề xã hội của NCT và áp lực rất lớn đối với
chính sách An sinh xã hội (ASXH) của Nhà nước.Việc chăm sóc NCT cần có sự kết
hợp giữa Nhà nước - Gia đình - Xã hội, trong đó Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo.
17. Hơn nữa, hệ thống dữ liệu thông tin người cao tuổi hiện tại, đa phần vẫn dựa
trên việc quản lý thủ công hành chính. Việc chưa có được một hệ thống cơ sở dữ liệu
thống nhất mang tính đại diện quốc gia về NCT đang gây khó khăn không nhỏ cho việc
khai thác, nghiên cứu chuyên sâu về NCT, cũng như đưa ra những chính sách can thiệp
tốt nhất phục vụ nhu cầu NCT.
18. Vì thế luận văn “Quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế & đời sống người
cao tuổi các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng ” là việc làm cần thiết trong lúc
này.
2. Mục đích của luận văn:
19. Nâng cao chất lượng sức khỏe và đời sống người cao tuổi ở các vùng nông thôn.
3. Mục tiêu của luận văn:
-

Đánh giá thực trạng người cao tuổi ở các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH).


-

Xác định cơ sở khoa học cho việc thành lập hệ thống chăm sóc y tế và đời sống
(CSYT & ĐS) người cao tuổi khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng.

-

Đề xuất các giải pháp then chốt để quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế
và đời sống người cao tuổi khu vực nông thôn ĐBSH.

-

Là tài liệu tham khảo về tổ chức, quản lý hệ thống chăm sóc y tế và đời sống
người cao tuổi khu vực nông thôn ĐBSH nói riêng và các khu vực nông thôn ở
Việt Nam nói chung.

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
-

Phương pháp điều tra xã hội học: Khảo sát điều tra thực trạng đời sống NCT tại
một số xã nông thôn ĐBSH : điều kiện nhà ở, tình trạng thu nhập, sức khỏe,
sinh hoạt văn hóa, đời sống tâm lý, nguyện vọng...


9

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan

đến đề tài luận văn qua báo đài, internet để từ đó rút ra các đánh giá phục vụ
cho hướng nghiên cứu và không để luận văn trùng lặp với các hướng nghiên
cứu trước đã đi.

-

Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực lão khoa để đưa ra định hướng tốt nhất cho luận văn.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
20. Đối tượng nghiên cứu : hệ thống chăm sóc y tế & đời sống người cao
tuổi Phạm vi nghiên cứu : các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng
6. Kết quả đạt được:
21.
Đưa ra được lý luận chứng minh sự cần thiết cho
việc quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế & đời
sống NCT các xã nông thôn vùng ĐBSH, để từ đó vạch ra
các phương hướng chiến lược thực hiện, góp phần nâng cao
chất lượng sống của NCT ở các khu vực nông thôn.
7. Cấu trúc của luận văn:
1.
2. 22.
Q
H
X
D
H
Ê
T
H


N
G
C
H
Ă
M

S
Ó
C
Y
T

&
Đ

I
S

N
G
N
C
T
C
Á
C
X
Ã

N
Ô
N
G


1
0

40. Những người không kiếm được việc làm hay đang có việc làm mà bị nghỉ việc
thì sẽ được lĩnh tiền phụ cấp an sinh (chừng 300 AUD mỗi tuần cho mỗi người lớn
cùng gia đình). Tiền phụ cấp này sẽ bị cắt một khi đã tìm được việc làm, tuy nhiên, nếu
chưa có việc làm thì vẫn được lĩnh tiếp cho đến tuổi về hưu (sẽ chuyển qua lĩnh tiền
hưu, tiền hưu cao hơn tiền thất nghiệp). Những người bị bệnh kinh niên không có khả
năng làm việc hoặc đang đi làm mà bị bệnh phải nghỉ việc thì sẽ được phụ cấp tiền
bệnh. Tiền phụ cấp này cao hơn tiền thất nghiệp và được lĩnh suốt đời.
41. Hệ thống hưu trí của Australia thuộc vào hạng tốt nhất thế giới. Nếu đến tuổi già
mà không có quỹ hưu trí cao theo quy định thì được lĩnh tiền hưu trí của Bộ An sinh xã
hội (khoảng 350 AUD mỗi tuần cho một người) và nhiều khoản phụ cấp về điện, nước,
phụ phí di chuyển... Ngoài ra, còn có nhiều phụ cấp khác dành cho người khuyết tật,
bệnh kinh niên, người già. Phụ cấp để chăm sóc người bệnh, người khuyết tật... khá
cao.
1.1.1.3.

Đan Mạch

42. Việc tổ chức chăm sóc người cao tuổi tại Đan Mạch đã được đơn giản hóa nhằm
tránh sự hình thành của nhiều tổ chức cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cho phép
gắn kết các hoạt động của các cơ quan có liên quan.
43. Ngay từ năm 1992, các thành phố được chính phủ giao đảm nhận toàn bộ việc

tổ chức chăm sóc người cao tuổi. Hiện nay, chính phủ còn đang cân nhắc khả năng
giao cho các thành phố toàn bộ nguồn tài chính và quyền quản lý hệ thống các cơ sở y
tế.
44. Việc tổ chức như vậy cho phép đơn vị hành chính phi tập trung nhất (cấp thành
phố) và gần gũi nhất với người cao tuổi đảm nhận toàn bộ các dịch vụ. Người Đan
Mạch tin rằng ông thị trưởng và ê-kíp xung quanh là những người biết rõ hơn cấp trên
của họ về các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc người già.
45. Nguồn tài chính cũng do các thành phố đảm nhận nhờ vào nguồn thuế thu nhập
mà địa phương thu được. Ngoài ra, các thành phố cũng nhận được tiền trợ cấp của
chính phủ vì chính phủ đặt mục tiêu là xóa bỏ sự bất bình đẳng có thể có do nguồn thu
từ thuế là khác nhau ở mỗi địa phương.


