Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn khoa học lớp 4 và các hoạt động ngoại khoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 22 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Hiện nay, môi trường Việt Nam và thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy
thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của một bộ
phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng
bỏng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Sự thiếu hiểu biết về môi
trường và giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) là một trong những nguyên
nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Do vậy, việc đưa giáo dục môi trường vào các cấp học có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, đặc biệt là cấp tiểu học, vì học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định
hướng và phát triển về nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền
tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì (về
nhân cách) không làm được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”,
đồng thời có sức ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa phương, góp
phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của mọi người dân vào sự
nghiệp chung về bảo vệ môi trường.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hướng dẫn tổ chức thực hiện dạy
lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học. Đó cũng là một trong
những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường học thân
thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai rộng khắp trong các trường học.
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc tiểu học, làm
thế nào để có thể hình thành cho học sinh tiểu học những hiểu biết về môi
trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Bản thân là một giáo viên tiểu học, tôi nhận thấy mình có trách nhiệm lớn
trong việc hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh,
lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc
cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các
em. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 4 và các hoạt động ngoại
khoá”, đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4A trường TH Chấn Hưng, với


mong muốn góp phần đào tạo các em trở thành những con người toàn diện
“Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức”.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông
qua môn Khoa học lớp 4 và các hoạt động ngoại khoá”
1


3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Tạ Thị Thảo;
- Địa chỉ: Trường Tiểu học Chấn Hưng;
- Số điện thoại: 0989913132
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Tạ Thị Thảo;
- Chức vụ: Giáo viên;
- Địa chỉ: Trường Tiểu học Chấn Hưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
5.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến có thể áp dụng để giáo dục ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi
trường cho học sinh khối lớp 4 nói riêng và học sinh toàn trường nói chung.
5.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết
- Học sinh biết phân tích và biến lí thuyết thành hành động, có ý thức bảo
vệ môi trường.
- Nâng cao trách nhiệm mỗi học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Sáng kiến bắt đầu được áp dụng từ tháng 10 năm 2016

2



7. Mô tả bản chất của sáng kiến
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận và một số khái niệm
1.1. Cơ sở lí luận
Hình thành, phát triển và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan
niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích
học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua
đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần
phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và
tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây
dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục
tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri
thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham
gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà
trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
Năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30, hướng dẫn đánh
giá học sinh tiểu học một cách toàn diện, đánh giá về Năng lực và Phẩm chất,
học sinh đạt được hai mục tiêu này là các em đã có kĩ năng sống cho chính
mình.
Đối với kỹ năng sống về lĩnh vực bảo vệ môi trường, môn Khoa học lớp 4
sẽ giúp các em:
- Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về sự trao đổi chất,
nhu cầu dinh dưỡng lớn lên của cơ thể, cách phòng tránh một số bệnh thông
thường và bệnh truyền nhiễm.

- Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng ứng xử thích hợp
trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và
cộng đồng.
- Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi tự giác thực hiện các
quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Ham hiểu biết
khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Yêu con
người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi
trường xung quanh.
3


- Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường còn được triển khai qua các hoạt
động ngoại khoá.
1.2. Môi trường là gì?
* Có nhiều quan niệm về môi trường
- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện
bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của
sinh vật.
- Theo điều 3-Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người”.
Tóm lại: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
1.3. Thế nào là môi trường sống ?
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài
nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính
trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử ...
- Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tự

nhiên và môi trường sống xã hội.
a. Môi trường tự nhiên
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại
ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất
nước…
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa,
trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh
đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
b. Môi trường xã hội
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể
chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc,
Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, tổ nhóm, họ tộc, gia
đình, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,…

4


Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn
khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho
cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm Môi trường nhân tạo: Bao gồm
tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những
tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị,
công viên …và chịu sự chi phối của con người.
Môi trường nhà trường: Bao gồm không gian trường, CSVC trong trường
như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy của trường,
các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội.
1.4. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?

- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục
chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu
biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện
cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu
biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái
niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức); những tình cảm, mối quan
tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những kĩ năng
giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ
năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những
hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Hiện trạng môi trường Việt Nam:
Có thể nói, chất lượng môi trường Việt Nam hiện đang ở tình trạng báo
động. Tài nguyên rừng cạn kiệt, tài nguyên đất suy thoái, tài nguyên biển suy
kiệt, môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm nặng, dân số tăng nhanh và phân
bố không đều đã gây sức ép quá lớn đối với môi trường.
- Ô nhiễm môi trường không khí: Một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức
trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt
động dịch vụ, sinh hoạt của con người…
- Ô nhiễm môi trường nước: Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp, nông
nghiệp, và sinh hoạt tăng nhanh, nguồn nước bị ô nhiễm, nạn chặt phá rừng, ...
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu
cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.

