Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

chuyên đề một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG học SINH yếu kém môn địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.19 KB, 23 trang )

PHÒNG GD& ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS LÝ NHÂN

CHUYÊN ĐỀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MƠN: ĐỊA LÍ

Tác giả chun đề: Lê Thị Mai

Năm học 2019-2020
1


MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM
MƠN ĐỊA LÍ 9
I. Đặt vấn đề
Nâng cao chất lượng dạy học là một chủ trương của ngành GD&ĐT,
là yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt bắt đầu từ năm học 2006 - 2007 toàn
ngành giáo dục thực hiện chỉ thị 33/2006 của bộ GD&ĐT về
“Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và năm
2007-2008 về “Chống học sinh ngồi nhầm lớp”. Đặc biệt chủ đề của năm
học 2008-2009 là “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Vì
vậy mà nâng cao chất lượng dạy học không chỉ là nâng cao chất lượng tỉ lệ
học sinh khá giỏi mà phải giảm tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém, giúp các em
học sinh yếu kém, những học sinh có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong
học tập, có điều kiện tiếp tục học lên ở các lớp trên. Muốn vậy, người giáo viên không
chỉ biết dạy mà cịn phải biết tìm tịi phương pháp nhằm phát huy tích cực của học
sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất
quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi mơn học ở các cấp
học nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Đối với bộ mơn Địa lí rất cần phụ đạo


cho một số học sinh bị mất căn bản từ cấp dưới. Bên cạnh đó cũng cần tạo hứng
thú học tập mơn Địa lí cho học sinh để các em tự mình khám phá tri thức, vận
dụng được kiến thức vào các bài học có liên quan.
II. Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường so với toàn huyện, tỉnh
năm học 2018–2019.
- Năm học 2017-2018 nhà trường xếp thứ 14/30 trường trong huyện. Như vậy
về thứ hạng trong huyện nhà trường vẫn giữ được như năm học trước.
- Xếp thứ bậc trong tỉnh nhà trường xếp thứ 31. Năm học 2017–2018 nhà
trường xếp thứ 43 trong tổng số các trường THCS của tỉnh. Như vậy về thức bậc
trong tỉnh thì nhà trường đã tăng lên 12 bậc so với năm học trước.
- Điểm trung bình năm mơn thi vào lớp 10 THPT là 6,0 trong huyện, cao hơn
năm học trước là 0,62. Tuy nhiên cịn thấp hơn điểm trung bình của tồn huyện là
0,06.
- Để có được kết quả khá tốt nêu trên nhà trường đã triển khai kịp thời nhiều
giải pháp ngay từ đầu năm học 2018–2019 và trong đó công tác phụ đạo HS yếu kém
luôn được nhà trường chú trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.
1.1. Thuận lợi
- Đối với học sinh THCS, các em cũng đã bước sang tuổi thanh thiếu niên, đa
số đã phát triển về tư duy nên hình thành ý thức và xác định cơ bản mục đích học tập
tương đối cao.
2


- Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và
xã hội hoặc học tập từ bạn bè.
- Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ học sinh đặc
biệt là học sinh yếu kém.
- Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám hiệu cùng các đoàn thể.
- Đặc thù mơn Địa lí cũng rất gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề

trong thực tế.
1.2. Khó khăn
- Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, đa phần là do
hoàn cảnh gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ,... Những
điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em
chán nản việc học, hổng kiến thức.
- Đặc điểm của trường là ở nông thôn, điều kiện học tập của một số học sinh
cịn khó khăn.
- Mặt khác, còn một bộ phận học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở
nhà, trong giờ học thì lơ là, khơng tập trung,...làm giảm khả năng tư duy của học sinh.
2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém
- Để nâng cao chất lượng học sinh yêu kém không phải là chuyện một sớm một
chiều mà nó địi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lịng quyết tâm của người giáo viên.
- Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình
hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao
thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải khơng ngừng tìm hiểu.
2.1. Về phía học sinh
Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì ngun nhân học
sinh yếu kém có thể kể đến là do:
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, nhận thấy rằng các em học sinh
yếu đa số là những học sinh cá biệt, trong lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc
học, về nhà không xem lại bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, đến giờ học thì
cắp sách đến trường. Cịn một bộ phận nhỏ các em chưa xác định được mục đích của
việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những
nội dung đã học để sau đó về nhà lấy ra “học vẹt” mà khơng hiểu được nội dung đó
nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
- Khả năng tư duy của học sinh: Môn Địa lí được xem là một mơn học cần
nhiều yếu tố để học tốt như: cách tư duy, sự tỉ mỉ, cách tiếp cận của từng cá
nhân nên một số em với lối tư duy sơ sài, lười nhác nên khơng cảm nhận được
cái hay của mơn học. Từ đó, một số em dần mất đi hứng thú học và dẫn đến tình