1
1

> Chính sách nhà đất hiệu quả
46. Kể từ năm 1987, Đan Mạch đã chấm dứt việc xây mới nhà dưỡng lão. Khả năng
tiếp đón của các nhà dưỡng lão thậm chí còn có xu hướng giảm đi. Năm 1982, 16%
người trên 75 tuổi sống ở các cơ sở chăm sóc, so với mức dưới 6% hiện nay. Cùng với
đó, chính phủ cho xây dựng những ngôi nhà mới dành riêng cho người cao tuổi có nhu
cầu về nhà ở đặc biệt - tạo điều kiện họ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ đặc biệt. Những
ngôi nhà dạng này thường nằm ở các khu vực mà người ở có thể dễ dàng tiếp cận các
dịch vụ tại nhà.
47. Thêm vào đó, tất cả những ngôi nhà xây mới trong những năm gần đây đều phải
đáp ứng tiêu chuẩn thuận tiện cho người khuyết tật đi lại - và đương nhiên, cũng sẽ dễ
dàng cho người cao tuổi. Ngoài khả năng có thể dễ dàng di chuyển, tất cả các tòa nhà
này đều phải có khả năng mở và đóng cửa thông qua hệ thống cảm ứng giống như hệ
thống cửa sử dụng tại các điểm thu thuế cầu đường quốc lộ.
48. Khi người cao tuổi gặp khó khăn trong sinh hoạt tại nhà, chính quyền thành phố

phải cử người giúp sửa nhà miễn phí; còn trong trường hợp không sửa được theo yêu
cầu, chính quyền phải đổi cho người cao tuổi một ngôi nhà phù hợp với diện tích tương
ứng.
49. Ngoài ra, còn có hình thức ở theo mô hình “chung sống” (cohousing), theo đó
chính phủ cho xây những khu nhà ở mà ở đó, người ở - có thể là người cao tuổi hoặc
không - có thể sống thoải mái và ít bị cô lập nhờ khả năng chia sẻ một số công việc,
cùng tham gia các hoạt động chung và hưởng các dịch vụ tập thể như phòng giặt hoặc
phòng giải trí chung. Hiện có vài chục khu nhà theo mô hình này tại Đan Mạch. Học
tập theo Đan Mạch, hiện nay mô hình này đang được áp dụng tại Canada, Anh và một
số nước OECD.
> Lấy người cao tuổi làm trung tâm
50. Luật pháp của Đan Mạch quy định các thành phố phải cung cấp dịch vụ chăm
sóc và hỗ trợ việc nhà cho những người cao tuổi có nhu cầu, cũng như hỗ trợ người cao
tuổi trong việc giữ gìn sức khỏe thân thể và tinh thần. Thể thức hỗ trợ như thế nào lại
do từng thành phố tự xác định.


1
2

51. Lợi thế quan trọng của cấp thành phố là khả năng ra quyết định nhanh chóng:
Một nhân viên hỗ trợ người già chuyên nghiệp, sau khi thảo luận với những người liên
quan, sẽ tổ chức các dịch vụ và thời gian biểu cho người cao tuổi. Các dịch vụ có thể
bao gồm việc mang đồ ăn tới nhà, hỗ trợ tại đầu dây diện thoại, kiểm tra ban đêm,
thăm nơi ở, liệu pháp vận động, cắt tóc, bấm huyệt chân, giúp làm vườn...
52. Kể từ năm 2003, người cao tuổi có quyền tự do chọn dịch vụ hỗ trợ tại nhà.
Ngay từ năm 1999, 13,4 % người già từ 65 - 79 tuổi và 50% người già trên 80 tuổi ở
Đan Mạch đã được nhận hỗ trợ tại nhà. Tất cả những người trên 75 tuổi, trừ khi họ
phản đối, sẽ được một nhân viên tới thăm nhà 2 lần/năm, cho dù người đó còn đang
khỏe mạnh. Mục đích của việc thăm nom này, theo luật Đan Mạch, là “tạo cảm giác an

toàn và thoải mái, cũng như cố vấn cho người cao tuổi về các hoạt động cũng như các
dịch vụ tại nhà”.
53. Bộ các vấn đề xã hội của Đan Mạch kết hợp với các cơ quan đại diện của các
thành phố phát triển một hệ thống phân tích dịch vụ dành cho người cao tuổi. Mục đích
là đảm bảo rằng các dịch vụ trên toàn đất nước đều phải hiệu quả. Đan Mạch có riêng
một hội đồng người cao tuổi và một cơ quan chuyên đón nhận những lời phàn nàn của
người cao tuổi. Hội đồng người cao tuổi đảm nhận việc cố vấn cho các thành phố về
chính sách đối với người cao tuổi nói chung.
54. Với sự hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương, nhiều nhóm nghiên cứu
cũng tiến hành đánh giá về hiệu quả của các hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Kết
quả của các nghiên cứu được đưa ra trao đổi giữa những người có liên quan nhằm rút
kinh nghiệm và học hỏi những cách làm hay.
55. về phần mình, các tổ chức phi chính phủ rất năng động trong việc theo dõi việc
thực hiện và phát triển các dịch vụ cho người cao tuổi. Rất nhiều người Đan Mạch
tham gia các hoạt động này. Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ soạn
thảo một hiến chương về sự phối hợp giữa những người tình nguyện và chính quyền.
Chính phủ cũng cung cấp tài chính để đào tạo người tình nguyện hoạt động trong lĩnh
vực chăm sóc người cao tuổi.


