Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.89 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NHNo&PTNT SÔNG CÔNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT SÔNG CÔNG
2.1.1. Khái quát về NHNo & PTNT Sông Công
2.1.1.1. Sự thành lập và phát triển
Sông Công là một thị xã công nghiệp trẻ, đang phát triển của tỉnh Thái Nguyên.
NHNo&PTNT Sông Công là một NH đóng trên địa bàn thị xã. Những năm đầu
thành lập, NH phải đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất, nguồn vốn kinh doanh
nhỏ bé, thị trường hẹp. Đến nay, hoạt động kinh doanh của NH đã dần ổn định và
đi vào phát triển với mạng lưới phân phối rộng khắp trong và ngoài tỉnh, kết quả
hoạt động kinh doanh tốt dần, mang lại niềm tin cho khách hàng.
2.1.1.2. Đặc điểm của NH
Kinh tế chủ yếu của thị xã là sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm này ảnh hưởng
nhiểu đến đặc điểm của NH. NH xác định đối tượng chính là nông nghiệp và nông
dân.
NHNo&PTNT Sông Công là thành viên của NHNo tỉnh Thái Nguyên. Về mô
hình tổ chức toàn NH có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 2 phòng ban chính là phòng
kinh doanh và phòng kế toán với 20 cán bộ công nhân viên. Mô hình tổ chức của
chi nhánh được thể hiển ở sơ đồ sau:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kinh Doanh
Phòng Kế Toán
Hình 2.1 – Mô hình tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công
NHNo&PTNT Sông Công thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là
kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ NH trong và ngoài nước, đầu tư cho các
dự án phát triển kinh tế xã hội.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng:
• Phòng kinh doanh:
- Xây dựng đề án phát triển tín dụng, tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạp và tổ chức
triển khai thực hiện các mục tiêu tín dụng.


- Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh doanh, lựa chọn đối tượng, hình thức và
biện pháp cho bay đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng chiến lược KH, phân loại KH.
- Nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ mới theo
hướng kinh doanh đa năng.
- Chỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn
đề tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên đề tín dụng.
• Phòng kế toán
- Tham mưu cho Ban giám đốc về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh,
tổ chức quản lý tài chính, kế toán – ngân quỹ trong chi nhánh.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT
trên địa bàn.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo
theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
NHNo&PTNT Sông Công là chi nhánh mới thành lập, do đó gặp nhiều khó
khăn, tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trong những năm qua đã mang lại kết quả to
lớn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Sông Công
Trong những năm vừa qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
như: khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính trị thế giới bất ổn... nhưng nhờ chính phủ
tạo điều kiện, NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra các chính sách đúng đắn, kịp
thời, đồng thời chi nhánh luôn theo dõi sát sao diễn biến thị trường và đưa ra các
giải pháp điều hành linh hoạt nên các mặt hoạt động của chi nhánh đều đạt được
những kết quả đáng ghi nhận thể hiện ở mức tăng trưởng quy mô hoạt động trên cả
phương diện huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác.

• Về nguồn vốn
Nguồn vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm thể hiện xu hướng tăng
trưởng mạnh của chi nhánh.
Bảng 2.1 – Tình hình huy động vốn của chi nhánh Sông Công
Thời điểm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Chỉ tiêu Số
tiền(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(%)
Tổng NV huy động 62,282 100 76,036 100 22 117,453 100 54,4
I - Theo kỳ hạn

