Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC BẮC ÂU HIỆN NAY - GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU LUAN AN TIEN SI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 178 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ NHÂM

MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI
Ở CÁC NƯỚC BẮC ÂU HIỆN NAY - GIÁ TRỊ
VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ NHÂM

MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI
Ở CÁC NƯỚC BẮC ÂU HIỆN NAY - GIÁ TRỊ
VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62 31 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Ngô Huy Đức
2. TS Nguyễn Thị Thanh Dung

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Hồ Thị Nhâm


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

8

1.1. Nghiên cứu về dân chủ, Dân chủ xã hội, Bắc Âu của các tác giả
nước ngoài

8

1.2. Nghiên cứu về dân chủ, Dân chủ xã hội, Bắc Âu của các tác giả
Việt Nam


23

1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

27

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DÂN CHỦ
XÃ HỘI, MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI Ở BẮC ÂU

29

2.1. Dân chủ và những nan giải của nó

29

2.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về Dân chủ xã hội

40

2.3. Những vấn đề cơ bản về mô hình Dân chủ xã hội ở Bắc Âu

69

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIÁ TRỊ CHỦ YẾU CỦA MÔ HÌNH DÂN CHỦ
XÃ HỘI BẮC ÂU

75

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình Dân chủ xã hội Bắc Âu


75

3.2. Giá trị chủ yếu của mô hình Dân chủ xã hội Bắc Âu

82

CHƯƠNG 4: NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU TRONG MÔ HÌNH
DÂN CHỦ XÃ HỘI BẮC ÂU VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

117

4.1. Biến đổi chủ yếu trong mô hình Dân chủ xã hội ở các nước Bắc Âu
hiện nay

117

4.2. Một số gợi mở cho Việt Nam

130

KẾT LUẬN

153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

155


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

156

PHỤ LỤC

169


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNTD

: Chủ nghĩa tự do

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNXHDC : Chủ nghĩa xã hội dân chủ
DCTD

: Dân chủ tự do

DCXH


: Dân chủ xã hội

KTTT

: Kinh tế thị trường

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Áp lực của toàn cầu hóa lên các chính sách dân chủ xã hội

57

Bảng 2.2: Thuế thu nhập cận biên ở Mỹ và các nước Scandinavia năm 2015

71

Bảng 3.1: Các mức xếp hạng năm 2012 của các nước Bắc Âu

100

Bảng 3.2: Xếp hạng giáo dục Phần Lan từ 2009-2015, (theo bảng xếp
hạng Pisa do OECD thực hiện)

109


Bảng 4.1: Bảng xếp hạng mức độ dễ dàng trong kinh doanh năm 2018 của
một số nước Bắc Âu (Ease of doing business ranking 2018)

125


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Thuật ngữ “dân chủ” đã xuất hiện từ hàng ngàn năm nay, nhưng thái độ và
quan niệm về dân chủ vẫn còn rất khác biệt. Thực tiễn sinh động của đời sống chính
trị xã hội cũng như sự vận động của thế giới từ cổ đại đến đương đại đã không làm
loài người cạn kiệt đi các ý tưởng về dân chủ. Dân chủ, vì vậy là khái niệm được
tiếp cận đa nghĩa, đa chiều. "Trong khi lịch sử tư tưởng dân chủ chứa đựng nhiều
câu chuyện hấp dẫn thì lịch sử các nền dân chủ lại nhiều chuyện khiến ta ngỡ
ngàng" [12, tr.23]. Vì tính đa dạng của các mô hình và lý thuyết dân chủ nên không
có con đường phát triển hay mô thức chung cho dân chủ, sự phát triển của dân chủ
diễn ra là rất khác nhau ở từng quốc gia với những điều kiện lịch sử, văn hóa, truyền
thống, mức độ phát triển kinh tế và xã hội riêng biệt. Hiện nay, lý thuyết dân chủ
vẫn tiếp tục phát triển, nó góp phần làm sáng tỏ các thực tiễn chính trị đương đại và
góp phần tìm ra các giải pháp cho những thách thức chính trị đương đại, mặc dù
thực tiễn của dân chủ chưa bao giờ hoàn hảo, nhưng nó phát triển trên sự không
hoàn hảo đó.
Trong các mô hình dân chủ chủ yếu của loài người cho đến nay, Dân chủ xã
hội (Social democracy) là mô hình có sự tranh luận đa chiều trong cả lý thuyết lẫn
thực tiễn. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, Dân chủ xã hội (DCXH)
đã có những điều chỉnh tương thích với từng thời kỳ. DCXH là loại hình thể chế có
mục tiêu hướng đến thực hiện tất cả các quyền cơ bản về xã hội, kinh tế và văn hóa,
thông qua một nền kinh tế thị trường (KTTT) xã hội gắn với một nhà nước xã hội
dựa trên các quyền cơ bản của con người, duy trì nền kinh tế tư bản với sự can thiệp

của nhà nước để đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm thất
nghiệp, tăng phúc lợi xã hội để phục vụ nhân dân lao động. DCXH đã có những ảnh
hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới trên nhiều mức độ, phạm vi. Với
khẩu hiệu Freedom (tự do), Justice (công bằng), Solidarity (đoàn kết), DCXH trên
những bình diện nào đó đã đáp ứng được những giá trị sống căn bản mà con người
hướng đến, đảm bảo một số tiêu chí của một nền dân chủ như: Hệ thống chính trị và
chế độ đại diện của nhân dân, thể chế đảm bảo ý chí của nhân dân, thể chế kiểm