1
3

56. Nhiều ý kiến cho rằng, thành công của Đan Mạch trong sự nghiệp chăm sóc
người cao tuổi một phần là kết quả của sự phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các nhân
viên chuyên nghiệp, những người tình nguyện và sự điều phối của chính quyền địa
phương.
1.1.2.

Một số mô hình chăm sóc y tế & đời sống NCT trên thế giới


1.1.2.1,

Các loại hình chăm sóc y tế & đời sống NCT trên thế giới

> Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho NCT (Adult day care )
57. Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cung cấp dịch vụ cho NCT tạm rời mái
ấm gia đình trong vài giờ mỗi ngày để được chăm sóc, khích lệ về cả hai mặt tinh thần
& xã hội, cũng như có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc vui chơi với những NCT khác.
58. Các dịch vụ chính bao gồm : theo dõi sức khỏe, cung cấp các bữa ăn, tư vấn
dinh dưỡng, giải trí sinh hoạt, tư vấn xã hội, vật lý trị liệu, di chuyển...
> Trung tâm cao niên - NCT tự chăm sóc (Independent Living)
59. Trung tâm cao niên là cộng đồng sinh sống của NCT. NCT sống độc lập trong
những căn hộ tiện nghi và được thiết kế đặc biệt cho mình. Họ được sống trong môi
trường an toàn và có sự theo dõi 24/7, có hệ thống chuông gọi khẩn cấp trong mỗi căn
hộ. Trung tâm cũng cung cấp các bữa ăn trong ngày, dịch vụ giặt là, di chuyển.
60. Trung tâm cao niên phù hợp với những NCT còn khỏe mạnh, có thể tự chăm sóc
bản thân và không cần đến các dịch vụ chăm sóc về y tế.
> NCT cần sự hỗ trợ (Assisted Living)
61. Cộng đồng NCT cần sự hỗ trợ phục vụ cho NCT có yêu cầu trợ giúp một vài
sinh hoạt hằng ngày như tắm giặt, mặc quần áo, dọn dẹp nhà cửa, ăn uống, di
chuyển.NCT sống trong cộng đồng được theo dõi và phục vụ bất cứ khi nào cần sự trợ
giúp. Cộng đồng không có các dịch vụ về chăm sóc y tế và chỉ liên hệ với dịch vụ y tế
bên ngoài khi cần thiết.
> Viện dưỡng lão (Nursing Home )
62. Viện dưỡng lão là nơi được xây dựng nhằm phục vụ cho việc điều dưỡng, khám
chữa bệnh hay chăm sóc tập trung cho những người cao tuổi có hoàn cảnh về tuổi tác,


1

4

sức khỏe, bệnh tật hay đau yếu. Viện dưỡng lão chăm sóc đời sống & y tế cho NCT
24/24h.
63. NCT sống trong những phòng riêng biệt hoặc phòng chung với NCT khác, được
chăm sóc trong các sinh hoạt, được điều trị và theo dõi sức khỏe hằng ngày.
> Trung tâm chăm sóc NCT liên hoàn ( Continuing Care )
64. Trung tâm cung cấp chuỗi các dịch vụ chăm sóc NCT từ các mức độ đơn giản
đến phức tạp nhất. NCT sống trong trung tâm này, khi có những thay đổi trong yêu cầu
về sinh hoạt hằng ngày, hay chăm sóc sức khỏe, có thể di chuyển đến những khu vực
khác nhau trong trung tâm.
> Chăm sóc sức khỏe tại nhà (Home Care )
65. Hỗ trợ NCT các sinh hoạt hằng ngày và chăm sóc sức khỏe của họ ngay tại nhà.
1.1.2.2,

Một vài ví dụ minh họa về các công trình chăm sóc y tế & đời sống NCT

trên thế giới
a) Khu nhà ở kết hợp nông trại thẳng đứng dành cho NCT ở
Singapore (Xem hình 1.1 - Trang 70)
66.

KTS thiết kế : Công ty kiến trúc

Spark Địa điểm : Singapore Năm hoàn
thành: dự án
67. Singapore cũng là một trong những nước đang phải đối mặt với vấn đề già hóa
dân số. Năm 1970, chỉ 3,4% dân số có độ tuổi trên 65. Tỉ lệ này tăng lên thành 10%
năm 2013 và 11,2% năm 2014. Người già ở Singapore thường sống cùng chồng (vợ)
và con cái của họ. Tuy nhiên, gần đây, do một số lý do, nhiều NCT ở Singapore phải

đối mặt với việc sống một mình.
68. Các khảo sát cho thấy, NCT ở Singapore cần phải tiếp tục kiếm tiền. Một số
nhận hỗ trợ từ con cái. Tuy nhiên nguồn thu nhập của số đông NCT còn khá bấp bênh.
Ngày càng ít NCT nhận tiền từ con cái của họ, và số NCT tiếp tục làm việc để kiếm
thêm thu nhập tăng lên. Hơn V số NCT ở Singapore phải không đủ thu nhập để trang
trải cuộc sống. Những bệnh kinh niên cũng xuất hiện nhiều hơn ở NCT. Trong đó phổ