5


2. Hiện trạng môi trường ở địa phương, trường lớp:

* Thuận lợi:
Trường tiểu học Chấn Hưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền
và địa phương về môi trường trong trường học, đã được công nhận đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 vào năm 2014 và đang hoàn thành hồ sơ kiểm định chất
lượng giáo dục cơ sở đề nghị đánh giá ngoài.
Chương trình “xanh- sạch- đẹp” được thực hiện tốt trong nhà trường, nhà
trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho giáo viên,
học sinh, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc
hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp.
Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp,
từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.
* Khó khăn:
Trường nằm trên trục đường chính của xã, thuộc thôn Nha, Xã Chấn
Hưng, dân cư không đông đúc nhưng lại gần chợ, cạnh trường còn có các hộ dân
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường là không tránh
khỏi.
Số lượng cây xanh trong sân trường nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo bóng
mát và môi trường trong lành cho học sinh vì diện tích khuôn viên nhà trường
quá rộng.
Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường
chưa cao. Hầu hết cha mẹ các em đều làm nghề nông, buôn gánh bán bưng, và
lao động phổ thông như: thợ may, thợ mộc, thợ rèn , làm thuê… Đời sống của
đại đa số gia đình các em còn khó khăn, vì vậy các em chưa được gia đình quan
tâm một cách đúng mức về việc học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm. Chưa
nói đến việc ngay bản thân nhiều bậc phụ huynh cũng chưa có nhận thức đúng
mức về bảo vệ môi trường. Đa số học sinh đã được giáo dục bảo vệ môi trường,
thế nhưng qua khảo sát, theo dõi tôi nhận thấy vẫn còn nhiều học sinh do nhận
thức bảo vệ môi trường sống chưa cao nên hầu hết các em còn bộc lộ rất nhiều
hành vi có tác động xấu đến môi trường như:
- Khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quy

định, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh như hốt cát ném nhau ...
- Trèo cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cây trồng, thảm cỏ,... Không tôn trọng,
bảo vệ tài sản của công, vẽ bậy trên tường, bảng, bàn ghế...
- Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa
biết giữ gìn an toàn trong lao động vệ sinh, không đeo khẩu trang, đùa nghịch
bằng dụng cụ lao động.
6


- Ở nhà các em còn đi bắt chim, trong đó có các loại có ích như chim sâu,
chưa có ý thức bảo vệ cây trồng trong vườn nhà, đường thôn, khối phố.
- Một số gia đình của các em học sinh nghèo còn sử dụng bao ni-lông ruột
xe để đun nấu thức ăn, sử dụng than tổ ong để nấu rượu, cám heo hằng ngày,
đánh bắt cá bằng hóa chất,...
Từ thực trạng nêu trên, tôi ý thức được rằng trách nhiệm của giáo viên chủ
nhiệm trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất lớn, rất cần thiết
và cấp bách.
PHẦN II: NỘI DUNG
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
I. MỤC TIÊU CỦA BIỆN PHÁP

Việc chú trọng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Khoa học lớp 4
và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em hình thành ý thức và thói
quen trong việc bảo vệ môi trường, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi
những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui
và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự
sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và

môi trường sống... Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây được xem
là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục lấy
học sinh làm trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách
học sinh ngay từ khi còn là học sinh tiểu học.
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, tôi thấy các em còn thiếu những kỹ
năng bảo vệ môi trường trầm trọng. Chính vì vậy tôi đã đưa ra 1 số phương
pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho các em. Dựa trên thực trạng học sinh nông
thôn để hướng dẫn các em hình thành các kỹ năng bảo vệ môi trường.
II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Khảo sát nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường sống.
Mục đích: Để nắm bắt một cách cụ thể tình hình nhận thức của học sinh
về bảo vệ môi trường, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục một cách sát
sao, phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
Trong 4 tuần đầu tiên của năm học 2016-2017, để tìm hiểu nhận thức,
nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu của học sinh nhằm thực hiện giáo dục
7


môi trường cho học sinh đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành theo dõi, khảo sát,
điều tra bằng phiếu đối với 40 học sinh của lớp 4A tôi chủ nhiệm, kết quả như
sau:
Bảng 1: Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường.
TS
HS
40