2
soát quyền lực nhà nước, tự do truyền thông, vấn đề sở hữu của người dân. DCXH
ngay từ đầu đã cho thấy đó là trào lưu luôn có sự tự điều chỉnh, hiện nay nó đang
gặp khủng hoảng và vẫn đang tiếp tục điều chỉnh, đặt ra nhiều vấn đề cần được
nghiên cứu sâu sắc và kịp thời.
Trong số các quốc gia thực hiện mô hình DCXH hiện nay, các nước Bắc Âu
được xem là khu vực kiểu mẫu của thành công, đạt được nhiều thành tựu trong
vấn đề thể chế hóa lý luận DCXH, đồng thời cũng dành được những giá trị đầu ra
cao trong tính bao dung xã hội, nhất là trong vấn đề khắc phục tình trạng bất bình
đẳng và đói nghèo. Bắc Âu là một mô hình có tính độc đáo và biệt lệ, một mô hình
lai ghép đặc biệt giữa“Chủ nghĩa tư bản vị lợi và chủ nghĩa xã hội vị tha”, một
mô hình có yếu tố thực dụng dựa trên đạo đức và tôn giáo. Mô hình Bắc Âu
(Nordic model), còn được gọi là mô hình Xờcăngđinavi (Scandinavia Model) là
mô hình biểu tượng cho những thành công về nhà nước phúc lợi, an sinh xã hội,
hình mẫu của việc áp dụng tư tưởng DCXH vào thực tiễn. Mặc dù hiện nay còn
nhiều ý kiến khá đa chiều xung quanh mô hình này, như những tranh luận về tính
“thực dụng” trong phương thức xây dựng xã hội của Bắc Âu; chất “xã hội” trong
các giá trị đạt được của Bắc Âu và tính lai ghép của nó; những bất cập giữa việc
cần duy trì hệ thống phúc lợi xã hội toàn dân và việc duy trì động lực lao động;
hay tranh luận về tương lai của nền DCXH, v.v.. Tuy nhiên cụm các nước Bắc Âu
trong nhiều năm liền vẫn luôn đứng đầu trên các bảng xếp hạng toàn cầu như: Chỉ

số hạnh phúc thế giới (World Happiness Index); Chỉ số thịnh vượng (Legatum
Prosperity Index), Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index),
Chỉ số Tự do Báo chí (World Press Freedom Index), Chỉ số bất bình đẳng về giới
(Gender Inequality Index), Chỉ số khoảng cách Giới Toàn cầu (Global Gender
Gap Index), Bảng Cải tiến Châu Âu (European Innovation Scoreboard), Chỉ số
Hiệu suất Môi trường (Environment Performance Index)… Điều đó giải thích tại
sao hiện nay, Bắc Âu luôn là chủ đề nổi bật và được quan tâm nhiều hơn cả bởi
các think tank, giới truyền thông và chính trường thế giới. Tại Diễn đàn Kinh tế
Thế giới Davos 2011, “Phương thức của Bắc Âu” là một chủ đề chính được tập
trung bàn thảo. Năm 2013, tờ The Economist đã có loạt bài với tiêu đề Special


3
report the Nordic countries (Báo cáo đặc biệt về các nước Bắc Âu), xem Bắc Âu
như một “siêu mô hình” sắp tới đáng học hỏi cho các quốc gia. Cũng thuộc tờ báo
này, năm 2018, The Economist intelligence unit index of Democracy công bố chỉ
số dân chủ của các quốc gia, cụm các nước Bắc Âu tiếp tục đứng ở top đầu.
Không những vậy, trên chính trường thế giới, nguyên thủ của nhiều nước lớn, trên
nhiều diễn đàn lớn còn xem Bắc Âu như là một mô hình đáng để học hỏi và
nghiên cứu.
Nếu các quốc gia trên thế giới luôn tìm kiếm nghiên cứu những mô hình
thành công trong quản trị đất nước thì Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
hướng đó. Trong dòng chảy của toàn cầu hóa, dân chủ hóa và sự tiếp biến văn
hóa hiện nay, mỗi quốc gia và các Đảng chính trị trên thế giới đều phải hướng
đến sự hợp tác, trao đổi lẫn nhau. Hội nhập, tiếp thu lý luận, mở rộng dân chủ và
không ngừng nâng cao tính chính đáng của mình đang là đòi hỏi với các Đảng
chính trị nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Trong quá trình lãnh
đạo của Đảng ta hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra là còn sự yếu kém,
thậm chí là lạc hậu và xơ cứng về lý luận. Chúng ta cần có tinh thần đổi mới,
giải phóng để phát triển, trước hết là ở lý luận, vì nói đổi mới tư duy, điều căn

bản là phải ở việc đổi mới tư duy lý luận. Đảng ta từng khẳng định: Nền DCXH
nghĩa ở Việt Nam phải vừa thể hiện các giá trị dân chủ phổ quát của nhân loại,
vừa thể hiện những giá trị đặc trưng phản ánh bản sắc, đặc điểm văn hóa, truyền
thống của Việt Nam. Không những vậy, chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường
đi lên CNXH ở nước ta là chưa có tiền lệ, con đường đó luôn cần những sự tìm
tòi, bổ sung, phát triển không ngừng. Ngày nay, chúng ta cần nhận thức CNXH
từ nhiều góc độ: CNXH - nhìn từ góc độ KTTT; CNXH nhìn từ góc độ xã hội;
CNXH nhìn từ góc độ văn hóa và CNXH từ góc nhìn chính trị và tầm nhìn thời
đại. CNXH hiện thực ngày nay vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức
đòi hỏi các quốc gia trong đó có Việt Nam cần phải có những nghiên cứu sâu
rộng hơn nữa về các mô hình dân chủ khác nhau, trong đó có nghiên cứu về
DCXH - một mô hình có cội nguồn từ chủ nghĩa Mác. Việc nghiên cứu các mô


4
hình dân chủ trên thế giới hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp
thiết vì những yêu cầu của đổi mới chính trị ở nước ta, gắn với yêu cầu của việc
nghiên cứu về thế giới hiện đại, về những thay đổi lớn, xu thế và động thái của
chủ nghĩa tư bản (CNTB) hiện đại cũng như CNXH đương đại. Nghiên cứu về
DCXH Bắc Âu trong dòng chảy của CNTB đương đại sẽ đưa đến những cách
nhìn mới mẻ hơn. Từ thực tiễn những thành công và hạn chế của mô hình DCXH
Bắc Âu, đặc biệt là chất “xã hội” của Bắc Âu hướng đến con người, chúng ta có
thể nghiên cứu, tham khảo, lựa chọn những kinh nghiệm khả dĩ nhất trong thực
tiễn xây dựng CNXH.
Các quốc gia luôn đứng trước những lựa chọn phát triển đầy thử thách,
vì vậy,“chúng ta không thể hài lòng với những mô hình dân chủ hiện hữu”
[12, tr.438]. Cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về dân
chủ, một số ít nghiên cứu về DCXH, dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), và một vài
công trình nghiên cứu về kinh tế xã hội Bắc Âu. Tuy nhiên, nghiên cứu về DCXH ở
Bắc Âu đương đại đang là một khoảng trống chưa được quan tâm, phân tích kỹ

lưỡng. Câu hỏi đặt ra cho vấn đề này là Dân chủ xã hội có những giá trị tiêu biểu gì
và có sự khác biệt căn bản nào với dân chủ tự do (DCTD)? Ở mô hình các nước
Bắc Âu hiện nay, có những giá trị gì nổi bật và có những biến đổi chủ yếu nào đang
diễn ra? Đâu là những giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo từ mô hình đó? Hiện
nay, ba câu hỏi trên khi nghiên cứu về Bắc Âu vẫn chưa được đề cập, và rất cần
những nghiên cứu sâu hơn, kịp thời hơn. Vì vậy, tác giả Luận án mong muốn lấp
đầy khoảng trống khoa học này bằng việc chọn vấn đề "Mô hình Dân chủ xã hội ở
các nước Bắc Âu hiện nay - giá trị và những biến đổi chủ yếu" làm đề tài Luận
án của mình dưới cách tiếp cận nghiên cứu của bộ môn Chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình DCXH ở các nước Bắc
Âu, về những giá trị và các biến đổi chủ yếu hiện nay, từ đó rút ra những giá trị
tham khảo cho Việt Nam.