1
5

biến nhất ở những NCT trên 55 là huyết áp cao, mỡ máu, đái tháo đường, viêm khớp.
Đa số đều điều trị ngoại trú.
69. 90% thực phẩm của Singapore đều được nhập khẩu. Nền nông nghiệp nhỏ của
Sing chỉ cung cấp trứng, cá, gia cầm, rau củ. Singapore phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
thực phẩm nhập khẩu.
70. Xuất phát từ những thực trạng trên, ý tưởng về mẫu Nhà - Nông trại (Home Farm Model) ra đời. Mẫu nhà nông trại ứng dụng hệ thống Aquaponic ( kết hợp nuôi
trồng thủy sản và thủy canh ) đơn giản, mô hình đã được ứng dụng thành công trước đó
ở Singapore.
71. Công việc của NCT ở đây bao gồm : trồng trọt, thu hoạch, đóng gói, bán hàng,
vận chuyển, dọn dẹp...NCT sẽ được sinh sống trong các căn hộ cùng những NCT khác,
được trả lương, thanh toán các hóa đơn, phí chăm sóc sức khỏe, và những sản phẩm
rau củ tươi miễn phí.
72. Đây là một mô hình hay, giải quyết gánh nặng về kinh tế đối với NCT. Mô hình
tạo ra lợi ích về kinh tế, bài toán về lương thực và chất lượng, sức khỏe và đời sống
NCT, sự phát triển bền vững...
b) Viện dưỡng lão Caritas, Leoben, Austria (Xem hình 1.2 - Trang 70)
73.

KTS thiết kế : Dietger


Wissounig Địa điểm : Leoben,
Austria Diện tích : 3024 m2 Năm
hoàn thành : 2014
74. Viện dưỡng lão Caritas được xây dựng trên một mảnh đất với cây xanh bao
quanh, có sức chứa 49 thành viên, là viện dưỡng lão tư nhân, được làm chủ bởi
Dorfler-Perz-Privatstiftung và nằm gần tu viện Goss.
75.

Tòa nhà 3 tầng với 1 tầng hầm có cấu trúc bê tông đặc và khung gỗ, phân chia

rõ ràng thành các không gian chức năng khác nhau ở mỗi tầng.
76. Tầng trệt gồm các không gian công cộng và bán công cộng : khu vực bếp và
phục vụ, khu quản lý, kho, và các phòng, khu giặt là, trị liệu, phòng cầu nguyện, phòng
hội chẩn. Khu vực phục vụ cafe được bố trí gần với khu vực giếng trời có mái kính.


1
6

Các hệ thống cửa trượt mở rộng cho phép tích hợp các không gian khi có sự kiện lớn
hoặc lễ hội.
77. Tầng 1 thiết kế hai khu vực phòng dành cho bệnh nhân có chứng mất trí. Mỗi
khu vực có 12 giường, không gian ăn và hiên hóng mát liền kề. Hiên phía Nam rộng
hơn, thiết kế phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí. Những hành lang rộng kết nối
các không gian mở là những đường dạo lý tưởng, phục vụ nhu cầu vận động của NCT.
78. Tầng 2 có sức chứa 25 giường, một khu vực lớn rộng gần 150m2 dành cho ăn
uống và các hoạt động giải trí, ở phía Nam của tòa nhà.
79. Thiết kế rất được chú trọng về không gian, ánh sáng và các điểm nhìn ra bên
ngoài công trình. Rất ít không gian phải sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban ngày. Mái

kính ở khu thông tầng, các dãy hành lang mở mang lại ánh sáng tự nhiên cho công
trình. Những không gian được phân chia hợp lý. Các không gian chức năng quan trọng
được ưu tiên về điểm nhìn.
80. Gỗ thông được sử dụng trên mặt đứng và sàn nhà, tạo cảm giác thân thiện và ấm
cúng cho người sử dụng. Nội thất sử dụng nhiều vật liệu gỗ và các mảng màu sáng.
c) Viện dưỡng lão tại chùa Ji xiang, tỉnh Fujian, Trung
Quốc (Xem hình 1.3 - Trang 70)
81.

Người sáng lập : Ni cô

Neng Qing Địa điểm : Fujian,
Trung Quốc Năm thành lập : 2000
82. Nằm trên ngọn núi ở tỉnh Fujian, phía nam Trung Quốc, chùa Ji Xiang có một
tượng Phật lớn. Bên ngoài,là một khu vườn tuyệt đẹp rải rác với những bức tượng đá
nhỏ.
83. Nhưng khi nhìn kỹ, một số đồ vật đã hé lộ chức năng chính của ngôi đền: tay
vịn chạy dọc theo các bậc thang và hàng dài các hộp thuốc trong tủ ở hội trường. Ngôi
chùa Ji Xiang có thêm một mục đích khác - một trại dưỡng lão cho người già. Rất
nhiều người già đang sống những năm cuối đời ở đây. Một số quá nghèo nên không thể
đi nơi khác. Một số khác không có con cái chăm sóc. Ni cô Neng Qing, 81 tuổi, trụ trì
của chùa, đã đi qua nhiều ngôi làng và đưa những người già yếu không có ai chăm sóc


1
7

về đây giúp đỡ. Người già sinh sống ở đây tự chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau. Hàng tháng,
y tá và tình nguyện viên sẽ có những buổi thăm khám sức khỏe cho người già sống
trong chùa.