1- Không kỳ hạn 10,096 16,21 6,878 9,05 - 31,88 8,99 7,6 30,7
2- Kỳ hạn <12 tháng 42,412 68,1 61,714 81,16 45,51 102,538 87,4 66,1
3- Kỳ hạn > 12 tháng 9,774 15,69 7,444 9,79 -23,84 5,925 5,0 -20,4
II–Theo thành phần KT
1- Tiền gửi của tổ chức 11,099 17.82 6,427 8,45 -42,1 28,333 24,1 24,25
2 – NV dân cư 51,183 82,18 69,609 91,55 36 89,12 75,9 28
III- Theo loại tiền gửi
1- VND 58,051 93,21 72,587 95,5 25 113,505 96,6 56,3
2- USD 4,231 6,79 3,499 4,5 - 17,3 3,948 3,4 12,83
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công các năm 2008, 2009, 2010)
Xét về quy mô:
Nguồn vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm, cụ thể, năm 2009 tăng
22% và năm 2010 tăng 54,4%. Để có được kết quả ấn tượng trên chi nhánh đã chủ
trương đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích
cho KH và liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới đã thu hút được
nhiều nguồn vốn từ dân cư. Giấy tờ có giá dài hạn: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
dài hạn cũng được phát hành đồng thời nhằm đa dạng kỳ hạn của các khoản huy
động. Bên cạnh đó, chi nhánh còn nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa ra các
mức lãi suất huy động phù hợp, các hình thức dự thưởng.... Do đó, mặc dù có sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH hoạt động trên cùng địa bàn nhưng
nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 lớn hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
năm 2009 (54,4% so với 22%) trong khi tốc độ làm phát là 11,75%. So sánh với
tốc độ lạm phát năm 2010 ta thấy công tác huy động vốn của chi nhánh phát triển
mạnh. Có được kết quả đáng tự hào này là do tình hình kinh tế thế giới đã chuyển
mình, thoát khỏi dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và đang
dần phục hồi. Tại Việt Nam, sau khi chính phủ đưa ra gói kích cầu với tổng trị giá
lên đến 8 tỷ USD nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên lạm
phát những tháng cuối năm 2010 tăng cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ bắt
buộc khiến cho lãi suất tăng nhanh, các NH cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn.

Điều này đặt chi nhánh vào tình trạng kinh doanh khó khăn, ảnh hưởng lớn đến
hoạt động huy động vốn của chi nhánh.
Xét về cơ cấu huy động
- Cơ cấu theo kỳ hạn: Nhìn chung trong các năm 2008, 2009, 2010 cơ cấu huy động
tiền gửi ngắn hạn (<12 tháng) có xu hướng tăng nhanh, ngược lại tiền gửi kỳ hạn
dài (> 12 tháng) có xu hướng giảm, tiền gửi không kỳ hạn thì không ổn định qua
các năm. Tiền gửi kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy
động trong cơ cấu theo kỳ hạn cả 3 năm và có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ
trọng. Năm 2008 chi nhánh huy động 42,412 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ
trọng 68,11%, 2 năm tiếp theo tăng lến 62,145 tỷ đồng và 95,114 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 81,84% và 81,06%. Tiền gửi dài hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cả
3 năm và có xu hướng giảm, năm 2008 tiền gửi kỳ hạn dài là 9,765 tỷ đồng chiếm
15,68 % trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2010 con số này giảm xuống
còn 5,895 tỷ đồng với tỷ trọng chỉ còn 5,02%. Điều này cho thấy khả năng đáp
ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa
tốt, nguồn vốn huy động chưa ổn định. Sở dĩ có tình trạng này là do trong giai đoạn
cuối năm 2008 và cuối năm 2010 lãi suất trên thị trường biến động mạnh cùng với
lạm phát tăng cao gây tâm lý hoang mang cho người dân dẫn đến tình trạng người
dân lực chọn gửi tiền kỳ hạn ngắn để hưởng lãi cao hơn nếu lãi suất thị trường tiếp
tục tăng.
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn từ KH chiếm tỷ trọng lớn nhất
( 99,32% năm 2008, 99,995 % năm 2009 và 99,914 % năm 2010) và tăng đều qua
các năm về cả số tuyệt đối và số tương đối ( năm 2009 là 75,933 tỷ đồng , tăng
22,776 %, năm 2010 là 117,238 tỷ đồng, tăng 54,4%). Có sự tăng lên này là do
trong tình hình kinh tế khó khăn dân chúng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, tiêu
dùng ít hơn khiến cho dòng tiền gửi đổ về NH tăng lên. Trong khi đó nguồn vốn
tiền gửi, tiền vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm cả về số tuyệt đối
vào năm 2009 ( 0,004 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm 99,06% ) và tăng trở lại vào
năm 2010 ( 0,101 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 24,25%). Các con số trên cho
thấy, chi nhánh có tiềm năng trong việc huy động tiền gửi từ KH, trong đó bao

