Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giáo án dạy học theo chủ đề: Chủ đề Liên kết hóa học Hóa học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.07 KB, 13 trang )

CHỦ ĐỀ: LIÊN KẾT HÓA HỌC
1. Lí do chọn chủ đề
- Chủ đề liên kết hóa học là một “đơn vị kiến thức” khá trọn vẹn về sự hình thành các
chất, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành tư duy logic, khoa học cho học sinh.
- Trong chương trình hóa học lớp 10 đề cập đến liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
Các loại liên kết này học sinh khó phân biệt, rất hay nhầm lẫn. Do đó, ta cần xây dựng
các bài trên thành 1 chủ đề nhằm tạo sự liên kết, tăng khả năng phân tích, so sánh cho
học sinh.
2. Nội dung chủ yếu của chủ đề
Chủ đề gồm các nội dung chính sau:
- Khái niệm liên kết hóa học, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
- Sự hình thành các loại liên kết này
- Cách phân loại (hay dấu hiệu nhận biết các loại liên kết)
Thời lượng dạy chủ đề: 02 tiết
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 Kiến thức
Học sinh nêu được:
- Khái niệm liên kết hóa học
- Cách phân loại liên kết
Học sinh hiểu được:
- Sự hình thành các loại liên kết
 Kĩ năng
- Viết được quá trình hình thành liên kết của các phân tử

1


- So sánh được sự giống, khác nhau giữa các loại liên kết
 Thái độ
Học sinh có nhận thức đúng đắn về các loại liên kết.


2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề
- Năng lực tư duy logic
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Phiếu học tập
- Bài tập vận dụng
2. Học sinh
- đọc trước bài mới
- ôn lại kiến thức về kim loại, phi kim, muối, độ âm điện.
III. Nội dung bài học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối
a. Mục tiêu hoạt động
Huy động các kiến thức đã học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức
mới của học sinh.
b. Nội dung hoạt động:
Tìm hiểu về liên kết hóa học, cách phân loại, tên gọi các loại liên kết
c. Phương thức tổ chức hoạt động

2


- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Sau đó, GV mời đại diện 1 vài nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, góp ý. Vì là hoạt
động tạo tình huống nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê các câu hỏi cần được giải
quyết ở chủ đề này để hình thành kiến thức và luyện tập.
- Dự kiến 1 số khó khăn của học sinh:
Dựa vào kiến thức về đơn chất, hợp chất, kim loại, phi kim, muối, HS có thể sắp
xếp các chất vào từng nhóm chất này. Nếu HS gặp khó khăn trong phần này GV có thể

gợi nhắc lại các loại chất trên.
Khi dự đoán mỗi nhóm chất vừa được sắp xếp được hình thành bởi liên kết gì, HS
sẽ có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên đây là hoạt động trải nghiệm và kết nối giữa những
kiến thức đã biết và chưa biết nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng tất cả câu hỏi,
muốn trả lời được tất cả câu hỏi HS phải tìm hiểu kiến thức ở phần hình thành kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc thông tin:
Cho các chất sau: Cl2, NaCl, HCl, O2, CO2, K2SO4.
Trả lời câu hỏi:
Hãy phân chia các chất trên thành từng nhóm?
Dự đoán liên kết hóa học được hình thành trong các chất của nhóm đó là gì.
d. Kết quả:
Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu bài tập số 1.
e. Đánh giá kết quả hoạt động:
- Thông qua quan sát trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ các nhóm,
kịp thời phát hiện khó khăn để có giải pháp khắc phục kịp thời.
- Thông qua báo cáo của các nhóm, GV biết được HS đã có những kiến thức nào và cần
bổ sung kiến thức nào.

3


B. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân hình thành liên kết
a. Mục tiêu hoạt động
 Kiến thức
- Học sinh hiểu được tại sao các nguyên tử phải liên kết với nhau ?
- Học sinh hiểu được quy tắc bát tử.
- Nắm được khái niệm và nguyên nhân của sự hình thành liên kết hóa học.
 Kĩ năng

- Dự đoán khả năng tham gia tạo thành liên kết của các nguyên tử.
- Quan sát rút ra nhận xét về hiện tượng quan sát được.
- Kĩ năng phân tích và tổng hợp.
 Thái độ
Rèn luyện tinh thần ham mê nghiên cứu khoa học, có được niềm vui khi giải thích
được những hiện tượng khoa học trong đời sống.
 Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực phán đoán.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
-

GV cho HS xem clip: “ Đoàn kết là sức mạnh”. GV yêu cầu phân tích đoạn clip và
nêu lên ý nghĩa của sự liên kết trong đời sống.