84. Bắt đầu vào 4 giờ sáng, tất cả thành viên trong chùa sẽ thức dậy để tụng kinh
Phật. Lễ tụng kinh kéo dài một giờ sau khi bữa ăn sáng được phục vụ. Các hoạt động
tương tự sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt cả ngày: tụng kinh, ăn uống, nghỉ ngơi, cho đến
khi tất cả mọi người ngủ ngay sau khi trời tối.
85. Chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp nguồn
thuốc men cơ bản cho viện dưỡng lão. Những người dân trong làng tự nguyện đóng
góp thức ăn để duy trì hoạt động của viện.
d) Viện dưỡng lão Pont-sur-Yonne,
France (Xem hình 1.4 - Trang 70)
86.

KTS thiết kế : Dominique Coulon & các cộng sự Địa

điểm : 16 Le Ravillon, 89140 Pont-sur-Yonne, France Diện
tích : 5395 m2 Năm hoàn thành : 2014
87. Viện dưỡng lão trải dài sườn dốc của Pont sur Yonne, gồm 96 phòng.Các lối vào
chính của công trình được bố trí xung quanh một sân trong, tất cả nhìn ra thung lũng
Yonne.
88. Các phía của công trình đều thiết kế có view nhìn đẹp. Dãy phòng ở hướng ra
phía sông. Các không gian chính của khu vực sinh hoạt chung được bố trí đón ánh sáng
từ phía Nam, với cửa sổ mở rộng nhìn ra sân vườn. Hai sân trong mang đến chiều sâu
cho khối công trình.Tất cả các đường giao thông đi lại đều đón được ánh sáng tự nhiên.
Những ghế băng dài được bố trí sinh động, khuyến khích nhu cầu giao tiếp của người
cao tuổi. Phòng ăn có hàng hiên trung tâm đối diện sảnh, mở ra hướng Nam.
89. Mỗi phòng ngủ rộng trung bình 20m2, được thiết kế tiện nghi. Sự đa dạng của
ba loại dãy phòng được xem xét cẩn thận về màu sắc và quỹ đạo mặt trời. Thiết kế
được nghiên cứu kỹ lưỡng về công năng, sử dụng ánh sáng tự nhiên và vật liệu tốt
nhất, nhằm tạo ra không gian sống có lợi nhất cho người cao tuổi.
e) Khu nhà ở cho người cao tuổi, Alcacer-do-sal, Bồ Đào Nha



1
8

90.

(Xem hình 1.5 - Trang 70)

91.

KTS thiết kế : KTS.Aires Mateus và

cộng sự Địa điểm : Alcacer do Sal, Bồ Đào
Nha Diện tích : 1560 m2 Năm hoàn thành :
2010
92. Tại vùng Alcácer do Sal, Bồ Đào Nha,trong khu vực Alentejo, kiến trúc sư gốc
Lisbon Aires Mateus và cộng sự đã tạo ra một tổ hợp những ngôi nhà - nơi cư trú cho
các những người già thuộc Trung tâm y tế ở Santa Casa de la Misericordia, Bồ Đào
Nha.
93. Công trình có chức năng kết hợp giữa một khách sạn và một bệnh viện, giữa
yếu tố công cộng và tư nhân, giữa cộng đồng xã hội và tính riêng tư cá nhân. Công
trình trải dài theo sườn đồi, bám sát địa hình, có cấu trúc đan xen giữa một ô xây dựng
và một ô để trống , do đó, mỗi phòng có thể mở ra một sân thượng riêng. Vì thế, người
ở có thể vừa tiếp cận được với thiên nhiên - ánh sáng mặt trời tại phía Nam, song vẫn
đảm bảo được sự riêng biệt.
94. Cấu trúc đặc - rỗng - đặc tạo thành ngôn ngữ rất riêng biệt, ấn tượng và rõ ràng
của công trình. Công trình cao 3 tầng. Tầng một của công trình dành cho việc bố trí
các không gian tiếp nhận, phòng xã hội, nhà ăn, giải trí và phòng kỹ thuật như phòng
giặt, là quần áo.. .Các tầng trên bố trí các phòng ngủ đơn hoặc đôi và một số không
gian công cộng khác.

95. Công trình được sơn phủ màu trắng, qua đó tạo cảm giác sáng sủa và nổi bật
trên nền cảnh quan xung quanh. Mái nhà phẳng để bố trí sân vườn. Trong nội thất, sắc
màu trắng vẫn chiếm vị trí chủ đạo với vật liệu nền và ốp tường bằng đá cẩm thạch
trắng tạo cảm giác sạch sẽ như bệnh viện và sang trọng như căn hộ.
96. Nhà ở cho người cao tuổi ở Alcacer do Ssal là một trong năm dự án được lọt
vào vòng chung kết giải thưởng của Liên minh châu Âu dành cho kiến trúc đương đại,
giải thưởng Mies van der Rohe năm 2013.
1.2.
1.2.1.

Tinh hình chăm sóc y tế & đời sống NCT ở Việt Nam
Tổng quan chung về NCT ở Việt Nam


1
9

1.2.1.1.