gồm cả dân cư và các tổ chức kinh tế, tuy nhiên việc huy động các khoản tiền gửi
hoặc vay từ TCTD khác còn rất hạn chế.
- Về sử dụng vốn
Bảng 2.2 – Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh
Thời điểm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Chỉ tiêu Số lượng (tỷ
đồng)
Tỷ trọng (%) Số lượng (tỷ
đồng)
Tỷ trọng (%) Số lượng (tỷ
đồng)
Tỷ trọng (%)
Cho vay 83,781 96,76 109,954 98,33 144,592 97,84
Dự trữ 2,805 3,24 1,864 1,67 3,194 2,16
Tổng 86,586 100 111,818 100 147,786 100
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công năm 2008, 2009, 2010)
Hoạt động sử dụng vốn quan trọng của chi nhánh là để cho vay. Cho vay chiếm
tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng về số tuyệt đối: năm 2008 là 83,781 tỷ đồng, năm
2009 tăng lên 109,954 tỷ đồng và năm 2010 là 144,592 tỷ đồng. Dễ dàng nhận thấy
vốn cho vay của chi nhánh vượt qua lượng vốn huy động được, chi nhánh phải vay
vốn từ các tổ chức khác như điều hòa vốn nội bô, ADB, WB hay từ chính phủ….
Lãi suất vay từ các tổ chức ADB,WB hay từ chính phủ rất thấp tuy nhiên chỉ có số
lượng nhỏ và nhằm mục đích tài trợ nhất định nên lãi thu được ít. Chi nhánh sử
dụng số lượng lớn vốn điều hòa nội bộ, trong khi lãi suất điều hòa vốn cao hơn lãi
suất huy động tạo ra áp lực lớn đồng thời làm giảm lợi nhuận của chi nhánh.
Tỷ trọng cho vay năm 2009 tăng lên so với năm 2008 ( 98,33% so với 96,76%)
cho thấy năm 2009 để khôi phục kinh tế sau khủng hoảng, để kéo đất nước ra khỏi
tình trạng giảm phát, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng dư nợ tín
dụng, giảm dự trữ. Đến nửa cuối năm 2010 nền kinh tế nước ta một lần nữa đối
mặt với lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt buộc các NH phải giảm cho

vay để kiềm chế lạm phát.
Xét riêng về hoạt động tín dụng:
Bảng 2.3 – Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Sông
Công
Năm 2008 2009 2010
Chỉ tiêu Số tiền (tỷ
đồng)
Số tiền (tỷ
đồng)
Tỷ lệ tăng/giảm so
với năm 2008 (%)
Số tiền (tỷ
đồng)
Tỷ lệ tăng giảm so
với năm 2009 (%)
Doanh số cho vay 121,497 163,8 34,82 200 22,1
Doanh số thu nợ 112,677 137,628 22,14 166 20,62
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008 ,
2009, 2010)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng nhanh vào năm 2009
(26,42%) là do các gói kích cầu của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế nước ta
sau khủng hoảng. Với gói hỗ trợ lãi suất 4% nên mặc dù các nền kinh tế khó khăn
nhưng doanh số cho vay vẫn tăng. Đến năm 2010 doanh số cho vay vẫn tăng
nhưng với tốc độ nhỏ hơn (22,78%) do tình hình kinh tế có những dấu hiệu bất lợi:
các tháng cuối năm 2010 lãi suất cho vay tăng cao nên nhu cầu vốn tín dụng giảm.
Bảng 2.4 – Cơ cấu cho vay của chi nhánh vào thời điểm cuối các năm 2008,
2009, 2010
Thời điểm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Chỉ tiêu Số tiền
(tỷ

đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền (tỷ
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(%)
Tổng dư nợ 83,781 100 109,954 100 31,24 144,592 100 31,18
I - Theo thời hạn
1 - Ngắn hạn 53,712 64,11 63,683 60,6 24,1 93,171 64,4 39,7
2 - Trung dài hạn 30.07 35,89 43,271 39,4 73,95 51,421 35,6 18,8
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010)
Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng
26,173 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 31,24 % so với năm 2008 cho thấy mặc
dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng được sự hỗ trợ của chính phủ các doanh
nghiệp vẫn vay vốn đầu tư cho sản xuất. Năm 2008 do khủng hoảng kinh tế nên
các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ NH đúng hạn, đến năm 2009,
kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp hoàn trả được các khoản nợ tồn

đọng. Đây chính là nguyên nhân của sự tăng mạnh doanh số thu hồi nợ năm 2009.
Năm 2010 dư nợ tín dụng tiếp tục tăng 34,638 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng
31,5% so với năm 2009. Mặc dù vào cuối năm 2010 lãi suất tăng cao nhưng với
tâm lý tin tưởng vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp tăng
cường vay nợ NH để đầu tư sản xuất dẫn đến dư nợ cho vay của chi nhánh tiếp tục
tăng.
Xét về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn có thể thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng dư nợ:64,11% năm 2008, 57,92 % vào cuối năm 2009 và
64,41% vào cuối năm 2010. Năm 2009 tỷ trọng của dư nợ tín dụng trung và dài
hạn tăng lên trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giảm xuống cho thấy dư nợ
có tính ổn định hơn, chi phí cho việc thiết lập hồ sơ vay giảm đi, giảm tải cho cán
bộ tín dụng. Sang đến năm 2010 tình hình kinh tế trở nên phúc tạp dẫn đến dư nợ
vay ngắn hạn tăng trở lại, dư nợ vay trung hạn vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm
hơn, ngược lại dư nợ vay dài hạn giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc hi phí
hoạt động tăng làm giảm lợi nhuận của chi nhánh.
Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của chi nhánh được xác định trên cơ sở thu nhập và chi phí.
Với đặc điểm hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu nên
phần lớn thu nhập kinh doanh của chi nhánh là thu nhập lãi còn trong chi phí thì
chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì lý do đó, khi thu nhập lãi hay chi phí lãi
biến động thì ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.5 – Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Công
Năm 2008 2009 2010
Chỉ tiêu Số tiền
(trđ)
Số tiền
(trđ)
Chênh lệch so với 2008 Số tiền
(trđ)
Chênh lệch so với

2009
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(trđ)
Tương
đối (%)
Tổng thu nhập 14.862 13.745 -1.117 - 7,52 19.257 5.512 40,1
Trong đó: Thu nhập
lãi
13.187 12.183 - 1.004 - 7,61 18.798 6.615 50,16
Tổng chi phí 14.032 12.517 - 1.515 - 10,8 17.147 4.63 36,99
Trong đó: Chi phí lãi 10.178 8.777 -1.401 - 13,77 13.409 4.632 52,77
Thu nhập lãi ròng 3.009 3.406 397 13,2 5.389 1.983 58,2
Lợi nhuận trước
thuế
1.586 2.331 745 46,97 4.961 2630 112,83
Tỷ suất lợi nhuận
tổng tài sản (ROA)
1,8% 2,03% 0,23% 12,78% 3,27% 1,24% 61,08%
( Nguồn: Kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010)
Nhìn vào bảng số liệu dễ dàng nhận thấy lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua
các năm: năm 2009 tăng nhẹ ở mức 745 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 46,97%;
năm 2010 con số này ở mức 2.630 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 112,83%.
Năm 2009 mặc dù thu nhập lãi ròng chỉ tăng 13,2% so với năm 2008 nhưng lợi
nhuận trước thuế lại tăng 46,97%. Có điều này là do năm 2009 tỷ lệ nợ xấu trong
tổng dư nợ giảm so với năm 2008 (1.075 triệu đồng so với 1.423 triệu đồng, giảm
24,46%) cho thấy hoạt động tín dụng năm 2009 gặp ít rủi ro hơn.

