Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

KHẢ NĂNG LỢI ÍCH VÀ LỘ TRÌNH TIẾN TỚI ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.26 KB, 16 trang )

KHẢ NĂNG LỢI ÍCH VÀ LỘ TRÌNH TIẾN TỚI ĐỒNG
TIỀN CHUNG ASEAN
II.1 Khả năng hình thành một đồng tiền chung ASEAN
Quá trình thành lập một liên minh tiền tệ ở ASEAN chắc chắn cũng phải trải qua một giai đoạn mà EMU đã
trải qua, nghĩa là đáp ứng các tiêu chí cụ thể để hội nhập, một hình thức thoả thuận tỷ giá nào đó (có thể là thiết lập
các tỷ giá trung tâm với biên độ dao động thích hợp), thiết lập các quy định về tài khoá, về cạnh tranh ở cấp độ khu
vực, và tự do hoá thị trường vốn và thị trường lao động. Tất nhiên, ASEAN và Tây Âu có nhiều điểm khác biệt. Thứ
nhất, ở ASEAN không có nước nào có thể giữ vai trò trung tâm như Đức ở Tây Âu, một nền kinh tế không chỉ lớn
về quy mô mà còn có một quá trình dài kinh tế vĩ mô ổn định. Thứ hai, và không kém phần quan trọng, các nước
Tây Âu không chênh lệch về mặt trình độ phát triển kinh tế như các nước ASEAN. Tuy nhiên, xem xét khả năng ra
đời của một liên minh tiền tệ ở ASEAN cũng phải dựa trên việc xem xét và đánh giá các điều kiện để hình thành
một liên minh tiền tệ đã phân tích ở trên.
1.1 Khả năng hình thành một thị trường tự do di chuyển các yếu tố
Như đã phân tích ở trên, việc tạo ra một môi trường tỷ giá thuận lợi cho sự phát triển của thương mại giữa
các nước trong khu vực, cạnh tranh lành mạnh chính là một động cơ quan trọng khuyến khích ASEAN tăng cường
hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ và tỷ giá. Việc tăng cường hội nhập trong lĩnh vực thương mại, cả ở cấp độ quốc tế và
khu vực đều là cách để ASEAN hợp tác tiền tệ và tỷ giá thành công. Về mặt này, các nước ASEAN hiện đã cam kết
thiết lập một Khu vực Thương mại tự do ASEAN vào năm 2008, và đối với một số nước phát triển hơn là năm 2003.
Tất nhiên, một khu vực thương mại tự do mới chỉ là giai đoạn đầu trên con đường tiến tới thành lập một liên minh
tiền tệ
1.1.1 Sự tự do lưu thông hàng hoá
Cho đến nay các nước ASEAN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc tạo lập một thị trường
hàng hoá tự do lưu thông. Những nỗ lực trong việc cắt giảm thuế quan theo CEPT trong những năm qua đã góp
phần làm cho mức thuế trung bình của các sản phẩm CEPT trong khu vực đã giảm từ 12,76% năm 1993 xuống
2.63% (dự tính)vào năm 2003. Với thành tích đó, các chuyên viên kinh tế ASEAN đã bắt đầu thảo luận về một kế
hoạch giảm thuế xuống mức 0-5% đối với 8000 mặt hàng vào năm 2002 và thêm 1000 vào năm 2003 trong tổng số
9103 mặt hàng phải giảm thuế xuống mức này.
Về các hàng rào phi thuế quan, ASEAN đã đưa ra định nghĩa cụ thể về các rào cản thương mại phi quan thuế
( NTBs) thích ứng với việc thực hiện các quy định về AFTA, đồng thời các nước ASEAN cũng đã xác định được
những NTBs chủ yếu tác động lên thương mại nội bộ khu vực, bao gồm thuế phụ thu hải quan, các biện pháp kỹ
thuật, những yêu cầu về đặc điểm sản phẩm và các biện pháp độc quyền nhóm


