Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Chuyên đề 1 PP nâng cao năng lực cho học sinh dạy TV cho HS DT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.61 KB, 16 trang )

CHỦ ĐỀ 1
PHƯƠNG PHÁP TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG
VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ MÔI TRƯỜNG
HỌC TIẾNG.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO
PHẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
DÂN TỘC, VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC TẠO
MÔI TRƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC.
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO
MÔI TRƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC.


HĐ1: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG
Môi trường học tiếng được hiểu là các điều kiện tự nhiên, xã hội, các
phương tiện, hoạt động trong và ngoài nhà trường có tác động đến quá
trình học tập, rèn luyện và sử dụng ngôn ngữ.
* Môi trường học tiếng trong nhà trường bao gồm:
- Cảnh quan nhà trường, lớp học: Gồm cảnh quan tự nhiên và tự tạo.
- Hoạt động dạy – học: Trong tất cả các môn học.
- Các phương tiện dạy và học: SGK các môn học, đồ dùng dạy học, sách tham
khảo …
- Các hoạt động bổ trợ: Đọc sách, xem băng hình, trò chơi, văn nghệ …
* Môi trường học tiếng ngoài nhà trường bao gồm:
- Đặc điểm dân cư: Dân số, thành phần dân tộc, tình trạng cư trú …
- Môi trường văn hóa - xã hội: Trình độ dân trí, sinh hoạt văn hóa, ngôn ngữ
giao tiếp trong cộng đồng, tình hình sử dụng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc …
- Môi trường gia đình: Ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình, các phương tiện nghe
nhìn …



HĐ2: TÌM HIỂU VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO PHẢI TẠO MÔI TRƯỜNG
TV CHO HỌC SINH DÂN TỘC, VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG
VIỆC TẠO MÔI TRƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC.
Tiếng việt đối với học sinh dân tộc là NN2, không phải TMĐ. Quá trình học NN2
khác với quá trình học TMĐ ít nhất ở 3 điểm: Trình độ xuất phát, cơ chế lĩnh hội và
môi trường học tiếng.
Về môi trường học tiếng có thể so sánh như sau:
Môi trường học TMĐ

Môi trường học NN2
- Hầu như không có môi trường
- Có môi trường học tiếng từ tuổi học NN2 ở thời kỳ trước tuổi đi
Thời gian sơ sinh đến 5, 6 tuổi (trước khi đi học) học.
- Kéo dài suốt cả cuộc đời, trong - Bó hẹp trong thời gian học trên
mọi hoạt động.
lớp, ở trường và một số hoạt động
ngoài giờ học.
Không gian bó hẹp:
Không gian mở rộng:
- Lớp học, trường học, một số
Không
- Môi trường nhà trường.
hoạt động với không gian hạn chế.
gian
- Môi trường gia đình.
- Môi trường làng bản, xã hội


HĐ2: TÌM HIỂU VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO PHẢI TẠO MÔI TRƯỜNG
TV CHO HỌC SINH DÂN TỘC, VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG

VIỆC TẠO MÔI TRƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC.
Như vậy môi trường học tiếng việt của học sinh dân tộc bị hạn chế rất nhiều,
đó là:
- Thiếu sự tác động của môi trường tiếng việt tự nhiên hàng ngày, đặc biệt là
thời kì trước tuổi học. Tức là Tiếng việt chưa được “thấm” vào trẻ hàng ngày để
tạo nên nền tảng ban đầu.
- Không có nhiều cơ hội để thực hành sử dụng tiếng việt trong giao tiếp.
Do vậy, việc học tiếng việt đối với học sinh dân tộc gặp nhiều khó khăn. Để bổ
sung, khắc phục những thiếu hụt nêu trên, việc tạo môi trường tiếng việt cho học
sinh dân tộc là hết sức cần thiết.


HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO MÔI
TRƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC.
NHIỆM VỤ 1: TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC TV TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Tạo cảnh quan tiếng việt trong và ngoài lớp học
Những ấn tượng trực giác hết sức quan trọng đối với trẻ em, đặc biệt là giai
đoạn đầu của cấp Tiểu học. Một lớp học sạch sẽ, được trang trí “bắt mắt” sẽ thu
hút sự chú ý, yêu thích của học sinh.
Trưng bày không chỉ có tác dụng trang trí, làm đẹp lớp học mà cần phải tạo ra
môi trường cảnh quan tiếng việt để giúp HSDT học TV. Nếu hàng ngày HS được
“tắm” trong một không gian lớp học TV thì chắc chắn TV sẽ dần dần “thấm” vào trí
nhớ của các em.
Ngoài cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu (quy định chung), các sản phẩm
trưng bày để tạo cảnh quan TV rất đa dạng, phong phú. Có thể là:
- Danh sách lớp, khẩu hiệu theo chủ đề, truyện tranh, sách đọc thêm …
- Đồ dụng dạy học: Mô hình, tranh ảnh, mẫu vật, bản đồ, bảng chữ cái …
- Sản phẩm của HS: Vở sạch chữ đẹp, tranh vẽ, bài kiểm tra, sản phẩm thủ
công, …