Đặc điểm nhân khẩu học

> Trong ba thập kỷ qua, dân số Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ về quy
mô và cơ cấu tuổi. Tỷ lệ NCT ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Tuổi thọ trung
bình của dân số là 72,8 tuổi vào năm 2009, tăng 4,6 tuổi và 8 tuổi so với năm
1999 và 1989. Tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ
tuổi lao động (15-59) tăng lên; và tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 trở lên) cũng tăng
nhanh. (Xem hình 1.6 - Trang 71).Như vậy, dân số cao tuổi tăng nhanh nhất so
với tất cả các nhóm dân số khác trong giai đoạn này. Đây chính là đặc điểm đầu
tiên, nổi bật nhất của quá trình già hóa dân số ở Việt Nam.
> Đặc điểm thứ hai của quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già

nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số lượng NCT ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở
lên) sẽ ngày càng lớn. Số liệu từ bốn cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở giai
đoạn 1979-2009 cho thấy tỷ lệ NCT ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60 đến 69) tăng
chậm, trong khi tỷ lệ NCT ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80+)
có xu hướng tăng nhanh hơn. So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí
với nhiều nước phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn,
tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao. Cụ thể, số năm để tỷ lệ dân số từ 65
tuổi trở lên của Việt Nam tăng từ 7% lên 14% tổng dân số (hay thời gian để dân
số quá độ từ giai đoạn‘già hóa’ sang ‘già’) là ngắn hơn nhiều nước: Pháp mất
115 năm; Mỹ mất 69 năm,Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, trong khi Việt
Nam chỉ mất 20 năm. Với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội như hiện nay, đây
thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với một dân số ‘già
hóa’ nhanh.
> Đặc điểm thứ ba là tỷ số giới tính nghiêng về nữ giới khi độ tuổi ngày càng cao.
Do tỷ lệ phụ nữ trong dân số cao tuổi ngày càng tăng (còn gọi là xu hướng “nữ
hóa” dân số cao tuổi).
> Đặc điểm thứ tư là mức độ già hóa dân số ở các tỉnh và vùng có điều kiện và
trình độ phát triển kinh tế, xã hội khác nhau là rất khác nhau (Xem hình 1.7 Trang 71). Với những tỉnh có tỷ lệ NCT trên 10% thì một trong những nguyên


2
0

nhân quan trọng là do mức di cư lớn của dân số trong độ tuổi lao động. Ngược
lại, với những tỉnh có tỷ lệ người cao tuổi nhỏ hơn 8% là do tỷ suất sinh còn
cao. Theo khu vực thành thị - nông thôn, số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình
trong thập kỷ qua cho thấy phần lớn người cao tuổi vẫn sống ở nông thôn dù
rằng quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam. Xét theo vùng
kinh tế - xã hội, NCT sống nhiều nhất ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông
Cửu Long - những vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cả nước.

1.2.1.2

Đời sống gia đình, văn hóa và tinh thần của NCT
> Phần lớn NCT Việt Nam đang sống với vợ/chồng, tiếp đó là góa vợ hoặc chồng,
còn các tình trạng hôn nhân khác (như ly dị, ly thân, không kết hôn) chiếm tỷ lệ
rất nhỏ. Tuy nhiên, riêng nhóm NCT góa vợ/chồng lại có sự khác biệt lớn khi
xét theo giới tính và độ tuổi: tỷ lệ phụ nữ góa chồng cao hơn tỷ lệ nam giới góa
vợ và sự khác biệt càng lớn khi tuổi càng cao.
> Số liệu từ các cuộc điều tra giai đoạn l99s-200s cũng chỉ ra xu hướng thay đổi,
đó là: tỷ lệ NCT sống với con cái vẫn cao nhưng có xu hướng giảm xuống (từ
gần s0% vào năm 1992/93 xuống 62% vào năm 2008); tỷ lệ NCT sống cô đơn
và tỷ lệ hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng NCT có tăng lên; tỷ lệ hộ gia đình
“khuyết thế hệ” dù chưa cao nhưng cũng đã tăng hơn hai lần, và đa số gia đình
loại này ở nông thôn. ( Xem bảng 1.1 - Trang 71). Đây có thể là hệ quả từ quá
trình di cư nông thôn - thành thị của nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ
NCT sống cô đơn tăng từ 3,47% năm 1992/93 lên 6,14% năm 200s. Phần lớn
NCT sống cô đơn là ở nông thôn (khoảng s0%) và là phụ nữ (cũng khoảng
80%). Trong điều kiện ASXH còn yếu và tính dễ tổn thương với các cú sốc kinh
tế và xã hội còn cao, tình trạng sắp xếp cuộc sống như vậy sẽ là thách thức lớn
trong việc bảo đảm cuộc sống cho người cao tuổi. Xét về mặt tinh thần, báo cáo
nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam cho thấy tỷ lệ
tham gia các câu lạc bộ của NCT còn thấp (chỉ khoảng 16%) mà phần lớn là do
sức khỏe. Tỷ lệ NCT tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng và nhận
thức tốt các vấn đề kinh tế-xã hội khá cao (70%), nhưng có sự khác biệt lớn khi


2
1

phân theo nhóm tuổi (nhóm trẻ tuổi hơn có khả năng tiếp cận và phân tích vấn

đề tốt hơn), theo khu vực (nhóm sống ở thành thị thể hiện sự vượt trội so với
nhóm ở nông thôn).
1.2.1.3

Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ( CSSK) của NCT

> Thứ nhất, phân theo lứa tuổi, đều cho thấy tình trạng sức khỏe của NCT phụ thuộc rất
nhiều vào tuổi tác, trong đó tuổi càng tăng thì tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe yếu càng
cao, số bệnh mắc phải càng lớn và thời gian nằm bệnh càng dài.
97.