trạng yếu kém.
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ nhận
với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến bản thân từng học
sinh và cách đánh giá của giáo viên chưa hợp lí, chính xác.
3


Ngoài ra, số học sinh khuyết tật hoặc thiểu năng trí tuệ, mồ cơi cũng góp phần làm
tăng tỉ lệ học sinh yếu kém.
2.2. Về phía giáo viên
Nguyên nhân học sinh học yếu khơng phải hồn tồn là ở học sinh mà một
phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:
- Việc bố trí giáo viên giảng dạy bậc THCS chưa đúng với chuyên môn đào
tạo, một giáo viên có thể phân dạy nhiều mơn dạy nhất định, một giáo viên phải đảm
nhiệm đến hai, ba môn nên việc đầu tư giảng dạy còn gặp rất nhiều hạn chế.
- Giáo viên sợ không khống chế được thời gian nên một số giáo viên cịn mang
tính hình thức, áp đặt kiến thức cho học sinh khá giỏi, chưa quan tâm đến học sinh
yếu kém. Dẫn đến việc học tập của học sinh bị thụ động và không phát huy được khả
năng của học sinh.
- Giáo viên bộ mơn rất khó khăn được phối hợp gặp phụ huynh để trao đổi cụ
thể về việc học tập của con em mình tại lơp để từ đó có biện pháp phù hợp cho con
em mình học tốt từ nhà đến trường, nên việc học tập của học sinh yếu kém chưa được
nâng cao.
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh
yếu. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh
yếu không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự giúp
đỡ các em thoát khỏi yếu kém, như gần gũi, tìm hiểu hồn cảnh để động viên, hoặc
khuyến khích các em khi các em có chút tiến bộ trong học tập như là khen thưởng các

em. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và
nhụt chí khơng tự vươn lên,...
2.3. Về phía phụ huynh
Cịn một số phụ huynh học sinh:
- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho nhà
trường và thầy cơ.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến trẻ khơng chú tâm vào học tập.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào các em nên học
sinh lười học, xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, giả bệnh,...) cha mẹ cũng đồng
ý cho phép nghỉ học, vơ tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần
căn bản,...Từ đó dẫn đến tình trạng yếu kém.
- Bên cạnh đó cịn khơng ít phụ huynh và học sinh cịn coi đây là mơn phụ nên
chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
2.4. Về phía ban giám hiệu
- Trường THCS Lý Nhân đã cố gắng tạo mọi điều kiện từ trang thiết bị đến cơ
sở vật chất, chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy
phụ đạo học sinh yếu kém đối với tất cả các bộ môn trong đó có mơn Địa lý. Các loại
4


SGK, sách tham khảo và các loại sách khác nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy
và học tập của học sinh.
- Phịng thư viện ln có người trực mỗi ngày nhằm tạo điều kiện học và
tìm hiểu kiến thức tốt cho học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường còn tạo điều kiện cho
học sinh nghèo mượn SGK và các sách khác để học tập. Tuy nhiên, phòng thư viện có
người trực nhưng lượt người tham gia đọc và tìm hiểu cịn hạn chế, chưa tạo được
tính chủ động, lơi cuốn học sinh để tìm hiểu và nâng cao kiến thức hiểu biết của học
sinh.
- Bên cạnh đó cịn có nhiều trang thiết bị như tranh ảnh bị rách nát, thiết bị trực