NHIỆM VỤ 1: TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC TV TRONG NHÀ TRƯỜNG
2. Tăng cường hoạt động giao tiếp
*HSDT thường ít có cơ hội giao tiếp TV ở gia đình và ngoài xã hội. Tâm lý nhút
nhát, thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người lạ thường thấy ở HSDT. Do vậy, GV cần
tạo nhiều cơ hội để HS được thực hành giao tiếp TV bằng cách:
+ Tận dụng tối đa tình huống thực: Trong quá trình dạy học thường xuyên đặt
câu hỏi và hướng dẫn HS đặt câu hỏi; dạy cách giao tiếp với người lớn trong
trường (GV, cán bộ, phụ huynh, khách đến thăm trường); tăng cường tổ chức các
hoạt động tập thể như trò chơi, văn nghệ …
+ Xây dựng các tình huống giả định: Cho HS đóng vai các nhân vật trong bài
học, tạo ra các tình huống và hướng dẫn HS xử lí tình huống/ đóng vai nhân vật
trong tình huống …
* Các hoạt động giao tiếp của HS cần theo hướng mở rộng dần vòng giao tiếp:
- Từ gần đến xa: HS với HS, HS với GV trực tiếp dạy, HS với các GV khác, HS
với cán bộ, công nhân viên, HS với khách đến thăm trường …


NHIỆM VỤ 1: TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC TV TRONG NHÀ TRƯỜNG
2. Tăng cường hoạt động giao tiếp
- Từ hẹp đến rộng: Từ giao tiếp với một người đến giao tiếp với nhiều người.
Chú trọng giao tiếp giữa HS – HS thông qua hình thức mởi rộng nhóm: nhóm 2,
nhóm 3 – 4, nhóm cùng tuổi, nhóm cùng sở thích, theo tổ … Và mở rộng hơn là
giao tiếp với HS các lớp khác.
* Tạo điều kiện để HS được “giao tiếp” với công cụ dạy - học và tài liệu bổ trợ
như truyện, sách đọc thêm, tranh ảnh …
- Tích cực làm đồ dùng dạy học và sử dụng chúng trong quá trình giảng dạy.
- Tổ chức cho HS mượn và đọc truyện của thư viện hoặc truyện của cá nhân
HS, trao đổi sách, truyện trong quá trình đọc và trao đổi về nội dung đã đọc với
bạn bè, GV.



NHIỆM VỤ 2: TẠO MÔI TRƯỜNG TV Ở GIA ĐÌNH.
Cùng sự phát triển chung của xã hội, đời sống đồng bào vùng dân tộc từng
bước được cải thiện. Các phương tiện nghe nhìn như ti vi, ra đi ô, sách báo …
đã có trong nhiều gia đình. Hơn nữa số phụ huynh trẻ biết TV ngày càng tăng.
Đây là những tín hiệu tốt làm cơ sở cho việc xây dựng môi trường TV ở gia đình
HS. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh HS chưa có ý thức và cũng chưa biết cách tạo
điều kiện giúp đỡ con em học tập ở nhà. Do vậy, GV cần:
- Khảo sát để nắm được điều kiện cụ thể của từng gia đình HS: tivi, đài, sách
báo TV, tình hình sử dụng TV, góc học tập, nghề nghiệp của bố mẹ …
- Có thể khảo sát bằng cách: Phỏng vấn HS, trực tiếp đến thăm và phỏng vấn
gia đình HS, gặp gỡ trao đổi với cán bộ xã, thôn …


NHIỆM VỤ 3: TẠO MÔI TRƯỜNG TV TRONG CỘNG ĐỒNG
Giao thông, đường sá ở vùng dân tộc từng bước được cải thiện, nhiều vùng dân
tộc đã có người Kinh sống xen kẽ, các phương tiện thông tin bằng TV ngày càng
nhiều. Nhu cầu giao lưu văn hoá, trao đổi mua bán ngày càng phát triển. Do đó, số
người biết TV trong cộng đồng ngày càng tăng. Có thể huy động cộng đồng tham
gia vào việc tạo môi trường TV bằng cách:
1. Vận động cộng đồng giao tiếp với HS: Phối hợp với Hội cha mẹ HS, chính
quyền địa phương tuyên truyền, vận động những người biết nói TV có ý thức giao
tiếp bằng TV với HS trong sinh hoạt cộng đồng (đặc biệt là cán bộ xã, cán bộ các
đoàn thể trong xã).
− Hướng dẫn cộng đồng một số biện pháp giao tiếp đơn giản với HS như:
+ Khi gặp HS đi học về: nhắc các em chào bằng TV/chào các em bằng TV hoặc
hỏi HS một số câu đơn giản như: Cháu học lớp mấy? Cô nào dạy? Hôm nay cháu
được mấy điểm?...
+ Yêu cầu các em đọc các câu khẩu hiệu, áp phích, bảng tin, sách trong điều

kiện có thể.


