Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.07 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI:
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ
Môn học:
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Nội dung chính
2
Nguồn tài trợ của
doanh nghiệp
Phân loại các nguồn tài
trợ
Lựa chọn chiến lược tài
trợ
Quản trị nguồn tài trợ
ngắn hạn của doanh
nghiệp
Các nguồn tài trợ ngắn
hạn
Chi phí các nguồn tài
trợ ngắn hạn
Điểm lợi và bất lợi khi
sử dụng nguồn tài trợ
ngắn hạn
Quản trị nguồn tài trợ
dài hạn của doanh
nghiệp
Các nguồn tài trợ dài
hạn
Điểm lợi và bất lợi khi
sử dụng nguồn tài trợ


dài hạn
ĐỀ TÀI:
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ
Chương này nghiên cứu các nguồn tài trợ của doanh nghiệp bao gồm các nguồn
tài trợ ngắn hạn và dài hạn. Thông qua nghiên cứu đặc điểm của từng nguồn tài trợ
sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính đưa ra những quyết định đúng đắn về nguồn
vốn kinh doanh của mình. Quyết định nguồn vốn là một quyết định rất quan trọng
trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng
cao của thị trường tài chính, các hình thức tài trợ vốn cho các doanh nghiệp ngày
càng đa dạng và phong phú hơn giúp các doanh nghiệp có điều kiện lựa chọn, đáp
ứng kịp thời nhu cầu vốn của mình. Tuy nhiên, mỗi nguồn vốn khác nhau lại có chi
phí và ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, đòi hỏi các nhà quản trị cần cân nhắc kỹ
khi đưa ra quyết định để đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp
nhưng vẫn phải đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp và hạn chế những rủi ro tài
chính của công ty.
QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
3
Căn cứ vào quyền
sở hữu
Vốn chủ sở
hữu
Nợ phải trả
Căn cứ vào thời
gian huy động
nguồn vốn
Nguồn vốn
dài hạn
Nguồn vốn
ngắn hạn
Căn cứ vào phạm

vi huy động vốn
Nguồn vốn
bên trong
Nguồn vốn
từ bên ngoài
I. PHÂN LOẠI CÁC NGUỒN TÀI TRỢ
II.
L
ỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ
Phần này sẽ phân tích cụ thể về nguồn tài trợ căn cứ vào thời gian huy động
vốn: nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên); nguồn vốn ngắn hạn (nguồn
vốn tạm thời). Từ đó sẽ đi sâu nghiên cứu về việc lựa chọn chiến lược tài trợ phù
hợp cho nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn
1. Tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời
Do tính chất chu kỳ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã hình
thành nên những tài sản thường xuyên và những tài sản tạm thời. Tổng tài sản
thường xuyên bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thường xuyên. Đây là
những tài sản tối thiểu cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra bình thường. Mức chênh lệch giữa tổng tài sản và tài sản thường
xuyên là tài sản ngắn hạn tạm thời
Tài sản ngắn hạn tạm thời dao động mang tính chất mùa vụ, khối lượng hoạt
động của nó thay đổi tùy vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Nó có thể
lên tới đỉnh khi nhu cầu ở điểm cực đại và biến mất khi nhu cầu ở mức tối thiểu.
Tại bất cứ một thời điểm nào đó trong kinh doanh thì nhu cầu vốn của doanh
nghiệp chính là tổng số tài sản cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh
4
Mỗi doanh nghiệp sẽ cố một phương thức phối hợp nguồn vốn trong việc
đảm bảo nhu cầu chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược
thường được các doanh nghiệp sử dụng là sự phù hợp chặt chẽ giữa thời hạn

của nguồn vốn với thời hạn sử dụng tài sản được tạo ra.
- Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh
nghiệp có thể sử dụng dài hạn (lớn hơn 1 năm) vào hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định
và một phần tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động của
doanh nghiệp.
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định:
Nguồn vốn dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
- Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có thời hạn trong vòng 1 năm doanh
nghiệp có thể dử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát
sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Để đảm bảo trong quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh nhất định, thường xuyên phải
có một tài sản lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các
tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm và
thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những tài sản lưu động này gọi là tài
sản lưu động thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản lưu động thường
xuyên.Tài sản thường xuyên gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thường
xuyên.Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng
được tiến hành một cách bình thường, mà có những lúc xuất hiện những sự cố
biến đổi làm nảy sinh nhu cầu vốn lưu động để trang trải. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến hình thành bộ phận tài sản lưu động có tính chất tạm thời, các nguyên
nhân chính có thể là:
- Dự kiến giá cả nguyên vật liệu, vật tư tăng hoặc có những chuyến hàng chở
vật tư về đến doanh nghiệp ngoài kế hoạch, làm vật tư dự trữ tăng lên đột
biến nên cần các nguồn vốn tạm thời để trang trải.
- Sản xuất và tiêu thụ của doang nghiệp tăng lên đột biến do nhiều thuận lợi
trong việc bán hàng làm hàng tồn kho tăng lên do đó nhu cầu vốn lưu động
cũng tăng lên theo.
- Trong trường hợp nhận được đơn đặt hàng theo kế hoạch cũng làm nhu cầu