Chuẩn A: Tốt
SL
TL

3
7,5%

Chuẩn B: Khá
SL
TL
7
17,5%

Chuẩn C: TB
SL
TL
6
15%

Chuẩn D: Yếu
SL
TL
24
60%

* Kết quả: Chuẩn A, B, C: chiếm < 50%.
Chuẩn D:
chiếm > 50%.
Bảng 2: Khảo sát hành vi bảo vệ môi trường.
Tổng số
HS
40

Hành vi tốt

Bảo vệ môi trường
SL
TL
11
27,5%

* Kết quả: Tỷ lệ tốt:
Tỷ lệ xấu:

Hành vi xấu
Bảo vệ môi trường
SL
TL
29
72,5%

27,5%.
72,5%.

2. Nghiên cứu và thực hiện nội dung chương trình lồng ghép giáo dục
môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 4 và các Hoạt động
ngoại khoá.
2.1. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua
môn Khoa học lớp 4.
Trong những năm gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại Trường tiểu
học Chấn Hưng nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạy
lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, Tiếng
Việt. Bản thân tôi đã tham gia đầy đủ các chuyên đề do Phòng giáo dục cũng
như trường tố chức, tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, soạn bài lựa chọn
nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy thật phù hợp với yêu cầu lồng ghép

cho từng môn học, bài học cụ thể, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh trên phương châm “chính xác, phù hợp, không gượng ép, có hiệu quả cao”.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, phụ trách lớp, qua thực tiễn trên tôi suy
nghĩ cần phải có những biện pháp nhằm góp phần giáo dục môi trường cho học
sinh lớp thông qua bộ môn Khoa học như đề tài đã nêu trên được kết hợp chặt
chẽ giữa lý thuyết và thực hành qua các bài học.
* Những việc cần thực hiện:

8


- Trong từng bài dạy của môn Khoa học cần lồng ghép các kiến thức có
liên quan đến vấn đề môi trường để cho các em biết cách bảo vệ môi trường là
các em đã có kĩ năng sống thông qua những việc làm cụ thể.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hình
thức để tạo hứng thú học tập giúp học sinh nhớ lâu, có được hành động đúng.
- Góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân và bảo vệ môi trường ở
cộng đồng.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, công
trình măng non của lớp và khu vực vệ sinh của lớp được phân công cụ thể trong
năm học để kịp thời uốn nắn và giáo dục cho học sinh.
* Các biện pháp thực hiện:
- Giáo dục về môi trường thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực:
Hướng dẫn học sinh đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định tránh làm ô nhiễm môi
trường đất, không ảnh hưởng đến môi trường chung. Giáo viên hướng dẫn các
em nữ đi vào phòng vệ sinh nữ, nam đi vào phòng vệ sinh nam; khi vệ sinh xong
phải biết dùng nước giội sạch sẽ, không bỏ giấy cứng vào bồn cầu mà nên dùng
loại giấy thấm bằng cuộn. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn. Ở mỗi lớp
đều có thau nước, xà bông cho học sinh rửa tay, có khăn lau tay khi làm vệ sinh,
không đi chân đất khi đến lớp, lúc ra chơi cũng như lúc ở nhà. Không ăn quà vặt,

không uống các loại nước đủ màu sắc bán ở các vỉa hè, … thông qua toàn
chương “Con người và sức khỏe” từ trang 3 sách giáo khoa lớp bốn cho học
sinh.
- Cho học sinh xem tranh trong sách giáo khoa thông qua bài học “Ăn
nhiều rau quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn” giúp học sinh nhận thấy
được đặc điểm, chất lượng của thực phẩm sạch và an toàn là nó giữ được chất
dinh dưỡng, nuôi trồng và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, không
gây hại cho cơ thể. Trong tiết dạy này giáo viên đem một số vật thật như: Một
vài loại trái cây chín, vài bó rau cải hoặc rau muống đến lớp. Cho các em nhận ra
được các em nên chọn mua để dùng trái cây nào, bó rau nào trong các loại trái
cây và rau trên. Từ đó các em nêu được ý kiến chọn mua và biết lý do em chọn
để mua, như vậy là các em đã biết áp dụng cách sử dụng thực phẩm sạch, an
toàn. Các em biết vận dụng kiến thức của bài học này để tuyên truyền cho ba,
mẹ và những người quanh xóm mình cần cố gắng nuôi trồng, bảo quản, chế biến
thực phẩm hợp vệ sinh và an toàn để dùng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích tăng trưởng lá cho rau xanh, trái cây mà mình trồng tại vườn nhà. Làm
như vậy là hợp vệ sinh và an toàn cho thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho con
người.

