Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

slide bài giảng tiết 28,29 dat nuoc NKD (cham)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 63 trang )


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

-Cuộc đời:
+ Sinh 1943, xã Phong Hoà, huyện Phong
Điền, Thừa Thiên Huế.
+ Xuất thân: trong gia đình có truyền thống
yêu nước và cách mạng.


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

+1964: tốt nghiệp Khoa Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội
 trở về miền Nam tham gia chiến đấu và hoạt động văn
nghệ đến 1975.
+ Hiện nay: nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

- Sự nghiệp
+ Nguyễn Khoa Điềm hoạt động chủ yếu ở chiến trường TrịThiên. Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực
nghệ thuật và chính trị.
+ Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ
trong những năm chống Mĩ.
+ Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang
màu sắc chính luận;ưa phân tích, lí giải,triết lí những vấn đề
của dân tộc, đất nước, thời đại bằng thơ.




+ Tác phẩm chính:
/ Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972)
/ Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
/ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)
/ Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn,
1990)
/ Cõi lặng (thơ, 2007)
+ Năm 2000, Nguyễn Khoa Điềm được
nhận giải thưởngNhà nước về Văn học
nghệ thuật.


2. Tác phẩm: Trường ca Mặt
đường khát vọng:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1971, ở giữa chiến khu
Trị - Thiên, hướng về tuổi trẻ
Việt Nam trong những ngày sục
sôi đánh My, Nguyễn Khoa
Điềm viết "Mặt đường khát
vọng". Tác phẩm được in lần
đầu năm 1974.
- Tác phẩm gồm 17 chương ,
mỗi chương là một chủ đề( Lời
chào, Báo động, Tuổi trẻ không
yên, Đất nước, Xuống đường,…
chương cuối cùng Mùa thu tựu
trường)



b. Nội dung:
Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ
đô thị vùng tạm chiếm ở miền
Nam trước 1975:
- Nhận thức rõ bộ mặt xâm lược
của đế quốc Mĩ
- Hướng về nhân dân, đất nước
-Ý thức được sứ mệnh của thế
hệ mình trong cuộc đấu tranh
của toàn dân tộc.
c, Thể loại và đề tài
-Thể loại: Trường ca là thể thơ
trữ tình chính luận, tự do, ít vần
hoặc không vần
- Đề tài: Đất nước

 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong kháng chiến chống Mỹ


3. Đoạn trích:
a. Vị trí:
Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
b. Giá trị:
Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước
của thơ ca Việt Nam hiện đại.
c. Bố cục: Gồm hai phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”
 Những cảm nhận mới mẻ, độc đáo, sâu sắc của tác giả về

đất nước.
- Phần 2: Còn lại
 Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.


II. Đọc – hiểu văn bản:
1, Phần 1:
a. Những phát hiện độc đáo, mới mẻ, sâu sắc về quá trình
hình thành, phát triển của Đất nước
 Cảm nhận ở phương diện sinh thành và tồn tại của Đất
Nước (Đất Nước có tự bao giờ?):

Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên


- Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi ,
bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi
con người:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường
hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..”



+ Đất Nước có trong câu chuyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa mẹ
thường hay kể”  khắc sâu những hình ảnh về cuộc sống của
cha ông trong quá khứ.


+ Đất Nước có trong hình ảnh "miếng trầu bây giờ bà ăn"  gợi
người đọc nhớ đến tục ăn trầu và truyện cổ tích "Trầu Cau".



+ Đất Nước gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc: Truyền
thuyết "Thánh Gióng"  cho biết sự vươn mình, đánh dấu về sức
mạnh quật khởi của dân tộc trong sự nghiệp chiến đấu hi sinh
bảo vệ bờ cõi.


+ Đất Nước còn gắn với phong tục tập quán quen thuộc (Tóc mẹ
thì bới sau đầu) và đạo lí tốt đẹp lâu đời của dân tộc - tình nghĩa
thủy chung vợ chồng (Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối
mặn)


Làng quê Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà tranh

+ Đất Nước gắn với những vật dụng thân thuộc hàng ngày, gắn
với quá trình lao động cần cù, lam lũ của con người:
. Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng "Cái kèo cái cột thành
tên"  những cái tên có từ rất lâu, từ khi con người biết "dựng
nhà, dựng cửa".



+ Đất Nước gắn với hạt gạo ta ăn hàng ngày, với nghề trồng
lúa nước lâu đời. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng sự cần
cù lam lũ của con người thì ngôn từ "xay, giã, giần, sàng" cũng
xuất hiện.


- Lịch sử lâu đời của đất nước:
Được nhắc đến bằng:
/ Câu chuyện cổ tích “Trầu cau”,
/ Truyền thuyết Thánh Gióng,
/ Phong tục tập quán,
/ Nền văn minh lúa nước.
 Cảm nhận về sự sinh thành và tồn tại của Đất nước,
Nguyễn Khoa Điềm có sử dụng hệ thống hình ảnh và ngôn từ
vừa đậm màu sắc dân gian bình dị, gần gũi, thân quen; vừa có
chiều sâu văn hoá và lịch sử.


 Cảm nhận về phương diện không gian - địa lí và thời
gian - lịch sử của đất nước (Đất Nước là gì?):


- Về phương diện không gian địa lí: Tác giả chia tách khái
niệm Đất Nước thành hai yếu tố Đất và Nước để cảm nhận
và suy tư về đất nước một cách sâu sắc:
+ Đất Nước là không gian gần gũi, gắn bó với mỗi người:


/ Là nơi gắn với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày:

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm


/ Là nơi gắn với kỉ niệm tình yêu đôi lứa:
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm


+ Đất Nước còn bao gồm cả không gian rộng lớn, kì vĩ của núi sông,rừng bể:
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi”.
Những hình ảnh trong câu thơ, vừa gợi không gian mênh mông.
Vừa gợi niềm tự hào về đất nước trù phú, giàu đẹp, tài nguyên vô tận .


+ Đất Nước còn là không gian sinh tồn, nơi phát sinh và phát
triển của cộng đồng người Việt qua biết bao thế hệ:
Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại (Những ai bây giờ),
đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau)


+ Tất cả đều không quên nguồn cội:
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

LỄ GIỔ TỔ HÙNG VƯƠNG



×