Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.02 KB, 15 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội
và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở,
giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản
thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống
được thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động
đến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành
động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần
thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự
quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc
sống, học tập và làm việc hiệu quả… Nói các khác kỹ năng sống là khả năng
làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc
sống. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái
độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất
xây dựng.
Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện,
học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Vì vậy, kỹ năng sống của
mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của gia
đình, cộng đồng, dân tộc. Kỹ năng sống mang tính cá nhân bởi vì đó là khả
năng của mỗi cá nhân. Mặt khác kỹ năng sống có tính xã hội là vì trong mỗi
giai đoạn của sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có
sự phù hợpvới những kỹ năng sống ấy. Ví dụ: kỹ năng sống của những người
sống ở những vùng miền khác nhau có sự khác nhau…

1



"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng
xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp
cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích
cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước
những khó khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích
cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và
làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống
thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Vì vậy có thể nói , kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành
thông qua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục
khác trong nhà trường. Trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một
trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh. HĐNGLL tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng
dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng
thời gây hứng thú trong học tập.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn
luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình , cộng đồng và Tổ
quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người,
sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
Vậy, làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? tôi
nghĩ có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện việc này. Nhưng
trong bài viết này, tôi xin đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp" để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động
giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo
dục con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ trên cơ sở tiếp thu được
các kỹ năng sống đầy đủ.
2



2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Thị Thanh
- Địa chỉ tác giả sáng kiên: Trường Tiểu học Hợp Hòa B
- Số điện thoại: 0388384700 E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Lê Thị Thanh- Trường Tiểu học Hợp Hòa B
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học Hợp Hòa B- Huyện
Tam Dương
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày 5/9/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
Qua nhiều năm theo dõi, chỉ đạo công tác chuyên môn ở trường Tiểu học
Hợp Hòa B, tôi thấy thực tế của việc giáo dục kỹ năng sống là:
7.1.1 Về giáo viên:
- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo
khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các
hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh.
7.1.2. Về học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo,
ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống
trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn
nhau.

- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy.
7.1.3. Về Phụ huynh

3


Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ
năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho
rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên
hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách
ứng xử trong gia đình.
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn
chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện
cảm.
7.1.4. Về nhà trường.
Trường Tiểu học Hợp Hòa B là một trường nằm ở trung tâm của huyện,
Năm học 2013-2014, trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ
I. Từ ngày thành lập đến nay, trường luôn hoàn thành nhiệm vụ, nhiều năm
đat danh hiệu trường tiên tiến. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà
trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù
hợp với nội dung chương trình. Trong những năm học gần đây, nhà trường
đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà
trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực
hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa
nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể
cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực”. Mỗi thầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo
dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không
chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan
tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh.

4


Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc
lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một
trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy
tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà
trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc
thi như “Hưởng ứng ngày lễ toàn cầu về giáo dục” trò chơi dân gian, trò chơi
vận động,… tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, tổ chức
các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị bệnh tật hiểm
nghèo...Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các
em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời
xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà
trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học
tập, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan
đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều
kiến thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học
tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường
sống.... Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây được xem là bước
tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học
sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học

sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Từ những thực trạng trên đây, thì việc " Giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh Tiểu học" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê,
hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin
hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân .
7.2. Bám sát nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động
5


giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định. Nội dung giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là
những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương
tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống
của cuộc sống. Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là
những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập... Và mục đích quan trọng
nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống”. Vì vậy khi tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh cấn:
- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt
các nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể.
- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng
sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực
vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn
đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó
với cảm xúc...
7.3. Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống.

Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng
sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng
thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Vì thế giáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh. :
- Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề …
được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người
6


xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem
xét ý kiến của người khác... Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính
chất tương tác trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ
năng sống cho các em.
+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử
lí các tình huống cũng như phản biện…Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi
người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc
đó.
+ Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể
giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ
nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con
người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng
sống không thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì
nó không thể là cú nhát, nửa vời được.
+ Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được
thực hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi
môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho

HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống.
Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các
nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống.
7.4. Phát huy vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo mục
tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của
hoạt động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều
mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức
thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành
7


chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh,tạo
cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ , quan điểm và hành vi ứng
xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục.
Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể giúp học sinh sống một cách an
toàn , khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng
ngày.Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như :
kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các
hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen
tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.Bồi dưỡng thái độ tự giác tích
cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm
chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có
thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và
hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tăng cường giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh.
7.5. Một số giải pháp cụ thể.
7.5.1. Chỉ đạo xây dựng các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với
nội dung các hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
-Tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung
giáo dục kỹ năng sống và nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Việc xây dựng các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với chủ đề
của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện qua các bước sau:
+ Giáo viên, tổng phụ trách đội phải nắm vững chương trình, phân
phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp, đặc
biệt là khối lớp giảng dạy và thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

8


+ Giỏo viờn ,tng ph trỏch i nm c ni dung ca cỏc k nng
sng c bn cn giỏo dc cho hc sinh.
+ Phõn tớch chng trỡnh hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp xỏc
nh nhng ch no ca chng trỡnh cú th thit k c cỏc ch v
giỏo dc k nng sng.Chng hn:
THI
GIAN

- Thỏng
9/2010

CH
IM


Em yờu

GI í NI DUNG V HèNH THC HOT
CH
NG
GDKNS
- Nghe núi chuyn v ý ngha tờn trng
-K nng lng
- T chc hi thi Tỡm hiu lut An ton giao

nghe tớch cc

thụng ng b

- K nng m
nhn trỏch nhim

trng em

-K nng hot ng
i, nhúm
-K nng hp tỏc...
-Phát động phong trào quyên góp tập vở, quần -K nng th hin

- Thỏng

Giỏo dc

10/2010 truyn
thng nh


áo, tặng học sinh, các bạn có hoàn cảnh khó s cm thụng.
khăn

- K nng lm ch

- T chc hi thi K chuyn ó nghe, ó c

bn thõn.

trng

s t tin.
- Phỏt ng phong tro thi ua Cho mng - K nng m

Thỏng
11/2010

-K nng th hin

Kớnh yờu
thy cụ
giỏo

ngy Nh giỏo Vit Nam

nhn trỏch nhim

-Lm bỏo nh ch v thy cụ, mỏi trng.


-K nng hot ng

- Sinh hot tp th k nim ngy 20/11

i, nhúm

-T chc hi thi vn ngh : Ting hỏt mng -K nng hp tỏc

thy cụ.
- K nng vn ngh
Ung nc - Tỡm hiu v truyn thng quõn i, nghe núi -K nng lng
Thỏng
12/2010

nh ngun

chuyn v anh b i C H

nghe tớch cc

- Tp hỏt nhng bi hỏt v anh b i.

- K nng vn

9


nghệ.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống
Giáo dục

Tháng

truyền

1,2/2011 thống dân
tộc

địa phương

-Kỹ năng lắng

- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày 3/2, nghe nói

nghe tích cực

chuyện về truyền thống quê hương, đất nước, -Kỹ năng giao tiếp
Đảng.

-Kỹ năng điều

- Tæ chøc héi thi: “Héi vui häc tËp”

khiển các hoạt

động tập thể
- Thi kể chuyện về bà, mẹ, các vị nữ anh hùng -Kĩ năng xác định

Tháng

Kính yêu


3/2011

mẹ và cô

dân tộc

giá trị

- Thi vẽ chủ đề về ngày 8/3

-Kỹ năng sáng tạo

-Giao lưu văn nghệ- trò chơi dân gian

- Kĩ năng văn nghệ,

- Tổ chức hội thi: “Hoa Trạng nguyên”.

vui chơi
-Kỹ năng giải

quyết vấn đề...
- Tổ chức cuộc thi sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về -Kĩ năng xác định
Tháng

Hòa bình

cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.


giá trị

4/2011

hữu nghị

- Tổ chức hội thi: “Nhà sử học nhỏ tuổi”.