quan bị hỏng hoặc có những thiết bị không sử dụng được cũng phần nào ảnh hưởng
đến chất lượng dạy và học của thầy và trò.
2.5 Về phía xã hội
- Sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin đặc biệt là các trị chơi
điện tử, các trị giải trí,... làm học sinh bỏ bê việc học.
- Đặc điểm lứa tuổi thiếu niên với những thay đổi về tâm sinh lí cũng là
nguyên nhân khiến học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học (yêu sớm
dẫn đến không chú tâm vào việc học)
3. Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu
3.1. Giải pháp chung
3.1.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả
cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười,…giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác
an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống
của bản thân mình.
- Giáo viên ln tạo cho bầu khơng khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, khơng
mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ
giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương u và tơn trọng mình.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc
làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho điểm cao để
khuyến khích các em.
3.1.2. Phân loại đối tượng học sinh
- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc
điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung
và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém,
khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát,…
- Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.
- Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho

đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em
5


được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực
của mình trong tập thể.
- Ngoài ra, giáo viên tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp
giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo 1 buổi trong một
tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo có thể kết hợp với hình thức vui chơi nhằm lơi
cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
3.1.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng
thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy,
giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và
tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê
khám phá tìm tịi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hồn cảnh
gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trị
chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên
trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo
viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một
số phụ huynh ln gị ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến
chất lượng khơng cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể
hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cơ sẽ tạo động
lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
3.1.4. Kèm cặp học sinh yếu kém
- Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về
cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
- Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, giáo viên chủ yếu
kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần

tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói chuyện để tìm
hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố.
Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà
- Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đơn đốc thực hiện kế hoạch
học tập ở trường và ở nhà.
3.2. Giải pháp cụ thể
3.2.1. Lập danh sách học sinh yếu kém thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm và
quá trình học tập trên lớp.
- Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ mơn
mình, qua phần kiểm tra khảo sát đầu năm hoặc ở năm học trước để nắm rõ các
đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc biệt
đến những học sinh này trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các em đó lên
trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng,…

6


Bảng 1: DANH SÁCH THEO DÕI HS YẾU KÉM MÔN ĐỊA LÍ
LỚP 9
STT Họ và tên
Lớp Hồn cảnh Nghề
PH quan
gia đình và nghiệp của tâm việc
kinh tế
phụ huynh học tập
của con

Kháo
sát
chất

lượng
đầu
năm
3,5
4,0
4,75
4,0
4,75
4,25
4,75
4,0
4,25
4,75
4,25
4,25
4,0

1
Nguyễn Văn Mạnh
9B
Trung bình
Làm ruộng
Mức khá
2
Nguyễn Trọng Sáng
9B
Trung bình
Làm ruộng
Mức khá
3

Nguyễn Thanh Thủy
9B
Trung bình
Làm ruộng
Mức tốt
4
Nguyễn Thái Sơn
9B
Trung bình
Làm ruộng
Mức khá
5
Nguyễn Thị Thanh Lan 9B
Trung bình
Làm ruộng
Mức tốt
6
Nguyễn T. Khánh Linh 9B
Trung bình
Làm ruộng
Mức tốt
7
Lê Thị Huệ
9B
Trung bình
Làm ruộng
Mức tốt
8
Nguyễn Trung Kiên
9A

Hộ Nghèo
Làm ruộng
Mức khá
9
Nguyễn Thị Ngọc
9A
Hộ nghèo
Làm ruộng
Mức khá
10 Phạm Dương Hiệp
9A
Trung bình
Làm ruộng
Mức tốt
11 Dương Quốc Hưng
9A
Trung bình
Làm ruộng
Mức tốt
12 Hồng Đức Khánh
9A
Trung bình
Làm ruộng
Mức tốt
13 Đinh Đại Phú
9A
Trung bình
Làm ruộng
Mức khá
3.2.2. Điểm danh học sinh mỗi buổi học

