Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những vấn đề lí luận và pháp lí về xây dựng MTGD an toàn, lành mạnh,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.66 KB, 17 trang )

NỘI DUNG 1
Những vấn đề lí luận và pháp lí về xây dựng MTGD an toàn, lành mạnh,
thân thiện cho trẻ trong cơ sở GDMN
Câu1.Những khái niệm cơ bản
Câu hỏi : A/C cho biết cách hiểu của mình về MTGD an toàn, MTGD lành mạnh ,MTGD
thân thiện trong cơ sở GDMN

Trả lời
1. K/N Môi trường GD
- MTGD là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục , học
tập , rèn luyện và phát triển của người học ( Nghị định 80/2017/NĐCP)
- MTGD là thành tố quan trọng trong quá trình giáo dục nhằm phát triển tâm lí và hình thành nhân
cách của người học , vì thế được nhiều nhà tâm lí học , Gd học ,XH học .. quan tâm nghiêm cứu> các
kết quả Ng/cứu cho thấy MTGD có thể được nhìn nhận khác nhau theo các cấp độ vĩ mô và vi mô
sau đây :
* Vĩ mô : Coi MTGD là toàn bộ phạm trù không gian và thời gian mà trong đó diễn ra HĐ giáo dục
của các chủ thể : MTGD có thể hiểu là các quan hệ kiến tạo nên mới tiến hành HĐ dạy học và GD
* Vi mô: Coi MTGD là hệ thống các đ.kiện , hoàn cảnh các yếu tố bên trong, bên ngoài nhà trường
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hình thành nhân cách của người học trong cơ sở GD.
=> Như vậy nói đến MTGD trong cơ sở Gd có thể hiểu là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất ,tinh
thần , văn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến HĐ giáo dục và các chủ thể chung( CBQL, GV, người học )
của HĐGD nhằm hình thành nhân cách của người học theo mục tiêu giáo dục
2. Môi Trường GD An Toàn
- MTGD an toàn là MTGD mà người học được bảo vệ , không bị tổn hại về thể chất và tinh thần
( Nghị định 80/2017/NĐCP)
-An toàn trong cơ sở GD được coi là mức độ mà người học được bảo vệ về thể chất , tinh thần ,
không bị sợ hãi hay bất kì một tổn hại nào .MTGD an toàn đảm bảo cho tất cả trẻ em được bảo vệ
( tránh khỏi bạo lực thể chất , lạm dụng tình dục , lạm dụng tình cảm và bỏ mặc ), từ đó trẻ tự do và
tự tin phát triển . Nơi dó có cơ sở vật chất đầy đủ và bố trí hợp lí với không gian an toàn .Nơi trẻ cảm
thấy được bảo vệ , che chở , nơi cha, mẹ và cộng đồng cảm thấy được chào đón , khuyến khích trách
nhiệm và cam kết. Hay nơi đó “mỗi học sinh cần và xứng đáng được cảm thấy tôn trọng và không bị


tổn hại về thể xác, hăm dọ, quấy rối và bắt nạt”.


-Vấn đề an toàn cho trường học trước tác động của thiên tai cũng là vấn đề nhiều trường học phải đối
mặt .Tài liệu hướng dẫn trường xây dựng trường học an toàn nêu : “ trường học an toàn trước thiên
tai và biến đổi khí hậu là MTGD có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho học sinh, GV, các cán bộ
nhân viên trong trường ( Những người đang làm việc trong trường )và cơ sở vật chất phục vụ dạy và
học trong mọi điều kiện cảu thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.
3. Môi trường GD lành mạnh
- MTGD lành mạnh là MTGD không có tệ nạn XH, không bạo lực: người học , CBQL,GV,NV có lối
sống lành mạnh ,ứng xử văn hóa ( Nghị định 80/2017/NĐCP)
- Thông thường “ an toàn ,,và “ lành mạnh ,, hay đi cùng nhau , quan hệ chặt chẽ với nhau , bởi ” an
toàn ,, là điều kiện tiên quyết của ” lành mạnh ,,và ngược lại MT lành mạnh mới đảm bảo tối đa sự an
toàn về tinh thần, tâm lí cho người học . Trong nhiều nghiêm cứu gắn kết ” an toàn ,,với” lành mạnh
và xác định tiêu chí chung của MTGD an toàn, lành mạnh.Theo quan điểm này MTGD an toàn , lành
mạnh là MTGD đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần,tâm lí cho trẻ, bảo vệ trẻ em , đồng thời tạo
cơ hội , khuyến khích và hỗ trợ trẻ để chúng phát triển hết tiềm năng của bản thân
- Một số nghiêm cứu khác thể hiện quan điểm coi MTGD lành mạnh khi và chỉ khi là MTGD văn
hóa hay MT văn hóa nhà trường , trong MTGD đó trẻ cảm nhận rất rõ ràng rằng vốn sống, ki8nh
nghiệm bản thân , cá nhân khác , văn hóa gia đình , dòng họ cộng đồng …trong MT sống của trẻ
được thể hiện một cách tích cực trong chương trình GD, các HĐGD, điều kiện , phương tiện GD…
qua đó trẻ có cảm giác gần gũi , cảm thấy tự hào, tích cực tự bộc lộ , tự khẳng điịnh mình trong học
tập và không ngừng phát triển.
- MTGD lành mạnh còn được hiểu là môi trường không có các tiêu cực, tệ nạn xã hội, môi trường
đảm bảo cho trẻ được phát triển nhân cách một cách lành mạnh.
4. Môi trường GD thân thiện
- MTGD thân thiện là MTGD mà người học được tôn trọng ,đối xử công bằng , bình đẳng và nhân
ái ; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực ( Nghị định
80/2017/NĐCP)
_ Nhiều nghiêm cứa tìm hiểu về MTGD thân thiện, tuy các phát biểu có khác nhau , nhưng điểm xuất

