Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.52 KB, 9 trang )

PHÒNG GD& ĐT TAM NÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LONG A

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017-2018
Tên SKKN: Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh lớp 1.
Tác giả: Bùi Thị Tuyết Linh. Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Thực trạng và nguyên nhân (nêu thực trạng tình hình của tập thể, cá
nhân trước khi có sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu)
1. Thực trạng (mặt mạnh, hạn chế)
a/ Mặt mạnh:
- Trường, lớp rộng rãi, thoáng mát, rác thải được xử lý hợp vệ sinh và
kịp thời, trường có đầy đủ dụng cụ lao động trong và ngoài lớp: chổi, thùng
rác… hàng năm nhà trường chi ra một số tiền mua sắm, tu sửa dụng cụ lao
động.
- Phòng giáo dục đào tạo huyện cùng BGH nhà trường tạo điều kiện cho
giáo viên tham gia các lớp tập huấn về các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi
trường, tích hợp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,...
- Lớp tôi chủ nhiệm có 31 học sinh , đa số các em đều qua mẫu giáo; tất
cả các em đều phát triển bình thường.
- Bản thân đã trải qua nhiều năm giảng dạy lớp 1 nên đã tích lũy được
kinh nghiệm dẫn dắt, đưa ra các biện pháp phù hợp với tâm lí lứa tuổi học
sinh lớp 1.
b/ Hạn chế:
- Trường đang trong quá trình xây dựng giai đoạn 2 nên sân trường chật
hẹp, vật liệu xây dựng còn ngổn ngang, chưa tạo được môi trường vui chơi an
toàn cho học sinh .
- Học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường như:


+ Vứt rác tùy tiện, đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quy định, chạy chân đất,
chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh như hốt cát ném nhau, xé tập vở để chơi, ...
+ Trèo cây, bẻ cành,... chưa biết bảo vệ tài sản nhà trường, vẽ bẩn trên
tường, bàn ghế...
1


+ Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa
biết gìn giữ an toàn trong lao động vệ sinh, đùa nghịch bằng dụng cụ lao động.
+ Chưa biết yêu quý thiên nhiên, ích lợi của môi trường sống...
- Đa phần phụ huynh chưa quan tâm đến giáo dục môi trường cho các
em, chưa thường xuyên dạy bảo, nhắc nhở khi các em có hành động chưa
đúng, chưa làm gương tốt cho con.
- Một số giáo viên chưa tích hợp giáo dục môi trường có chất lượng.
Việc giảng dạy, lồng ghép chưa gây được sự hứng thú cho học sinh.
* Kết quả khảo sát học sinh của lớp 1/1 đầu năm 2017-2018 như sau:
Số HS đạt
TT

Các hành vi đánh giá

Tỷ lệ %
Tổng số HS
(31 học sinh)

1

Biết chăm sóc và bảo vệ cây
xanh.


5/31

16,12%

2

Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh công cộng, vệ
sinh trường lớp.

7/31

22,5%

3

Biết giữ gìn đồ dùng học tập,
đồ chơi.

7/31

22,5%

4

Tự giác nhặt rác, bỏ rác vào
thùng.

5/31


16,12%

5

Phân biệt được những hành vi
đúng, hành vi sai với môi
trường

5/31

16,12%

6

Biết tiết kiệm điện, nước khi sử
dụng

8/31

25,8%

7

Nhắc nhở mọi người không
được xả rác bừa bãi

7/31

22,5%


8

Biết tác hại cơ bản của ô nhiểm
môi trường.

5/31

16,12%

2. Nguyên nhân:
- Học sinh chưa có kiến thức đầy đủ về môi trường, ô nhiễm môi
trường và vì sao cần bảo vệ môi trường, nhận thức về bảo vệ môi trường sống
chưa cao.

2


- Kĩ năng sống, kĩ năng ứng phó với môi trường của các em còn nhiều
hạn chế nên chưa có được các hành vi, thói quen, thái độ đúng trong bảo vệ
môi trường.
- Học sinh chưa được tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường
phù hợp với lứa tuổi.
- Phụ huynh học sinh chỉ trú trọng việc học của con sao cho đọc, viết, tính
toán giỏi, chưa chú trọng việc giáo dục bảo vệ môi trường cho con em của
mình, thường thờ ơ với những hành vi chưa đúng của con với môi trường.
II. Biện pháp/Giải pháp đã thực hiện
Giải pháp 1: Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả nội dung
chương trình lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh lớp 1 qua các
môn học.
Lồng ghép bảo vệ môi trường ở cấp Tiểu học là cơ sở ban đầu rất quan

trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước,
nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành
vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ
năng sống BVMT cho các em.
Nội dung tích hợp bảo vệ mội trường phần lớn tập trung ở môn Tiếng
Việt, Đạo đức, Mỹ thuật, Tự nhiên và Xã hội. Khi dạy học các bài học tích
hợp, chúng ta cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt
động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình
thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của môn học.
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về giáo dục bảo vệ
môi trường thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép,
không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh
hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát
triển bền vững.
- Dựa vào từng hoạt động cụ thể để lồng ghép vào từng phần của hoạt
động, hay có thể lồng ghép vào trọng tâm của hoạt động, nhưng với chương
trình học của lớp một đa phần giáo dục bảo vệ môi trường như sau:
+ Môn Tiếng Việt tổng số là 13 bài (trong đó có 6 bài học vần, 6 bài tập
đọc và 01 bài kể chuyện) tích hợp vào các phần từ khóa, luyện nói, câu ứng
dụng và phần củng cố.
3



+ Môn Đạo đức: tổng số 4 bài: Nội dung tích hợp thường ở phần liên hệ
cũng cố.
+ Môn Tự nhiên và Xã hội: tổng số 10 bài: Nội dung tích hợp thường ở
phần liên hệ củng cố.
Để khắc sâu cho trẻ thói quen hành vi tốt, để cho các em biết được nội
dung giáo dục môi trường trong bài học là giáo dục cái gì? Học sinh phải thực
hiện như thế nào? Những việc gì nên làm, những việc gì không nên làm. Để
hoạt động đạt kết quả cao thì người giáo viên phải dùng các phương pháp
khác nhau để kích thích trẻ tham gia hoạt động và ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ: - Bài ứng dụng : Bài hát trồng cây
Ai trồng cây... Chim hót lời mê say.
Sau khi tích hợp, HS thấy được việc trồng cây thật vui và có ích, cảm
nhận được vẻ đẹp, ích lợi của cây xanh, từ đó muốn tham gia vào việc trồng
và bảo vệ cây xanh để giữ gìn môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. ; có ý thức
BVMT thiên nhiên. Giáo viên mở rộng giáo dục học sinh biết chặt phá rừng
bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều và nghiêm trọng
ảnh hưởng tới đời sống của con người.
Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để giáo dục
bảo vệ môi trường.
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin
vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin
giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của học sinh. Các em
hứng thú tiếp thu thì kết quả đạt được càng lớn. Nếu dạy học mà không có
tranh ảnh, không có hình ảnh thì học sinh rất dễ bị nhàm chán, chất lượng sẽ
không cao. Chính vì vậy, tôi thiết kế giáo án điện tử để dạy học sinh, trong đó
là kho tàng những tư liệu, tài liệu có hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng rất đẹp về
các tất cả các chủ đề, các lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường.
Nhờ vậy học sinh của lớp tôi hứng thú, say mê trong học tập, giúp tư
duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng.
Ngoài những biện pháp trên, tôi còn sưu tầm những tài liệu nói về môi

trường như: Tệ nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm, đốt rừng
lấy củi... Rồi những hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi, tắm
cùng với trâu… Bên cạnh đó tôi sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục
treo ở góc tuyên truyền như: Trẻ tích cực diệt ruồi muỗi, rửa tay đúng dưới
vòi nước, rửa mặt sạch sẽ...hình ảnh bé tắt quạt, ti vi để tiết kiệm điện, quét
rác đổ vào thùng, bé tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe máy bịt khẩu trang và
đội mũ bảo hiểm qua những hình ảnh đó tôi có thể tiến hành ứng dụng dạy
các em trên tiết học, hoặc trong các sinh hoạt tập thể.
4


Tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Chọn những hành vi
đúng - sai”; cho các em nghe các bài hát, đọc các bài thơ về bảo vệ môi
trường; những clip về các phương tiện giao thông, nhà máy thải khói, bụi gây
ô nhiễm môi trường. Cho các em xem hình ảnh các sản phẩm được tái chế phế
phẩm, các phát minh sáng chế góp phần bảo vệ môi trường,...
Giải Pháp 3: Phối hợp với Đội tổ chức các hoạt động nhằm nâng
cao hiệu quả về giáo dục môi trường.
Việc phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong giáo dục môi trường cho học sinh
là rất quan trọng. Thực hiện tốt nội dung đó là một thuận lợi lớn cho việc tổ chức
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi
các hành vi bảo vệ môi trường của học sinh. Giáo viên sẽ thuận lợi hơn trong
việc kết hợp giữa giáo dục môi trường tự nhiên và giáo dục môi trường xã hội,
tạo điều kiện cho học sinh áp dụng vào thực tế tốt hơn.
Tổ chức các hoạt động theo chủ điểm giáo dục môi trường:
Các vấn đề môi trường diễn ra chung quanh học sinh hết sức đa dạng
và sinh động. Nội dung giáo dục môi trường trong chương trình giảng dạy
chưa đầy đủ, phong phú. Hơn nữa, không thể tách rời giáo dục môi trường ra
khỏi cuộc sống thực đang đụng chạm từng giờ, từng phút đến quá trình phát