5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về dân chủ và DCXH,
DCXH trong so sánh với DCTD.
Thứ hai, phân tích các vấn đề cơ bản về mô hình Bắc Âu DCXH, các điều
kiện kinh tế xã hội, lịch sử và văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nền DCXH Bắc Âu, hiện trạng phát triển của mô hình Bắc Âu với các giá trị, các xu
hướng biến đổi chủ yếu.
Thứ ba, đề xuất, gợi mở những giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo từ thực
tiễn mô hình DCXH Bắc Âu qua nghiên cứu khảo sát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng Luận án nghiên cứu là mô hình DCXH ở Bắc Âu; các yếu tố tác

động đến mô hình DCXH ở các nước Bắc Âu hiện nay; những xu hướng biến đổi
và các giá trị chính của mô hình này đối với Việt Nam trong quá trình đổi mới
chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Ở năm quốc gia Bắc Âu là Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển,
Phần Lan và Ai-xơ-len.
- Về thời gian: Chủ yếu giai đoạn 2008 đến nay, sau khủng hoảng kinh tế thế
giới, các nước điều chỉnh các chính sách cơ bản của mình.
- Về nội dung. "Giá trị" mà Luận án nghiên cứu về mô hình DCXH Bắc Âu là
giá trị ứng dụng, tức là những điều đáng giá, đáng tham khảo (không phải theo
nghĩa là giá trị văn hóa cốt lõi).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân
chủ và DCXH.
- Các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm:


6
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để phân tích bản chất, nội
hàm của các khái niệm dân chủ, DCXH; làm rõ các nội dung cụ thể của DCXH.
Đồng thời, phương pháp này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa bối
cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với việc hiện thực hóa DCXH ở các quốc
gia Bắc Âu nói chung, cũng như sự vận hành các tiểu hệ thống, các thế chế, chức
năng và sự tương tác chính trị, từ đó cung cấp bức tranh khái quát về mô hình
DCXH ở các quốc gia mà đề tài tiến hành khảo sát.
Phương pháp logic-lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình hình thành, phát
triển của DCXH ở Bắc Âu, từ đó rút ra những đánh giá chung về sự tồn tại, phát
triển của DCXH ở Bắc Âu, cùng những giá trị và biến đổi của nó.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm làm rõ sự khác biệt giữa mô hình
DCXH và DCTD, làm rõ những giá trị tiêu biểu của DCXH; đồng thời làm rõ sự

khác biệt về các điều kiện giữa Việt Nam và Bắc Âu, từ đó rút ra những tham khảo
phù hợp, cần thiết.
Phương pháp phân tích tài liệu sẽ giúp cho quá trình tổng thuật tài liệu, khai
thác những dữ liệu đã có trong các công trình nghiên cứu đi trước cũng như qua báo
cáo của các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc nghiên cứu
của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về dân chủ và DCXH, phân tích
và tổng kết, làm rõ hơn về các mô hình dân chủ, DCXH.
- Phân tích được các xu thế, động thái của DCXH từ 2008 đến nay, (sau khủng
hoảng kinh tế).
- Tìm ra được những giá trị tiêu biểu của mô hình DCXH Bắc Âu, những
xu hướng biến đổi chủ yếu trong mô hình DCXH ở các nước Bắc Âu hiện tại.
- Liên kết được những giá trị đó với thực tiễn Việt Nam: Những giá trị tham
khảo từ thực tiễn mô hình DCXH Bắc Âu được luận án tổng kết sẽ có ý nghĩa tham
khảo cho quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay.


7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận án có ý nghĩa khoa học thể hiện ở khía cạnh:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số lý thuyết, cách tiếp cận và quan điểm trên thế
giới liên quan tới dân chủ, DCXH, dân chủ tự do; các yếu tố tác động, nội dung của
DCXH ở các nước Bắc Âu.
Thứ hai, làm rõ sự cần thiết của nghiên cứu thực chứng, nghiên cứu so sánh
trường hợp trong nghiên cứu DCTD và DCXH, phân tích điểm nổi bật về giá trị,
biến đổi ở một số quốc gia DCXH Bắc Âu.
Thứ ba, đưa ra được những giá trị tham khảo, bổ sung về mặt nhận thức trong
các nghiên cứu về dân chủ, DCXH, dân chủ tự do tại Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở hai góc độ sau:

Thứ nhất, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
và giảng dạy các chuyên ngành Chính trị học, Châu Âu học, Quốc tế học, Quan hệ
quốc tế, các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn có liên quan khác.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những luận chứng, luận
cứ khoa học giúp cho chủ thể cầm quyền ở nước ta trong thực tiễn đổi mới chính trị
hiện nay, trên cơ sở tham khảo những kinh nghiệm về thành công và hạn chế của
mô hình DCXH ở Bắc Âu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án và phụ lục, luận án được
chia làm 4 chương, 10 tiết.


