Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỂ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN ĐỐI VỚI KHU VỰC TƯ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.97 KB, 13 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỂ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN ĐỐI VỚI KHU VỰC
TƯ NHÂN
Chi nhánh Ba Đình thành lập với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, do
mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2004. Đối với hoạt động tín
dụng thì việc mở rộng quy mô tín dụng đối với khu vực này là điều cần thiết đối
với chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.
Khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây có sự đóng góp đáng kể
và nhiều mặt như GDP, việc làm, phát triển và mở rộng các ngành nghề… và là
khu vực kinh tế ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với đời sống kinh
tế xã hội của đất nước, và hiện nay nó là đang sự quan tâm đặc biệt từ phía Đảng
và Nhà nước, do đó mảng tín dụng cho thị trường này đã và đang được các ngân
hàng chú ý đặc biệt, tuy nhiên do mới chỉ được tạo điều kiện để phát triển và thực
tế là xuất phát điểm thấp về nhiều mặt như vốn, trình độ quản lý, trình độ khoa học
công nghệ… đang là rào cản lớn đối với khu vực kinh tế đầy tiềm năng này, hoạt
động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên cả nước nói chung và hà nội nói
riêng đã có những tiến triển đáng kể, mặc dù ngân hàng thương mại đã chú trọng
đến mảng thị trường khu vực kinh tế tư nhân, nhưng do những xuất phát điểm thấp
được đề cập ở trên đã dẫn đến những khó khăn trong cả cách nghĩ và cách làm của
cả hai bên, mặt khác khu vực kinh tế tư nhân còn có được những khuyến khích
nhất định từ phía nhà nước nhưng trong thực tế tổng dự nợ đối với khu vực này
chưa tương xứng với tiềm năng và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của khu vực
kinh tế tư nhân. Chi nhánh Ba Đình nằm trong địa bàn Hà Nội và cũng có chung
những vướng mắc như là các ngân hàng trong cả nước nói chung và khu vực Hà
Nội nói riêng trong việc cung ứng tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân. Đó là
những lý do sau:
+ lý do xuất phát từ phía khu vực kinh tế tư nhân:
Một là: các doạnh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là doanh nghiệp vừa
và nhỏ, số lượng vốn đang ký kinh doanh qua nhỏ. Do đó đa phần các ngân hàng
đều có e ngại khi cho các doanh nghiệp này vay vốn, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào
các dự án thấp nhất là các dự án đổi mới máy móc, hiện đại hoá dây truyền sản
xuất, mặt khác doanh năng lực cạnh tranh chưa cao, khả năng kinh doanh và trình


độ quản lý thấp do đo rủi ro cao, nếu mà có vay đựơc thì giá trị các món vay cũng
không lớn, các món vay nhỏ làm tăng chi phí quản lý của ngân hàng, chẳng hạn
đối với một đồng vốn khi cho vay doanh nghiệp nhà nước rẻ hơn cho vay một
doanh nghiệp tư nhân có món vay nhỏ.
Hai là: về tài sản thế chấp của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân mà đa số là các doanh nghiêp vừa và nhỏ, phần lớn không có tài sản thế chấp
đảm bảo cho khoản vay và nếu có thì ở mức độ rất thấp công nghệ máy móc thiết
bị thì lạc hậu do đo không có khả năng đạt giá trị lớn để vay vốn, các ngân hàng rất
ngại cho vay vì biết rằng các tài sản này là rất khó phát mại, hơn nữa hồ sơ pháp lý
của tài sản không hoàn chỉnh về quyền sử dụng hoặc sở hữu. Nhiều doanh nghiệp
mua máy móc thiết bị không có hóa đơn chứng từ hợp lệ hoặc không giữa những
loại giấy tờ đó, nhưng loại tài sản này mua bán trao tay theo kiểu “ du kích” hay
“trao tay” thì được mua bán một cách chính quy thì không được. đối với đất đai
việc định giá theo giá nhà nước là thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, hơn nữa
quy chế cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản được tính. Do đó số tiền được vay là
rất thấp so với giá trị của tài sản và quá trình phát mại cũng rất khó khăn.
Ba là: sổ sách kế toán của các doanh nghiệp không đáng tin cậy đối với ngân
hàng, hệ thống sổ sách kế toán không theo tiêu chuẩn quy định, không đủ thông
tin, thiếu chính xác về nội dung lẫn hình thức và được thiết kế riêng theo cách của
mỗi doanh nghiệp. Phần lớn các báo cáo này không được kiểm toán, do đó không
đáng tin cậy đối với các ngân hàng.
Bốn là: các doanh nghiệp thiếu các dự án có tính khả thi cả về kỹ thuật lẫn tài
chính, trình độ của các chủ doanh nghiệp đa số là chưa được đao tạo về quản lý, họ
quản lý theo kinh nghiệm, họ không thể lập được các dự án sản xuất theo yêu cầu
của ngân hàng, dù họ có ý tưởng, đấy cũng là lý do để ngân hàng từ chối cho vay.
+ Lý do xuất phát từ phía ngân hàng:
Một là : vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
Nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân, thường gặp khó khăn hơn doanh nghiệp nhà
nứơc khi vay vốn các ngân hàng thương mại. Các nguồn vốn để cho doanh nghiệp

