Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.19 KB, 24 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHĐT&PTVN CHI NHÁNH HÀ
NỘI
3.1 Định hướng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHĐT&PTVN
Chi nhánh Hà Nội.
Với phương châm đa dạng hoá các sản phẩm đểđáp ứng nhu cầu của các DN, phục
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, Ngân hàng đề ra phương hướng phát triển
hoạt động thanh toán TDCT như sau:
- Tiếp tục tăng khối lượng thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại Ngân
hàng, trong đóđặc biệt chú trọng tăng số lượng và số tiền thư tín dụng XK được thông
báo và thanh toán qua NH.
- Nâng cao chất lượng vàđộ an toàn của nghiệp vụ TTQT theo phương thức
TDCT.
- Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc mở thư tín dụng NK bằng hạn mức uỷ quyền và
nguồn thanh toán cho nước ngoài, nhằm tránh những rủi ro tín dụng của KH và rủi ro tỷ
giá.
- Giữ chữ “Tín” trong thanh toán, thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ mà NH
ĐT&PT VN đã cam kết với nước ngoài.
- Phát triển có trọng điểm bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm dài hạn để nhập khẩu
máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại phục vụ cho mục tiêu công nghệ hoá,
hiện đại hoáđất nước.
- Nghiên cứu phát triển và mở rộng các loại hình thư tín dụng trả ngay đểđáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
- Đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật - nghiệp vụ ngân hàng quốc
tế phải được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ TTQT. Kỹ năng giao
tiếp của cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đào tạo một cách hệ thống.
- Đứng trước yêu cầu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của nghiệp vụ thanh
toán thư tín dụng, NHĐT&PTVN cũng như BIDV Hà Nội càng cần phải có những giải
pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán TDCT tại
NHĐT&PTVN, Chi nhánh Hà Nội.


3.2.1. Vận dụng marketing vào hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực hiện tốt
3.2.1. Vận dụng marketing vào hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực hiện tốt
công tác quản trịđiều hành
công tác quản trịđiều hành
Hiện nay trong cơ chế thị trường đầy cạnh tranh, các NH muốn tồn tại và phát
triển thì không thể chờđợi khách hàng tự tìm đến với mình mà cần phải chủđộng đi tìm
khách hàng. TTQT không còn là lĩnh vực độc tôn của một NH nào mà ngày nay nóđã
trở thành một hình thức dịch vụ phổ biến của các NHTM Việt Nam. Trước tình hình
này, việc áp dụng marketing vào hoạt động NH đặc biệt là hoạt động TTQT là một việc
làm cần thiết. Để làm được việc này cần chúý tới những vấn đề sau:
Nghiên cứu thị trường để nắm được tập quán, thói quen và nhất làđộng cơ của
khách hàng khi lựa chọn NH.
Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của NH trong hiện tại và tương lai để thấy được
những điểm mạnh cần phát huy và những thiếu sót cần khắc phục.
Bên cạnh đó, đểđảm bảo cho hoạt động TTQT của Chi nhánh nói riêng và hoạt
động kinh doanh của NH nói chung đi đúng định hướng phát triển và hành lang pháp lí
của hoạt động kinh doanh NH, BIDV Hà Thành cần thực hiện tốt các bước sau:
- Nâng cao chất lượng điều hành của Ban Giám đốc.
- Tăng cường kỉ luật trong quản trịđiều hành.
- Xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng trong mối quan hệ phối hợp
giữa các phòng để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chung.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sởĐảng, hoạt động của đoàn thể,
phát huy vai trò làm chủ của người lao động.
- Củng cố và xây dựng hệ thống thông tin nội bộđáp ứng cho mục đích quản lí
kinh doanh an toàn và hiệu quả.
- Đề cao trách nhiệm của từng cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Có làm tốt được công tác quản trị thì ban lãnh đạo NH mới có thểđưa ra được
những phương hướng phát triển đúng đắn để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của NH
nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động TTQT nói riêng.
3.2.2. Đa dạng hoá và mở rộng mạng lưới kinh doanh đối ngoại

