Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

chuyên đề phát trien năng luc cua hoc sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.68 KB, 5 trang )

Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc
Tổ: Hóa Sinh
CHUYÊN ĐỀ THAO GIẢNG THÁNG 1
Tên chuyên đề:
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT SINH HỌC LỚP 6
I. Lý do chọn chuyên đề
Nền giáo dục nước ta ngày càng phát triển và có sự đổi mới vượt bậc. Đó chính là đổi
mới phương pháp dạy và học, giáo viên không còn là trung tâm, là người truyền thụ kiến
thức như trước đây mà giáo viên là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm. Vậy làm thế
nào để học sinh thể hiện vai trò trung tâm của mình. Để thực hiện được điều này người giáo
viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Đó chính là tạo điều kiện cho các em chủ động
tham gia các hoạt động trong tiết học, tự tìm hiểu, phát hiện ra kiến thức. Đặc biệt phát huy
sự tìm tòi, quan sát, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. Từ
đó, tôi chọn chuyên đề “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết sinh học lớp 6”
II. Đặc điểm tình hình
Phần lớn các em đã được rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, các em thích quan sát mẫu
vật, làm thí nghiệm, tự tìm hiểu ra vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên hơn sự áp đặt về
vấn đề của giáo viên. Khi các em tự tìm hiểu các em được nêu lên ý kiến của mình, các câu
hỏi thực tế mà các em quan sát được.
III. Nội dung:
1. Chuẩn bị bài:
- Học sinh: Chuẩn bị làm thí nghiệm chứng minh những điều kiện cần cho hạt nảy
mầm ở nhà trước khoảng 3- 4 ngày và bảng phụ.
- Giáo viên: Chuẩn bị hình ảnh phục vụ cho bài, các thông tin, bài giảng điện tử. làm
thí nghiệm ở nhà trước khoảng 3- 4 ngày.
2. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1 : Thí nghiệm chứng minh những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Học sinh biết cách tiến hành làm các thí nghiệm xác định các điều kiện cần cho hạt
nảy mầm ở nhà trước 3 - 4 ngày
- GV cũng làm thí nghiệm ở nhà trước 3 - 4 ngày.



- HS thảo luận nhóm (4-5hs), ghi kết quả thí nghiệm 1 gồm 3 cốc vào bảng phụ và trả
lời các câu hỏi sau:
+ Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm? Tại sao?
+ Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được?
+ Kết quả của thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
- Gắn bảng phụ, đại diện nhóm lên thuyết trình. Các nhóm khác nhận xét và đặt câu
hỏi. Từ đó rút ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- HS quan sát thí nghiệm 2 ở cốc 4: nêu kết quả và đặt câu hỏi:
+ Hạt đỗ trong cốc này có nảy mầm không? Vì sao?
+ Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí như cốc thí nghiệm số 3, hạt nảy mầm còn
cần điều kiện nào nữa?
- Qua các thí nghiệm trên, rút ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Muốn cho hạt nảy mầm cần có những điều kiện nào?
Hoạt động 2: Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như
thế nào trong sản xuất?
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm, giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật:
+ Sau khi gieo hạt gặp mưa to, đất ngập úng thì phải tháo nước ngay.
+ Phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt.
+ Khi trời rét phải ủ rơm rạ cho hạt.
+ Phải gieo hạt đúng thời vụ.
+ Phải bảo quản tốt hạt giống.
Hs thảo luận nhóm trả lời, gv gọi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung và đặt câu hỏi.
Gv nhận xét bổ sung.
Trên đây là nội dung chuyên đề rất mong sự góp ý của quý thầy cô.
Kon Tum, ngày 6/1/2015
Người viết
Trần Thị Nhuyển



GIÁO ÁN SINH HỌC 6
TPPCT: 43
Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
A. MỤC TIÊU CỦA TIẾT HỌC: Qua tiết học này HS phải:
* Kiến thức: Biết được
- Tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt
nảy mầm.
- Nguyên tắc cơ bản để thiết kế một thí nghiệm xác định một trong những yếu tố cần
cho hạt nảy mầm.
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo quản
hạt giống.
* Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Nắm được các thao tác khi làm thí nghiệm thành công.
* Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, sáng tạo trong quá trình làm thí nghiệm, có ý thức bảo
vệ thực vật, bảo vệ môi trường ổn định cần thiết cho sự nảy mầm của hạt.
B. CHUẨN BỊ:
1/ GV: Bài giảng điện tử, 4 cốc ở thí nghiệm 1, 2 SGK.
2/ HS: 4 cốc thí nghiệm ở nhà, bảng phụ.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan, quan sát, thí nghiệm chứng minh, thảo
luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 1. Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc
điểm gì? Đáp án: Phát tán nhờ động vật (gồm quả trinh nữ, quả thông, quả ké đầu ngựa...)
Quả thường có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có nhiều gai hoặc nhiều móc.
2. Những qủa và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió? .
Đáp án: Phát tán nhờ gió, quả hoặc hạt có đặc điểm: có cánh hoặc có túm lông, nhẹ (quả
chò, quả trâm bầu, hạt hoa sữa, hạt bồ công anh)
3. Con người có giúp cho việc phát tán quả và hạt không? Bằng những cách nào? Sự phát