vốn lưu động tăng lên.
Mô tả sự biến động của nhu cầu vốn và nguồn tài trợ chúng
5
Biến động của nhu cầu vốn và nguồn tài trợ
Phân tích đồ thị :
- Do tài sản ngắn hạn tạm thời mang tính chất mùa vụ, khối lượng của nó thay
đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp à Nhu cầu vốn của
doanh nghiệp tại từng thời điểm là khác nhau.
- Do tài sản thường xuyên của doanh nghiệp là tài sản tối thiểu cần thiết để
đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường à Tài
sản thường xuyên cũng thay đổi nhưng thay đổi ít, tùy thuộc vào quy mô của
doanh nghiệp.
- Khi tài sản ngắn hạn tạm thời ở mức cực đại, tức doanh nghiệp hoạt động ở
mức tối đa thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên đến mức cực đại
- Khi tài sản ngắn hạn tạm thời ở mức tối thiểu, tức doanh nghiệp hoạt động ở
mức tối thiểu thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng giảm xuống mức thấp
nhất
 Ứng với nhu cầu vốn tại từng thời điểm khác nhau, doanh nghiệp cần phải
có biện pháp huy động nguồn tài trợ khác nhau để đảm bảo nhu cầu chung
về vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tạo ra mức độ an toàn
cho doanh nghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên
đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên còn nguồn vốn lưu động tạm
thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải
hoàn toàn như vậy.
6
Những yếu tố làm tăng nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là:
- Tăng vốn chủ sở hữu như tăng phát hành cổ phần, tăng lợi nhuận để lại,
tăng các nguồn ngân quỹ của doanh nghiệp.
- Tăng các khoản vay trung và dài hạn, kể cả việc phát hành trái phiếu.

- Nhượng bán hoặc thanh lí TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng
Những yếu tố làm giảm nguồn vốn lưu động thường xuyên
- Giảm vốn chủ sở hữu
- Hoàn trảcác khoản vay trung và dài hạn.
- Tăng đầu tư vào tài sản cố định hoặc đầu tư dài hạn khác bằng cách xây
dựng, đổi mới thiết bị công nghệ.
2. Lựa chọn chiến lược tài trợ
Chiến lược tổ chức huy động nguồn vốn của doanh nghiệp được xây dựng dựa
vào nhiều căn cứ khác nhau. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy có 3 mô hình
chủ yếu thường được sử dụng.
II.1 Mô hình 1:
Tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn thường xuyên và một phần tài sản ngắn hạn
tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần tài sản lưu động
tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn ngắn hạn
7
- Ưu điểm:
Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ một phần tài sản
ngắn hạn tạm thời, do đó: Có khả năng thanh toán rất tốt, độ an toàn ở mức
cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất thận trọng trong việc lựa chọn
chính sách tài trợ nhu cầu của doanh nghiệp
- Nhược điểm:
• Trong thực tế kinh doanh, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp thường xuyên biến động. Khi gặp những khó khăn nhất định,
doanh nghiệp tạm thời phải giảm bớt quy mô kinh doanh trong khi đó
vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn. Điều này làm
giảm tính linh hoạt trong việc tổ chức cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp
• Lãi tiền vay dài hạn thường cao hơn lãi tiền vay ngắn hạn vì vậy mô
hình này thường có chi phí lớn hơn mô hình khác vì ngoài nguồn vốn
chủ sở hữu, doanh nghiệp phải sử dụng khoản vay dài hạn ngân hàng