(Xem bảng 1.2 - Trang 72)

> Thứ hai, thách thức lớn nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe NCT hiện nay là mô hình
và nguyên nhân bệnh tật của người cao tuổi đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh
nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng. Một mặt, NCT đang phải chịu nhiều bệnh do
lão hóa gây ra; mặt khác, NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống
dưới tác động của biến đổi kinh tế-xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Do không khám bệnh thường xuyên và nhiều thói quen ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe (đặc biệt với nam giới cao tuổi như hút thuốc, uống rượu.) nên đối với
NCT ở Việt Nam thì bệnh không lây nhiễm lại càng trở nên nghiêm trọng và việc điều
trị, chữa trị rất tốn kém do bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.
> Thứ ba, nguy cơ khuyết tật của NCT ở Việt Nam cũng rất cao, trong đó khuyết tật
thường gặp là mất thị lực và thính lực. Xét về chi phí khám chữa bệnh,
98.

chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một NCT bằng 7-8 lần chi phí

trung bình chăm sóc sức khỏe cho một trẻ em. Vì thế, nếu không khống chế và giảm
bệnh tật và tàn tật của NCT thì gánh nặng lớn về nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho

NCT là điều không tránh khỏi.
> Thứ tư, mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe của NCT còn
thấp dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Phần lớn NCT không biết các biểu
hiện của tăng huyết áp (66,5%), không biết nguy cơ nào gây ra tăng huyết áp (84,1%)
hoặc cách phòng chống đau xương khớp (74,6%).
> Thứ năm, khả năng và tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm
NCT hết sức khác nhau và đây là một nguyên nhân khiến cho một bộ phận không nhỏ


2
2

NCT không được điều trị, chăm sóc đầy đủ ngay cả khi phát hiện ra bệnh tật. Nhóm
NCT ở nông thôn,vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo - nhóm chiếm tỷ lệ cao trong
dân số cao tuổi - lại rất khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống y
tế cơ sở còn yếu và thiếu thuốc men và trang thiết bị chữa bệnh cho NCT; phân bố
trạm, trung tâm y tế không phù hợp, đặc biệt ở khu vực nông thôn và miền núi. Chi tiêu
y tế của hộ gia đình NCT chủ yếu là chi tiêu tiền túi và phần chi tiêu từ bảo hiểm xã hội
chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ mức chi tiêu bình quân cho chăm sóc sức khỏe ở mọi nhóm dân
số cao tuổi đều tăng mạnh. Mặc dù chi tiêu trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn
nhiều lần chi tiêu trung bình của khu vực thành thị, nhưng tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình
NCT ở nông thôn và thành thị lại không chênh lệch đáng kể nên gánh nặng chi tiêu y tế
có xu hướng lệch về phía NCT ở nông thôn.
> Cuối cùng, mặc dù tỷ lệ NCT ngày càng tăng nhưng mạng lưới y tế phục vụ
người cao tuổi ở Việt Nam còn rất yếu, trong đó số nhân viên y tế phục vụ tại
cộng đồng còn thiếu và nghiệp vụ kỹ năng phát hiện, điều trị và chăm sóc người
cao tuổi còn thấp. Tốc độ cải thiện và xây dựng mới hệ thống chăm sóc sức
khỏe NCT vẫn còn yếu: cả nước mới chỉ có 22 bệnh viện ở Trung ương và tỉnh
đã thành lập Khoa Lão khoa với 1.049 cán bộ, y bác sỹ và 2.728 giường bệnh những con số quá nhỏ so với hàng triệu người cao tuổi có nhu cầu được chăm

sóc.
99.

1.2.1.4 Hoạt động kinh tế, thu nhập và tình trạng nghèo của NCT
> Theo thời gian, tỷ lệ NCT tham gia lao động nhìn chung có xu hướng giảm. Đặc
biệt, xét theo độ tuổi, tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của NCT ngày càng giảm
khi tuổi tăng lên. Phần lớn NCT tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (trên
60%), tiếp đó là tự làm việc kinh doanh hoặc dịch vụ cho hộ gia đình. Tỷ lệ
tham gia hoạt động kinh tế của NCT ở nông thôn cao hơn nhiều so với NCT ở
thành thị.
> Xét theo cơ cấu thu nhập hộ gia đình NCT, số liệu từ Điều tra mức sống hộ gia
đình năm 2008 cho thấy thu nhập sản xuất nông nghiệp và từ tiền công lao động


2
3

là thu nhập chủ yếu của hộ gia đình cao tuổi . Tuy nhiên, những khoản thu nhập
có tính đảm bảo cuộc sống khi không còn đủ sức lao động như tiết kiệm, hưu trí
và các khoản bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội khác lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng thu nhập của hộ gia đình cao tuổi. Khi tuổi càng tăng lên thì nguồn
thu nhập từ sản xuất, kinh doanh của NCT càng giảm do khả năng lao động
ngày càng thấp. Vì thế, nếu các nguồn thu nhập có tính dự phòng như hưu trí
hoặc có tính chống và khắc phục rủi ro như trợ cấp xã hội... quá thấp sẽ khiến
cho việc đảm bảo mức sống của NCT trở nên càng khó khăn hơn. (Xem hình 1.8
- Trang 72)
> Dân số Việt Nam đang bước vào ngưỡng dân số già hóa, trong khi thu nhập
bình quân đầu người mới chỉ đạt ngưỡng mức trung bình thấp. Nếu không có
các chính sách khuyến khích NCT tham gia lao động để tạo thu nhập cũng như
tạo việc làm có thu nhập cao cho nhóm dân số trong tuổi lao động nhằm chuẩn

bị cho cuộc sống về già thì gánh nặng chi tiêu của chính phủ sẽ rất lớn khi hàng
triệu NCT không có thu nhập đảm bảo mức sống. (Xem bảng 1.3 - Trang 72)
1.2.2.

