Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TÍCH hợp GIÁO dục môi TRƯỜNG TRONG dạy học môn địa lí cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 32 trang )

SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
1. Cơ sơ lý luận.
Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm của nhiều quốc gia, vì
sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của môi trường, do đó
con người sẽ không thể sống nếu môi trường không được bảo vệ. Nói cách khác bảo
vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Giữa môi trường và con người chúng ta có mối quan hệ mật thiết với nhau và từ
khi con người sinh ra đó là mối quan hệ hòa thuận. Cùng với sự tiến bộ của xã hội
loài người và theo thời gian dân số ngày một tăng lên, nhu cầu của con người ngày
càng phức tạp hơn. sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ khiến cho mối quan hệ
trở nên “mâu thuẫn”, nhận thức đó đã dẫn đến một loạt các sự cố về môi trường
( Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô zôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường ...).
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã
ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tác động của con người.
Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những
ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người cần
quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời
kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa các nội dung bảo
vệ môi trường vào hệ thống giáo dục trong các môn học ở cấp THCS cũng như các
cấp học khác.
Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc
biệt là môn Địa lí có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có
tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Bởi lẽ, đạo đức được hình thành theo
những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình và tôn giáo...Ở tuổi 1215, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn. Chúng ta không chỉ giúp
các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến




====== ======

- 1-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

của mình về một vấn đề. Qua những bài học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu
cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của
mình đối với môi trường. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Cơ sở thực tiễn.
Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai, nhằm xây
dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành.
Giáo dục bảo vệ môi trường GV phải là người làm gương cho học sinh, luôn có ý
thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày
có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi
trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong
nhà trường.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở
gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động
đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường. Hình thành cho học sinh thái độ thiện cảm
bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: xả rác bừa
bãi nơi công cộng, chặt phá rừng...
Trong quá trình công tác tại trường THCS tôi đang trực tiếp giảng dạy, qua
những thông tin bản thân tôi đã tìm hiểu trong nhiều năm công tác, việc học để có
những hiểu biết ứng dụng vào thực tiễn là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là vấn đề
môi trường, chung tay bảo vệ môi trường trong khi môi trường đang có những biểu
hiện tiêu cực, xuống cấp.

Quan trọng là thế, nhưng hiện ngay ở cả các nhà trường hiện nay vấn đề HS vẫn
chưa ý thức được tầm quan trọng của nó, có những hành vi, thái độ, cũng như điều
chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp theo tinh thần thân thiện với môi
trường. Qua việc đặt câu hỏi về môi trường nơi tôi từng công tác cách đây 6 năm về
trước và hỏi các em HS ở những trường này hiện nay, hầu hết các em đều có thái độ
thờ ơ cho rằng mội trường các em đang sống ảnh hưởng từ xa, từ các hoạt động công



====== ======

- 2-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

nghiệp, của các nhà máy ở thành phố… mà chưa biết rằng ngay từ hành động nhỏ
của các em cũng đang khiến môi trường tốt lên hay tồi tệ hơn.
Vậy trong cách giảng dạy của giáo viên trong các bài giảng có điểm nào bất cập,
chưa hợp lý? Tại sao không tích hợp ý thức bảo vệ môi trường trong những bài dạy?
… đó là câu hỏi mà bản thân tôi luôn trăn trở và cố gắng tìm ra hướng khắc phục.
Trong quá trình công tác, tôi nhận được sự động viên cũng như tạo cơ hội cho việc
nâng cao ý thức của HS về môi trường và tự giác tham gia các hoạt động tích cực
bảo vệ môi trường ngay tại trường học và địa phương nơi các em sinh sống là điều
hết sức cần thiết… nó không chỉ nâng cao được chất lượng bộ môn mà ngoài ra còn
mang nhiều ý nghĩa và tác dụng khác trong thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, sau
khi áp dụng thấy có hiệu quả, tôi mạnh dạn chia sẻ ý tưởng này với các bạn đồng
nghiệp có cùng mối quan tâm như tôi thông qua sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp
giáo dục môi trường trong dạy học môn Địa lí cấp THCS” cùng với hy vọng sáng
kiến này có sức lan tỏa tới HS đặc biệt các em HS THCS .

II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn Địa lí cấp
THCS” III. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Sáng kiến được dựa trên các cơ sở nghiên cứu:
+ Nghị quyết số 41/NQ-TU ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
+ Quyết định số 1363/QĐ-TT ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân”.
+ Quyết định số 256/2003/QĐ-TT ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020.