tán có lợi gì cho thực vật?
Đáp án: Con người cũng giúp rất nhiều cho sự phát tán của và hạt bằng nhiều cách như: vận
chuyển quả và hạt đi tới các vùng, miền khác nhau hoặc giữa các nước thực hiện việc xuất
khẩu, nhập nhiều loại quả và hạt.
Kết quả là các loài cây được phân bố ngày càng rộng và phát triển khắp nơi.
3/ Bài mới: a. Giới thiệu bài:
- Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ trong
một thời gian dài mà không có gì thay đổi. Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và
ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt nảy mầm. Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
b. Phát triển bài:
Hoạt động của GV và HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho 1. Thí nghiệm về những điều
hạt nảy mầm
kiện cần cho hạt nảy mầm:
- GV kiểm tra các thí nghiệm của các nhóm và nhận xét. + Thí nghiệm 1,2:


- HS thảo luận nhóm (4-5 hs 5p) ghi kết quả thí nghiệm
vào bảng phụ và trả lời các câu hỏi sau:
H. Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm? Tại sao?
H. Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy
mầm được?
H. Kết quả của thí nghiệm cho biết hạt nảy mầm cần
những điều kiện gì?
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các
nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- GV: nhận xét, chính xác hóa kiến thức:
- HS quan sát thí nghiệm 2 ở cốc 4: nêu kết quả và đặt
câu hỏi:

H. Hạt đỗ trong cốc này có nảy mầm không? Vì sao?
H.Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí như cốc thí
nghiệm số 3, hạt nảy mầm còn cần điều kiện nào nữa?
- Qua các thí nghiệm trên, rút ra các điều kiện cần cho
hạt nảy mầm.
- Muốn cho hạt nảy mầm cần có những điều kiện nào?
- GV: Nhận xét, chốt lại các điều kiện cần cho hạt nảy
mầm.
- HS: ghi nhớ  rút ra kết luận.
GDMT: Chúng ta thấy nước, không khí, nhiệt độ có vai
trò quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt. Vậy, để đảm
bảo được điều đó chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi
trường. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường ví dụ như
chặt phá rừng  đất xói mòn (không giữ được nước),
các khí độc tăng lên  nhiệt độ tăng  ảnh hưởng đến
sự nảy mầm của hạt, đồng thời ảnh hưởng đến sự sống
của chúng ta.
Hoạt động 2: Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm
của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất
-GV: yếu cầu dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu để giải
thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật ở phần lệnh
SGK /114
- HS thảo luận nhóm, giải thích các biện pháp trên
- GV gọi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung và đặt
câu hỏi.
-GV nhận xét chốt kiến thức
-HS lắng nghe, ghi bài.

- Những điều kiện cần cho hạt
nảy mầm:

+ Điều kiện bên ngoài: đủ nước, đủ
không khí và nhiệt độ thích hợp.
+ Điều kiện bên trong: hạt giống
tốt, còn phôi, không bị sâu mọt
hoặc bị mốc…

2.Những hiểu biết về điều kiện
nảy mầm của hạt được vận dụng
như thế nào trong sản xuất?
+ Sau khi gieo hạt gặp mưa to,
đất ngập úng thì phải tháo nước
ngay.
+ Phải làm đất tơi, xốp trước khi
gieo hạt.
+ Khi trời rét phải ủ rơm rạ cho
hạt.
+ Phải gieo hạt đúng thời vụ.
+ Phải bảo quản tốt hạt giống


Kết quả thí nghiệm
STT
Điều kiện thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô
Không nảy mầm
Cốc 2 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước Không nảy mầm
Cốc 3 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm
Nảy mầm
Cốc 4 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm, để

Không nảy mầm
trong hộp xốp đựng đá
c. Tổng kết bài: HS nhắc lại kết luận SGK
4/ Kiểm tra, đánh giá:
1) Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
A. Đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp, hạt chắc mẩy, không mối mọt, không
sâu bệnh.
B. Hạt phải khô.
C. Hạt chắc mẩy, không mối mọt, không sâu bệnh.
D. Đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.
2)Trong nông nghiệp, sau khi gieo hạt gặp trời mưa kéo dài, đất bị ngập úng ta phải:
A. Phủ rơm rạ nhằm tránh nhiệt độ thấp, hạt không nảy mầm được.
B. Tiến hành làm đất tơi xốp để tạo điều kiện thông thoáng cho hạt hô hấp.
C. Phun thuốc phòng trừ các loại sâu bệnh cơ hội.
D. Tháo hết nước để hạt có đủ không khí hô hấp.
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK /115 vào vở bài tập.
- Đọc mục : “ em có biết”
- Ôn lại kiến thức các chương I  VII. - Xem trước bài: “ Tổng kết về cây có hoa”
E. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………



×