-

GV đặt vấn đề : Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng nguyên tử, phân tử,
hay ở trạng thái tinh thể? Vì sao?
GV yêu cầu HS rút ra khái niệm về liên kết hóa học.
Vì sao khí hiếm có thể tồn tại ở dạng nguyên tử trong khi các nguyên tố khác đều
tồn tại ở dạng phân tử hoặc tinh thể?

4


-


GV giới thiệu qui tắc bát tử: Các nguyên tử có khuynh hướng liên kết với nhau để
đạt cấu hình bão hòa bền vững của khí hiếm với 8e lớp ngoài cùng (hoặc 2e đối với
He).

Khó khăn HS có thể gặp phải: trả lời câu hỏi “Vì sao khí hiếm có thể tồn tại ở dạng
nguyên tử trong khi các nguyên tố khác đều tồn tại ở dạng phân tử hoặc tinh thể?”
c. Kết quả
Học sinh ghi khái niệm về liên kết hóa học, nguyên nhân dẫn đến sự hình thành liên
kết vào vở để trả lời các câu hỏi trên.
-

Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh
thể.

-

Ở trạng thái thường, các nguyên tử kém bền, sẽ có khuynh hướng liên kết với nhau
để đạt cấu hình bão hòa bền vững của khí hiếm với 8e lớp ngoài cùng (hoặc 2e đối
với He).

d. Kiểm tra, đánh giá
Thông qua hoạt động cá nhân của HS và quá trình phát biểu bài, GV cần quan sát kĩ
để có thể kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ
trợ, khắc phục kịp thời.
 Hoạt động 2: Phân loại liên kết
a. Mục tiêu hoạt động:
 Kiến thức
-


Nắm được sự hình thành các loại liên kết
Nắm được cách phân loại – bản chất liên kết.

+ Liên kết ion: Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau?, Sự tạo thành ion, ion đơn
nguyên tử, ion đa nguyên tử, Định nghĩa liên kết ion.
+ Liên kết cộng hóa trị: Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực
(H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2). Mối liên hệ giữa hiệu độ
âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hóa học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp
chất.Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
 Kĩ năng

5


-

Liên kết ion

+ Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
+ Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
-

Liên kết cộng hóa trị

+ Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.
+ Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết
hiệu độ âm điện của chúng.


Kĩ năng dự đoán tính chất hóa học – vật lí dựa trên công thức cấu tạo đã biết.

Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
Kĩ năng vận dụng các qui luật đã học để giải quyết tình huống mới.
Thái độ

-

Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.

-

Hiểu được cơ sở hình thành liên kết để hình thành trạng thái bền, từ đó có thể dự
đoán 1 số tính chất hóa học của khi đã biết công thức cấu tạo ( liên hệ tính axit lớp
9)

 Định hướng các năng lực hình thành
-

Năng lực giải quyết vấn đề.

-

Năng lực hợp tác.

-

Năng lực tự học.

-

Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.


-

Năng lực phán đoán.

-

Năng lực tính toán.
b. Nội dung hoạt động: HS làm việc nhóm để giải quyết các phiếu bài tập
c. Phương thức tổ chức hoạt động

-

GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi cá nhân trong nhóm sẽ nghiên cứu sau đó cả nhóm
thảo luận tìm ra câu trả lời cho phiếu học tập của nhóm mình trên khổ giấy A0.
Phiếu học tập số 2 – liên kết ion

Sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl

6


- cấu hình e của các nguyên tử
- sự hình thành ion
- sự hình thành phân tử
Bản chất liên kết
Khái niệm
Điều kiện tạo thành liên kết
- dựa vào độ âm điện
- dựa vào bản chất nguyên tố