phát chung coi MTGD thân thiện là MTGD đảm bảo quan điểm “ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ,,có
nghĩa là các thành tố vật chất, tinh thần trong MTGD đó phải :” xuất phát từ trẻ,,( đặc điểm ,cá nhân,
độ tuổi , nhu cầu, hứng thú và khả năng.. của trẻ ), “vì trẻ ,, “( khuyến khích và hỗ trợ trẻ phát triển


đạt mục tiêu giáo dục )và “do trẻ,,( Tạo điều kiện cho trẻ độc lập và sáng tạo trong học tập , giải
quyết vấn đề )
-Tổ chức UN Womem( 2013) cho rằng “Trường học thân thiện là nơi mà tấ cả các thành viên của
cộng đồng cộng đồng trường , học sinh hay nhân viên đều cảm thấy có giá trị , nơi các cá nhân đối sử
với nhau một cách tôn trọng , nơi mà sự khoan dung và đa dạng được quảng bá ; Nơi mỗi học sinh có
đặc quyền như nhau trong việc học tập và tham gia ; và nơi hệ thống được thiết lập để tăng cường
mối quan hệ tin cậy và hỗ trợ giữa người dạy và người học
- Cũng đề cập đến MT học tập thân thiện , hòa nhập , UNETSCO( 2015) nhấn mạnh đến quan điểm
xuyên xuốt là “mọi trẻ em đều khác biệt ,,và có quyền bình đẳng như nhau đối vời giáo dục , bất kể
trình độ hay khả năng của mỗi em như thế nào , vì vậy trách nhiệm của nhà trường là phải tạo ra
một MT học tập trong đó mọi trẻ đều được quan tâm và tôn trọng.


Câu 2 : Các quy định hiện hành liên quan đến việc xây dựng MTGD an toàn ,lành mạnh, thân
thiện cho trẻ trong cơ sở GDMN
Trả lời
-Việt Nam là nước đầu tiên ở châu á , thứ 2 thế giới phê chuẩn công ước bảo vệ trẻ em , có nhiều
bước tiến trong việc xây dựng khung pháp lí bảo đảm cho mọi trẻ em về môi trường sống
- Nghị quyết 29-NQ/TW” về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa , hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế ,, : Mục tiêu cụ thể đối với GDMN giúp trẻ PT thể chất ,tình cảm, hiểu biết ,thẩm mĩ, hình thành
các yếu tố đầu tiên của nhân cách , chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 .Hoàn thành phổ cập
GDMNcho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và
miễm học phí trước năm 2020.Từng bước chuản hóa các trường Mn, Phát triển GDM dưới 5 tuổi có
chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục

- Văn bản 102/2016/QH13 luật trẻ em
- Văn bản 38/2005/QH11 luật Gd của quốc hội nước CHXHCNVN và 44/2009/QH12 luật sửa đổi ,
bổ sung một số điều của luật giáo dục
- Luật hình sự 2015 quy định bất kì hành vi bạo lực xâm hại trẻ em nào đều bị coi là tình tiết tăng
nặng với tội phạm
-Nghị định 80/2017/NĐ-CP, quy định về MTGD an toàn, lành mạnh , thân thiện , phòng chống bạo
lực học đường
-Quyết định 04/VBHN-BGDĐT,Ban hành điều lệ trường MN
-Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT, Ban hành quy định về xây dựng trường học an toan, phòng , chống
tai nạn ,thương tích trong cơ sở GDMN
- Thông tư 02/2014/TT-BGDDDDT, Ban hành quy chế công nhận trương MN đạt chuẩn QG
- Thông tư 21 /2014/ TT-BGDDDDT, Quy ddingj về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo
trong các cơ sở GDMN , GD phổ thông và GD thường xuyên
- Thông tư về kiểm định chất lượng GD trường MN
- Quyết định 34/2014/QĐ-TTg, của thủ tướng chính phủ về quy định tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn
phù hợp với trẻ em : quy định tiêu chuẩn , điều kiện công nhận , trình tự , thủ tục , đánh giá và công
nhận xã , phường , thị trấn phù hợp với trẻ em . Quyết định này áp dụng đối với các xã, phường, thị
trấn trong phạm vi cả nước


-Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, Ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh : quy định nguyên tắc
HĐ: quy định nhiệm vụ , trách nhiệm , quyền hạn của ban đại dienj cha mẹ học sinh trong việc phối
hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động GD

Câu 3: Vai trò của MTGD an toàn , lành mạnh, thân thiện đối với việc nâng cao chăm sóc giáo
dục ở các cơ sở GDMN
Trả lời
- Đảm bảothực hiện quyền trẻ em , quyền của người học cho tất cả trẻ em trong các cơ sở giáo dục
khi xây dựng Môi Trường GD an toàn , lành mạnh , thân thiện trong cơp sở giáo dục
+ Trẻ em đến các cơ sở Gd được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe thể chất, tinh thần

+ Trẻ được học tập trong môi trường công bằng , tôn trọng đặc điểm và văn hóa cá nhân , từ đó
làm phát triển ở trẻ những cảm xúc và hành vi tích cực , tạo điều kiện tham gia có chất lượng các
hoạt động ở cơ sở GDMN
+ Môi Trường GD tăng cường sự thiết lập các MQH tích cực giữa các cá nhân làm cho mỗi cá
nhân đều được thừa nhận và hỗ trợ lẫn nhau
-Hỗ trợ và tác động tích cực tới nhận thức , hành vi , thái độ của cán bộ , GV, nhân viên trong cơ sở
GD
+ Nhận thức tốt hơn về quyền trẻ em và quyền lợi của người học


+ Được làm việc trong môi trường an toàn về tính mạng, sức khỏe thể chất và tinh thần , khiến
cho CB, GV, NV yên tâm công tác
+ Hình thành và phát triển văn hóa ứng sử trong cơ sở Gd , tác động đến tâm lí , hành vi của mọi
thành viên trong cơ sở từ đó phát triển các MQH tích cực , chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ cũng
được nâng cao
-Tác động tích cực đến nhận thức , hành vi, thái độ của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội đối với công
tác giáo dục MN nói chung và việc xây dựng Môi Trường GD trong cơ sở MN nói riêng


Câu 4 : Các Thành tố của Môi Trường GD an toàn, lành mạnh , thân thiện cho trẻ trong cơ sở
GDMN
Trả lời
1.Các thành tố của trường học an toàn
a.Môi trường vật chất trường học phải đảm bảo an toàn , phong, tránh , tai nạn ,thương tích và
phòng, ngừa , ứng phó hiệu quả với bạo lực học đường , bao gồm :
+ Tổ chức MT trong lớp và ngoài lớp: vị trí trường, các khối công trình chức năng, cấu trúc, diện
tích, kích thước, vật liệu, cách bố trí sắp xếp…các khu vực trong, ngoài lớp.
+ Các tiêu chuẩn về thiết bị, đồ dùng sử dụng trong trường học: Chủng loại, số lượng, kích thước,
chất liệu, tính năng
+ Y tế trường học

b.Môi trường tinh thần an toàn:Trẻ được bảo vệ , được tự tin và tự do bộc lộ bản thânvà phát triển ,
không bị sợ hãi hay bất kì sự tổn hại nào , bao gồm :
+ Cơ cấu tổ chức, chính sách và các mối quan hệ trong trường: Tỷ lệ nhân viên và các nhóm lớp;
Tính chuyên nghiệp của GV/nhân viên; Các quy định về an toàn, VS phòng bệnh và Phòng ngừa
thương tật; Kế hoạch dự phòng; Các quy định về ứng xử ở trường, lớp.
+ chương trình GD: Tài liệu giảng dạy; PP GD; Các hoạt động GD đảm bảo sự thoải mái về tinh
thần và tạo cơ hội cho người học phát triển, có đưa giáo dục kĩ năng sống.
+ Hợp tác với PH, cộng đồng và các cơ quan liên quan: Hồ sơ cung cấp thông tin liên quan đến
trẻ; chính sách gặp gỡ trao đổi thông tin với PH, cộng đồng và các cơ quan liên quan.
c. An toàn thực phẩm trong trường học: các quy định về tổ chức bếp ăn tại cơ sở giáo dục ; quy định
với những trường hợp phụ huynh mang thực phẩm tới co sở giáo dục cho trẻ ; quản lí các trường hợp
điều trị dinh dưỡng
2. Các thành tố của trường học thân thiện
a)Môi trường tạo cảm giác ấm áp, yên tâm, tin tưởng
b)Phương pháp giáo dục: Trẻ là trung tâm - trẻ cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và có thể tin
tưởng, được đối xử công bằng, trẻ được tham gia, trẻ được hỗ trợ phát triển các năng lực cá nhân,
c.)Mối quan hệ giữa các đối tượng trong MTGD
d).Các quy tắc ứng xử trong MTGD
e).Tổ chức môi trường cho trẻ khuyết tật/ trẻ có nhu cầu đặc biệt
3.Các thành tố của trường học lành mạnh
a)Môi trường sạch sẽ, vệ sinh, đảm bảo an toàn, không có các tệ nạn