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ, DÂN CHỦ XÃ HỘI, BẮC ÂU CỦA CÁC
TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Những nghiên cứu về dân chủ
Một nghiên cứu rất công phu về dân chủ là Models of democracy (Các mô
hình quản lý nhà nước hiện đại) [12] của David Held. Models of democracy là một
cuốn sách đồ sộ, giới thiệu cách tiếp cận khá toàn diện về các mô hình dân chủ trên
thế giới. David Held đã thể hiện khả năng bao quát khá đầy đủ kiến thức về lịch sử
của các mô hình tổ chức nhà nước theo triết lý dân chủ, chứa đựng tư tưởng chính
trị của những triết gia nổi tiếng tự cổ chí kim, đồng thời cập nhật xu hướng phát
triển của các mô hình quản trị nhà nước. Toàn bộ tác phẩm toát lên một nội dung
quan trọng là: Sẽ không có một hình mẫu dân chủ chung cho mọi quốc gia; và rằng,
các dân tộc cần phải học hỏi từ những truyền thống tư duy chính trị khác nhau trong

quá trình xây dựng nền dân chủ cho đất nước mình.
“Một khuôn mặt lạ thường” hay một “Montesquies của thế kỷ XIX” là A. d.
Tocqueville với cuốn Democracy in America (Nền dân trị Mỹ) [77]. Tác giả viết ra
tác phẩm đồ sộ này như là một sự trầm tư về nền dân trị. A.d.Tocqueville sớm nhận
ra những điểm cốt tử của nền dân trị, ông phơi bày tính bất định vốn là đặc thù của
lý tưởng dân chủ. Nền dân trị không thể “tự xác tín” về chính mình, đó là điểm yếu
lớn nhất của nó. A.d.Tocqueville tin rằng các định chế tốt nhất cho một quốc gia
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện xuất phát của mỗi nước. Đồng thời ông cũng bàn
về các ảnh hưởng của tư duy, cảm xúc và hành động lên đời sống xã hội, rút ra từ
đó những gì tinh túy tác động đến các định chế chính trị.
Tác giả John Dunn (giáo sư về Lý thuyết Chính trị tại Đại học Cambridge)
cùng 12 cộng sự với công trình Democracy: The Unfinished Journey, 508 Bc to Ad
1993, (Dân chủ, hành trình chưa hoàn thành từ năm 508 trước Công nguyên đến
1993) [137]. Theo tác giả, hành trình dài đó của nền dân chủ từ sự xuất hiện của nó


9
ở Hy Lạp cổ đại đến sự phục sinh ở Đông Âu, và nhất là cách mà nó đã tồn tại và
phát triển ở Athens.
Tác giả Paul Cartledge (giáo sư Văn hoá Hy Lạp, Đại học Cambridge) lại có
một cách tiếp cận khác về dân chủ. Trong cuốn Democracy - a life (Dân chủ - một
cuộc đời) [154], Paul Cartledge đã kể một câu chuyện dài về dân chủ, từ Hy Lạp cổ
đại đến thế kỷ 21, bao gồm: Cách dân chủ đã được sinh ra và phát triển trong thế
giới cổ đại - với nhiều hình thức khác nhau; Những thế kỷ dài mờ mịt của dân chủ từ Byzantium đến thời Phục hưng; Các lập luận chống lại dân chủ qua nhiều thế kỷ;
Sự tái sinh của nền dân chủ vào thế kỷ mười bảy của nước Anh, cách mạng Pháp,
và Hoa Kỳ; Cách dân chủ đã liên tục được tái tạo và tái tạo ra sao kể từ đó. Đặc biệt
nó làm nổi bật bản chất rất tranh cãi của từ demokratia, và cho thấy là rất ít trong số
các nguồn cổ xưa trước đây đã sử dụng nó một cách rõ ràng.
Tác giả David Beetham với các tác phẩm Democracy (Dân chủ) [104]; The
State of Democracy: Democracy Assessments in Eight Nations Around the World

(Nhà nước Dân chủ: Đánh giá Dân chủ ở 8 quốc gia trên thế giới) [105];
Introducing Democracy: 80 Questions and Answers (Giới thiệu về dân chủ. 80 câu
hỏi và trả lời) [106]. Cuốn Introducing Democracy: 80 Questions and Answers, tác
giả viết chung với C. Kevin Boyle đã được UNESCO ủy nhiệm và xuất bản trên
toàn thế giới bằng nhiều thứ tiếng. Tác phẩm này làm rõ các nội dung như: Dân chủ
là gì? Quan hệ giữa dân chủ và quyền cá nhân? Nguyên tắc đa số có luôn luôn là
dân chủ? Làm thế nào có thể duy trì được và cải thiện dân chủ? Cuốn sách này đề
cập đến những vấn đề này và các câu hỏi khác về dân chủ, bao gồm sáu lĩnh vực
rộng lớn như: Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản; bầu cử tự do và công bằng;
chính phủ cởi mở và có trách nhiệm; các quyền cá nhân và biện pháp phòng vệ của
họ; xã hội dân chủ.
Tác phẩm Capitalism, Socialism, and Democracy (Chủ nghĩa tư bản, Chủ
nghĩa xã hội và Dân chủ) của Joseph Schumpeter [139]. Đây là một trong những
cuốn sách nổi tiếng nhất, gây nhiều tranh cãi và là cuốn sách quan trọng về lý thuyết
xã hội, khoa học xã hội và kinh tế của Schumpeter.


10
Amartya Sen - một tác giả từng đoạt giải Noben, trong tiểu luận “Democracy
as a Universal Value” (Dân chủ như một giá trị phổ quát) [91]. Sen đã phân tích
định nghĩa về dân chủ, lợi ích của dân chủ, và nền tảng cho tuyên bố rằng nền dân
chủ là một giá trị phổ quát. Theo Sen, “Chúng ta không được coi trọng nền dân
chủ với nguyên tắc đa số. Từ chính phủ để kiểm tra nội dung của dân chủ là rất
phức tạp, nó bao gồm bầu cử và tôn trọng kết quả bầu cử, nhưng nó cũng bao gồm
bảo vệ tự do, tôn trọng pháp luật… Nếu các phe phái khác nhau đã không đưa ra
một cơ hội đầy đủ để bày tỏ quan điểm của họ, hoặc tự do báo chí và các cử tri đã
không nhận được quan điểm suy nghĩ khác nhau, cuộc bầu cử sẽ biến thành một
mưu đồ lớn. Dân chủ là một bộ các hệ thống nhu cầu, không chỉ là một số phương
pháp cơ học (như đa số quyết định)”.Từ đó, ông nêu 3 lợi ích chính của dân chủ:
Một là, sự tham gia chính trị và tham gia xã hội có giá trị tự nhiên cho hạnh phúc