====== ======

- 3-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong công tác dạy - học đại trà và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Địa lí tại trường THCS nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy và có thể áp dụng
rộng rãi ở cấp THCS.
- Trong sáng kiến kinh nghiệm này đã tập trung vào giải quyết những vấn đề:
+ Hiểu về môi trường, mục đích của giáo dục môi trường và tích hợp vấn
đề môi trường trong bài dạy.
+ Tìm hiểu thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường và tích hợp giáo dục môi

trường cho học sinh.
+ Tìm biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
- Được áp dụng trong năm học năm học 2013-2014 và đã nhận được sự đánh giá
cao của cấp PGD và UBND huyện và được triển khai trên toàn huyện cho các giáo
viên giảng dạy bộ môn Địa lí cấp THCS (năm 2014).
V. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
* NỘI DUNG SKKN.
1. MÔI TRƯỜNG VÀ TÍCH HỢP GD TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Ở BẬC THCS.
- Hiểu một cách khái quát thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Môi trường sống của con người là
tổng hợp các điều kiện Vật lí, Hoá học, Sinh học bao quanh có ảnh hưởng tới sự
sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người.
- Khái niệm môi trường rất rộng, bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo.
Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra
xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và lao động, đã khai thác các nguồn
tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoả mãn nhu cầu con người.
- Trong khoa học môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố
kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các nguồn tài
nguyên cần thiết cho sự sống.



====== ======

- 4-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS


- Theo nghĩa hẹp, môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội, trực
tiếp liên quan đến cuộc sống con người .
1.1. Tích hợp môi trường ở bộ môn Địa lí.
Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của môn Địa
lí ở trường THCS có thể hiểu: Giáo dục môi trường theo định nghĩa là một quá trình
tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các
vấn đề về môi trường. Tích hợp môi trường trong môn Địa lí là gắn liền việc học
kiến thức, rèn luyện kĩ năng, với việc hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt
động một cách độc lập hoặc phối hợp với các tổ chức hoặc tập thể nhằm tìm ra giải
pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
1.2. Mục đích của giáo dục môi trường.
Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các
em được trang bị kiến thức và kĩ năng để xây dựng một môi trường tốt đẹp. Giáo
dục môi trường giúp các em hiểu được:
+ Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất.
+ Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp nền tảng của môi trường.
+ Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.
+ Có những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÍCH HỢP GD MÔI
TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở BẬC THCS.
Ngay từ năm 1960 vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra nghiêm túc và đã
được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học ở các trường THCS nhưng
với mức độ còn hạn chế. Đầu thập kỉ 80 nội dung GDMT đã được tích hợp vào
chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, trong đó môn Địa lí
được coi là phù hợp nhất. Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường THCS nói riêng
và các cấp học, bậc học khác nói chung chưa thống nhất. Các phương pháp GDMT
còn nặng về cung cấp kiến thức hơn là hình thành thái độ xúc cảm, hành vi quan tâm
đến môi trường và vì môi trường cho học sinh.




====== ======

- 5-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

Qua quá trình giảng dạy, tôi tiến hành khảo sát năm học 2009 - 2010 kết quả đánh
giá 60 học sinh khối 9 trong môn học Địa lí trước khi thực hiện chuyên đề này thì
kết quả chỉ đạt được như sau:
TS Học sinh

Chưa nhận biết

Có nhận biết

Có ý thức

Sl

%

Sl

%

Sl


%

26

43,3

20

33,4

10

16,7

60

Biết vận dụng
Sl

%

4

6,6

Từ thực tế trên tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp trong vấn đề giáo
dục môi trường và tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy Địa lí ở trường THCS
để đạt hiệu quả cao.
Các hoạt động giáo dục môi trường được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học
sinh sử dụng các kĩ năng đã có, hình thành và vận dụng các kĩ năng mới.