b)Môi trường đầy đủ các tiện nghi về điện, nước, khu vệ sinh riêng dễ tiếp cận, phân theo giới
tính/ nhóm đối tượng,
c)Môi trường văn hóa: tôn trọng sự khác biệt; các quy tắc ứng xử khuyến khích duy trì và phát
triển các hành vi đạo đức; dịch vụ tư vấn sức khỏe và tâm lý.

Câu 5: Nguyên tắc và quy trình xây dựng Môi Trường GD an toàn lành mạnh, thân thiện cho
trẻ trong cơ sở GDMN

Trả lời
1 .Nguyên tắc xây dựng MTGD an toàn lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở GDMN
( gồm 6 nguyên tắc )
Dựa trên các thành tố và biểu hiện cần có của Môi Trường GD an toàn , lành mạnh , thân thiện
đồng thời trên cơ sở tham khảo từ nghiêm cứu Unicef về xây dựng MTGD an toàn lành mạnhcó thể
đưa ra các nguyên tắc bao gồm :
a. Bắt đầu từ đứa trẻ: Mỗi đứa trẻ cần được xem xét một cách rõ ràng đầy đủ về đặc điểm, nhu
cầu , tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng cũng như bất kì áp lực nào mà đứa trẻ có thể phải chịu từ sự
phân biệt như giới tính , tôn giáo , tình trạng kinh tế
b.Sự khỏe mạnh của trẻ em:
+ Cơ sở giáo dục không thể đảm bảo hoàn toàn sức khỏe của trẻ nhưng cũng không nên làm sức
khỏe của trẻ xấu đi . Môi trường học tập không lành mạnh và không an toàn sẽ dẫn đến những tổn
thương và bệnh tật . Vì vậy cần cung cấp nước sạch và các phòng vệ sinh phù hợp là bước cơ bản
đầu tiên trong quá trình tạo ra môi trường học tập lành mạnh thân thiện với trẻ em .
+ Các yếu tố quan trọng khác gồm thiết lập và thuwch thi các quy tắc trong môi trường học tập :
không có ma túy , rượu và thuốc lá, loại bỏ tiếp xúc với vật liệu độc hại , cung cấp đủ số lượng đồ


dùng được thiết kế tiện dụng , ánh sáng đầy đủ ,cơ hội luyện tập thể chất và giải trí , đảm bảo thiết bị
trợ giúp , các điều kiện thích hợp cho việc tổ chức ăn bán trú , các can thiệp liên quan đến sức khỏe
khác như tẩy giun , bổ sung vi chất dinh dưỡng , phòng ngừa sốt rét
c. An toàn cho trẻ và bảo vệ trẻ :
+Cơ sở vật chất ở cơ sở Gd phải đảm bảo an toàn cho trẻ . Môi trường cần thiết kế để đáp ứng
nhu cầu cơ bản của trẻ , đưa yếu tố giới tính vào hệ thống bằng cách có riêng biệt nhà vệ sinh cho
nam và nữ , cơ sở giáo dục phải xác định và loại bỏ nguyên nhân gây thương tích trong cơ sở và đảm
bảo rằng các thiết bị hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp phải luôn được duy trì và sẵn sàng , có quy
trình xử lí các trường hợp khẩn cấp và thực hành ứng phó khẩn cấp .
+ các hành vi quấy rối và phản xã hội , lạm dụng , bắt nạt , bóc lột tình dục phải bị loại bỏ . Trẻ
cần được bảo vệ ngay tại nhà , trên đường đến trường
+ Gv và phụ huynh can thiệp , giải quyết các tình huống này bao gồm kỉ luật không bạo lực cũng