Kết quả điều tra xã hội học tại một xã điển hình vùng nông thôn Đồng

bằng sông Hồng.
100.

(Xem mẫu phiếu điều tra phần Phụ lục1 - Trang 62, xem hình 1.9 - Trang 73)

101.

Kết quả điều tra xã hội học về người cao tuổi tại xã Thi Sơn - Hà Nam cho

thấy :
-

Đa phần người cao tuổi tại xã tham gia sản xuất nông nghiệp (84%), tiếp đó là
công nhân (8%), công nhân viên chức (6%).

-

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và tiền công lao động là nguồn thu chủ yếu
của hộ gia đình NCT. Mức thu nhập bình quân của NCT vẫn còn ở mức rất
thấp :54% NCT có thu nhập từ 500 - 1 triệu VNĐ, 26% có thu nhập từ 1 triệu 2 triệu VNĐ. Một số NCT được hỗ trợ thêm từ con cái (30%).

-

Về mặt chăm sóc sức khỏe, hơn 80% NCT đã có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT),

nhưng 100% NCT tại xã vẫn chưa có sổ theo dõi quản lý sức khỏe tại địa
phương.


2
4

-

Kiến thức về CSSK và tự CSSK của người dân vẫn còn rất hạn chế. Người già
rất ít khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương và thường có
thói quen khi phát hiện ra bệnh, bệnh ở tình trạng nặng mới đi khám. Đây cũng
là lý do 62% NCT chọn đi khám ở bệnh viện tỉnh/huyện khi có bệnh. Chỉ 18%
NCT đến trạm y tế xã để thăm khám.

-

Tỷ lệ NCT ở xã tham gia các Câu lạc bộ là rất thấp (66% NCT không tham gia).
Số còn lại có tham gia nhưng không thường xuyên.

-

Khi khảo sát về nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và đời sống, toàn bộ NCT đều
mong muốn có một mô hình hữu hiệu tại địa phương, hoạt động hiệu quả trong
việc chăm sóc sức khỏe NCT.

1.3.

Những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu
> Vấn đề già hóa dân số là vấn đề mà nhiều nước đang phải đối mặt, trong đó có

Việt Nam.Với điều kiện phát triển Kinh tế - Xã hội như hiện nay, vấn đề già hóa
dân số trầm trọng - đang là một thách thức lớn cho Việt Nam.
> Ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình đô
thị hóa nông thôn, cấu trúc gia đình “ khuyết thế hệ “ gia tăng, đối tượng chịu
tác động nhiều nhất chính là NCT.
> Vùng nông thôn, nơi tập trung đa số NCT, vấn đề người già đang trở nên vô
cùng cấp thiết. Người già đa phần có thu nhập thấp, bấp bênh, và không có khả
năng chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Con cái đi làm xa, không
có điều kiện chăm sóc bố mẹ, dẫn đến tình trạng nhiều NCT bệnh tật, ốm đau,
cô đơn, không có ai chăm sóc.
> Cơ sở y tế ở nông thôn là trạm y tế xã, năng lực còn khá hạn chế. Việc tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn khó khăn, thiếu cơ sở vật chất trong việc
chăm sóc đời sống NCT.
> Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, nhà nước cần đứng ra nhận trách
nhiệm chính trong việc chăm sóc sức khỏe & đời sống NCT, kết hợp với xã hội
và gia đình NCT. Với một nước còn nghèo và đang trong giai đoạn phát triển,


2
5

Việt Nam cần phải nghiên cứu các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế hiện
tại.
> Cần sớm đề xuất quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ chăm sóc đời sống
NCT ở nông thôn - hình thành hệ thống nhà dưỡng lão ở các xã, nâng cấp và mở
rộng hoạt động của trạm y tế xã.
102.
103.

CHƯƠNG 2


CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUY HOẠCH XÂY DựNG HỆ THÔNG CHẤM
SÓC Y TẾ & ĐỜI SÔNG NCT CÁC XÃ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG

2.1.

Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng sông

Hồng (Xem hình 2.1 - Trang 74)
104.

Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng

lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao
gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Gần như đồng
nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du
và núi cao thượng du. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh
trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có
núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng. Toàn vùng có diện
tích: 23.336 km2, chiếm 7,1 % diện tích của cả nước.
2.1.1.

Vị trí địa lý
105.

Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ

vùng bãi bồi khoảng


'B (huyện Kim Sơn), từ

1905

105017

'B (huyện Lập Thạch) tới

21034

'Đ (huyện Ba Vì) đến

10707

'Đ (trên

đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam
là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng
bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống
đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
106.

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nằm ngay cạnh phía Nam của

đường bắc chí tuyến, giữa vĩ độ 22°00' và 21°30' Bắc và kinh độ

105030

' và


' Đông.

107000


×