3.2.2. Đa dạng hoá và mở rộng mạng lưới kinh doanh đối ngoại
Điểm then chốt cho việc phát triển mạng lưới kinh tếđối ngoại là việc củng cố và
thu hút thêm khách hàng, do đó chính sách khách hàng của BIDV Hà Thành có thểđi
theo các hướng như:
- Chủđộng tìm kiếm khách hàng: điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ thông qua các
khách hàng có giao dịch với chi nhánh, các khách hàng có mở tài khoản thanh toán tại
Chi nhánh mà có nhu cầu kinh doanh XNK mà tư vấn cho họ, giúp đỡ họ trong quá
trình từ khi lập hồ sơ cho đến khi tất toán tài khoản. Kết hợp với Phòng Tín dụng lựa
chọn các khách hàng đang xin vay để thực hiện các hoạt động đối ngoại, đưa ra hình
thức dịch vụ phù hợp nhất thu hút họ sử dụng dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh.
- Phân loại khách hàng: đối với các khách hàng lớn mới giao dịch thì có thểưu đãi
về phí dịch vụ, mức ký quỹ mở L/C , ưu tiên mua bán ngoại tệ theo yêu cầu. Các khách
hàng mà thực hiện thanh toán hàng xuất qua Chi nhánh thìđược hưởng mức lãi suất tiền
vay thấp, phí phục vụ rẻ, tư vấn chi tiết, nhiệt tình.
- Tổ chức hội nghị khách hàng: đối với các khách hàng lớn thì ngân hàng cung cấp
cho họ các thông tin về nghiệp vụ hiện đại, các hình thức thanh toán mới nhất.
Thông qua chính sách khách hàng của NH, NH hoàn toàn có thể mở rộng được
mạng lưới kinh doanh nói chung và nâng cao chất lượng TTQT nói riêng nhờ việc đẩy
mạnh công tác tư vấn cho khách hàng.
- Đối với đơn vị nhập khẩu:
Để mang lại lợi ích cho nhà nhập khẩu vàđảm bảo quyền lợi cho ngân hàng thì
ngân hàng cần tư vấn cho họ những vấn đề sau:
+ Tư vấn cho khách hàng nên mở loại L/C nào là có lợi nhất
+ Tư vấn cho nhà nhập khẩu trong việc đưa các điều khoản dựa vào L/C: không
nên đưa quá nhiều điều khoản nhưng vẫn phải đảm bảo các điều khoản bắt buộc: thời
hạn thanh toán, mô tả về hàng hóa, v.v…
+ Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn thời hạn của L/C : nếu mở quá sớm
thì nhà nhập khẩu sẽ bịứđọng vốn, nhưng mở quá muộn nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn
về thời hạn giao hàng.
- Đối với đơn vị xuất khẩu:

Rủi ro thường gặp nhất mà người xuất khẩu thường gây ra cho ngân hàng thanh
toán, ngân hàng chiết khấu là họ thường không lập được bộ chứng từ hoàn hảo và vì
vậy họ thường bị từ chối thanh toán. Trong trường hợp đó ngân hàng cần tư vấn cho họ
các vấn đề sau:
+ Tư vấn cho người xuất khẩu: yêu cầu người nhập khẩu mở cho mình một L/C
với nội dung đảm bảo. Đối với những mặt hàng quý hiếm hoặc nghi ngờ khả năng
thanh toán của ngân hàng phát hành thì các L/C như L/C không hủy ngang, L/C có xác
nhận miễn truy đòi luôn đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
+ Tư vấn cho khách hàng khi ký hợp đồng XNK nên chọn điều kiện thương mại
nào.
+Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng mở L/C là ngân hàng
thanh toán. Những ngân hàng lớn thì càng có uy tín trong mối quan hệ, thường xuyên
thanh toán sòng phẳng thì việc thanh toán sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.
+ Tư vấn cho người xuất khẩu khi bộ chứng từ có sai sót. Các nhà xuất khẩu Việt
Nam khi biết bộ chứng từ có sai sót thì thường yêu cầu ngân hàng chuyển chứng từđi để
thanh toán theo phương thức nhờ thu nhưng nếu làm như vậy sẽ gây bất lợi cho nhà
xuất khẩu vì lúc đó bộ chứng từ sẽđược xử lý theo quy tắc thống nhất và nhờ thu
(URC). Trong trường hợp như vậy ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng: khi bộ chứng
từ có bất hợp lệ, người được hưởng nên yêu cầu chuyển chứng từ trên cơ sở chấp nhận
thanh toán và ghi rõáp dụng theo UCP No500 hay 600 chứ không nên gửi chứng từ trên
cơ sở nhờ thu.
3.2.3. Giải pháp về mặt cơ chế tổ chức quản lý
3.2.3. Giải pháp về mặt cơ chế tổ chức quản lý
a.. Sắp xếp đội ngũ cán bộ cóđủ trình độ chuyên môn
a.. Sắp xếp đội ngũ cán bộ cóđủ trình độ chuyên môn
Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ TTQT là rất cần thiết nhưng việc
sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn cũng không kém phần quan trọng.
Nhiều cán bộ được chuyển từ nghiệp vụ khác sang làm nghiệp vụ TTQT nên không
được trang bị kiến thức đầy đủ về ngoại thương, về TTQT. Nhiều cán bộ được tuyển
mới chỉ có những kiến thức được học trong các trường đại học, mới chỉ là những kiến