như thiết lập và thực thi các quy tắc hành vi bảo vệ trẻ em khỏi quấy rối tình dục , lạm dụng , bạo lực
, bắt nạt , trừng phạt thể xác , kì thị , phân biệt đối xử
+ Đặc biệt chú ý tới trẻ mồ côi , trẻ bị tổn thương do HIV.
d. Trẻ cảm thấy tự tin, thoải mái: Môi trường mà ở đó trẻ không bị đe dọa hoặc khiến trẻ không
cảm thấy được chào đón . các hoạt động giáo dục ở cơ sở Gd phải giúp trẻ tự tin, thởi mái từ đó
khuyến khích phát triển được các năng lực cá nhân , phát triển cảm xúc và các MQH tích cực giữa
các thành viên . Sự thân thiện trong cơ sở giáo dục được thúc đẩy thông qua sự tham gia của trẻ vào
các hoạt động chung làm cho cơ sở giáo dục , sạch đẹp , thân thiện hơn và duy trì bền vững chúng
e .Cùng tham gia : Xây dựng duy trì Môi Trường GD an toàn , lành mạnh , thân thiện cần thu hút sự
tham gia của các thành viên có liên quan trong và ngoài cơ sở giáo dục với việc phân quyền và trách
nhiệm rõ ràng
g. Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh: Xây dựng Môi Trường GD an toàn , lành mạnh , thân thiện
là 1 quá trình trong đó để đmả bảo tính nghiêm túc , tính phù hợp và hiệu quả cần duy trì thường
xuyên và nghiêm túc việc kiểm soát và đánh giá Môi Trường GD để điều chỉnh đáp ứng các tiêu chí.
2. Quy trình xây dựng Môi Trường GD an toàn lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở
GDMN
Dựa trên mục tiêu xây dựng Môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện và các thành tố
đảm bảo mục tiêu này thì Quy trình xây dựng Môi Trường GD an toàn lành mạnh, thân thiện cho trẻ
trong cơ sở GD gồm :


2.1. Đặt mục tiêu cho năm học và lập kế hoach xây dựng MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện
(trường/nhóm, lớp)
2.2. Chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch:
- Dự kiến nhân sự và dự trù phân công trách nhiệm
- Dự trù và chuẩn bị kinh phí hoặc phương án cho việc trang bị đảm bảo điều kiện CSVC
- Phổ biến làm thấm nhuần triết lí giáo dục / quan điểm giáo dục của cơ sở giáo dục tới tất cả cán
bộ , Gv, NV. Đảm bảo các thành viên nắm vững quy tắc văn hó ứng sử trong cơ sở giáo dục
- Trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
-Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cha mẹ và cộng đồng,đưa ra các thỏa thuận, cam kết giữa gia

đình và nhà trường trong việc phối hợp xây dựng môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh, thân thiện
-Lập kế hoạch hoạt động năm học trong đó có đưa vào các hoạt động đảm bảo an toàn trong
trường /nhóm lớp , các hoạt động trang bị kiến thức , kĩ năng sống cho học sinh, hoạt động khuyến
khích sự phát triển năng lực cá nhân hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt
- Có kế hoạch giám sát việc thực hiện: phương tiện, nhân sự, quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin
2.3 Thực hiện kế hoạch
- Phân công nhân sự đảm bảo các hoạt động cho cơ sở giáo dục
- Tổ chức sắp xếp , bố trí , trang trí trường/ nhóm, lớp đáp ứng các yêu cầu về môi trường Gd an
toàn, lành mạnh, thân thiện (trường/nhóm, lớp)
-Tạo ra những truyền thống trong lớp học : cùng thống nhất và tạo ra bảng cam kết của lớp , thường
xuyên tổ chức các các buổi trao đổi để nắm bắt thông tin , hiểu biết lẫn nhau , thống nhất các vấn đề
chung
-Tổ chức thực hiện các hoạt động Gdchinhs khóa, ngoại khóa theo kế hoạch đã xây dựng
-Duy trì các hoạt động phối hợp giữa gia đình , nhà trường và cộng đồng
-Duy trì hoạt động giám sát , tổng hợp và công bố các thông tin từ quá trình giám sát
2.4 Đánh giá và điều chỉnh
- MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện Đánh giá môi trường Gd của nhóm/ lớp và cơ sở giáo dục để
đưa ra những nhận định về mức độ của môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện
-Công khai lấy ý kiến đánh giá và góp ý từ các đối tượng có liên quan
-Đưa ra những điều chỉnh cần thiết


Câu 6: Lực lượng tham gia xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện tong cơ sở
GDMN
trả lời
Lực lượng tham gia xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện tong cơ sở
GDMN bao gồm :
1.Chính quyền địa phương và Quản lý ngành giáo dục
- Sự tham gia với vai trò chỉ đạo , quản lí, hỗ trợ và giám sát của lãnh đạo địa phương và quản lí
ngành giáo dục nơi cơ sở giáo dục hoạt động sẽ tạo điểm tựa pháp lí , định hướng hoạt động đúng