Về thái độ hành vi, các hoạt động giáo dục được thiết kế và thực hiện nhằm
giúp học sinh hiểu được giá trị của môi trường và vai trò cá nhân trong việc gìn giữ
môi trường cho hôm nay và ngày mai. Điều này khích lệ thái độ và hành vi tích cực
đối với môi trường. Việc thay đổi thái độ của học sinh trước những vấn đề môi
trường là một dấu hiệu mấu chốt cho phép đánh giá mức độ thành công của các
chương trình giáo dục môi trường. Mặc dù có sự quan hệ mật thiết giữa các vấn đề
môi trường toàn cầu và địa phương nhưng các hoạt động giáo dục môi trường nên
xuất phát từ các tình huống tại chỗ, nơi mà học sinh đã từng trải nghiệm trong quá
trình trưởng thành của mình. Trong hoàn cảnh đó, những quan tâm và thái độ của
các em đối với vấn đề môi trường có cơ hội bộc lộ một cách thành thực và từ đó nhu
cầu hiện tại sẽ nảy sinh một cách tự nhiên có liên quan đến đời sống.
3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
3.1 Các phương pháp giảng dạy thể hiện nội dung GDBVMT ở một số bài
Địa lí tự nhiên, kinh tế ở các lớp trong chương trình THCS:
a. Phương pháp giảng dạy lồng kiến thức BVMT vào nội dung bài học.
b. Phương pháp dùng lời nói: kể chuyện, đọc tài liệu, đọc thơ minh hoạ.
c. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong GDBVMT.


====== ======

- 6-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

d. Phương pháp thảo luận.
e. Phương pháp ngoại khoá.
3.2. Vận dụng nội dung – phương pháp GDBVMT vào giảng dạy cụ thể một
số bài ) ở bộ môn Địa lí trong chương trình THCS ( Phần minh hoạ )

a. Phương pháp giảng dạy lồng kiến thức GDBVMT vào nội dung bài học.
- Giảng dạy bộ môn địa lí nội dung gắn liền với thực tế cuộc sống. Vì cuộc sống
rất gần gũi với các em. Hiểu cuộc sống, yêu quý cuộc sống, từ đó các em càng thấy
vấn đề tự nhiên trở nên gần gũi và gắn bó với cuộc sống hiện tại, tự nhiên tạo sự
sống và tồn tại xã hội loài người, giữa con người và môi trường tự nhiên có mối
quan hệ khăng khít với nhau không tách rời nhau. Trong giảng dạy Địa lí kiến thức
trang bị cho các em về địa lí tự nhiên tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống, không đề
cập đến các vấn đề tự nhiên phức tạp, mà phù hợp gần gũi với các em và rất cần thiết
trong cuộc sống. Qua giảng dạy việc giáo dục ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, cải tạo tự nhiên càng có kết quả vận dụng tốt trong thực tế của học sinh.
Về Địa lí 6:
Ví dụ 1: Vai trò của sông suối, biển và đại dương đối với đời sống hàng ngày của
các em như thế nào? Tác động phát triển tự nhiên và kinh tế ra sao? (Bài 23 Địa lí 6)
- Về ảnh hưởng tự nhiên:
+ Cung cấp hơi nước: Tạo vòng quay liên tục lớp nước trên Trái Đất (kho
nước vô tận để cung cấp hơi nước chính là đại dương…)
+ Điều hòa khí hậu: Nơi có biển và đại dương ( mùa đông ấm áp, mùa hè mát
mẻ, lượng nước lớn thuận lợi phát triển kinh tế).
- Về vấn đề kinh tế:
+ Cung cấp nguồn thực phẩm thức ăn cho con người: tôm, cua, cá…
+ Thuận lợi giao thông vận tải, đi lại giao lưu giữa nhiều nơi khác nhau.



====== ======

- 7-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS


(Vai trò của nước với môi trường tự nhiên)
+ Cho ta nhiều giá trị kinh tế khác…Song miền núi ( Sức nước công nghiệp
thuỷ điện), tải phù sa bồi đắp cho các đồng bằng…). Dưới biển cho ta nhiều khoáng
sản quý: dầu mỏ…thuận lợi phát triển kinh tế công nghiệp. Ngoài ra còn cho ta
nhiều giá trị kinh tế khác.

(Vai trò của nước với giao thông và đời sống)



====== ======

- 8-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

(Vai trò của nước với phát triển kinh tế)
Ví dụ 2 : Dạy phần lớp không khí trên Trái Đất ( Bài 18- Địa lí 6)
- Giáo viên cho học sinh hiểu một số khái niệm: Thời tiết, khí hậu, các yếu tố
của thời tiết, các khái niệm được xây dựng gần gũi với các em song cũng trừu tượng.
Giúp các em hiểu nội dung khái niệm để vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt sản xuất
như:
+ Nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nhiều rất thuận lợi cho cây cối phát
triển, đất đai màu mỡ, nơi cuộc sống dân cư đông đúc, trù phú…

( khí hậu, đất đai thuận lợi )



====== ======

- 9-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

+ Nơi có khí hậu khô khan: điều kiện đất đai khô cằn, động vật, thực vật
nghèo nàn, dân cư ít, kinh tế kém phát triển.