- Ghi nhận và báo với giáo viên chủ nhiệm những trường hợp học sinh bỏ học
phụ đạo để có biện pháp khắc phục.
3.2.3. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ
a. Bước chuẩn bị bài:
- Khi soạn giáo án giáo viên nên có hệ thống câu hỏi dành riêng cho đối tượng
học sinh yếu kém. Đó là những câu hỏi cơ bản ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm phải có sơ đồ bố trí chỗ ngồi hợp lí cho học sinh
yếu kém để giúp việc đi lại của giáo viên dễ dàng tiếp cận với các em hơn.
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các dụng cụ, thiết bị, kiến thức bài cũ làm
nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.
- Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy
kèm thêm cho học sinh yếu kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận nhóm trao
đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên ưu
tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ nhàng, khi
học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được
sự khích lệ học tập của các em đó. Đồng thời, thúc đẩy được tính đồn kết hỗ trợ giúp
nhau trong học tập.
- Giáo viên phải nắm được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hổng
7


không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, bng thả. Từ
ngun nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khống, khơng gị
bó, khơng áp đặt, mọi tình huống ln gợi mở. Đồng thời, ưu tiên các bài tập dễ hoặc
câu hỏi dễ.
- Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà (phân bố các em ở nhà
gần nhau), đồng thời đưa ra thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhóm lớp đó
sau tiết học. Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhã nhằm
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
b. Bước tiến hành dạy:

- Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ các
em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (kiến thức dặn dò ở tiết trước) để nhận
xét, so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vào tiết học mới.
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có
nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong
tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ
bản, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của
bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà các
em đã hổng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
3.2.4. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh
- Kiểm tra đánh giá học sinh theo nhiều khía cạnh, hình thức, nhiều phương
pháp khác nhau: Giáo viên kiểm tra học sinh, học sinh kiểm tra học sinh, đánh giá học
sinh trong cả quá trình học tập,...
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nhiệm vụ chung:
- Nhằm thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém, khắc phục tình trạng
học sinh bỏ học.
- Khắc phục tình trạng HS ngồi nhầm lớp hàng năm.
- Khắc phục tình trạng HS yếu, mất căn bản bỏ học
2. Nội dung cụ thể:
- Sau khảo sát chất lượng trường lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu từ khối 9
bắt đầu từ ...............
- Thời lượng dạy: 3 tiết /1 tuần/ 10 tuần dạy phụ đạo tại trường.
- Thời khóa biểu dạy phụ đạo Địa lí là chiều thứ 5
- Theo dõi sĩ số từng buổi học, nếu có học sinh vắng thì báo ngay về BGH, hay
liên hệ trược tiếp giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp khắc phục.
- Giáo viên và học sinh thực hiện việc dạy học phụ đạo một cách tích cực có
hiệu quả.

8


V. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Dạng câu hỏi khai thác thông tin từ sách giáo khoa
Phương pháp: Xác định từ khóa, kiến thức trọng tâm của từng phần, từng bài,
nắm vững kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, cần ngắn gọn, súc tích.
Ví dụ: SGK Địa lí 9 (Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam)
I. Các dân tộc ở Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây
dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, thể hiện trong
ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,…làm cho nền văn hóa Việt Nam
thêm phong phú, giàu bản sắc.
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đơng nhất,
chiếm khoảng 86% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm
canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng lao
động đông đảo trong các nghành công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ
thuật.

Ở đây, các từ gạch chân là kiến thức cơ bản, trọng tâm mà học sinh cần ghi nhớ để trả
lời các câu hỏi kiến thức có liên quan.
Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả
A. 52 dân tộc

B. 53 dân tộc

C. 54 dân tộc

D. 55 dân tộc


Câu 2: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số?
A. 85%.

B. 86%.

C. 87%.

Ví dụ: Bài 4: Lao động việc làm, chất lượng cuộc sống
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động
9

D. 88%.


1. Nguồn lao động
Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có
thêm hơn một triệu lao động.
Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng, lâm, ngư
nghiệp, thủ cơng nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn
lao động đang được nâng cao.
Tuy nhiên, người lao động nước ta cịn có hạn chế về thể lực và trình độ chun mơn,
điều đó cũng gây khó khăn cho việc sừ dụng lao động.
2. Sử dụng lao động
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm
ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991-2003, số lao động hoạt động trong ngành kinh
tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử dụng lao động trong các
ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
Ở đây, các từ bơi đỏ là kiến thức cơ bản, trọng tâm mà học sinh cần ghi nhớ để trả lời
các câu hỏi kiến thức có liên quan.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta?