-Kỹ năng thể hiện

sự tự tin...
- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày sinh nhật Bác: -Kỹ năng lắng
Tháng
5/2011

Kính yêu
Bác Hồ

Nghe kể chuyện về Bác Hồ. Tìm hiểu về Bác nghe tích cực
Hồ với thiếu nhi Việt Nam.

-Kỹ năng thể hiện

- Tổ chức hội thi: “Chúng em kể chuyện Bác sự tự tin.
Hồ”.

7.5.2. Chỉ đạo vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình
thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Luôn "làm mới" các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp

10


- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động của hoạt động GD ngoài giờ lên
lớp.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh
tích cực tham gia.
- Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em
say mê khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không
phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các
loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
7.5.3. Một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
nhằm thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Xuất phát từ nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội dung, nguyên
tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chúng tôi đã tiến hành các
hoạt động cụ thể như sau:
*Hoạt động văn hóa nghệ thuật:
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong
sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh tiểu học. Hoạt động này bao gồm
nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc
tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các
em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ
năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Xác định được tầm quan trọng
của hoạt động này nhà trường đẫ thường xuyên tổ chức các hoạt đông phù
hợp với chủ điểm từng tháng.
* Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao:
Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của

các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh
ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau
những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ
chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân
11


ái… Nói về hoạt động này thì nhà trường đã tổ chức thực hiện có hiệu quả đạt
mục tiêu đã đề ra.
* Hoạt động xã hội:
Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng
cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó
nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, giáo
dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục
các em có tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng; các em sẽ
được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt
động này đã được nhà trường tiến hành tương đối tốt. Hoạt động này phải
được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em.
* Hoạt động lao động công ích:
Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội,
với công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần
làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động
lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như:
Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp
trường, lớp. Đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với
cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì
các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động
này được tiến hành thường xuyên trong nhà trường.
* Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật:

Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học
- công nghệ tiên tiến của nhân loại , của đất nước, của địa phương. Điều đó sẽ
tạo cho các em niềm tin, kích thích học tập và mong muốn đạt được kết quả
tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, sưu tầm
các loại cây thuốc quý; thi hỏi đáp về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội,
tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học, đố vui có thưởng… Đây là một hoạt
12


động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học
và tự khẳng định mình. Có thể nói đây là hoạt động mà nhà trường đang chú
trọng.
Tóm lại, HĐNGLL có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc hình thành
KNS cho HS. Do đó, các nhà quản lý giáo dục cần tạo mọi điều kiện thật tốt
cho những giáo viên phụ trách công tác này để sao cho việc rèn luyện KNS
cho HS.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Điều kiện bình
thường
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo
các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh , ở mỗi lớp
trong nhà trường chúng tôi đã tiến hành nhận xét và đánh giá những yêu cầu
đã đặt ra, đồng thời rút kinh nghiệm trong cách tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp. Và tôi nhận thấy:
- 100% học sinh của trường rất hào hứng và thích thú với hoạt động

này. Nó đã cuốn hút các em ; khuyến khích các em cố gắng vươn lên , tạo
điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội trình bày, trao đổi và
nhận xét lẫn nhau.Từ đó giúp cho các em nắm những kỹ năng sống cơ bản
như khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và tạo không khí thi đua
lành mạnh.
Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao
đổi, hợp tác tốt hơn để góp phần giáo dục cho các em những kỹ năng thực
13


hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực
hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong
gia đình, trong nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt
động tập thể, kỹ năng tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối
hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ,
tự tin, chủ động và giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kỹ năng, hành vi
này để rèn luyện những kỹ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong
sinh hoạt tập thể.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số

Tên tổ chức/cá

TT

nhân


1

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường Tiểu học Thị trấn Hợp Hòa- Huyện
Hợp Hòa B

Giáo dục Tiểu học

Tam Dương

….........., ngày…..tháng…...năm…...

Hợp Hòa, ngày 18 tháng 2 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thanh

14



15



×