nhiều hơn.
II.2 Mô hình 2:
Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn
vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản ngắn hạn tạm thời được đảm bảo bằng nguồn
vốn tạm thời.
8
Mô hình được mô tả như hình sau
- Ưu điểm:
• Sử dụng mô hình này doanh nghiệp luôn có sẵn vốn để tài trợ cho hoạt
động mua sắm tài sản cố định,đáp ứng cho các chiến lược đầu tư dài hạn.
• Chủ động được tài sản lưu động thường xuyên nên sẽ không có chuyện
thiếu tạm thời mua nguyên vật liệu cho sản xuất được. Do đó mô hình
này hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh .
• Mặt khác doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ. Như ở
mô hình 1 có nhiều lúc doanh nghiệp không cần đến nhưng vẫn phải trả
chi phí cho nguồn vốn tài trợ dài hạn. Còn đối với mô hình này,khi phát
sinh nhu cầu về tài sản tạm thời thì doanh nghiệp mới đi vay ngắn hạn để
tài trợ, do đó sẽ không tốn quá nhiều chi phí sử dụng vốn.
- Nhược điểm:
• Khi sử dụng tỷ lệ tài trợ của nguồn vốn thường xuyên quá lớn đồng nghĩa
với việc chi phí sử dụng vốn sẽ cao hơn. Không phải lúc nào doanh
nghiệp cũng cần đến nguồn vốn đó nên có những lúc nó sẽ để không mà
vẫn mất chi phí lãi vay
• Chưa thật sự linh hoạt trong việc tổ chức cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp, có những lúc doanh nghiệp cần phải thu hẹp sản xuất kinh doanh
9
trong khi vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn. Ngược
lại, có những lúc cơ doanh nghiệp nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng đột
biến để mua hàng hóa dự trữ... thì lại thiếu vốn. Do vậy, mô hình này chỉ
nên áp dụng cho những doanh nghiệp mà nhu cầu vốn có tính ổn định

cao,VD như sản xuất công nghiệp. Không nên áp dụng cho các doanh
nghiệp kinh doanh theo mùa vụ như thu mua chế biến nông lâm thủy sản
II.3 Mô hình 3:
Tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên được đảm
bảo bằng nguồn vốn dài hạn, còn một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên
và toàn bộ tài sản ngắn hạn tạm thời được đảm bảo bằng nguồn ngắn hạn.
- Ưu điểm:
Do tỷ trọng nguồn tài trợ ngắn hạn tăng thêm nên mô hình này:
• Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm hơn nữa chi phí sử dụng
vốn
• Tăng tính linh hoạt trong việc tài trợ nhu cầu ngắn hạn
- Nhược điểm:
Doanh nghiệp có khả năng gặp rủi ro cao hơn so với hai mô hình trên
do nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn. Thông thường các doanh
10
nghiệp không chỉ áp dụng một mô hình tài trợ mà tùy vào điều kiện cụ thể
trong từng thời kỳ mà có thể điều chỉnh một cách hợp lý
Thông thường các doanh nghiệp không chỉ áp dụng theo một mô hình
mà tùy tình hình cụ thể trong từng thời kỳ để có thể điều chỉnh một cách
thích hợp
3. Thực tiễn
Để hiểu rõ hơn về mô hình tài trợ trong doanh nghiệp chúng tôi có tìm hiểu
về cơ cấu vốn của công ty vimamik như sau:
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty cổ phần sữa Việt Nam
cuối năm tài chính 2011, ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng
tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn
 Tài sản
Đầu năm tài sản ngắn hạn chiếm 54,95%, đến cuối năm 2011 tài sản ngắn hạn
chiếm 60.76%. Mức tăng của tỷ trọng TSNH 5,81% chủ yếu là do sự gia tăng tỷ
trọng của tiền và các khoản tương đương tiền (+14,56%), kế tiếp đó là các khoản