A. Dồi dào, tăng nhanh

B. Tăng chậm

C. Hầu như không tăng

D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 2. Mỗi năm bình qn nguồn lao động nước ta có thêm:
A. 0,5 triệu lao động

B. 0,7 triệu lao động

C. hơn 1 triệu lao động

D. gần hai triệu lao động

Câu 3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
tăng.
B. tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
giảm.
C. giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ
tăng.

10


D. tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ
tăng.

Tương tự đối với từng bài, tiết theo phân phối chương trình, cung cấp cho học sinh
kiến thức cơ bản, ngắn gọn để học sinh dễ dàng ghi nhớ
2. Dạng bài tính tốn với bảng số liệu và các đối tượng địa lí
a. Với bảng số liệu
- Ví dụ: Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)

b. Các cơng thức, cách tính khác
1. Tính độ che phủ rừng (Đơn vị: %)

Ví dụ: Tính độ che phủ rừng nước ta năm 1943 biết diện tích rừng lúc đó là 142500
km2, diện tích cả nước là 331212 km2?
Cách làm: Áp dụng công thức ta có:
11


độ che phủ rừng= (142500 : 331212) x 100% = 43,0%
2. Tính tỉ trọng trong cơ cấu (Đơn vị: %)

Ví dụ: Cho bảng số liệu diện tích rừng nước ta năm 2000 (đơn vị: triệu ha)
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Rừng sản xuất
Tổng cộng
4733,0
5397,5
1442,5
11573,0
Rừng phòng hộ chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu diện tích rừng nước ta năm 2000?
Cách làm: Áp dụng cơng thức ta có:
% rừng phịng hộ = (4733,0 : 11573,0) x100% = 40,9%

3. Tính năng suất cây trồng (đơn vị: tạ/ha hoặc tấn/ha)

Ví dụ: Tính năng suất lúa nước ta năm 2005 (tính bằng tạ/ha) biết diện tích gieo trồng
là 7,3 triệu ha và sản lượng lúa là 36 triệu tấn.
Cách làm: Áp dụng công thức trên ta có:
Năng suất lúa = 36: 7,3 = 4,9 tấn/ha = 49 tạ/ha
4. Tính bình qn lương thực theo đầu người (Đơn vị: kg/người)

Ví dụ: Tính bình qn lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sơng Hồng năm
2005 biết số dân ĐBSH lúc đó là 16137000 người, sản lượng lương thực có hạt là
5340 nghìn tấn
Cách làm: Đổi 5340 nghìn tấn = 5340000000 kg
Áp dụng cơng thức trên ta có:
Bình qn lương thục theo đầu người = 5340000000 : 16137000 = 336,5 kg/người
12


5. Tính thu nhập bình qn theo đầu người (Đơn vị: USD/người)

Ví dụ: Tính thu nhập bình qn theo đầu người của Hoa Kì năm 2005 biết GDP của
Hoa Kì lúc đó là 12445 tỉ USD và dân số là 296,5 triệu người?
Cách làm: Đổi 12445 tỉ USD = 12445000 triệu USD
Áp dụng cơng thức trên ta có:
Thu nhập bình quan đầu người = 12445000 : 296,5 = 41975,0 USD/người
6. Tính mật độ dân số.( Đơn vị: người/km2)

Ví dụ: Tính mật độ dân số nước ta năm 2006 biết số dân nước ta lúc đó là 84156000
người và diện tích cả nước là 331212 km2.
Cách làm: Áp dụng công thức trên ta có:
Mật độ dân số nước ta năm 2006 = 84156000 : 331212 = 254 người/km2

7. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị: %)

Tg = S – T
(Tg: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên; S: tỉ suất sinh thô (‰); S: tỉ suất tử thơ (‰))
Ví dụ: Năm 1999, nước ta có tỉ suất sinh thô là: 19,9, tỉ suất tử thô là 5,6. tÍnh tỉ lệ gia
tăng dân số tự nhiên nước ta?
Cách làm: Ta có: Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)
= 19.9 – 5.6 = 14.3 ‰. => 14.3%
8. Tính cán cân xuất nhập khẩu (Đơn vị : USD,tỉ đồng)