của con người. Người dân không có khả năng tham gia vào đời sống chính trị của
xã hội sẽ là một tình huống bi thảm. Hai là, nền dân chủ có một giá trị quan trọng
trong việc kêu gọi chính phủ lắng nghe tiếng nói của người dân, bao gồm cả nhu
cầu kinh tế. Ba là, thực tiễn dân chủ có thể cung cấp cho người dân cơ hội học hỏi
lẫn nhau và giúp cả xã hội hình thành các giá trị và tìm ra những vấn đề cần giải
quyết trước.
Sau khi xem xét các lập luận chống lại bản chất dân chủ của các giá trị Châu Á
và Hồi giáo, tác giả cho rằng không có một nền văn hoá dựa trên một tập hợp các
niềm tin đồng nhất hoàn toàn, và kết luận rằng nền dân chủ có khả năng phát triển
trong mọi nền văn hoá. Trong luận cứ của ông về giá trị phổ quát của nền dân chủ,
Amartya Sen bàn về mối quan hệ giữa dân chủ và phát triển kinh tế. Ông cũng lưu ý
rằng người ta thường cho các hệ thống phi dân chủ sẽ mang lại sự phát triển kinh tế
tốt hơn các hệ thống dân chủ, nhưng Amartya Sen cho rằng giả thuyết đó là dựa
trên "thông tin rất chọn lọc và hạn chế". Amartya Sen lập luận rằng dấu hiệu của
một giá trị phổ quát không phải là nó có sự đồng ý của tất cả mọi người, mà là "mọi
người ở bất cứ đâu có thể có lý do để coi nó là có giá trị".
John Dewey - triết gia dân chủ của nước Mỹ” trong tác phẩm Dân chủ và giáo
dục [33] cho rằng: Giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc. Giáo dục chính


11
là bản thân cuộc sống, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người.
Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Vì giáo dục
chính là bản thân cuộc sống, nó phải là quá trình của người học chứ không phải của
người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Theo ông, cần nhìn
nhận dân chủ theo cả ba phương diện: 1) dân chủ như là cơ chế bảo vệ lợi ích phổ
biến; 2) Dân chủ như là tiến trình truy vấn, tranh luận của xã hội; và 3) Dân chủ như
là lối sống, tức biểu hiện của cá tính.
Từ quan niệm rằng dân chủ không phải là một mô hình lý tưởng, cố định nào
đó, Dewey nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thảo luận, tham vấn, thuyết phục và

tranh luận trong việc ra quyết định dân chủ. Các quy trình này mở rộng và làm sâu
sắc thêm nhận thức của công chúng về các vấn đề đang thảo luận và giúp thông báo
cho “chuyên gia hành chính” về các nhu cầu xã hội. Những tư tưởng này thể hiện
chủ yếu trong các nội dung về Công chúng và các vấn đề của nó, và Chủ nghĩa tự
do và hành động xã hội.
Adam Przeworski với một số tác phẩm về dân chủ như: Democracy and the
Rule of Law, (Dân chủ và Pháp luật) [89]; Democracy and the Limits of SelfGovernment (Dân chủ và các giới hạn của tự cai trị) [88]; Capitalism and Social
Democracy (Chủ nghĩa tư bản và dân chủ xã hội) [87]. Trong Capitalism and
Social Democracy, Adam Przeworski đã có những lập luận đáng lưu ý như cho
rằng các nhà DCXH đã làm được và họ có thể có trong những hoàn cảnh lịch sử
không phải do họ lựa chọn, rằng họ sẽ dẫn dắt xã hội của họ tới chủ nghĩa xã hội.
DCXH Thụy Điển cũng đã được tác giả đề cập trong cuốn sách này.
Chế độ dân chủ, nhà nước và xã hội của N.M. Voskresenskaia và N.B.
Davletshina [53]. Cuốn sách đã được viết như một thử nghiệm đầu tiên trong việc
soạn thảo sách giáo khoa về dân chủ. Với khẳng định “Tự do có thể là bẩm sinh,
nhưng thực hành dân chủ thì phải học mới biết”, cuốn sách này luận bàn những nội
dung hết sức cơ bản như: Thế nào là dân chủ; Xã hội và các giá trị dân chủ, quyền
con người trong xã hội dân chủ, xã hội dân sự, các hình thức tổ chức chính quyền
và Nhà nước, văn hóa chính trị và văn hóa quyền lực v.v..


12
Tác giả Robert Dahl với các tác phẩm: On Democracy (Bàn về dân chủ)
[159], Democracy and its critics (Dân chủ và sự phê phán của nó) [158].
Max Weber với Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản [44]. Đây
không phải là một công trình nghiên cứu xã hội học về tôn giáo theo đúng nghĩa của
chuyên ngành này, vì đối tượng nghiên cứu của nó không phải là một vấn đề tôn
giáo, mà là mối quan hệ giữa nền đạo đức Tin lành và “tinh thần” của CNTB. Trong
quyển sách này, Weber khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá
nhân thuộc các giáo phái Tin lành, cũng như ý nghĩa mà họ gán cho hành động xã

hội của mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo đức Tin lành có một mối
liên hệ “tương hợp chọn lọc” với “tinh thần” của CNTB, và do vậy đã tạo ra một số
động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của CNTB ở Châu Âu.
Dân chủ - trong mối quan hệ với tự do, có một số tác phẩm đáng lưu ý như:
John Locke với tác phẩm Second Treatise of Governmen (Khảo luận thứ hai
về chính quyền) [138]. Trong tác phẩm này, ông đưa ra một loạt các nguyên tắc trở
thành nền tảng trong quan hệ giữa cá nhân và chính quyền trong các nền DCTD
ngày nay như: con người có các quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào sự tồn tại của
chính quyền; mục đích của chính quyền là bảo vệ các quyền tự nhiên; quyền lực của
chính quyền là do nhân dân ủy nhiệm; để cho quyền lực chính quyền không tùy tiện
thì nó cần phải phân chia và giới hạn; khi chính quyền hành xử tùy tiện hoặc chống
lại nhân dân thì nhân dân có quyền nổi dậy chống lại chính quyền.
Tác giả John Stuart Mill với Bàn về tự do [34]. Bàn về tự do là tác phẩm ứng
dụng hệ thống đạo đức của Mill về thuyết công lợi cho xã hội và nhà nước. Mill cố
gắng thiết lập chuẩn mực cho mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và quyền tự do.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền lợi cá nhân, cái mà ông nghĩ là điều kiện
tiên quyết để đạt được hạnh phúc cao hơn - đạo đức tối cao của thuyết công lợi. Xa
hơn thế, Mill phê phán những sai lầm của các nỗ lực trước đây nhằm bảo vệ quyền
lợi cá nhân, những ý niệm dân chủ kết cục trong sự chuyên chế của số đông. Toàn
bộ nội dung tác phẩm Bàn về Tự Do toát lên quan niệm chủ đạo của tác giả cho
rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác;
rằng, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân.