thức lý thuyết mà thiếu đi kinh nghiệm thực tế. Vì vậy BIDV Hà Nội cần đưa ra tiêu
chuẩn hoá cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế: bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ
chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc. Kiên quyết không bố trí
những cán bộ không đúng chuyên môn, tư cách đạo đức và ý thức chấp hành kỷ luật
không tốt thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cần có quy chế tuyển chọn cán bộ
mới công khai, dân chủ, đảm bảo tuyển chọn được những cán bộ thực sự có trình độ.
Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo năng lực và
tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Một thực trạng về việc bố trí cán bộ TTQT ở
BIDV hiện nay là cán bộ hay bị thuyên chuyển rất không phù hợp với đặc thù của hoạt
động TTQT. Hoạt động này đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm, theo tiêu chuẩn quốc tế
một cán bộ TTQT được gọi là có kinh nghiệm là phải công tác khoảng 10 trong lĩnh
vực này. Nhiều cán bộ mới công tác được một thời gian đang trong quá trình tích luỹ
kinh nghiệm đã lại bị thuyên chuyển qua công tác khác, cán bộ mới vào lại phải đầu tư
đào tạo từ đầu. Ban lãnh đạo BIDV Hà Nội cần xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ
lãnh đạo nghiệp vụ TTQT ở trung ương và chi nhánh dài hạn nhằm đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt, chủ động về nguồn nhân lực, tránh tình trạng vừa thừa
cán bộ nhưng lại thiếu cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức.
b. Không ngừng nâng cao trình độ của các cán bộ TTQT:
b. Không ngừng nâng cao trình độ của các cán bộ TTQT:
Do Chi nhánh còn rất mới mẻ với đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu và non
trẻ nên công tác đào tạo tổ chức cán bộ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chi
nhánh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán TDCT và hạn chếđến mức thấp
nhất mọi rủi ro phát sinh từ Chi nhánh.
Hiện nay BIDV Hà Nội đã cóđược một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ
chuyên môn. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển,
NH vẫn cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ. Để làm được việc đó, NH cần phải có những biện pháp
sau:
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ TTQT, các cuộc hội thảo
về TTQT nhằm giúp cho các cán bộ trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ

TTQT, học tập được kinh nghiệm xử lí các tình huống phát sinh trong hoạt động TTQT.
- Hàng năm nên tổ chức những cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ và tổ chức thi tuyển
để có thể tuyển được những cán bộ có năng lực chuyên môn.
- Không chỉ hoàn thiện về mặt nghiệp vụ, cán bộ làm công tác TTQT cũng phải
chú trọng tới tác phong giao dịch với khách hàng. Điều này sẽ giúp cho Chi nhánh thu
hút thêm được khách hàng mới và củng cố vững chắc hơn mối quan hệ với những
khách hàng đã có.
- Quan tâm đến công tác đào tạo cho không chỉ cán bộ của Phòng TTQT mà còn
cả cán bộ các phòng ban khác của Chi nhánh. Cập nhật, đào tạo, phổ biến liên tục về
các văn bản pháp lýđiều chỉnh quan hệ TTQT hay các nguồn luật điều chỉnh... để thích
ứng và không bị lỗi nhịp khi các văn bản này được đổi mới, chẳng hạn như việc nắm

×