13


Cán cân (CC) = giá trị xuất khẩu (XK) - giá trị nhập khẩu (NK)
Ví dụ: Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kì giai đoạn 1984-2004 (tỉ USD)
Năm
1984
1994
2003
2004
Xuất khẩu
291,0
703,3
1020,5
1147,2
Nhập khẩu
399,3
801,7
1517,0
1764,3

Tính cân cân xuất – nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kì giai đoạn 1984-2004 (tỉ USD)?
Cách làm: Áp dụng công thức :
Cán cân (CC) = giá trị xuất khẩu (XK) - giá trị nhập khẩu (NK)
Năm
Cán cân

1984
-108,3

1994
-98,4

2003
-496,5

2004
-617,1

3. Dạng bài tập nhận biết và vẽ các loại biểu đồ
a. Biểu đồ tròn.
Dấu hiệu nhận biết
- Sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành
phần trong một tổng thể.
- Đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa
chọn biểu đồ trịn. Chọn biểu đồ trịn khi “ít năm, nhiều thành phần”
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình trịn
Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thơ ví dụ như tỉ đồng, triệu
người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %)
Bước 2: Chia hình trịn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành
phần có trong đề bài cho

Lưu ý: tồn bộ hình trịn là 360 độ, tương ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy, tỉ lệ 1% ứng
với 3,6 độ trên hình trịn
Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều
quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện
cho việc so sánh.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ (tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, chọn kí hiệu thể
hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ)
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và năm
2002
Các nhóm cây
Tổng số
Cây lương thực

Năm 1990
100
71,6
14

Năm 2002
100
64,8


Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả

13,3
15,1

18,2

17,0

Cách nhận xét
* Khi chỉ có một vịng trịn:
Ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là… và cho biết tương
quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). đặc biệt là yếu tố lớn
nhất so với tổng thể có vượt xa khơng?
* Khi có từ hai vịng trịn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình trịn cho một bài)
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/ giảm như thế nào?
- Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vịng trở lên thì thêm liên tục hay khơng
liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu giống
nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần (không nhắc lại 2, 3 lần)
Ví dụ 2: Nhận xét biểu đồ đã vẽ ở ví dụ 1
Năm 2002 so với năm 1990:
- Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây tăng lên khá nhanh, từ 9040 nghìn ha lên
12831,6 nghìn ha, tăng 1,4 lần.
- Quy mơ diện tích gieo trồng của các nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ khác nhau:
+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng thêm 2065,1 nghìn ha, tăng hơn 1,3 lần
+ Diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp tăng thêm 1492,6 nghìn ha, tăng hơn 2,2 lần.
+ Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 1276,2 nghìn
ha, tăng hơn 1,9 lần.
- Về tỉ trọng diện tích:
+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm khá nhanh từ 71,6% xuống 64,8%.
+ Tỉ trọng diện tích cây cơng nghiệp tăng lên từ 13,2% lên 18,2%.
+ Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng lên từ 15,2% lên
17%.
⟹ Ngành trồng trọt nước ta đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp
và các loại cây thực phẩm, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây lương thực.
15



b. Biểu đồ miền
Dấu hiệu nhận biết
- Thường hay nhầm lẫn giữa vẽ biểu đồ miền và biểu đồ tròn, tuy nhiên 2 loại này sẽ
có những dấu hiệu nhận biết nhất định.
- Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu
và động thái phát triển của các đối tượng. Tồn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật, trong đó
được chia thành các miền khác nhau.
- Chọn vẽ biểu đồ miền khi cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ. Để xác định vẽ biểu đồ miền, với
số liệu được thể hiện trên 3 năm. Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ
cấu thì vẽ biểu đồ miền. Dấu hiệu: Nhiều năm, ít thành phần
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền
Bước 1: Vẽ khung biểu đồ.
- Khung biểu đồ miền vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó
được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng
địa lí cụ thể.
- Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm trên 2
cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ. Chiều cao của hình chữ
nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian
(năm).
- Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một
trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thơng thường chỉ sử
dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối).
Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng
cách năm theo tỉ lệ tương ứng.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ. Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã
vẽ.
Ví dụ 3: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số của Nhật Bản theo độ tuổi giai đoạn
1950-2005