13
Sự tự do của con người được John Stuart Mill đề cập đến gồm: a) tự do tư tưởng, tự
do tôn giáo, tự do thảo luận; b) tự do về sở thích, tự do đặt kế hoạch cho cuộc sống
theo sự xét đoán của mình; và c) tự do hội họp.
Tác phẩm Chủ nghĩa tự do truyền thống, tác giả Ludwig von Mises [40]. Các
nội dung chính được tiếp cận trong cuốn sách là: Chủ nghĩa tự do (CNTD), phúc lợi

vật chất, chủ nghĩa duy lí, mục tiêu của CNTD, chủ nghĩa tự do và CNTB, cội
nguồn của tâm lí bài CNTD. Tác giả luận bàn đến những nội dung trọng yếu trong
các chương như nền tảng của CNTD, chính sách kinh tế, đối ngoại, các chính đảng
và tương lai của CNTD.
Nhìn chung, các tác phẩm trên đã cho thấy, Dân chủ là một vấn đề phức tạp,
đa nghĩa và đa chiều. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về dân chủ: Từ nguồn gốc
của dân chủ, các tính chất, khía cạnh của dân chủ như dân chủ trong mối quan hệ
với nhà nước, dân chủ và bình đẳng, dân chủ và tự do…, đã được luận bàn bới
nhiều tác giả. Tuy nhiên, điều rất dễ nhận thấy ở đây là dù được tiếp cận ở góc độ
nào thì dân chủ cũng trực tiếp được bàn luận trong mối quan hệ với sự tự do, bình
đẳng của con người, gắn với khát vọng muôn đời của con người là Tự do.
1.1.2. Những nghiên cứu về Dân chủ xã hội
Trước hết là những nghiên cứu đã được công bố rộng rãi của Friedrich Ebert
Stiftung (FES) như: History of Social Democracy (Lịch sử của DCXH) [119];
Basics on Social Democracy (Đại cương về DCXH) [118]; Social Democratic
Politics and Values (Chính trị DCXH và các giá trị) [121]; Europe and Social
Democracy (Châu Âu và DCXH) [120]; Welfare State and Social Democracy (Nhà
nước phúc lợi và DCXH) [117].
Các văn kiện của Socialist International - SI [167]. (Quốc tế xã hội) qua từng
thời kỳ.
Lý thuyết gia nổi tiếng của DCXH là Thomas Meyer với các tác phẩm: The
Theory of Social Democracy (Lý thuyết của dân chủ xã hội) [175]; Social
Democracy - An Introduction (Dẫn đề về dân chủ xã hội) [177]. The
Transformation of Social Democracy (Sự chuyển đổi của dân chủ xã hội) [174].
A New Social Democratic Century (2017) (Một thế kỷ mới của DCXH) [176].


14
Nhìn chung, các tác phẩm của giáo sư Thomas Meyer thể hiện thế giới quan và
phương pháp luận của một nhà tư tưởng DCXH. Do vậy, những tác phẩm này rất

hữu ích cho nghiên cứu về mô hình này.
Một số tác phẩm của Anthony Giddens như: The Third Way (Con đường thứ
ba) [93]; The Third Way: The Renewal of Social Democracy (Con đường thứ Ba Sự phục hồi DCXH) [94].
The Transformation of European Social Democracy (Chuyển đổi Dân chủ Xã
hội Châu Âu) của Herbert Kitschelt [126]. Cuốn sách này giải thích các chiến lược
tương phản của các Đảng DCXH và vận mệnh của họ trong các nền dân chủ của
Châu Âu trong những năm 1970 và 1980. Ngoài các phương pháp tiếp cận tập trung
vào ảnh hưởng của cấu trúc giai cấp và các thể chế kinh tế chính trị, Herbert
Kitschelt phân tích tình hình cạnh tranh của đảng trong lĩnh vực bầu cử, những hạn
chế và cơ hội của tổ chức đảng, và các di sản ý thức hệ để giải thích các lựa chọn
chiến lược của các Đảng DCXH và kết quả bầu cử của họ. Tác giả cho rằng DCXH
có sức sống mãnh liệt, nhưng thành công của nó phụ thuộc vào khả năng biến đổi
thông điệp chính trị và xây dựng liên minh bầu cử mới.
Henning Meyer, một chuyên gia về DCXH, (Tổng biên tập của Social Europe,
nhà nghiên cứu của Nhóm chính sách công tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính
trị Luân Đôn (LSE) và là thành viên thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh
doanh của Đại học Cambridge). Henning Meyer đã có những công trình nghiên cứu
nổi tiếng về DCXH như: Henning Meyer, và Jonathan Rutherford: The Future of
European Social Democracy: Building the Good Society (Tương lai của nền dân
chủ xã hội Châu Âu: Xây dựng xã hội tốt) [125]; Henning Meyer, Karl-Heinz
Spiegel: What’s next for European social democracy? (Điều gì tiếp theo cho nền
dân chủ xã hội Châu Âu?) [124]. Henning Meyer cũng là người khởi xướng diễn
đàn The Good Society Debate, được tổ chức trên trang web của tạp chí Xã hội Châu
Âu phối hợp với Soundings, Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) và Compass. The Good
Society Debate tập hợp một số lượng chưa từng có bài viết và tác giả, nhiều thảo
luận để tranh luận về tương lai của nền DCXH Châu Âu. Năm lĩnh vực đặc biệt


15
quan trọng được tranh luận là: bất bình đẳng; tính bền vững; cải cách CNTB; vai trò