Phiếu học tập số 3 – liên kết cộng hóa trị không phân cực
Sự hình thành liên kết trong phân tử Cl2, H2
- cấu hình e
- sự hình thành phân tử
- viết công thức cấu tạo
Bản chất liên kết
Điều kiện hình thành
- dựa vào bản chất nguyên tố
- dựa vào độ âm điện
Khái niệm
Phiếu học tập số 4 - liên kết cộng hóa trị có phân cực
Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl
- cấu hình e nguyên tử
- sự hình thành phân tử
- viết công thức cấu tạo
Bản chất liên kết
Điều kiện hình thành
- dựa vào bản chất nguyên tố
- dựa vào độ âm điện
Khái niệm

7


-

Sau khi HS trình bày vào phiếu học tập xong, mỗi nhóm sẽ cử 1 đại diện lên trình

-


bày, các nhóm khác lắng nghe, góp ý, nhận xét, đặt câu hỏi.
GV chốt lại kiến thức, cho HS ghi vở.
LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
LIÊN KẾT ION

Liên kết cộng hóa trị có cực

Liên kết cộng
hóa trị không
phân cực

Ví dụ

Sự hình thành liên kết

Sự hình thành liên kết trong

Sự hình thành

trong phân tử muối ăn

phân tử axit clohiđric

liên kết trong

NaCl
Na(Z=11) : 1s2 2s2 2p6 3s1

Cl(Z=17) : 1s2 2s2 2p6 3s23p5
H Cl


Cl(Z=17) : 1s2 2s2 2p6
3s23p5
Để đạt cấu hình bền của
khí hiếm
Na  Na+ + 1e.

phân tử khí clo

H (Z=1) : 1s1



+
H

Cl

Cl(Z=17) : 1s2 2s2
2p6 3s23p5
2 Cl

Cl Cl

Hai nguyên tử H và Cl liên kết



với nhau bằng 1 cặpHe Cl
chung

• Công thức electron :
• Công thức cấu tạo : H – Cl

Hai nguyên tử Cl
liên kết với nhau

Cl + 1e  Cl-.

bằng 1 cặp e

Hai ion trái dấu hút nhau

chung

bằng lực hút tĩnh điện tạo

• Công thức

liên kết ion

electron :

Na+ + Cl-  NaCl

• Công thức cấu
tạo :
Nguyê

Để tạo cấu hình electron


Để tạo cấu hình electron bền vững của khí

n nhân bền vững của khí hiếm.

hiếm.

Bản

Tạo nên cặp e chung, trong đó

Lực hút tĩnh điện giữa các

Cl – Cl

Tạo nên cặp e

8

Cl Cl


chất

ion trái dấu

cặp electron chung nằm lệch về chung, trong đó
phía nguyên tử có độ âm điện

cặp electron


lớn.

chung không bị
hút lệch về phía
nguyên tử nào.

Điều

+ Liên kết ion xảy ra giữa 2 + Liên kết thường được hình

kiện

nguyên tử của 2 nguyên tố

thành giữa 2 nguyên tử của 2

khác hẳn nhau về bản nhất

nguyên tố gần giống nhau về

hóa học (thường xảy ra với

bản chất hóa học (thường xảy

các kim loại điển hình và

ra đối vời các nguyên tố phi

phi kim điển hình)


kim).

+ Liên kết được
hình thành giữa 2
nguyên tử của
cùng nguyên tố.
+Hoặc chênh lệch

+ Hoặc chênh lệch độ âm

+Hoặc chênh lệch độ âm điện

điện giữa 2 nguyên tử : ∆ χ

giữa 2 nguyên tử : 0,4 < ∆χ <

> 1,7

1,7

độ âm điện giữa 2
nguyên tử : ∆ χ <
0,4

Khái

Liên kết được tạo thành bởi

niệm


lực hút tĩnh điện giữa các

Liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một

ion mang điện tích trái

hay nhiều cặp electron chung.

dấu.
Tính

Tính chất chung của tinh

Chất có liên kết cộng hóa trị không bắt buộc tồn tạo

chất

thể ion

ở dạng tinh thể ; có thể là chất rắn như đường, lưu

của

+ Dễ tan trong nước

hợp

+ Đều có nhiệt độ bay hơi,

chất


nhiệt độ nóng chảy cao

huỳnh….. ; chất lỏng như nước, ancol……, chất
khí như H2, Cl2….
Tính tan :
+ Các chất phân cực tan (ví dụ : HCl…) tốt trong
dung môi phân cực như nước ….
+ Các chất không phân cực tan (ví dụ : Cl2…) tốt

9


trong dung môi không phân cực như benzen ….
Các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không dẫn
điện ở mọi trạng thái.
Hóa trị

Được gọi là điện hóa trị .