(Khí hậu khắc nghiệt)
Vì vậy học sinh càng hiểu sâu mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế, giáo
viên phải có trách nhiệm truyền thụ kiến thức Địa lí cho học sinh phải gắn vào
GDBVMT tự nhiên cho học sinh thêm phong phú và có hiệu quả cao.
Về Địa lí 7:
Ví dụ 1: Dạy bài 3: Quần cư đô thị hoá ở mục 2: Đô thị hoá các siêu đô thị.
- Học sinh biết được quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới
(đặc biệt ở các nước đang phát triển) gây nên những hậu quả xấu cho môi trường.

- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và môi trường.
- Học sinh có ý thức giữ gìn, BVMT đô thị, phê phán các hành vi làm ảnh hưởng
xấu đến môi trường.



====== ======

- 10-



SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

(Xả nước bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước)
Ví dụ 2: Dạy bài 16: Đô thị hoá ở đới ôn hoà ở mục 2: Các vấn đề của đô thị.
- Học sinh hiểu được sự phát triển, mở rộng quá nhanh của các đô thị đã gây ra
những hậu quả xấu đối với môi trường ở đới ôn hoà, biết phân tích ảnh Địa lí về ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đô thị, ủng hộ các chủ trương, biện pháp nhằm
hạn chế sức ép của các đô thị tới môi trường.

(Ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước)



====== ======

- 11-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

-

(Ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước nghiêm trọng)
Về Địa lí 8
Ví dụ1: GDBVMT qua bài 24: “Vùng Biển Việt Nam” và bài 33: “ Sông ngòi
Việt Nam” ở Địa lí 8 nhằm Khai thác tài nguyên hợp lý chống ô nhiễm nước sông,
nước biển (đặc biệt những nơi có dầu mỏ khai thác tránh rơi rớt ra mặt biển).

(Hiện tượng thủy triều đen và hậu quả tràn dầu)




====== ======

- 12-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

(Hiện tượng thủy triều đen và hậu quả tràn dầu)
+ Cấm dùng chất nổ, lưới điện, xiếc điện để đánh bắt động vật, cần khai thác
có kế hoạch hợp lý nhằm bảo vệ nguồn động vật dưới nước.
+ Chống lũ lụt ở những vùng có lượng mưa lớn.
+ Chống xói mòn ở những nơi có dòng chảy dốc.
Ví dụ 2: Dạy bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam ở mục 1: Đặc điểm chung.
- Học sinh biết đất nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng,
trong đó có nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm song do tác động của con
người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá biến đổi và suy giảm về chất lượng và
số lượng, từ đó học sinh biết bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ tài nguyên sinh
vật.



====== ======

- 13-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS


( Giá trị tài nguyên sinh vật )
Về Địa lí 9
Ví dụ 1: Dạy bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số (Địa lí 9), mục II: Gia tăng
dân số.
- Học sinh hiểu dân số đông và gia tăng nhanh đã gây sức ép đối với tài nguyên và
môi trường, thấy được sự cần thiết phải phát triển dân số có kế hoạch để tạo sự cân
bằng giữa dân số, môi trường, và tài nguyên nhằm phát triển bền vững.

Đói nghèo.



====== ======

- 14-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

Thất nghiệp.

(Khai phá tài nguyên)
- Học sinh có kĩ năng phân tích biểu đồ, bảng số liệu về dân số và vấn đề dân số với
môi trường.
- Học sinh có ý thức chấp hành các chính sách của Nhà nước về dân số và môi
trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của Đảng và
Nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích cộng đồng.




====== ======

- 15-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

Ví dụ 2: Dạy bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông
nghiệp (Địa lí 9), mục 1: Các nhân tố tự nhiên.
- Học sinh hiểu được đất, khí hậu, nước và sinh vật là những tài nguyên quý giá và
quan trọng để phát triển nông nghiệp nước ta. Vì vậy cần sử dụng hợp lí các nguồn
tài nguyên không làm ô nhiễm, suy giảm các tài nguyên này.

(Giá trị tài nguyên đất ở VN)
- Phân tích, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên
đối với sự phát triển nông nghiệp ở nước ta.
- Học sinh không ủng hộ những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất,
nước, khí hậu, và sinh vật.
Vì vậy học sinh càng hiểu sâu mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế,
giáo viên phải có trách nhiệm truyền thụ kiến thức Địa lí cho học sinh.