NHIỆM VỤ 3: TẠO MÔI TRƯỜNG TV TRONG CỘNG ĐỒNG
2. Mở chuyên mục phát thanh dành cho thiếu nhi:
GV kết hợp với tổng phụ trách đội cần thực hiện hoạt động này bằng cách:
− Phối hợp với chính quyền địa phương, đài phát thanh xã để phát chương
trình thiếu nhi hằng tuần vào một ngày cố định, giờ cố định.
− Nội dung chương trình phát có thể là đọc truyện, kể chuyện, đọc thơ, hát,
kịch, nêu gương tốt của HS ...
− Chọn những HS có năng khiếu, tập dượt để thực hiện chương trình phát
thanh.
− Thông báo cho HS, GV toàn trường và phụ huynh về chương trình, thời gian
để họ có ý thức lắng nghe.
3. Phối hợp với Đoàn Thanh niên xã tổ chức các hoạt động tập thể như: lễ
hội, văn nghệ, thể thao, tổ chức cho HS tham gia dán, viết các khẩu hiệu, áp
phích quảng cáo, tuyên truyền ở nơi công cộng hoặc yêu cầu HS đọc cho gia
đình và người khác cùng biết.


CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho câu hỏi :
Thế nào là môi trường học tiếng ?
A. Là các điều kiện tự nhiên trong và ngoài nhà trường có tác động
đến quá trình học tập, rèn luyện và sử dụng ngôn ngữ.
B. Là những tác động của con người nhằm tạo ra một môi trường
thuận lợi, tích cực giúp cho HSDT học TV.
C. Là các điều kiện tự nhiên, xã hội, các phương tiện, hoạt động
trong và ngoài nhà trường có tác động đến quá trình học tập, rèn
luyện và sử dụng ngôn ngữ.

Câu 2. Bạn hãy viết vài ý để giải thích cho câu hỏi : Tại sao việc tạo
môi trường TV cho HSDT lại cần thiết ?


CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 3. Hãy liệt kê các biện pháp tạo môi trường TV cho HSDT
theo bảng sau :
Trong nhà trường
................................
.
................................
.

Ở gia đình HS

Trong cộng đồng

................................ ................................
.
.
................................ ................................
.
.

................................ ................................
................................
.
.
.
................................ ................................

................................
.
.
.


CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 4. Tự đánh giá khả năng vận dụng từng biện pháp nêu trên vào thực tế
giảng dạy theo các mức độ sau : Tốt, Khá, Đạt yêu cầu, Chưa đạt yêu cầu.
Câu 5. Đánh dấu x vào ô trống trước lựa chọn của bạn cho câu hỏi sau :
Bạn sẽ làm gì sau khi học xong bài học này ?
Chưa biết phải làm gì.
Xây dựng kế hoạch tạo môi trường TV.
Trao đổi với đồng nghiệp về nội dung bài học, xây dựng và thực thi kế hoạch
tạo môi trường TV cho HS lớp mình phụ trách.


THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Phương án C.
Câu 2. Bạn đã nắm chắc kiến thức nếu phần viết của bạn có các ý sau :
− Trẻ em dân tộc thường không có môi trường học TV thời kì trước tuổi đi
học. Do vậy, thiếu sự tác động của môi trường TV tự nhiên hằng ngày. Tức
là TV chưa được "thấm" vào trẻ hằng ngày để tạo nên nền tảng ban đầu.
− Thời gian học TV bó hẹp trong thời gian học trên lớp, ở trường và một số
hoạt động ngoài giờ học.
− Không gian học TV thường bị hạn chế trong lớp học, trường học.
− Không có nhiều cơ hội để thực hành sử dụng TV trong giao tiếp.


THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ

Câu 3 : Bạn đã thành công nếu bạn ghi được như bảng sau :
Trong nhà trường
Ở gia đình HS
1. Tạo cảnh quan TV
1. Vận động phụ huynh
trong và ngoài lớp học. tạo góc học tập cho con
em.
2. Tăng cường hoạt
2. Hướng dẫn phụ huynh
động giao tiếp trong và giao tiếp, kiểm tra việc
ngoài giờ học.
học của con em.

Trong cộng đồng
1. Vận động cộng đồng
giao tiếp với HS bằng TV.
2. Mở chuyên mục phát
thanh dành cho thiếu nhi.
3. Phối hợp với Đoàn
Thanh niên xã tổ chức
các hoạt động tập thể.


THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 4. Bạn hãy trao đổi phần tự đánh giá của bạn với các đồng nghiệp
để chia sẻ những kinh nghiệm tốt và tìm biện pháp khắc phục khó khăn.
Câu 5. Nếu bạn chọn : "Trao đổi với đồng nghiệp về nội dung bài học,
xây dựng và thực thi kế hoạch tạo môi trường TV", bạn đã thực sự có
chuyển biến về ý thức và hành động sau khi học.
Nếu bạn chọn : "Xây dựng kế hoạch tạo môi trường TV", bạn đã có

chuyển biến về nhận thức nhưng cần cố gắng hiện thực hoá.
Nếu bạn chọn : "Chưa biết phải làm gì", bạn hãy cố gắng học lại bài này
và tìm sự giúp đỡ ở đồng nghiệp. Tin rằng bạn sẽ tìm được lời giải đáp.



×