hướng ,tăng động lực cho cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện
- Sự tham gia của chính quyền địa phương còn giúp tăng cường nhận thức và sự tham gia của các lực
lượng khác trong cộng đồng ,tạo nên sức mạnh và tăng cường hiệu quả trong xây dựng môi trường
GD an toàn, lành mạnh, thân thiện
2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở GDMN
- CB,GV,NV trong cơ sở GD là bộ phận quan trọng trong môi trường sư phạm .Đội ngũ này được coi
là lực lượng nòng cốt trong việc lên kế hoạch, xây dựng,duy trì,giám sát môi trường giáo dục an toàn
,lành mạnh thân thieenjtrong cơ sở giáo dục . Các thành viên trong cơ sở giáo dục cần hiểu về tầm
quan trọng sự cần thiết của môi trường giáo dục an toàn ,lành mạnh, thân thiết đối với chất lượng
chăm sóc, giáo dục đồng thời nắm được các yêu cầu về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân
thiện để tổ chức trường lớp của mình đạt yêu cầu
- Đội ngũ này cũng là lực lượng tác động đến những đối tượng klhacs ( tuyên truyền , hướng dẫn, hỗ
trợ , khuyến khích ) giúp họ thay đổi nhận thức , hành vi và thái độ cùng tham gia vào xây dựng , duy
trì và giám sát môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện


3. Gia đình của trẻ và cộng đồng tại địa phương
-Gia đình của trẻ và cộng đồng có vai trò là những người tham gia vào xây dựng và giám sát môi
trường gióa dục trong cơ sở giáo dục .Gia đình của trẻ và các lực lượng có liên quan trông cộng đồng
cần nhận thức được về quyền và trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo
dục và có sự tham gia phù hợp , hiệu quả
- Gia đình là lực lượng gắn bó mật thiết với cơ sở giáo dục vì cùng chung mục tiêu chăm sóc giáo
dục trẻ ,do vậy vai trò tham gia xay dựng và giám sát môi trường giáo dục của gia đình là rất quan
trọng .Điều đó còn có ý nghĩa nhiều mặt không chỉ với môi trường giáo dục mà còn làm tăng hiệu
quả chăm sóc ,giáo dục trẻ và mối quan hệ giữa các đối tượng trong công tác giáo dục
- Sự tham gia của cộng đồng địa phương đặc biệt là các cấp chính quyền các tổ chức xã hội chính trị
đoàn thể sẽ hỗ trợ cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các yêu cầu của môi trường giáo dục an toàn ,
lành mạnh , thân thiện
4. Sự tham gia của chính trẻ
-Trẻ em là thành viên chiếm số lượng lớn trong các cơ sở giáo dục , trẻ sẽ được hưởng lợi ích nhiều

nhất khi được sống, học tập trong môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện .Những lợi
ích đó xẽ được thể hiện trênsự phát triển về thể chất tinh thần của trẻ .trẻ tự tin vui vẻ và có cơ hội
phát triển các năng lực cá nhân , hình thành nhân cách tốt đẹp ,từ đó chính trẻ sẽ là lực lượng góp
phần xây dựng và duy trì môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện trong nhóm, lớp và
trường của mình
=> Kết luận ,các thành viên tham gia nêu trên vừa là những người có vai trò , trách nhiệm xây dựng
hoặc tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện và cũng chính là
những người được hưởng các lợi ích thiết thực từ môi trường giáo dục đó tạo ra

Câu 7 . Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện
trong cơ sở giáo dục MN
Trả lời
Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện trong cơ sở giáo
dục MN bao gồm :
1.Chủ trương chính sách chỉ đạo về xây dựng môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân
thiện


- Đây là những căn cứ pháp lí quan trọng giúp cho các nhà quản lí giáo dục, lãnh đạo địa phương
chỉ đạo và cho phép triển khai ,hỗ trợ triển khai các hoạt động môi trường giáo dục tại các cơ sở giáo
dục trên địa bàn quản lí .Dựa trên hệ thống văn bản pháp lí có,có thể nhận thấy nhà nước Việt Nam
đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện .Tuy nhiên
cũng có thể nhận thấy còn thiếu những văn bản hướng dẫn giúp nhận diện các biểu hiện cụ thể của
môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện.Điều này xẽ phần nào gây khó khăn ,khó đảm
bảo tính thống nhất cho các cơ sở giáo dục trong cơ sở mình cũng như cơ quan quản lí khi thực hiện
chỉ đạo và đánh giá các cơ sở giáo dục.
2. Cơ cấu tổ chức ,chính sách trong trường
-Bộ máy tổ chức của mỗi cơ sở giáo dục với cách phân chia chức năng nhiệm vụ ,quyền hanjcho
từng bộ phận ; mối liên hệ về chức năng nhiệm vụ của các cá nhân ,các bộ phận, chế độ lao động,
lương thưởng …; quan điểm (phong cách quản lí ) của người lãnh đạo cơ sở giáo dục xẽ ảnh hưởng