====== ======

- 16-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

b. Phương pháp dùng lời nói: kể chuyện, đọc tài liệu, đọc thơ minh hoạ.

Phương pháp đọc tài liệu cũng là phương pháp sử dụng có hiệu quả trong quá
trình GDBVMT. Trong các bài học, tùy theo nội dung mà giáo viên có thể đọc các
tài liệu để bổ sung minh hoạ. Nhờ cách viết sinh động giải thích các vấn đề rõ ràng
nên học sinh có những hiểu biết, có những ấn tượng sâu sắc về một số khía cạnh của
môi trường. Các bài học có nội dung GDBVMT có thể tìm thấy trên hàng loạt các
báo và tạp chí khác nhau.Ví dụ bài báo viết về “hãy cứu lấy rừng thượng nguồn sông
Gianh” của Võ Minh Châu ra ngày 4/4/1992. Bài báo nói về sự khai thác rừng bừa
bãi ở vùng nói trên gây hậu quả tai hại cho nhân dân.
Hoặc bài báo “ Hội chứng chết rừng ở Tây Âu” trong báo Nhân dân ra ngày
26/12/1985 nói về thiệt hại của rừng do mưa axit gây ra.
Bài báo “Kho báu trong rừng cấm Nam Cát tiên” trong báo Quân đội nhân dân
ra ngày 30/06/1986 giới thiệu về tài nguyên động vật và thực vật của rừng cấm được
bảo vệ.
Bài “Vườn Sóc trăng” một bài báo giới thiệu một hịên tượng nhỏ đó là đàn
dơi ở chùa Dơi tại Sóc trăng. Nhờ ý thức quý trọng loài vật ở chùa không ai bắn giết
dơi nên dơi ở khắp các nơi tụ tập về đây rất đông, có tới hàng vạn con, tạo một sinh
cảnh độc đáo hấp dẫn với khách du lịch thăm quan.

Hình ảnh Chùa Dơi



====== ======

- 17-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

Nhìn chung rất nhiều bài báo nói về các hiện tượng, sự vật khác nhau, nếu

giáo viên Địa lí chịu khó thu thập sẽ có nguồn tư liệu thực tế rất bổ ích cho việc
giảng dạy.
c. GDBVMT qua phương pháp sử dụng trực quan trong giờ dạy.
Đối với học sinh trường THCS các em còn nhỏ, việc sử dụng trực quan giảng
dạy có ý nghĩa lớn, đây cũng là phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn để học
sinh dễ hiểu, dễ nhớ khắc sâu kiến thức và nhớ lâu, tư duy bài tốt có hiệu quả cao. Vì
vậy GDBVMT có thể dùng bản đồ, tranh ảnh và phim ảnh. Đặc biệt là tranh có tác
dụng gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Ví dụ: Qua bản đồ thực vật, học sinh có thể biết được các vùng có phủ rừng,
các vùng bị khai thác cạn kiệt thành đồi trọc, các vùng rừng mới trồng…
Về biểu đồ học sinh có thể hiểu về tốc độ phát triển dân số, tốc độ khai thác
rừng.
Về tranh ảnh giáo viên có thể dùng tranh ảnh liên quan đến môi trường để giới
thiệu trong các giờ giảng trên lớp.
Ví dụ: Ảnh hưởng về sự đốt rừng và kèm theo đó về sự tàn phá của lũ lụt, ảnh
hưởng về sự ô nhiễm môi trường ở thành thị (rác bẩn, nước thải ở các khu phố).
Giáo viên còn sưu tầm nhiều tranh ảnh về môi trường để thuận cho việc giảng dạy
Địa lí gắn với giáo dục và bảo vệ môi trường cho thêm sinh động, có kết quả tốt.



====== ======

- 18-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

(Ô nhiễm môi trường: không khí, nguồn nước)
d. Phương pháp thảo luận.