9


- Qua bài “Một số cách bảo quản thức ăn” trang 4 sách giáo khoa. Học
sinh biết được cách bảo quản thức ăn để sử dụng được nhiều ngày mà không ảnh
hưởng đến sức khỏe con người nhằm áp dụng ở gia đình mình như phơi khô, sấy,
nướng, đóng hộp, ướp muối,… Làm như vậy là tiêu diệt được vi khuẩn, vi sinh
vật không gây hại cho cơ thể. Đồng thời các em nhận thức được quà vặt bày bán
ở lề đường, cổng trường, … luôn có bụi bặm, ruồi nhặng bám vào, do môi
trường xung quanh đó không hợp vệ sinh nếu ăn vào rất dễ mắc một số bệnh về
đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ,… các em còn biết được không nên uống

nước lã, không nên ăn quà vặt trên đường đi đến lớp, giờ ra chơi, rửa tay sạch sẽ
sau khi tiểu tiện, trước khi ăn.
- Giúp học sinh phòng tránh một số bệnh tật qua bài học “Nước bị ô
nhiễm” trang 5 sách giáo khoa, học sinh thấy được môi trường xung quanh bị ô
nhiễm có ảnh hưởng đến nguồn nước, nước bị bẩn, có mùi hôi sẽ là nơi trú ngụ
và sinh sản của các vi sinh vật, ruồi, muỗi, … đây là những con vật trung gian
truyền bệnh rất nguy hiểm cho con người như: tả, dịch hạch, tiêu chảy, sốt rét,
sốt xuất huyết, … Từ đó học sinh hiểu được nguyên nhân nào làm nguồn nước bị
ô nhiễm.
- Qua bài học “Nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm” trang 54 sách giáo
khoa, học sinh thấy được khi nguồn nước bị bẩn thì dẫn đến nước bị ô nhiểm
người sử dụng bị mắc bệnh ngoài da như: ghẻ lở, hắc lào, lang ben, một số bệnh
nặng hơn độc hại cho cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
Qua hai bài học trên, giáo dục cho các em cần chú ý không xả rác bừa bãi,
không đổ rác xuống ao, hồ, sông, suối; thường xuyên nhắc nhở các bạn trong tổ,
trong lớp, cần phải bỏ rác vào giỏ đã quy định và mang đi đổ vào hố rác. Không
phóng ẩu bừa bãi mà cần đi đúng nơi quy định ở trường học. Ở gia đình các em
cần có ý kiến với ba, mẹ và những người xung quanh xóm chú ý hạn chế việc sử
dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt mầm ở ruộng lúa, vườn cây; nếu có sử dụng thì
phải gom vỏ chai, bao bọc của các loại thuốc đó về một nơi quy định để đào hố
chôn hoặc xử lý đúng cách; xác chết của động vật không nên bỏ ra trên mặt đất,
trên đường đi gây mùi hôi. Nhà xí, chuồng nuôi gia súc phải đặt nơi cách xa
nguồn nước sử dụng. Thực hiện được những việc làm trên không những làm
sạch môi trường mà còn hạn chế được nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất,
nước và không khí. Ở lớp có tuyên dương những cá nhân, tổ thực hiện tốt việc
làm này vào cuối tuần và có thể khen thưởng vào tuần cuối cùng của tháng.
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kĩ năng sống thực tế qua
các môn học có liên quan đến tự nhiên xã hội để học sinh thấy được lợi ích trồng
cây xanh, trồng rừng, bảo vệ rừng, chăm sóc cây là biện pháp tích cực để nhằm
tạo ra và giữ được bầu không khí trong lành cho môi trường.