Nhóm tuổi
1950
1970
1997
2005
Dưới 15 tuổi
34,4
23,9
15,3
13,9
Từ 15-64 tuổi
59,6
69,0
69
66,9
Từ 65 tuổi trở lên
6,0
7,1
15,5
19,2

16


Cách nhận xét
- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số
liệu.
- Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như
thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm…yếu tố c (mức
chênh lệch)

- Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay
khơng?
Ví dụ 4: Nhận xét biểu đồ đã vẽ ở ví dụ 3
Giai đoạn 1950-2005 tỉ lệ dân số theo độ tuổi của Nhật Bản có sự thay đổi
- Tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm nhanh từ 34,4% xuống còn 13,9% -> giảm 20,5%
- Tỉ lệ người từ 15-64 tuổi tăng nhanh từ 59,6% lên 66,9% -> tăng 7,3%
- Tỉ lệ người trên 65 tuổi tăng nhanh từ 6,0% lên 19,2% -> tăng 13,2%
-> Nhật Bản có cơ cấu dân số già
c. Biểu đồ hình cột
Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về số lượng, khối lượng của 1 hay 1 số đối
tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
Ngoài ra, biểu đồ cột chồng cũng thể hiện cơ cấu đối tượng (nhưng không thể hiện
được quy mơ)
Ví dụ 5: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích,...của 1 số tỉnh (vùng, nước) hoặc vẽ
biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, điện, than,...) của 1 số địa phương qua 1 số
năm.
Dấu hiệu nhận biết
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, so sánh tương quan về độ lớn
các đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian).
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột
- Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp
- Bước 2: Kẻ hệ trục vng góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, trục
17


ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau)

Cách nhận xét
Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay

giảm? Và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay
chia cho cũng được)
Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay
không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục)
Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu
khơng liên tục thì năm nào khơng cịn liên tục.
Trường hợp cột đơi, ba (ghép nhóm) … (có từ hai yếu tố trở lên)
- Nhận xét xu hướng chung.
- Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
- Kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột)
Trường hợp cột là các vùng, các nước…
- Nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
- Xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì… thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh
giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với
miền núi.
d. Biểu đồ đường (đồ thị)
Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm
nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại
lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc
thời gian.
Các bước vẽ biểu đồ đường
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vng góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng
18


như số người, sản lượng, tỉ lệ % còn trục nằm ngang thể hiện thời gian)
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục (chú ý tương quan giữa độ cao của trục
đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và

thẩm mĩ)
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính tốn và đánh
dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần
chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước). Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục
đứng.
Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi số liệu vào bản đồ, nếu sử dụng kí hiệu thì cần có
bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)
Lưu ý :
+ Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1
kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo
+ Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ,
mỗi trục thể hiện 1 đơn vị ( ví dụ: dạng biểu đồ cột đường kết hợp)
Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100%, số liệu của các năm tiếp theo là
tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn
Ví dụ: Bài 2, SGK Địa lí 9, trang 38
Yêu cầu: Vẽ trên cùng hệ trục toạ độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng
trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002.

19


Các loại biểu đồ dạng đường:
• Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
• Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
Cách nhận xét
Trường hợp thể hiện một đối tượng:
- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối
tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu?
(lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần)
Trường hợp cột có hai đường trở lên

- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho:
đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c,d
- Sau đó, tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận
4. Dạng bài dựa vào Atlat địa lí Việt Nam
1. Tìm hiểu cấu trúc Atlat (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao).
2. Xem bảng chú giải ở mặt sau của trang bìa 1 để biết các kí hiệu thể hiện trên
bản đồ và cố gắng nhớ được càng nhiều kí hiệu càng tốt.
3. Tùy theo yêu cầu của từng bài học thực hiện các yêu cầu tiếp theo.
Các câu hỏi sử dụng Atlat thường có các dạng “ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và
kiến thức đã học…”. Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy
so sánh hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. HCM, giải thích vì sao có sự khác
nhau về cơ cấu công nghiệp giữa hai trung tâm đó.
- Nắm rõ các mục lục trong Atlat, để tìm đúng và nhanh nội dung kiến thức cần tìm
hiểu xem ở trang nào trong Atlat, tránh tình trạng tốn thời gian trong việc tìm kiếm
20