triển của học sinh. Học sinh cũng cần phải có được cơ hội thực tiễn để thực
hành chuẩn bị cho một đời sống trưởng thành sau này, việc tích luỹ kinh
nghiệm sống là một yếu tố quan trọng trong giáo dục.
Sự thay đổi thái độ, hành vi bảo vệ môi trường trong học sinh chỉ hình
thành và diễn ra trong bối cảnh có thực. Vì vậy, cần tăng cường tổ chức các
hoạt động với các hình thức có tính giáo dục môi trường như:
- Tổ chức ở lớp hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường.Thi
vẽ tranh về đề tài bảo vệ môi trường.
- Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ thu gom vỏ lon bia, nước ngọt.
Từ việc tham gia trực tiếp những hoạt động trên, không những nhận
thức về môi trường của các em dần được nâng lên mà các em còn được rèn
luyện hành vi, thói quen, có thái độ đúng trong bảo vệ môi trường
Giải pháp 4: Thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, tuyên dương, khen
thưởng kịp thời.
Sự gương mẫu, sự hiểu biết của giáo viên trong việc bảo vệ môi trường
là yếu tố hết sức quan trọng mang lại thành công trong việc giáo dục học sinh
bảo vệ môi trường. Đặc điểm của học sinh tiểu học là hay bắt chước, có thể
bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì
vậy giáo viên cần thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thật sự
là tấm gương sáng cho các học sinh noi theo.
5


Vào đầu năm học, tôi giới thiệu với học sinh về dồ dùng học tập, cơ sở
vật chất của trường, các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt
rác. Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm
cần rửa tay, rửa mặt (trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hoạt
động ngoài trời, và khi tay bẩn) trực tiếp hướng dẫn các em rửa tay, dội nước,
khóa vòi nước,... Giới thiệu cho các em biết một số đồ dùng sử dụng bằng

điện trong phòng học như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, ... Giáo dục các
em những kỹ năng sử dụng đồ dùng học tập, đồ dùng bằng điện đúng cách
vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh việc lãng phí về vật chất và
những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác, đưa ra các tình huống nhằm
lồng ghép nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như: khi ra khỏi
phòng các em phải làm gì? (tắt đèn, tắt tivi, quạt...)
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo
dục môi trường nêu trên là một việc làm hết sức quan trọng, tôi coi đó như
một hoạt động chuyên môn của mình. Qua đó, ta có thể đúc kết nhiều kinh
nghiệm để nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo thực hiện.
Trong việc thi đua về bảo vệ môi trường, một khâu không thể thiếu đó
là tổ chức tổng kết –phát thưởng. Song song với việc góp ý, xử lý các trường
hợp không tốt về bảo vệ môi trường, gợi ý, hướng dẫn để các em có thể tự
mình nêu ra cách giải quyết cho hành vi chưa đúng nhằm khắc sâu trong tâm
trí của các em. Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tôi rất chú trọng việc
nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân tiêu biểu về bảo vệ
môi trường. Mặc dù phần thưởng chỉ là những món quà nhỏ như: gói kẹo, gói
bánh, cây bút, cây thước, quyển tập…nhưng sự khích lệ về tinh thần cho các
em thể hiện rất rõ. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục
bảo vệ môi trường.
Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng tham gia
dục môi trường cho học sinh
- Phụ huynh là nhân tố quan trọng trong việc giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh. Để phát huy tối đa vai trò của phụ huynh, tôi thường xuyên
tuyên truyền, vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực
hiện bằng khẩu hiệu “Mỗi người hãy trồng thêm một cây xanh là thêm một
hành động bảo vệ môi trường” phụ huynh đã ủng hộ cho lớp tôi những chậu
hoa, cây cảnh nhỏ để trang trí lớp, tạo góc thiên nhiên trong lớp nhằm xây
dựng lớp học "Xanh-sạch-đẹp", "lớp học thân thiện".