10


2.2. Giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp:
Mục tiêu của giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và
phát triển kỹ năng hành động trong môi trường của học sinh. Từ đó tạo nên một
lối sống có trách nhiệm, thân thiện với tự nhiên.
a. Tổ chức các trò chơi: Trò chơi “Người bạn của môi trường” giúp học
sinh phân biệt được hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động phá hoại môi
trường. Thấy được nguồn gốc của rác thải và tác hại của việc thải rác ra môi
trường sống.
* Thông qua các bài tập, như:
Bài tập 1: Tô màu vào ô trống trước các hành động. Hành động thân thiện
với tự nhiên tô màu xanh, không thân thiện tô màu đỏ.
Tôi bỏ giấy kẹo vào thùng rác.
Tôi không thích mọi người hút thuốc.
Những con vật chết tôi đem ra sông vứt cho nước cuốn trôi đi.
Tôi thích trồng hoa trước sân nhà. Tôi vứt rác trên hè phố.
Bài tập 2: Xác định đâu là hành động thân thiện, đâu là hành động chưa
thân thiện trong những hành động sau rồi ghi vào bảng:
- Tôi thích đi bộ trong rừng.
- Tôi thích sử dụng xe máy.
- Tôi vứt rác bất cứ chỗ nào.
- Tôi thích bẻ cành cây để chơi.
- Tôi thích đi săn.
- Tôi thích sự yên tĩnh.
- Tôi thích nghe nhạc.
- Tôi thích trồng cây.
- Tôi thích chăm sóc cây.
Hành động thân thiện

-…
-…

Hành động chưa thân thiện
-…
-…

11


Bài tập 3: Tập làm lãnh đạo:
Nếu tôi là lãnh đạo, tôi sẽ đưa ra những quyết định cụ thể nào để bảo vệ
môi trường ?
- Thu gom rác đổ đúng nơi quy định.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tham gia tổng vệ sinh đường làng, khối phố sạch đẹp.
- Quét dọn, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Quét dọn nhà cửa, lớp học hàng ngày.
- Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
* Thông qua “Trò chơi đóng vai”:
Thông qua câu chuyện kể : Câu chuyện “Người đi săn và con vượn”
(Theo Lép-tônxtôi). Qua câu chuyện nhằm nâng cao nhận thức về môi trường,
giúp cho học sinh có ý thức đạo đức về bảo vệ môi trường, biết yêu quý và thân
thiện với các con vật xung quanh.
* Thông qua các bài hát về môi trường: Nhằm tạo hứng thú cho học sinh
học tốt bộ môn Khoa học, cứ mỗi tháng cho các em nghe và tập một bài hát về
chủ đề môi trường như: “Thế giới chung bài ca màu xanh” (nhạc và lời của Phan
Phước Liên); “Lời cảnh báo xanh” (Nhạc và lời của Ngô Quốc Tính); “Ước mơ
môi trường trong xanh mãi” (Nhạc và lời của Trương Xuân Thọ). …
b. Tổ chức thực hành:

Học sinh được tham gia các hoạt động:
- Lao động dọn vệ sinh ở lớp, trường hàng ngày, hàng tuần.
- Chăm sóc, bảo vệ công trình măng non của Chi đội mình “Chăm sóc
cây”
- Nhặt rác toàn bộ khu vực trường, lớp, khi làm nhiệm vụ trực tuần.
- Tham gia viết đoạn văn nói về tấm gương tham gia bảo vệ môi trường.
- Thi vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường.
3. Phối hợp giáo dục môi trường với giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
Mục đích: Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ
đúng trong bảo vệ môi trường.
Năm học 2016-2017 toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Hơn lúc nào hết, việc giáo dục cho
12


học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành ở các em ý thức, kĩ
năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết. Đó cũng là một
trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường học
thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai.
Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hiệu quả giáo dục môi trường muốn bền vững thì phải hình thành cho các em
những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường.
Chẳng hạn chúng ta rèn các em thói quen đổ rác thải đúng nơi quy định không
phải bằng khẩu hiệu hay lời khuyên mà quy định bắt buộc mỗi lớp học phải có
một giỏ đựng rác và giấy loại đặt ở góc lớp. Học sinh phải bỏ rác và giấy loại
đúng nơi quy định. Khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ, nên nhắc
nhở lịch sự. Tổ chức cho học sinh trang trí lớp học thân thiện với môi trường,
thường xuyên dọn vệ sinh lớp học, tham gia ra quân dọn dẹp vệ sinh đường
làng, ngõ phố hưởng ứng phong trào “Đoạn đường em chăm, Em yêu Chấn