rất lớn đến việc vận hành công việc trong cơ sở giáo dục ,đồng thờ liên quan trực tiếp đến tâm lí các
thành viên trong cơ sở và có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới chất lượng ,hiệu quả công việc.
3.Triết lí giáo dục ,chương trình giảng dạy và học tập
- Triết lí giáo dục/quan điểm giáo dục mà cơ sở giáo dục theo đuổi và triển khai nó trong tất cả các
hoạt động chăm sóc ,giáo dục của cơ sở giáo dục ảnh hưởng mạnh mẽ lên mọi thành tố và có tính
xuyên suốt bộ quá trình giáo dục .Do đó ,các triết lí giáo dục cần lấy nền tảng có tính điều kiện là
môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện để triển khai các hoạt động giáo dục
-Chương trình giáo dục ,phương pháp giáo dục là sự cụ thể hóa từ triết lí giáo dục trên nền tảng
chương trình GDMNdo Bộ G D và ĐT ban hành ,các cơ sở giáo dục có quá trình phát triển chương
trình cho trường ,lớp của mình .Dưới góc độ đảm bảo môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân
thiện thì chương trình giáo dục cần đưa vào các nội dung giáo dục kĩ năng sống ,giáo dục có tính
định hướng và hình thành các giá trị sống phù hợp với văn hóa việt nam nhưng cũng có tính cập nhật
văn hóa quốc tế .phương pháp giáo dục đa dạng linh hoạt song phải lấy trẻ làm trung tâm : xuất phát
từ trẻ - và dành cho đứa trẻ và vì đứa trẻ
4.Nhận thức,kĩ năng và thái độ tham gia của những lực lượng có liên quan
- Nhận thưc của các đối tượng ( chính quyền,CBQL,GV,NV,phụ huynh ,cộng đồng )vê vai trò của
môi trường giáo dục an toàn , lành mạnh , thân thiện ;các biểu hiện của môi trường giáo dục an
toàn , lành mạnh , thân thiện và trách nhiệm,quyền hạn của họ trong việc tham gia ,xây dựng, giám
sát, duy trì môi trường giáo dục rất quan trọng .khi nhận thức tốt về vấn đề đồng thời được tạo các


điều kiện pháp lí cần thiết thì các đối tượng có liên quan sẽ tham gia chủ động ,tích cực, hiệu quả và
có tính bền vững hơn
-Bên cạch việc nhận thức vấn đề thì kĩ nang thực hiện cũng rất quan trọng .Kĩ năng thực hiện tốt sẽ
đảm bảo kết quả thực hiện đúng ,tiết kiệm thời gian ,vật chất, công sức,giảm thiểu các tổn thất
-Thái độ của các lực lượng tham gia vào công tác xây dưng môi trường giáo dục có liên quan tới
nhận thức và tình cảm ,khi mỗi cá nhân nhận thức được vấn đề xây dựng môi trường giáo dục ,có
tình yêu thương với trẻ em với công việc mình đang đảm nhiệm …và mong muốn được tham gia xây
dựng môi trường giáo dục ngày càng tốt đẹp hơn thì họ sẽ có động lực để tham gia và lôi cuốn người
khác cùng tham gia

5.Điều kiện hạ tầng và cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục
-Điều kiện hạ tầng và cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo môi trường dục an toàn ,
lành mạnh , thân thiện cho các thành viên trong cơ sở giáo dục . Nhứng cơ sở giáo dục có đủ điều
kieenjcow sở hạ tầng ,cơ sở vật chất hạn chế ,không đảm bảo theo yêu cầu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ
mất an toàn cho trẻ ,khó khiến cho mọi người cảm giác thoải mái,dễ chịu để thực hiện hoạt động giáo
dục
-Số trẻ /lớp ,số giáo viên/trẻ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ em nói chung .Khi số trẻ quá đông ,trẻ ghép lớn ,nhiều trẻ có nhu cầu trợ giúp đặc biệt …
trong khi giáo viên ít ,không được trang bị đủ các kiến thức và kĩ năng cần thiết sẽ tạo ra áp lực với
giáo viên khiến cho cả cô và trẻ căng thẳng ,dễ xảy ra xung đột và khó đảm bảo chất lượng chăm sóc
giáo dục


CÂU 8: ĐỂ XDMT GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN CHO TRẺ TRONG
CƠ SỞ GDMN CẦN CÁC GIẢI PHÁP NÀO?
Xuất phát những vấn đề còn tồn tại trong thực tế, căn cứ vào lí luận về xây dựng môi trường
GD, các yêu cầu, biểu hiện của môi trường GD an toàn,lành mạnh, than thiện trong cơ sở GDMN để
đề xuất các giải pháp sau:
1.Giải pháp liên quan đến tạo hành lang pháp lí cho việc thực hiện