- Vào các buổi họp phụ huynh, tôi tranh thủ trao đổi về tầm quan trọng
của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở gia đình. Tập cho trẻ có thói
quen biết vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường; gấp quần áo để vào tủ của
mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ
sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi...
- Tuyên truyền với phụ huynh về việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải (
Các chai, lọ nhựa, vải vụn, ...) để kích thích học sinh tái chế ra các sản phẩm
6


dự thi sáng tạo khoa học kĩ thuật thanh tiếu niên nhi đồng do huyện tổ chức;
khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác để cứu lấy môi
trường đang bị ô nhiểm, bảo vệ cuộc sống con người…
- Qua buổi đưa rước học sinh, tôi vận động phụ huynh thường xuyên giáo
dục trẻ bảo vệ môi trường nhất là những phụ huynh có con em chưa thực hiện
tốt các hành vi bảo vệ môi trường. Tôi khéo léo nhắc phụ huynh làm gương
cho con em mình dù là hành vi nhỏ nhất. Giáo dục học sinh thấy được trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng
1. Hiệu quả
Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong gần một năm học, tôi đã
đạt được một số kết quả quan trọng, cụ thể như sau:
Học sinh có nhiều kiến thức về môi trường, biết được tác hại khi môi
trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới súc khỏe. Từ đó, các em có nhiều hành vi,
thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường hơn.
Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, một
cách tự nguyện; hứng thú. Các em mong muốn được làm những công việc
phù hợp liên quan đến bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ,
thoáng mát.Các em có ý thức vệ sinh môi trường chung: không vứt rác bừa
bãi, không bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc cây, thường xuyên nhặt rác vệ sinh

sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước…
Học sinh đã tự ý thức về hành vi của mình: Tự phục vụ bản thân, biết giữ
gìn đồ dùng học tập cẩn thận, biết nhắc nhở bạn không vứt rác bừa bãi...
Học sinh có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội,
yêu quý chăm sóc bảo vệ cỏ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp
mọi nơi, quý trọng bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi bị
bụi bẩn, thích tham gia vào việc trồng cây...
Học sinh đã biết động viên bố mẹ cùng tham gia như: nhắc bố mẹ bảo vệ
môi trường, thu gom phế liệu, đóng góp cho phong trào kế hoạch nhỏ của
trường, tái chế sử dụng phế phẩm,...
Phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con em mình có ý thức bảo vệ môi
trường, không những ở trường mà còn cả ở trong gia đình. Bản thân các bậc
phụ huynh cũng ý thức cao và trách nhiệm cao hơn rất nhiều về việc bảo vệ
môi trường, biết tuyên truyền trong phụ huynh cùng thực hiện giáo dục môi
trường.
- Trong phong trào xây dựng "Trường học Thân thiện-Học sinh tích
cực" lớp tôi được công nhận là lớp học " Xanh-Sạch-Đẹp", "Lớp học thân
thiện".

7


Kết quả khảo sát (31 học sinh)
Trước khi thực
TT

Sau khi thực hiện

hiện


Các hành vi đánh giá
Số trẻ

Tỷ lệ

Số trẻ

Tỷ lệ

đạt

%

đạt

%

1

Biết chăm sóc và bảo vệ cây
xanh.

5/31

16,12%

31/31

100%


2

Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh công cộng, vệ
sinh trường lớp

7/31

22,5%

30/31

96,77%

3

Biết giữ gìn đồ dùng học tập,
đồ chơi.

7/31

22,5%

30/31

96,77%

4

Tự giác nhặt rác, bỏ rác vào

thùng

5/31

16,12%

31/31

100%

5

Phân biệt được những hành
động đúng, hành động sai với
môi trường

5/31

16,12%

31/31

100%

6

Biết tiết kiệm điện, nước khi
sử dụng

8/31


25,8%

31/31

100%

7

Nhắc nhở mọi người không
được xả rác bừa bãi

7/31

22,5%

31/31

100%

8

Biết tác hại cơ bản của ô
nhiểm môi trường.

5/31

16,12%

31/31


100%

2. Khả năng áp dụng
Với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, tôi đã hết lòng nghiên cứu, học
hỏi để đúc rút nên những kinh nghiệm trong quá trình giáo dục học sinh thực
hiện tốt việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, Sáng kiến kinh nghiệm này không
những áp dụng tốt cho giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 1 trong trường
tiểu học An Long A, mà còn có thể áp dụng cho các lớp khác trong toàn
huyện Tam Nông nói riêng và trong toàn tỉnh Đồng Tháp nói chung.
An Long, ngày 27 tháng 03 năm 2018
Người viết SKKN
Bùi Thị Tuyết Linh
8


9



×