Phương thức để loại bỏ các rào cản kỹ thuật mà các nước ASEAN đưa ra là hài hoà các tiêu chuẩn sản phẩm
và công nhận lẫn nhau giữa các nước thành viên về chế độ hải quan. Hợp tác hải quan cũng được tiến hành rất tích
cực trong phạm vi ASEAN, thông qua hội nghị các Tổng cục trưởng hải quan ASEAN. Các vấn đề quan trọng như:
Điều hoà danh mục thuế, các hệ thống xác định trị giá hải quan, đơn giản hoá và điều hoà các thủ tục hải quan, triển
khai hệ thống hành lang xanh đối với hàng hoá thuộc CEPT và vấn đề ký kết Hiệp định Hải quan, đã lần lượt được
đưa ra thảo luận tại các Hội nghị.
Như vậy, khả năng hình thành một khu vực thương mại hàng hoá tự do là hoàn toàn hiện thực và sẽ được
hoàn tất trong tương lai không xa. Nếu so sánh với tiêu chí của khu vực tiền tệ tối ưu về hội nhập thị trường hàng
hoá thì các số liệu về thương mại nội bộ khối của ASEAN cũng tương đối thuận lợi.
Bảng 1. cho thấy rằng nếu tính theo tỷ trọng thương mại trong tổng thương mại thì tỷ trọng trên 50% của EU
cũng như khu vực đồng Euro đều cao hơn nhiều mức của ASEAN và Mercosur. Một nguyên nhân là do tầm quan
trọng của thị trường khu vực đối với ASEAN và EU là khác nhau.
Tuy nhiên, nếu xét tới tỷ trọng thương mại trong GDP, chúng ta thấy rằng tỷ lệ này của EU và ASEAN cũng
tương đối đều nhau, và cả hai đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ của Mercosur. Theo lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu, tỷ
lệ thương mại nội bộ khu vực càng cao thì lợi ích mà một đồng tiền chung mang lại càng lớn nhờ giảm được chi phí
giao dịch và những tác động tiêu cực của sự biến động tỷ giá đối với thương mại.
Cũng cần nhớ rằng mặc dù tỷ trọng thương mại nội bộ trong tổng lưu lượng thương mại của ASEAN không
cao như EU nhưng ổn định tỷ giá khu vực vẫn có một ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN để tránh những tác động
tiêu cực của sự biến động tỷ giá đối với khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu từ các nước ASEAN sang cùng một
thị trường thứ ba. Điều này cũng có nghĩa là sự phối hợp tiền tệ và tỷ giá của ASEAN có thể có những điểm khác
với EU. Chẳng hạn, các nước ASEAN có thể sẽ muốn có một hình thức neo giá với bên ngoài hoặc một rổ tiền tệ có
chứa đồng tiền của các nước bạn hàng chính.
Bảng . Thương mại nội bộ khu vực của ASEAN và các khối kinh tế khác
1995 2000
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
% trong tổng thương mại khu vực
ASEAN 5 23.2 17.8 22.4 22.6
ASEAN 25.3 19.1 23.9 24.3
EU 62.4 61.0 62.1 57.9
Khu vực Euro 52.1 51.3 50.8 48.1

Mercosur 22.6 20.3 23.5 23.9
% trong tổng GDP khu vực
ASEAN 5 11.7 9.9 17.0 14.6
ASEAN 12.6 10.5 17.6 15.3
EU 14.6 13.6 18.0 16.8
Khu vực Euro 12.2 11.2 15.6 14.6
Mercosur 1.9 1.8 2.3 2.5
(Nguồn: IMF, World Economic Outlook, Direction of Trade Statistics,World Bank World Development
Indicators, 2001)
ASEAN 5: Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore, và Thái Lan
Mercosur: Achentina, Brazil, Paraguay, Uruguay, Bolivia và Chile
Như vậy, khả năng hình thành một thị trường thống nhất về hàng hoá, bước đầu tiên trên con đường tiến tới
một liên minh tiền tệ ASEAN là hoàn toàn chắc chắn. Và như cả lý thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu và thực tiễn của
EMU đã cho thấy, một khi hàng hoá đã được tự do lưu thông giữa các nước ASEAN, yêu cầu ổn định tỷ giá hối đoái
giữa các nước thành viên sẽ càng được củng cố thêm, thúc đẩy các nước này thiết lập một cơ chế ổn định tỷ giá.
1.1.2 Sự tự do di chuyển các dòng vốn và lao động
Nói đến khả năng ASEAN trở thành một khu vực tự do di chuyển các dòng vốn, chắc chắn phải nhắc đến
Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) với hai mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, xây dựng một Khu vực đầu tư ASEAN có môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn nhằm
thu hút đầu tư từ cả nguồn trong và ngoài ASEAN; cùng thúc đẩy ASEAN thành một khu vực đầu tư hấp dẫn; củng
cố và tăng cường tính cạnh tranh trên các lĩnh vực kinh tế của ASEAN; giảm dần hoặc loại bỏ những quy định và
điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN;
Thứ hai, đảm bảo rằng việc thực hiện những mục tiêu trên sẽ góp phần hướng tới tự do lưu chuyển đầu tư vào
năm 2020.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, các nước ASEAN sẽ thực hiện:
Một chương trình hợp tác đầu tư ASEAN nhằm khuyến khích đầu tư mạnh mẽ hơn từ các nước ASEAN và
các nước ngoài ASEAN;
Chế độ đối xử quốc gia được dành cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư
vào năm 2020;
Tất cả các ngành nghề được mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư

vào năm 2020;
Khu vực kinh doanh đóng vai trò to lớn hơn trong các nỗ lực hợp tác về đầu tư và các hoạt động có liên quan
trong ASEAN;
Di chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề, chuyên gia và công nghệ giữa các quốc gia thành viên.
Hoàn thành kế hoạch AIA nói trên, các nước ASEAN sẽ hoàn thành tiếp bước thứ hai trên con đường tiến tới
một liên minh tiền tệ ASEAN mà Cộng đồng châu Âu cũng phải tới năm 1992 mới hoàn thành. Các nghiên cứu của
các nhà kinh tế trên thế giới đã thậm chí còn kết luận rằng so với các nước EU vào thời điểm ký kết Hiệp ước
Masstricht, ASEAN có mức độ tự do di chuyển lao động và vốn tương đối cao. Chẳng hạn, công nhân từ các nước
Inđônêxia, Malaixia, Philippin và Thái Lan chiếm khoảng 10% lao động có việc làm tại Singapore, và chiếm khoảng
2% lực lượng lao động của các nước xuất khẩu lao động. Đây là những dấu hiệu cho thấy rằng khu vực hoàn toàn có
những điều kiện cần thiết đầu tiên để tạo lập một đồng tiền chung.
1.2 Khả năng ổn định kinh tế vĩ mô của khối
Ôn định kinh tế vĩ mô là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành một liên minh tiền tệ tiền tệ.
Môi trường kinh tế vĩ mô của các nước thành viên tương lai càng ổn định thì các nước này càng ít cần phải sử dụng
đến chính sách tiền tệ của riêng nước mình để đối phó với các cú sốc, và như vậy sẽ sẵn sàng tham gia vào một khu
vực đồng tiền chung hơn. Kinh nghiệm của EMU thậm chí còn cho thấy rằng ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tỷ giá
là hai mục tiêu hỗ trợ cho nhau, nghĩa là thực hiện tốt một mục tiêu sẽ hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu kia.
Bảng . Tình hình ngân sách chính phủ một số nước châu á
% GDP
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Trung Quốc -1,5 -1,8 -3,0 -4,0 -3,6 -3,2 -3,2
Hàn Quốc 1,0 -0,9 -3,8 -2,7 2,5 2,0 1,2
ASEAN
Indonesia -0,6 -2,1 -1,5 -2,3 -3,7 -2,5
Malaysia -2,6 -1,8 -4,1 -4,2 -5,9 -3,5
Philippines -0,6 -2,1 -1,5 -3,4 -4,1
Singapore 9,3 9,2 3,6 4,5 7,9 6,3 3,1
Thailand 2,8 -3,2 -8,4 -12,3 -4,1
(Nguồn: WB và IMF (WEO 12/2001))
Trên thực tế, tuy còn một số thành viên kém phát triển và kinh tế vĩ mô không ổn định, nhiều nước trong

ASEAN thời gian qua đã đạt được tỷ lệ lạm phát tương đối thấp và mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ trong
GDP nhỏ. Mặc dù những năm gần đây, khủng hoảng và suy thoái kinh tế khu vực đã làm môi trường kinh tế vĩ mô
khu vực kém ổn định hơn trước nhưng tỷ lệ thâm hụt ngân sách của các nước ASEAN vẫn giữ ở mức thấp so với
mức của các nền kinh tế đang chuyển đổi khác. Tuy các chỉ số kinh tế vĩ mô không đồng đều như của khu vực đồng
tiền chung Châu Âu, nhưng môi trường kinh tế vĩ mô của ASEAN vẫn được coi là tương đối ổn định và thuận lợi
cho việc hình thành một liên minh tiền tệ
Bảng 3: Chỉ số kinh tế Vĩ mô khu vực ASEAN và các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu

×