của nhà nước; dân chủ và tổ chức đảng.
Một số tác phẩm của các tác giả khác như: Hard Choices: Social Democracy
in the 21st Century (Lựa chọn khó khăn: Dân chủ xã hội trong thế kỷ 21) của
Pierson, Christopher [156]. Social Democracy: Global and National Perspectives,
(Dân chủ xã hội - Các quan điểm toàn cầu và quốc gia) của Luke Martell;
Christien Van Den Anker Palgrave [142]; The Crisis of Social Democracy in
Europe (Sự khủng hoảng của dân chủ xã hội ở Châu Âu) của Michael Keating;
David Mc Crone [144]; The Library and the Workshop: Social Democracy and
Capitalism in the Knowledge Age (Thư viện và hội thảo: Dân chủ xã hội và chủ
nghĩa tư bản trong kỷ nguyên tri thức) của Jenny Andersson, Stanford University
Press [134]. Social Democracy and the Challenge of European Union (Dân chủ xã
hội và thách thức của liên minh Châu Âu) của Robert Ladrech [162]; Social
Democracy and Welfare Capitalism: A Century of Income Security Politics. (Dân
chủ xã hội và chủ nghĩa tư bản phúc lợi. Một thế kỷ của chính sách an ninh thu
nhập) của Alexander Hicks [90]. Bài viết The Promise of the Third Way:
Globalization and Social Justice (Cam kết của Con đường thứ Ba - toàn cầu hóa
và công bằng xã hội) của Otto Newman and Richard de Zoysa [153]. Busky,
Donald F với Democratic Socialism: A Global Survey (Dân chủ xã hội - một cuộc
khảo sát) [100]; Sheri Berman với The Primacy of Politics: Social Democracy and
the Making of Europe's Twentieth Century (Chủ quyền chính trị, dân chủ xã hội và
sự hình thành thế kỷ XX của Châu Âu) [165], v.v..
Một cuốn được biết đến gần đây là "Những tranh luận mới của các học giả
Nga về chủ nghĩa xã hội" [67]. Cuốn sách là cuộc tìm kiếm - nghiên cứu lại chủ
nghĩa Mác, hay như cách nói của các học giả Nga là cuộc “tái vũ trang về tư tưởng”
(Vasilij Coltashov). Không khó nhận ra rằng, lập trường tư tưởng của các học giả
trong cuốn sách này thuộc về những người DCXH tả và trung tả. Ở đây, khái niệm
CNXH Mới đã được bàn luận khá nhiều. Đến A. Laroslavtxev thì quan niệm lý luận
về mô hình này đã rõ hơn với khẳng định của ông: “Là chủ nghĩa xã hội dân chủ.



16
Đó là một xã hội với nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng xã hội, với sự điều
chỉnh của nhà nước đối với thị trường vì lợi ích của nhân dân và với sự kiểm tra của
các tổ chức xã hội được trao sứ mệnh bảo đảm tính đạo đức của lợi nhuận, chủ
nghĩa nhân đạo, và công bằng xã hội trước tính vị kỷ của cá nhân và nhóm”.
Tác giả Lâm Đức Sơn, Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, với
bài báo 欧洲社会民主党在十字路口: 实际挑战和争议的问题, (Dân chủ xã hội
Châu Âu ở ngã tư đường: Vấn đề thách thức thực tế và tranh cãi), đăng trên "Thế
giới đương đại và chủ nghĩa xã hội”, số 3, 2016 [184], công trình này cũng là kết
quả của Dự án khoa học xã hội quốc gia năm 2015 “Xu hướng tiến hóa và phát
triển của nền dân chủ xã hội đương đại Châu Âu”. Tác giả phân tích chuyên sâu bắt
đầu từ bối cảnh và xu hướng thảo luận về cuộc khủng hoảng của nền DCXH, giải
thích khác nhau về nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng DCXH, tương lai của
nền DCXH: hướng và lựa chọn con đường.

社会民主与社会主义民主:历史,理论与现状. (Dân chủ xã hội và Dân
chủ xã hội chủ nghĩa: Lịch sử, Lý thuyết và hiện trạng) của tác giả Từ Trọng Văn,
nghiên cứu viên tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đăng trên Chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc [185]. Theo tác giả, sự khác biệt giữa DCXH và
DCXH chủ nghĩa là đa diện, nhưng chúng chủ yếu được biểu hiện theo ba khía
cạnh: sự khác biệt về thái độ và ý kiến về chủ nghĩa Mác, CNTB, CNXH.
1.1.3. Những nghiên cứu về Bắc Âu, Dân chủ xã hội ở Bắc Âu
Tác giả nghiên cứu chuyên sâu về nhà nước phúc lợi là Esping-Andersen với
một số tác phẩm như: The Three Worlds of Welfare Capitalism (Ba thế giới của chủ
nghĩa tư bản phúc lợi) [112]. Tác phẩm Social class, social democracy and state
policy: party policy and party decomposition in Denmark and Sweden (Tầng lớp xã
hội, dân chủ xã hội và chính sách của nhà nước: chính sách của đảng và sự tan rã
của đảng ở Đan Mạch và Thụy Điển) [111]; Politics against markets: the social
democratic road to power (Chính trị chống lại thị trường: con đường dân chủ xã
hội) [114]. Welfare states in transition national adaptations in global economies

(Các quốc gia phúc lợi trong quá trình chuyển đổi quốc gia trong các nền kinh tế


17
toàn cầu) [113]. Các mô hình theo Andersen có tên gọi là nhà nước phúc lợi tự do
(hay mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Angloxason), nhà nước phúc lợi bảo thủ của
nhà nước phúc lợi kiểu Châu Âu lục địa) và nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội (hay
mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Bắc Âu); Bài nghiên cứu đặc sắc về vấn đề đặc biệt
đăng trên tạp chí International Journal of Sociology (Tạp chí Quốc tế về Xã hội
học): The Scandinavian Model: Welfare States and Welfare Research. (Mô hình
Scandinavia: Các quốc gia phúc lợi và nghiên cứu phúc lợi) [132]; The State of
Social Welfare: The Twentieth Century in Cross-National (Nhà nước Phúc lợi Xã
hội: Thế kỷ hai mươi trong Đánh giá xuyên quốc gia) của John Dixon, Robert P.
Scheurell [136]; The New Social Question: Rethinking the Welfare State (Câu hỏi
xã hội mới: Xem xét lại trạng thái phúc lợi), tác giả Pierre Rosanvallon [155], Nhà
xuất bản Đại học Princeton.
Immigration Policy and the Scandinavian Welfare State 1945-2010 (Chính
sách nhập cư và Nhà nước Phúc lợi vùng Scandinavia 1945-2010) của Brochmann,
Grete, Hagelund, Anniken [99]. Cuốn sách này khám phá sự phát triển lịch sử của
chính sách nhập cư sau chiến tranh ở Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch từ quan điểm
của nhà nước phúc lợi, xem xét các quốc gia phúc lợi với tham vọng cao, các
chương trình phúc lợi bao trùm và hòa nhập, ý thức mạnh mẽ về chủ nghĩa bình
quân đối phó với áp lực nhập cư và phát triển đa dạng; Công trình nghiên cứu A
'civic turn' in Scandinavian family migration policies? Comparing Denmark,
Norway and Sweden (Một bước ngoặt công dân trong chính sách di cư gia đình của
người Scandinavia? So sánh Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển) của Emily Cochran
Bech, Karin Borevi, Per Mouritsen [110].
Ấn phẩm của Nordic centre for welfare and social issues (2013) (Trung tâm
Bắc Âu về các vấn đề phúc lợi và xã hội) có tiêu đề Focus on The Nordic welfare
model (Bàn về mô hình phúc lợi Bắc Âu) [146].