kiến thức và thậm chí khai thác sai kiến thức cần tìm hiểu so với u cầu.
Ví dụ 1: “Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Kể tên các ngành
của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hoà, Vũng Tàu”.
- Với yêu cầu trên dựa vào mục lục thì ta có thể dựa vào Atlat ở mục Công nghiệp
chung (trang 21 – Atlat) hoặc Vùng Đông Nam Bộ (trang 29 – Atlat NXB GDVN)
để khai thác. Dựa vào bảng chú giải kể tên các ngành cơng nghiệp
Ví dụ 2: Trung du miền núi Bắc bộ (TD&MNBB) gồm:
A.15 tỉnh.
B. 16 tỉnh.
C. 14 tỉnh.
D. 17 tỉnh.
Đáp án: A (Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26)

Ví dụ 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau
đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?
A. Đà Nẵng.
B. Cần Thơ.
C. Hải Phòng.
D. Huế.
Đáp án: D (Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15)
Một số bài tập dành, cho đối tượng học sinh yếu kém
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Tây Ninh
B. An Giang
C. Long An
D. Đồng Nai
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỷ lệ dân nông thôn ở
nước ta năm 2007? (đơn vị: %)
A. 71,9
B. 72,6
C. 75,8
D. 76,4
Câu 3: Các tỉnh nào sau đây thuộc Tây Bắc?
A. Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai.
B. Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
C. Hịa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Điện Biên.
D. Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.
Câu 4: Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước(Đơn vị triệu USD)
Năm
1998
Khu vực

Nông –lâm – ngư nghiệp
77520
Công nghiệm –Xây dựng
92357
Dịch vụ
125819
Tổng
295696
Tỉ trọng ngành dịch vụ là
A. 40,1%
B. 42,6%
C. 43,5%
D. 45%
Câu 5: Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là
A. TP. HCM và Hà Nội.
B. ĐNB và ĐBSH.
21


C. ĐNB và Hà Nội.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau đây:

D. ĐBSH và TP. HCM.

Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ( %)
1995
2001
- Nông-Lâm- Thủy sản
28,4
25,0

- Công nghiệp- Xây dựng
27,1
27,0
- Dịch vụ
44,5
48,0
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ
từ năm 1995 đến năm 2001 là
A. biểu đồ cột.
B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ miền.
C. biểu đồ đường.
II. Tự luận
Câu 7: Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì cho phát triển du lịch?
Câu 8: Ngành dịch vụ của ĐNB phát triển dựa trên những điều kiện thuận lợi gì?
Câu 9: Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế)
phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010
Khu vực kinh tế
1990
2000
2005
2010
Nông-lâm-ngư nghiệp
38,7
24,5
19,3
18,9
Công nghiệp- xây dựng
22,7
36,7

38,1
38,2
Dịch vụ
38,6
38,8
42,6
42,9
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân
theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010
b. Nêu nhận xét
VI. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI NHÀ TRƯỜNG.
Sau bài khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh lớp 9 trường THCS Lý Nhân vào
đầu tháng 9/2019, tôi đã lập danh sách các học sinh yếu kém và áp dụng chuyên đề
này. Đầu tháng 10/2019 tôi đã kiểm tra học sinh và thấy được chất lượng học sinh
như sau:
Học sinh
Yếu
Kém
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Đầu tháng 9/2019
13
35,1%
2
5,4%
Đầu tháng 10/2019
10
27,1%

2
5,4%
VII. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Với ban giám hiệu:
- Cần có kế hoạch cụ thể cho công tác phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Quan tâm sát sao tới công tác phụ đạo học sinh
- Cùng giáo viên có biện pháp giáo dục với những học sinh có ý thức học kém
Các ngành kinh tế

22


- Có thể tổ chức các cuộc thi giao lưu giữa các trường cho đối tượng học sinh yếu
kém, có hình thức khen thưởng động viên với những học sinh tiến bộ nhằm khích lệ
tinh thần học của các em.
Lý Nhân, ngày 12 tháng 11 năm 2019
Người viết
Nơi nhận:
-Phòng GD&ĐT (để b/c)
-Cụm CM số 3 (để b/c)
-BGH(để b/c)

Lê Thị Mai

-LưuTCM

23




×