Bản chất của phương pháp thảo luận là GV tổ chức cho học sinh thảo luận
(theo lớp hoặc nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Phương pháp này tạo cho học sinh cơ hội trình bày, ý kiến suy nghĩ của mình
và nghe ý kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó, phương pháp thảo luận
thường được sử dụng khi giáo viên muốn biết ý kiến và kinh nghiệm của học sinh,
hoặc những ý kiến và kinh nghiệm này sẽ rất thú vị và hữu ích đối với các học sinh
khác trong lớp. Chủ đề thảo luận là những vấn đề về môi trường có liên quan đến nội
dung bài học. Qua thảo luận, giáo viên có thể đánh giá sự hiểu biết, thái độ, cảm xúc
của học sinh, khuyến khích học sinh hình thành chính kiến có cơ sở của mình đối với
các vấn đề đang thảo luận. Các buổi thảo luận sẽ giúp cho học sinh kiểm chứng
ý kiến của mình và có thể thay đổi nhận thức, quan điểm, thái độ đối với vấn đề thảo
luận, mặc dù việc thay đổi nhận thức quan điểm thường chỉ xảy ra khi học sinh đã
suy nghĩ về buổi thảo luận đó.
Cũng như một số phương pháp, khi sử dụng phương pháp thảo luận, trước hết
GV cần xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được trong buổi thảo luận, sau đó nêu vấn
đề hoặc một số câu hỏi thích hợp để học sinh thảo luận. Để phần thảo luận có hiệu
quả tốt các câu hỏi mở sẽ hữu ích hơn các câu hỏi đóng vì nó đòi hỏi câu trả lời của
học sinh chi tiết hơn và mang tính cá nhân hơn, các câu hỏi cần sắp xếp theo một
trình tự hợp lí để có thể hình thành các mục tiêu đã định trước.


====== ======

- 19-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

Hình thức thảo luận có thể là thảo luận cả lớp hoặc thảo luận nhóm. Nếu là
thảo luận nhóm thì trước hết phải chia nhóm, bố trí chỗ ngồi cho các nhóm, mọi

người tham gia thảo luận cần phải nhìn thấy mặt nhau một cách rõ ràng, vì thế ngồi
theo hình tròn là cách bố trí tốt nhất.
Phương pháp thảo luận có thể tiến hành như sau :
+ Bước 1: GV nêu chủ đề các câu hỏi thảo luận.
+ Bước 2: HS thảo luận (cả lớp hoặc nhóm).
+ Bước 3: HS trình bày nội dung thảo luận (có sự nhận xét của các nhóm khác).
+ Bước 4: GV tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các ý chính.
Ví dụ 1: Bài 38, 39 Địa lí 9: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển đảo.
- Vấn đề thảo luận: Để phát triển bền vững các ngành kinh tế biển cần phải quan tâm
đến những vấn đề gì? Nêu một số biện pháp cụ thể.
- Mục tiêu thảo luận: HS cần nêu được:
Những vấn đề cần quan tâm: bảo vệ nguồn tài nguyên biển, chống ô nhiễm
môi trường biển.
Một số biện pháp cụ thể: không khai thác bừa bãi, quá mức các tài nguyên
biển, không để xảy ra các sự cố tràn dầu, hạn chế chất thải ra biển từ các nhà máy,
các khu đô thị.
Ví dụ 2: Khi đang học về sông ngòi Việt Nam (ở chương trình lớp 8) có thể
cho học sinh thảo luận về nguồn tài nguyên nước ta, trong chủ đề này giáo viên có
thể đặt ra các vấn đề:
- Nguồn tài nguyên nước ở nước ta như thế nào?
- Các sông ngòi ở nước ta có những giá trị gì?
- Liệu nguồn nước ở nước ta bị cạn kiệt không?
Trong thực tế, việc thảo luận thường gặp nhiều khó khăn do thời gian hạn hẹp,
do đó giáo viên có thể lựa chọn chủ đề và chuẩn bị cho học sinh một cách chu đáo
mới có hiệu quả.



====== ======


- 20-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

e. Phương pháp ngoại khoá.
- Cũng như các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông: Như bộ môn Sinh
học, Lịch sử và môn Địa lí có thể tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động ngoại
khoá để tích hợp GDMT, mục đích của hoạt động này nhằm:
+ Thông báo thực tế ở địa phương giúp học sinh hiểu biết về tình hình môi
trường về tác động của con người đến môi trường một cách cụ thể.
+ Xây dựng cho các em tình cảm yêu thiên nhiên, yêu phong cảnh đẹp, từ đó
biết yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ môi trường. Rèn luyện cho các em
một số kỹ năng và phương pháp bảo vệ môi trường thông thường để các em có thể
tham gia vào công tác BVMT ở địa phương.
- Hình thức hoạt động ngoại khoá: Có rất nhiều hình thức khác nhau tùy theo
điều kiện, giáo viên có thể lựa chọn một số hình thức sau:
+ Nói chuyện các vấn đề môi trường: Hình thức này nhằm mở rộng kiến thức
lý thuyết cũng như thực tiễn về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. Sau
khi nghe báo cáo giáo viên vần tổ chức hướng dẫn học sinh viết thu hoạch về nhận
thức cũng như tình cảm của mình đối với vấn đề được nghe.
+ Tìm hiểu, nghiên cứu môi trường ở địa phương: GV hướng dẫn HS quan sát
và tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề thực tế của từng khu vực (tùy thuộc vào địa
phương).
* Đối với HS miền núi cần cho học sinh hiểu tình hình khai thác rừng ở địa
phương, những hiện tượng gì hay xảy ra ở những nơi bị chặt, bị đốt phá rừng?
- Tình hình xói mòn ở địa phương như thế nào?
- Những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc khai thác rừng, sử dụng
đất ở địa phương .