Hưng quê em”, tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây trồng trong sân trường,
nơi em ở, chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử Chi bộ Đảng ở địa phương,… Các
hoạt động này sẽ làm cho các em thấy yêu quý trường lớp, yêu quý thành phố
mình hơn.
4. Phối hợp với Đoàn, Đội, Hội cha mẹ tổ chức các hoạt động nhằm
nâng cao hiệu quả về giáo dục môi trường.
Mục đích: Giúp học sinh có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ
môi trường phù hợp với lứa tuổi.
Việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như
Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong giáo
dục môi trường cho học sinh là rất quan trọng. Thực hiện tốt nội dung đó là một
thuận lợi lớn cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho việc
tổ chức thực hiện và theo dõi các hành vi bảo vệ môi trường của học sinh. Giáo
viên sẽ thuận lợi hơn trong việc kết hợp giữa giáo dục môi trường tự nhiên và
giáo dục môi trường xã hội, tạo điều kiện cho học sinh xâm nhập thực tế tốt hơn.
Để thực hiện thành công giáo dục môi trường không thể không kể đến vai
trò của tập thể lớp. Tập thể lớp sẽ là môi trường tốt nhất có tác động trực tiếp
nhất đến mỗi cá nhân học sinh. Tập thể lớp tốt sẽ giúp phát huy tốt nhận thức
đúng đắn của học sinh về môi trường. Tập thể lớp cũng là nơi theo dõi thường
xuyên, nhắc nhở kịp thời nhất các hành vi về môi trường của mỗi học sinh.
4.1. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp
theo chủ điểm giáo dục môi trường:
Ví dụ:
13


Chủ điểm

Nội dung
- Hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng ngày NGVN.

+ Làm báo tường, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (ca hát,
kể chuyện, làm thơ, tiểu phẩm, ...)
+ Hội diễn văn nghệ chào mừng
Kính yêu thầy giáo
- Lễ kỷ niệm ngày NGVN
cô giáo
Thăm hỏi thầy cô giáo.
(Tháng 11)
- Giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em.
- Giáo dục môi trường
+ Thông qua các hoạt động Đội TNTP.
+ Thông qua các hoạt động “Hội chợ trao đổi, chia sẻ đồ
dùng, đồ chơi, sách truyện cho học sinh phổ thông”.
- Tìm hiểu về đất nước, con người VN.
+ Tìm hiểu những người con anh hùng của đất nước, của
quê hương.
+ Cảnh đẹp quê hương, những di tích lịch sử, văn hóa của
địa phương
+ Tham quan các thắng cảnh di tích lịch sử, văn hóa quê
hương
Uống nước nhớ
+ Các hoạt động chăm sóc, làm sạch, đẹp, giữ gìn nghĩa
nguồn
trang liệt sĩ, …
(Tháng 12)
- Tổ chức các Hội thi, cuộc thi
+ Văn nghệ ca ngợi chú bộ đội, những người có công với
đất nước.
- Làm báo tường, tìm hiểu về chú bộ đội, những người có
công với đất nước.

Tổ chức nghe nói chuyện, tham quan, giao lưu kết nghĩa
với đơn vị bộ đội.
- Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.
- Giáo dục môi trường.

Các vấn đề môi trường diễn ra xung quanh học sinh hết sức đa dạng và
sinh động. Bản thân các cơ hội giáo dục môi trường trong chương trình giảng
dạy chưa đầy đủ phong phú. Hơn nữa, không thể tách rời giáo dục môi trường ra
khỏi cuộc sống thực đang đụng chạm từng giờ, từng phút đến quá trình phát
triển của học sinh. Học sinh cũng cần phải có được cơ hội thực tiễn để thực hành
trách nhiệm công dân chuẩn bị cho một đời sống trưởng thành sau này, việc tích
luỹ kinh nghiệm sống là một yếu tố quan trọng trong giáo dục.
Ngoài ra, sự thay đổi thái độ, hành vi và thước đo giá trị môi trường trong
học sinh chỉ hình thành và diễn ra trong bối cảnh có thực. Vì vậy, cần tăng
14


cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức có tính giáo
dục môi trường. Do vậy việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài
giờ lên lớp theo chủ điểm giáo dục môi trường sẽ góp phần quan trọng trong
việc giáo dục môi trường cho học sinh.
Một số hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm
giáo dục môi trường:

Học sinh tham gia vệ sinh đường liên thôn tại địa phương

Học sinh tham gia chăm sóc cây tại trường

15



Học sinh chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương

16


4.2. Tổ chức hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thi tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ
đề như:
+ Môi trường em đang sống;
+ Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em;
+ Hãy cứu lấy môi trường;
+ Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh chúng ta;
+ Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở, ...
- Thảo luận theo chủ đề về môi trường, như:
+ Hãy hành động vi môi trường sạch đẹp;
+ Hãy bảo vệ màu xanh quê hương;
- Thi vẽ về đề tài môi trường.
- Thi sáng tác thơ ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài môi trường.
- Tổ chức câu lạc bộ về môi trường, như: Câu lạc bộ “Các bạn yêu thiên
nhiên”; “Những nhà nghiên cứu môi trường nhỏ tuổi”; “Khám phá môi trường”
- Tham quan, du lịch về môi trường, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trinh công cộng.
- Thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục và bảo vệ môi trường.
Từ việc tham gia trực tiếp những hoạt động trên, không những nhận thức
về môi trường của các em dần được nâng lên mà các em còn được rèn luyện
hành vi, thói quen, có thái độ đúng trong bảo vệ môi trường. Đồng thời các hoạt
động đó còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa phương, góp
phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của mọi người dân vào sự
nghiệp chung về bảo vệ môi trường.

5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về
giáo dục môi trường, tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
Mục đích: Rút kinh nghiệm, nêu gương và nhân rộng điển hình những tập
thể, cá nhân tiêu biểu về giáo dục bảo vệ môi trường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục
môi trường là một việc làm hết sức quan trọng, tôi coi đó như một hoạt động
chuyên môn của mình. Qua đó ta có thể đúc kết nhiều kinh nghiệm để nâng cao
hiệu quả trong việc chỉ đạo thực hiện.
Trong các hội thi về bảo vệ môi trường, cần tổ chức tổng kết, phát thưởng
để kịp thời động viên khích lệ học sinh.
17


Song song với việc góp ý, xử lý các trường hợp không tốt về bảo vệ môi
trường, trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tôi rất chú trọng việc nêu gương
và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân tiêu biểu về bảo vệ môi trường.
Mặc dù phần thưởng chỉ là những mòn quà nhỏ như: gói kẹo, gói bánh, cây bút,
cây thước…nhưng sự khích lệ về tinh thần cho các em thể hiện rất rõ. Từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là vấn đề quan trọng và cấp thiết,
đặc biệt đối với trẻ trong độ tuổi tiểu học, vì đây là giai đoạn hình thành và phát
triển nhân cách quan trọng của học sinh.
Việc giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao thông qua các hoạt động lồng
ghép vào các bộ môn, trong đó có môn Khoa học lớp 4 và thông qua việc tổ
chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
Qua thực tiễn cho thấy, việc tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh đã mang lại một số lợi ích sau:
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “xanh-sạch-đẹp” và an toàn,
thoáng mát, đã góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh trong công tác xã hội

hoá.
Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường trẻ biết chăm sóc giữ gìn sức khoẻ
cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và
vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây cối, tưới cây góc thiên nhiên,
… có ý thức tốt chăm sóc, bảo vệ môi trường của lớp, của trường luôn xinh,
luôn đẹp.
Trẻ có những thói quen tốt bảo vệ môi trường như bỏ rác đúng nơi quy
định, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chỗ …, Biết tiết kiệm thức ăn, ăn
hết suất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, biết tự chăm sóc, vệ sinh cá
nhân, biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt. Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ
các nguyên vật liệu phế thải, chia sẻ hợp tác với bạn bè và cha mẹ. Trẻ có hiểu
biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa con người với động
vật thực vật. Các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí. Có kiến thức đơn giản
về một số ngành nghề ở địa phương.
Để việc giáo dục môi trường cho trẻ đạt hiệu quả cao, đội ngũ giáo viên
cần được tham gia tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của
trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường. Giáo viên cần

18


giáo dục trẻ thường xuyên, hình thành cho trẻ thói quen tự giác, tích cực và hăng
hái.
Chúng ta có thể thấy rằng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là điều cần
thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học,
điều này càng cần thiết vì các em đang ở lứa tuổi bắt chước người lớn. Giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường là việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh, hoạt động của từng loại đối
tượng cụ thể.