- Được gọi là cộng hóa trị .

Điện hóa trị = điện tích ion. Cộng hóa trị = số liên kết của nguyên tử rong phân
Ví dụ : Trong Al2O3 , điện

tử.

hóa trị của Al là 3+ , của O

Ví dụ : Trong phân tử CO2 , cộng hóa trị của C là


là 2-.

IV , của O là II.

d. Sản phẩm: kết quả trả lời phiếu học tập
e. Đánh giá kết quả hoạt động
-

Thông qua sản phẩm học tập của HS
Thông qua quan sát

C. Luyện tập
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và
giải quyết vấn đề
b. Nội dung hoạt động: Hoàn thành các bài tập/ câu hỏi
c. Phương thức tổ chức
- GV cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS trao đổi cặp
-

đôi để chia sẻ kết quả
HĐ chung cả lớp: GV mời 1 số HS lên trình bày kết quả, HS khác góp ý, bổ sung.
GV giúp HS nhận ra lỗi sai, hướng dẫn HS chỉnh sửa.

Hệ thống bài tập và câu hỏi sử dụng:
Mức độ biết:
Câu 1: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử bằng:


10


A. 1 cặp electron chung
B. 2 cặp electron chung
C. 3 cặp electron chung
D. 1 hay nhiều cặp electron chung
Mức độ hiểu
Bài 1: viết phương trình tạo thành các ion từ các nguyên tử tương ứng: Fe 2+ ; Fe3+ ; K+ ;
N3- ; O2- ; Cl- ; S2- ; Al3+ ; P 3-.
Bài 2: Cho 5 nguyên tử :

23
11

Na;

24
12

Mg;

14
7

N;

16
8


O;

35
17

Cl.

a) Cho biết số p; n; e và viết cấu hình electron của chúng.
b) Xác định vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn? Nêu tính chất hoá học cơ
bản.
c) Viết cấu hình electron của Na+, Mg2+, N3-, Cl-, O2-.
d) Cho biết cách tạo thành liên kết ion trong: Na2O ; MgO ; NaCl ; MgCl2 ; Na3N
1

Bài 3: Cho 1 H;

12
6

C;

16
8

O;

14
7

N;


32
16

S;

35
17

Cl

a) Viết cấu hình electron của chúng.
b) Viết công thức cấu tạo và công thức electron của CH 4 ; NH3 ; N2 ; CO2 ; HCl ; H2S ;
C2H6 ; C2H4 ; C2H2 ; C2H6O. Xác định hoá trị các nguyên tố.
c) Phân tử nào có liên kết đơn? liên kết đôi? liên kết ba? Liên kết cộng hoá trị có cực
và không cực?
Mức độ vận dụng
Bài 4: Hãy nêu bản chất của các dạng liên kết trong phân tử các chất: N 2, AgCl, HBr,
NH3, H2O2, NH4NO3 .
(Cho độ âm điện của Ag là 0,9 ; của Cl là 3)

11


Bài 5: Cho các hợp chất: NH3, Na2S,CO2, CaCl2, MgO, C2H2. Hợp chất có liên kết cộng
hóa trị là:
A. CO2, C2H2, MgO

C. NH3 , CO2, C2H2


B. NH3.CO2, Na2S

D. CaCl2, Na2S, MgO

Bài 6 Cho các hợp chất: NH3, H2O , K2S, MgCl2, Na2O CH4,chất có liên kết ion là:
A. NH3, H2O , K2S, MgCl2

C. NH3, H2O , Na2O CH4

B. K2S, MgCl2, Na2O CH4

D. K2S, MgCl2, Na2O

12


Trường THCS & THPT Marie CurieGiáo án Hóa học 10 năm học 2017- 2018

d.
e.
-

Sản phẩm: kết quả làm các bài tập của HS
Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua sản phẩm học tập của HS
Thông qua quan sát

GV: Nguyễn Thị Mai Phương

13




×