* Đối với HS ở thành phố, thị trấn cần tổ chức cho học sinh hiểu biết về vấn đề
ô nhiễm không khí, nước và việc xử lý chất thải, trên cơ sở đó cho học sinh tìm hiểu
nguyên nhân gây lên các tình trạng ô nhiễm môi trường đó.
* Tổ chức tham quan, dã ngoại:



====== ======

- 21-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

Đây là hình thức rất hấp dẫn đối với HS, do nhu cầu mở rộng hiểu biết thiên
nhiên và cuộc sống xã hội, các em rất thích đến những nơi xa lạ, những nơi có phong
cảnh đẹp, hấp dẫn. Đó là cơ sở thuận lợi để tổ chức hình thức này.
Ví dụ: Cho HS tham quan các di tích văn hoá, lịch sử và các phong cảnh đẹp
như Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn (Hải Dương), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), khu
di tích Bích Động (Ninh Bình), núi Ngũ Hoành Sơn (Quảng Nam- Đà Nẵng), vùng
núi Tháp Chàm (Phú Yên), Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Hoặc các công trình xây
dựng lớn có ý nghĩa kinh tế và cải tạo môi trường: Đập thuỷ điện Thác Bà (Trên
sông Chảy), thuỷ điện Hoà Bình (sông Đà), thuỷ điện Trị An (Sông Đồng Nai). Các
khu rừng Quốc gia như: Cúc Phương (Ninh Bình), Cát Bà (Hải Phòng)…

Vịnh Hạ Long

Thủy điện Thác Bà

Qua các đợt tham quan dã ngoại học sinh có dịp hiểu biết thêm về các công

trình kiến trúc, các di tích lịch sử văn hoá, mở rộng tầm nhìn về môi trường tự nhiên
và xã hội cũng như được thưởng thức phong cảnh đẹp của quê hương đất nước. Qua
thực tế đó, các em còn thấy những tác động tiêu cực của con người với môi trường
và hậu quả của nó với sự phát triển kinh tế và cuộc sống của con người. Tất cả
những điều đó sẽ hình thành dần ở các em tình yêu quê hương đất nước, có ý thức
bảo vệ môi trường cũng như phẩm chất tốt đẹp của con người mới.


====== ======

- 22-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN.
GDMT qua môn Địa lí là một điều kiện hết sức thuận lợi so với phân môn
khác. Với môn Địa lí ở THCS tôi cũng đã áp dụng nhiều năm và kết quả năm học
2013 – 2014, thí điểm ở 60 HS kết quả đạt được như sạu :
Năm học 2009- 2010:
TS Học sinh
tham gia

Chưa nhận biết

60

Có nhận biết

Có ý thức


Sl

%

Sl

%

Sl

%

26

43,3

20

33,3

10

16,7

Biết vận dụng
Sl

%


4

6,6

Năm học 2013- 2014:
TS Học sinh
tham gia

Chưa nhận biết

60

Có nhận biết

Có ý thức

Sl

%

Sl

%

Sl

%

8


13,3

26

43,3

14

23,4

Biết vận dụng
Sl
12

%
20,0

* Chênh lệch tỉ lệ trước khi thực hiện chuyên đề và sau khi thực hiện chuyên đề.
Năm học

Chưa nhận
biết

Có nhận
biết

Có ý thức

Biết vận
dụng


2009 - 2010

43,3

33,3

16,7

6,6

2013 - 2014.

13,3

43,3

23,4

20,0

Tỉ lệ chênh lệch.