phải thu (+3,48%) giảm tỷ trọng tài sản dài hạn.
 Nguồn vốn
Xu hướng thay đổi tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn của Công ty từ đầu năm
đến cuối năm 2011 nghiêng về sự gia tăng tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng
Vốn chủ sở hữu cả hai thời điểm đều cao chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của
công ty rất cao. Cuối năm 2011, tỷ trọng vốn chủ sở hữu 80.07% tăng (+6,14%) so
với đầu năm. Mức tăng này chủ yếu công ty đã huy động thêm vốn góp của chủ sở
hữu và gia tăng khoản lợi nhuận chưa phân phối. Sự giảm xuống của tỷ trọng nợ
phải trả (-6,14%) chủ yếu là tỷ trọng của nợ ngắn hạn giảm (-5,64%), đặc biệt là sự
11
giảm tỷ trọng của khoản vay và nợ ngắn hạn (-5,27%). Đây là dấu hiệu cho thấy
công ty đã trả bớt được nợ vay ngắn hạn, làm giảm áp lực thanh toán cho công ty.
Như vậy có thể nhận thấy xu hướng biến động tỷ trọng của tài sản và nguồn
vốn có thể rút ra một vài kết luận sơ bộ như sau :
• Sự gia tăng của tỷ trọng nguồn vốn dài hạn (VCSH tăng 6,14% và nợ dài
hạn giảm 0,5%) và sự giảm xuống của tỷ trọng tài sản dài hạn đã làm cho
năng lực tự chủ tài chính của công ty thêm mạnh.
• Công ty đã thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn để hạn
chế rủi ro. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền cao chứng tỏ khả
năng thanh toán của công ty càng cao.
Phân tích hình thành nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn
Qua bảng kết quả tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2011,
ta thấy Công ty sử dụng vốn với mục đích tăng tài sản là chủ yếu. Nhu cầu sử
dụng vốn cho việc tăng tài sản chiếm 77,06% tổng nhu cầu sử dụng vốn. Cụ thể,
tiền và các khoản tương đương tiền 31,76%, tài sản cố định 20,18%, hàng tồn kho
11,50%, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác 13,61%. Như vậy trong kỳ
Công ty đã mở rộng đầu tư sản xuất . Bên cạnh đó, công ty đã sử dụng quỹ đầu tư
phát triển 15,79% và trả bớt nợ vay ngắn hạn 7,09%.
Nguồn tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn này chủ yếu đến từ việc tăng nguồn
vốn (83,01%). Trong kỳ, hoạt động kinh doanh của Công ty đã hình thành nên lợi

nhuận chưa phân phối làm tăng vốn chủ sở hữu, tài trợ được 28,33% nhu cầu sử
dụng vốn, huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu, tài trợ được 25,36%. Việc giảm
tài sản như thu hồi các khoản đầu tư tài chính, tài trợ được 16,25% nhu cầu sử
dụng vốn.
12
Qua hai thời điểm, chúng ta thấy xu hướng biến động chính trong cơ cấu tài
chính là tăng nguồn vốn dài hạn và tăng tài sản ngắn hạn. Sự biến động này
không tác động đến cân bằng tài chính. Nguồn vốn dài hạn tăng 4,508,114,490,664
trong khi tài sản dài hạn tăng 1,261,759,048,127 và tài sản ngắn hạn tăng
3,547,880,206,764. Như vậy phần tăng lên của TSDH và TSNH đã được tài trợ bởi
NVDH. Kết hợp với số liệu của bảng cân đối kế toán tại thời điểm đầu năm,
NVDH đã tài trợ đủ cho TSDH, phần còn lại tài trợ cho TSNH 3,274,790,538,058.
Tại thời điểm cuối năm, NVDH sau khi tài trợ cho TSDH, phần còn lại tài trợ cho
TSNH 6,521,145,980,595. Kết luận được, xu hướng thay đổi về mức biến động
tuyệt đối của NVDH và TSDH là hợp lý. Điều này đã làm cho cơ cấu tài chính của
Công ty tại thời điểm cuối năm 2011 ít rủi ro hơn
GIẢI PHẢP HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Tiền: doanh ngiệp phải luôn đảm bảo có đủ 1 lượng tiền để đảm bảo cho các mục
đích
• Đủ để thanh toán tiền mua nguyên vật liêu sản xuất và công cu dụng cụ cho
hoạt động kinh doanh
• Đủ để dùng cho các khoản chi bất thường
Vì vậy mà các doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi tiết cho các khoản thu
Đầu tư tài chính ngắn hạn: doanh nghiệp chỉ nên đầu tư khi thừa vốn và chắc
chắn đầu tư có hiệu quả. Đây là 1 kênh đầu tư để kiếm lợi nhuận tuy nhiên chỉ nên
đầu tư ở 1 mưc sđộ nhất định đủ ăn toàn về vốn
Các khoản phải thu khách hàng: các khoản phải thu khách hàng chiếm 1 tỉ lệ
cao trong doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp phải quản lý 1 cách chặt chẽ từng
khách hàng để chánh thất thoát lợi nhuận của doanh nghiệp
13

14
Kết luận: trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp có được càng nhiều tài
sản càng tốt, nhưng điều quan trọng hơn là doanh nghiệp sử dụng những tài sản đó
phần bổ vào khâu nào và tỷ trọng bao nhiêu cho hợp lý và phát huy hiệu quả. Nói
cách khác, doanh nghiệp có vốn thôi chưa đủ, điều quan trọng là sử dụng vốn đó
như thế nào cho hiệu quả, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu quả của
nguồn vốn. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị tài chính, doanh nghiệp và
các nhà tài chính cần cân nhắc kỹ trước các quyết định đầu tư của mình để nâng
cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
15

×