Có văn bản quy định các biểu hiện / tiêu chí cụ thể về môi trường GD an toàn, lành mạnh , than thiện
trong cơ sở GDMN và văn bản này cần đảm bảo tính nhất quán với các văn bản hiện hành khác đồng
thời có tính đến tính đặc thù của từng loại hình cơ sở GDMN.
2.Giải pháp tăng cường nhận thức và sự tham gia của các cá nhân, tổ chức… có liên quan.
- Tuyên truyền, phổ biến thông qua các hình thức khác nhau như gửi văn bản đưa vào nội dung các
cuộc họp, tổ chức các đợt tập huấn… về tầm quan trọng của môi trường GD an toàn, lành mạnh, than
thiện trong cơ sở GDMN đối với chất lượng giáo dục; các yêu cầu đối với môi trường an toàn, lành
mạnh, than thiện trong cơ sở GDMN; trách nhiệm của từng đối tượng đối với công tác này.
- Cơ sở GD tổ chức thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, than thiện trong cơ

sở mình theo quy trình. Mỗi giai đoạn có sự tham gia của các bên lien quan theo sự phân công trách
nhiệm.
- Có sự giám sát , đánh giá theo giai đoạn một cách khách quan , nghiêm túc với sự tham gia dân chủ
của các bên lien quan
3.Giải pháp tăng cường hiệu quả các hoạt động
* Tăng cường phối hợp giữa giáo viên với gia đình của trẻ
- Vấn đề năng lực của giáo viên trong việc thiết lập mối quan hệ tích cực và hiệu quả với gia đình là
một yếu tố quan trọng tạo ra môi trường an toàn, lành mạnh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Một số biện pháp cụ thể để tăng cường sự phối hợp này gồm:
+ Giáo viên thiết lập mối quan hệ tích cực, hợp tác và hỗ trợ gia đình của mỗi đứa trẻ, giao tiếp 2
chiều với gia đình, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động giáo dục và mối quan hệ của trẻ với
gia đình;
+ Cơ sở giáo dục cung cấp thông tin lien lạc ( số điện thoại , trang web…)của một số dịch vụ tư vấn
gia đình ở địa phương ; danh sách có một số địa chỉ và mô tả ngắn gọn về dịch vụ;
+ Cung cấp thông tin về sự phát triển của trẻ trong giao đoạn mầm non, đồng thời thường xuyên cung
cấp thông tin hiện tại của trẻ để giúp các gia đình hiểu sự phát triển và học tập của trẻ.
+ Để thực hiện tốt giải pháp này, giáo viên sẽ phải trả lời các câu hỏi: làm thế nào ddeer đảm bảo
rằng các gia đình lưu ý về những gì đang xảy ra trong cuộc saoongs hang ngày/ hang tần của trẻ
trong trương trình chăm sóc, giáo dục của bạn ? làm thế nào đẻ đảm bảo rằng giáo viên hiểu được
những gì đang xảy ra tron cuộc sống cá nhân của mỗi đứa trẻ khi ở nhà ? Làm thế nào để những hiểu
biết đó áp dụng vào công tác giảng dạy của giáo viên?
* Thúc đẩy hoạt động thể lực và ăn uống lành mạnh


- Có thể coi việc phòng ngừa các bệnh tật do dinh dưỡng thiếu hợp lí và ít vận động thể lực là một
trong những tiêu chuẩn của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và tạo nên sự khác biệt trong cơ
sở giáo dục. chiến lược cho các trường học sẽ thúc đẩy hoạt động thể dục và ăn uống lành mạnh được
xây dựng theo hướng tổng thể từ những can thiệp ở góc độ chính sách y tế trường học, chương trình
y tế trường học , kế hoạch cải thiện cho sức khỏe cho người học, xây dựng chỉ số sức khỏe cho
người học , xây dựng chỉ số sức khỏe của trường học, tăng cơ hội cho người học tham gia vào các

hoạt động thể chất, xây dựng thực đơn lành mạnh phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe . Và để
đảm bảo hoạt động này thực sự hiệu quả thì sự kết nối và thống nhất giữa gia đình và nhà trường là
rất cần thiết.
* Nắm bắt tâm tư tình cảm, giải tỏa khó khăn cho giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục
- Xây dựng và phát triển các loại hình hoạt động sinh hoạt tập thể, các câu lạc bộ …để giáo viên,
nhân viên tham gia hoạt động vừa tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giải tỏa căng thẳng, khúc mắc
trong cuộc sống, công việc . Tạo bầu không khí thoải mái, khuyến khích sự năng động, sáng tạo cho
thành viên của cơ sở giáo dục.
* Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên :
- Nâng cao năng lực chuyên môn,phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Cơ sở giáo
dục cần khuyến khích động viên kịp thời những tấm gương tốt, trong sáng, đề cao tính nhân văn
trong quan hệ thầy trò, đồng thời kiên quyết đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực.
- Đưa nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục, an toàn, lành mạnh , than thiện vào kế hoạch hoạt
động cá nhân, chương trình hoạt động của công đoàn, đoàn thanh niên vưới những nội dung cụ thể và
cố tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn./

HẾT



×