Để việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường học đạt hiệu quả
cao, cần:
Về phía giáo viên:
Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân
công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho
các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm
lớp trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các
em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy
cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về cách ứng xử
văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương sáng
Chủ động nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên lớp cho học sinh thông qua quá trình tự nghiên cứu, tham khảo
dồng nghiệp và đúc rút kinh nghiệm.
Thường xuyên quan sát và thay đổi hoạt động cho phù hợp, tạo được sự
hứng thú và hấp dẫn cho học sinh.
Nắm bắt được sự thay đổi tâm sinh lí của từng học sinh.
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học và hoạt động
giáo dục khác.
Giáo viên cần nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tích cực
trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy.
Có ý thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày. Luôn làm gương cho trẻ noi theo trong
việc thực hiện bảo vệ môi trường. Phối hợp với các bậc Phụ huynh tuyên truyền
phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường tại cộng đồng.
Về phía nhà trường, các cấp quản lý:

19



Triển khai việc thực hiện chuyên đề đến 100% giáo viên. Thường xuyên
theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho giáo viên
các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi về giáo dục bảo vệ môi trường và thi
rèn kỹ năng sống văn minh của trẻ. Chú trọng việc xây dựng môi trường “xanhsạch-đẹp” và an toàn.
Tổ chức các tiết dạy mẫu để cho giáo viên có điều kiện trao đổi bạn bè
các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học tự tin hơn.
Về phía phụ huynh học sinh:
Nhận thức được việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con em mình
là cần thiết để góp phần thực hiện công tác giáo dục quan trọng này.
Quan tâm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trong các hoạt động
hằng ngày.
Ủng hộ và giúp đỡ giáo viên khi cần thiết.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt được tình
hình học tập của con mình.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm có thể được áp dụng rỗng rãi trong các trường
Tiểu học, sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường và sự phối hợp của các tổ
chức trong và ngoài nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn và cha mẹ học sinh.
10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến kinh nghiệm đã đem lại hiệu quả tương đối cao trong thực tế
dạy học, góp phần giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường trong
trường học cũng như trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện tốt phong trào
thi đua xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 4 và các hoạt động ngoại
khoá” phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện

hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Sáng kiến kinh nghiệm này đã được
áp dụng thử nghiệm trong điều kiện cụ thể tại trường Tiểu học Chấn Hưng và
mang lại lợi ích thiết thực.
20


Trong thời gian công tác tại trường TH Chấn Hưng tôi đã điều tra nghiên
cứu và thử áp dụng thực tế đã được các đồng nghiệp trong trường đồng tình ủng
hộ. Kết quả cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, trong
việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thể hiện từ những việc làm cụ thể hàng ngày
như: Bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh thân thể sạch sẽ, không vứt rác, khạc nhổ
bừa bãi, chăm sóc cảnh quan lớp, trường, gia đình, tham gia tích cực các hoạt
động bảo vệ môi trường...
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến kinh nghiệm này sau khi áp dụng được Ban giám hiệu, Hội
đồng sư phạm trường Tiểu học Chấn Hưng đánh giá cao ở các tiêu chí sau:
- Sáng kiến có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường
Tiểu học trong huyện.
- Sáng kiến mang lại hiệu quả cao về tính giáo dục theo hướng phát triển
phẩm chất học sinh.
- Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực về nguồn lực con người góp phần
thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong tương lai.
- Sáng kiến đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học
sinh trong học tập và trong cuộc sống
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu

TT
1

2
3
4
5

Tên tổ chức,
cá nhân
Tạ Thị Thảo
Nguyễn Văn Thảo
Nguyễn Thị Liên
Nguyễn Thị Huệ
Phan Thị H Trang

Địa chỉ
Trường TH Chấn Hưng
Trường TH Chấn Hưng
Trường TH Chấn Hưng
Trường TH Chấn Hưng
Trường TH Ng Thái Học 1

Phạm vi, lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Áp dụng lớp 4A
Áp dụng lớp 4B
Áp dụng lớp 4C
Áp dụng lớp 4D
Áp dụng lớp 4A1

HIỆU TRƯỞNG


Vĩnh Tường, ngày .... tháng.... năm 201....
Tác giả sáng kiến

Trần Thị Thu Hiền

Tạ Thị Thảo
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT "Về tăng cường công tác giáo dục bảo
vệ môi trường".
2. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ Ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
3. Quyết định số 1363/QĐ -TTg ngày 2/12/2003 về Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tạo cơ sở vững chắc
cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường.
4. Sinh thái môi trường học cơ bản - GS TS KH Lê Huy Bá - Lâm Minh
Triết - NXB Đại học quốc gia HCM.
5. Tài liệu tập huấn Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học cấp
tiểu học của Bộ GD&ĐT.



×