vừa và nhỏ vay là hạn chế vì chủ yếu là cấp cho các doanh nghiệp nước, các ngân
hang thương mại vẫn còn tâm lý e ngại khi cho các doanh nghiệp nhỏ trong khu
vực tư nhân, nhiều cán bộ tín dụng không giám cho vay sợ làm trái pháp luật do đã
có nhiều vụ án hình sự liên quan đến các cán bộn tín dụng của ngân hàng.
Hai là: các ngân hàng thương mại trên địa bàn thườn chưa có thông tin cơ bản
về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc vực kinh tế tư nhân. Do đó họ
chưa xác định được khách hàng tiềm năng, các chương trình quảng bá của ngân
hàng tới khách hàng còn nghèo nàn chưa có chiến lược marketing tới các doanh do
vậy học chưa đem lại những thông tin cần thiết cho khách hàng của họ.
Ba là : quy trình thủ tục vay của nhiều ngân hàng hiện nay là chưa, phù hợp
với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay các ngân hàng hầu như vẫn sử dụng chung
quy trình cho vay chung đối với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Và mặc dù đã có sự giảm bớt đáng kể những giấy tờ nhưng vẫn còn rất nhiều khó
khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là phương án sản xuất kinh doanh.
Bốn là: các ngân hàng thương mại chưa có nhiều sản phẩm cho vay phù hợp
với trình độ quản lý và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt khác họ
chưa có một bộ phận cho vay riêng chuyên nghiên cứu, quản lý hoạt động cho vay
đối với doanh nghiệp vừa nhỏ của khu vực tư nhân. Cán bộ chưa được đào tạo và
có đủ kinh nghiệm để đánh giá được những rủi ro của các khoản vay.
Xuất phát từ những lý do từ hai phía, xuất phát từ gốc độ của chi nhánh Ba
Đình, để nhằm mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân, xin
được đưa ra một số ý kiến như sau:
3.1.XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO VAY.
Để có thể thành công trong các hoạt động mà mình tham gia thì mỗi một tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân thường đề ra cho mình những phương châm hay
chiến lược hoạt động phù hợp riêng với những điều kiện cụ thể của từng tổ chức,
doanh nghiệp hay các nhân. Và những điều kiện này phải phù hợp với bên trong và
bên ngoài.
Đối với hoạt động tín dụng cũng không ngoại lệ để có thể mở rộng hoạt động
tín dụng của chi nhánh thì chi nhánh cần xây dựng cho riêng mình một chiến lược

cho vay và chiến lược cần phải tính đến đặc thù của khu vực kinh tế tư nhân như
trình độ quản lý, tài sản thế chấp, cẩm cố… và tính đến khả năng cạnh tranh của
các ngân hàng trên cùng địa bàn và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bản thân
chi nhánh, cả hiện tại và tương lai. Chiến lựơc này phải bảo gồm: cơ cấu tổ chứ,
quy trình, và thủ tục cho vay, marketing, các yếu tố của chiến lược phải được đảm
bảo hoạt động một cạc đồng bộ để phất huy được tất cả các yếu của chiến lược để
chiến lược có thể được vận hành một các trơn chu, có như vậy mới đảm bảo được
việc mở rộng tín dụng được dễ dàng hơn.
3.2. HÌNH THÀNH BỘ PHẬN CHUYÊN CHO VAY.
Việc chuyên môn hoá đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, không chỉ diễn
ra ở một số nước mà là trên toàn thế giới và trong hầu hết các hoạt động trong đới
sống xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, hiệu quả
của việc chuyên môn hoá là không phải bàn cải, nó làm tăng năng xuất lao động xã
hội. đối với hoạt động tín dụng cũng không nằm ngoài quy luật này. để có thể mở
rộng hoạt động của chi nhánh thì việc có bộ phận chuyên cho vay hoạt động cho
riêng khu vực kinh tế tư nhân, tuy là đang có những thay đổi theo hướng tích cực
và rất mạnh mẽ nhưng kinh tế tư nhân thực sự phát triển mạnh từ khi có luật doanh
nghiệp và hoạt động tín dụng đối với mảng thị trường này còn mới, mặt khác CVB
Ba Đình là chi nhánh non trẻ nên để nâng cao hoạt động cho vay thì một bộ phận
chuyên cho vay là rất cần thiết và bộ phận này phải có trách nhiệm nghiên cứu sản
phẩm, tiếp cận tín dụng và quản lý các khoản vay đối với khu vực kinh tế tư nhân.
3.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỦ TỤC CHO VAY.
Hiện nay việc áp quy trình thủ tục cho vay chung cho cả các doanh nghiệp
lớn và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có lẽ là chưa được phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay, khi mà các điều kiện để được vay vốn trong quy trình thì
hầu như chỉ có các doanh nghiệp lớn mới đáp ứng được, còn hầu như các doanh
nghiệp vừa và nhỏ là rất khó có thể đáp ứng được các điều kiện này nhất là tài sản
thế chấp. Việc này làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và các chủ kinh doanh thuộc khu vực kinh tế
tư nhân nói riêng (đa số các chủ kinh doanh thuộc khu vực này có quy mô vừa và

nhỏ), do đó nó cũng làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng nói
chung và của chi nhánh nói riêng. Xuất phát từ lý do trên nên việc đưa ra một quy
trình thủ tục cho vay dành riêng cho khu vực này để chi nhánh có thể mở rộng
hoạt động tín dụng của mình. Quy trình thủ tục này là phải khác với quá trình và
thủ tục cho vay được áp dụng đối vớc các doanh nghiệp lớn, có như vậy mới tạo
điều kiện cho khu vực tư nhân đa số có vốn kinh doanh nhỏ tiếp cận được dể dàng
hơn. Quy trình thủ tục được thiết kế nên xuất phát từ đặc thù của khu vực kinh tế

×