30,0

10,0

6,7

13,3


Như vậy: Kết quả của bài kiểm tra đã cho thấy được sự tiến bộ của học sinh
trong vấn đề nhận thức về môi trường cụ thể là khóa học 2013-2014 so với khóa học
2009-2010 tỉ lệ học sinh chưa nhận biết giảm 30,0%, tỉ lệ HS có nhận biết tăng
10,0%, tỉ lệ có ý thức tăng 6,4% đặc biệt là số học sinh đã biết vận dụng, tăng lên
13,6 %.


====== ======

- 23-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

Qua việc tiến hành áp dụng việc dạy tích hợp môi trường, tôi đã thấy được
những tiến bộ rõ rệt trong nhận thức HS. Các em đã có ý thức tự giác hơn thông qua
những hoạt động như trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, quét dọn sân
trường, đổ, đốt rác đúng nơi quy định…
Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu trong quá trình thực hiện việc gắn
kết GDMT trong việc dạy và học tập Địa lí cũng như trong quá trình theo dõi thực
nghiệm của bản thân tại địa phương nhưng với tôi nhận thấy đây là một kết quả đáng
mừng, và có thể áp dụng tốt việc “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học
môn Địa Lí cấp THCS”.
* KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SKKN.
- Áp dụng trong công tác dạy học cho HS đại trà các khối học (6, 7, 8, 9) trường
THCS nơi tôi đang công tác và có thể áp dụng ở tất cả các trường cấp THCS, SKKN
có thể áp dụng để bồi bưỡng HS giỏi môn Địa lí.
VI. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không.
VII. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.

- Nhà trường: Cần có đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học đặc biệt là hệ thống máy
chiếu, bảng thông minh, mua thêm tài liệu sách báo, kết hợp mở các lớp giáo dục kĩ
năng sống cho HS, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về môi trường, tổ chức
cho HS tham gia các hoạt động ngoại khóa tại địa phương…
- Đối với GV: Phải có kiến thức sâu rộng, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương
pháp dạy học. Luôn tự bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
GV phải sử dụng thành thạo máy tính, có kỹ năng sử dụng thành thạo, đưa tranh ảnh và
kiến thức môi trường trong các bài dạy, tìm kiếm và thiết kế bài giảng tích hợp kiến
thức phù hợp với nội dung bài. Luôn tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa

cùng HS.
- Đối với HS: Cần có đủ sách giáo khoa, vở ghi, có tài liệu tham khảo và biết sử
dụng máy tính, cần có ý thức tự giác, chủ động tham gia các hoạt động vệ sinh, trồng
cây xanh. Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Biết xây dựng



====== ======

- 24-


SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

cảnh quan môi trường học tập xanh - sạch - đẹp. Tham gia đầy đủ các hoạt động
ngoại khóa ở trường và địa phương tổ chức.
VIII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SKKN.
1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
1.1. Chất lượng giảng dạy bộ môn.
Sau một thời gian áp dụng tích hợp trong các bài giảng kết hợp một số phương

pháp dạy học ở các khối lớp của trường THCS tôi dạy, qua khảo sát cho thấy kết quả
học tập bộ môn Địa lí đã khả quan hơn:
+ Đa số HS đã có được sự nhận biết, nắm bắt kiến thức trọng tâm, thông hiểu
và vận dụng kiến thức môi trường của bộ môn trong quá trình học tập và vận dụng
trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Các em HS đã chủ động, tích cực khi tham
gia các hoạt động ngoại khóa nhà trường tổ chức tất cả các em đều cảm thấy thích
thú hơn khi tự mình lĩnh hội kiến thức, được thể hiện mình qua những hành động và
việc làm của mình tại nơi sinh hoạt và cư trú tại địa phương.
+ Tất cả các HS đã chủ động khi tham gia mọi hoạt động về môi trường và
trình bày sản phẩm của mình trước tập thể, tất cả các em đều cảm thấy thích thú hơn
khi cùng nhau trải nghiệm.
+ Chất lượng đại trà bộ môn Địa lí trường THCS tôi trực tiếp giảng dạy năm
học 2015- 2016 so với năm học trước (2012 - 2013) như sau:
Kết quả năm học 2012- 2013 (chưa áp dụng SKKN )
TT Khối
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

SL

%

SL

TB

%

SL

Yếu
%

SL

Kém

%

SL

%

1

6

117

22

18,8

68

58,1 27


23,1 0

0

0

0

2

7

116

25

21,6

70

60,3 21

18,1 0

0

0

0


3

8

105

28

26,6

65

61,9 12

11,5 0

0

0

0

4

9

115

30


26,1

69

60,0 16

13,9 0

0

0

0



====== ======

- 25-


×