Tác giả Mary Hilson với tác phẩm The Nordic Model: Scandinavia since 1945
(Mô hình Bắc Âu Xờcăngđinavi từ 1945) [143]; David Arter với Democracy in
Scandinavia:Consensual, Majoritarian Or Mixed? (Dân chủ ở Xờcăngđinavi. Đồng


18
thuận, đa số hay hỗn hợp) [103]; Scandinavian Politics Today; (Chính trị
Scandinavia ngày nay); The Age of Social Democracy: Norway and Sweden in the
Twentieth Century (Thời đại của dân chủ xã hội: Na Uy và Thụy Điển trong thế kỷ
XX) của Francis Sejersted [116].
Tác giả Nima Sanandaji với một công trình rất nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi
là Scandinavian Unexceptionalism Culture, Markets, and the Failure of Third-Way
Socialism (Chủ nghĩa phi biệt lệ của Scandinavia, Văn hóa, thị trường và sự thất
bại của con đường thứ ba) được xuất bản năm 2015 bởi Think tank Anh: Institute
of Economic Affairs (Viện nghiên cứu Kinh tế Anh) [145]. Trong cuốn sách,
Sanandaji lập luận rằng chúng ta từ lâu đã ca ngợi các quốc gia vùng Scandinavia
về mức độ cung cấp phúc lợi cao và kết quả xã hội đáng ngưỡng mộ. Mặc dù đúng
là các nước Scandinavia đã thành công, tác giả lại cho rằng trường hợp này thành
công trước khi có nhà nước phúc lợi. Theo Sanandaji, Scandinavians đã thành công
bằng cách kết hợp một nền văn hoá với sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào trách nhiệm cá
nhân với tự do kinh tế. Nếu người Scandinavi thành công về mặt kinh tế, đó là vì
nền văn hoá của họ nhiều hơn là do các thể chế của họ, do vậy những thành công
của Scandinavia không do việc thiết lập nền DCXH vào cuối thế kỷ 20; nghĩa là
thành công của các quốc gia vùng Scandinavia không phải là kết quả của sự gia
tăng khu vực công, mà là các nguyên tắc thị trường tự do và đạo đức làm việc có
trước các quốc gia phúc lợi. Trong số những yếu tố hấp dẫn nhất và mang tính
thông tin của cuốn sách này là sự so sánh của Sanandaji giữa người Scandinavia ở
Scandinavia và những người di dân đến Hoa Kỳ. Những phát hiện này đã tạo ra một
vấn đề lớn trong các cuộc tranh cãi. Sanandaji ghi nhận trong một bản tóm tắt
những phát hiện của mình khi so sánh với 12 triệu người Mỹ gốc Scandinavia với

Scandinavi tại Scandinavia: "Thu nhập trung bình của những người con
Scandinavia (ở Hoa Kỳ) cao hơn 20% so với thu nhập trung bình của Mỹ.". Nghiên
cứu xuất sắc của Sanandaji đi đến kết luận tổng quát của ông rằng các quốc gia
phúc lợi ở Scandinavia đã cản trở sự thịnh vượng, tăng trưởng kinh tế và nhanh
chóng góp phần làm xấu đi các nền văn hoá và các chuẩn mực xã hội mà lẽ ra làm
cho các quốc gia phúc lợi có thể đi lên. Ông cho biết: "Nhiều phân tích của các


19
nước Scandinavia kết hợp với mối quan hệ nhân quả. "Rõ ràng là nhiều đặc điểm
mong muốn của các xã hội vùng Scandinavia như bất bình đẳng về thu nhập thấp,
mức nghèo đói thấp và mức tăng trưởng kinh tế cao, có trước sự phát triển của nhà
nước phúc lợi. Rõ ràng là mức độ tin tưởng cao cũng có trước thời đại của chi tiêu
cao của chính phủ và thuế. Tất cả các chỉ số này bắt đầu xấu đi sau khi các quốc gia
Scandinavian mở rộng phúc lợi và tăng thuế.
Cuốn Viking Economics. How the Scandinavians Got it Right-and How We
Can, Too (Kinh tế Viking. Người Scandinavi đã đúng như thế nào và làm sao chúng
ta cũng có thể) của George Lakey [122], kể về câu chuyện sự thay đổi kinh tế và
các nền móng mà nó được xây dựng, giải thích làm thế nào các nước Bắc Âu đạt
được xã hội bình đẳng và mức sống cao, Kinh tế Viking không chỉ là mấu chốt cho
chính sách kinh tế của Bắc Âu, mà còn là một phần giới thiệu về nhiều thực tiễn
hữu ích và các chính sách xã hội. Viking Economics, ghi lại lịch sử của các phong
trào xã hội đã tạo ra mô hình Bắc Âu hiện đại.
Các công trình khác như bài viết của Haroder Svanse, “Chủ nghĩa dân chủ xã
hội Thụy Điển và con đường thứ ba” [123]; Tạp chí The Economist với loạt bài
Special report the Nordic countries (Báo cáo đặc biệt về các nước Bắc Âu) [179],
các bài viết này mô tả các nước Scandinavia như “các nước kiên cường theo tự do
mậu dịch nhưng chống lại sự cám dỗ của việc can thiệp vào thị trường ngay cả để
bảo vệ các công ty mang tính biểu tượng”; Tommy Koh, Học giả nổi tiếng Xingapo
với nghiên cứu “What Singapore can learn from Europe” [178], so sánh Xingapo

với Bốn quốc gia Bắc Âu, ông cho rằng Bốn quốc gia Bắc Âu làm tốt hơn trong
việc duy trì tỷ lệ sinh, tăng trưởng toàn diện, khả năng sinh cao hơn, bảo tồn tốt
thiên nhiên, di sản, văn hóa, nghệ thuật và phát triển bền vững hơn.
Bài viết của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders gây nhiều tranh luận như What
Can We Learn From Denmark? (Chúng ta có thể học được gì từ Đan Mạch) [98].
Bài nghiên cứu Social democracy in Northern Europe. Its relevance for Australia
(Dân chủ xã hội ở Bắc Âu. Sự tham khảo cho Australia) của Tiến sĩ Andrew Scott,
đại học Hoàng gia Melbourn [92]. Tác giả đã đề cao mô hình chính sách kết hợp


×