Năm 2010 lợi nhuận trước thuế tăng đột biến ở mức 2.630 triệu đồng so với
năm 2009 và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản cũng tăng 1,24%, cao nhất trong 3 năm
qua. Có kết quả này là do 4 nguyên nhân chính: Một là, thu nhập lãi ròng tăng
1.983 triệu đồng do chi nhánh đã tận dụng được nguồn vốn rẻ như tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn để đầu tư trong thời điểm lãi suất thị trường đầy biến động;
Hai là, hoàn nhập dự phòng rủi ro, năm 2010 trích lập dự phòng rủi ro ít hơn năm
2009 gần 650 triệu đồng); Ba là, chi nhánh tăng thu từ các hoạt động dịch vụ ngân
hàng: dịch vụ chuyển tiền…; Bốn là, sự cố găng, tinh thần trách nhiệm của cán bộ
công nhân viên toàn chi nhánh trong việc kinh doanh và tiết kiệm chi phí hoạt
động.
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản các năm 2009, 2010 đều tăng so với năm trước
đó, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2010 lớn hơn tốc độ tăng năm 2009 cho thấy lợi
nhuận được tạo ra từ tài sản trong năm 2010 lớn hơn năm 2009. Điều này đồng
nghĩa với việc chi nhánh sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận
năm 2009 chỉ tăng 12,78% trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 46,97% nghĩa là
tổng tài sản của chi nhánh tăng nhanh hơn lợi nhuận trước thuế. Một sự tăng lên
của tổng tài sản cho thấy chi nhánh đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Các số liệu về tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận trước thuế năm 2010 cũng thể hiện
điều này.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH
2.2.1. Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro lãi suất
RRLS dẫn đến tổn thất là một yếu tố khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh
của NH. Kể từ khi NHNN thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa
lãi suất và quá trình hội nhập càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam,
sự biến động lãi suất đã trở nên thường xuyên hơn gây cho các NH nhiều khó khăn
trong kinh doanh do lãi suất là giá cả trong kinh doanh tiền tệ.
Về mặt lý thuyết có thể sử dụng các mô hình khác nhau để đo lường RRLS: mô
hình kì hạn, mô hình định giá lại, mô hình thời lượng. Trong khóa luận này lựa
chọn mô hình định giá lại để lượng hóa RRLS tại chi nhánh NHNo&PTNT Sông
Công bởi vì:

• Thứ nhất, RRLS tại chi nhánh được xác định chủ yếu trên cơ sở rủi ro thu nhập do
hoạt động của chi nhánh hiện tại chủ yếu là các hoạt động truyền thống (huy động
vốn, điều hòa vốn nội bộ, cho vay), cơ cấu tài sản của chi nhánh ít có những tài sản
có giá trị biến động theo lãi suất thị trường do việc kinh doanh và nắm giữ các
chứng khoán còn rất khiêm tốn.
• Thứ hai, mô hình định giá lại có thể thực hiện tương đối đơn giản, không đòi hỏi
kỹ thuật phức tạp. Khi áp dụng mô hình này, để giải quyết sự khác biệt giữa lý
thuyết và thực tiễn, trong khuôn khổ có hạn của khóa luận này, các giả định được
đặt ra là:
- Chênh lệch giữa thời hạn danh nghĩa (thời hạn kí kết hợp đồng) của TSC và TSN
của NH tại thời điểm tính toán bằng chênh lệch thời hạn thực tế (thời hạn còn lại
trong thực tế) của những tài sản này. Giả định này được đưa ra xuất phát từ thực tế
là khi thời gian qua đi, thời hạn thực tế của các khoản mục thuộc TSC và TSN của
NH đều rút ngắn lại, chính vì vậy chênh lệch thời hạn danh nghĩa và chênh lệch
thời hạn thực tế của TSC và TSN của chi nhánh khác nhau nhiều.
- Toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn, kể cả các khoản
cho vay tiêu dùng và cho vay trung dài hạn có lãi suất cố định. Mặc dù trên thực tế
các khoản cho vay này thường được hoàn trả theo định kỳ và NH thường xuyên sử
dụng số tiền thu hồi nợ từ những khoản cho vay này để thực hiện những khoản cho
vay mới với lãi suất cho vay hiện hành.
2.2.2. Sử dụng mô hình định giá lại để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất
2.2.2.1. Phân loại tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

×