Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.39 KB, 13 trang )

LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG.
1.1 Lý luận về tín dụng.
1.1.1 Khái niệm.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng
cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoảng chi phí nhất định.(Ts.
Nguyễn Minh Kiều- 2009).
1.1.2 Phân loại.
Có rất nhiều hình thức phân loại tín dụng Ngân hàng, theo Ts. Nguyễn Minh Kiều
thì phân loại tín dụng có thể phân loại như sau:
• Căn cứ theo thời hạn tín dụng.
 Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, đáp
ứng nhu cầu vốn lưu động, là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất
trong Ngân hàng.
 Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng, dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật...
 Tín dụng dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng, chủ
yếu cung ứng nguồn vốn để mở rộng sản xuất với quy mô lớn.
• Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
 Tín dụng phục cụ sản xuất kinh doanh: Đáp ứng nhu cầu vay vốn của
các đối tượng sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ hoặc các doanh nhiệp.
 Tín dụng nông nghiệp: Đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân,
thực hiện các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp.
 Tín dụng phục vụ tiêu dùng: Chủ yếu là cho vay phục vụ nhu cầu đời sống
của các tầng lớp dân cư.
• Căn cứ vào đối tượng tín dụng.
 Tín dụng vốn lưu động: Loại hình tín dụng này được cấp phát để hình
thành tài sản lưu động.
 Tín dụng vốn cố định: Loại hình tín dụng được cấp phát để hình thành tài
sản cố định.
• Căn cứ vào đối tượng khách hàng:


 Tín dụng cá nhân: Là loại hình tín dụng được cấp cho đối tượng cá nhân có
nhu cầu sử dụng vốn với mục đích khác nhau như tiêu dùng, kinh doanh nhỏ
lẻ.
 Tín dụng doanh nghiệp: Là loại hình tín dụng được cấp cho các đối tượng
là doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh.
• Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng.
 Tín dụng có đảm bảo: Là tín dụng được đảm bảo bằng tài sản hoặc giấy tờ
có giá trị tương đương hoặc lớn hơn khoản cho vay.
 Tín dụng không đảm bảo: Vay tín chấp.
• Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng.
 Tín dụng bằng tiền: Phổ biến và thông dụng nhất.
 Tín dụng bằng tài sản: Cho thuê tài chính.
 Tín dụng bằng chữ ký: Cho vay theo đó ngân hàng không giải ngân băng
tiền hoặc tài sản, thường gặp là ký chấp nhận chiết khấu, hối phiếu, bảo
lãnh ....
1.1.3. Chức năng.
 Tập trung vào phân phối lại vốn tiền tệ.
 Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông xã hội.
 Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
1.1.4. Vai trò.
 Thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển.
 Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
 Giúp tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống và trật tự xã hội .
 Mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại.
1.1.5.Các phương thức tín dụng.
Theo Ts. Nguyễn Minh Kiều thì có các phương thức giải ngân tín dụng như sau:
• Cho vay theo món( Vay từng lần).
 Là loại vay giản đơn, giữa khách hàng và Ngân hàng không có bất kỳ cam
kết nào trước. Thường là khách hàng không có kế hoạch vay, không có nhu
cầu vốn thường xuyên, có nhu cầu bất chợt.

Cố định số tiền vay = Tổng nhu cầu vốn – VCSH- Vốn khác
VCSH: Vốn Chủ Sở Hữu
Thời gian vay cố định, lãi suất cố định( Ngắn hạn), lãi suất thả nổi( dài hạn).
• Cho vay theo hạn mức tín dụng:
 Giới hạn dư nợ tối đa, không giới hạn doanh số vay, cố đinh thời hạn hiệu
lực của định mức.
 Hạn mức tín dụng có thể được điều chỉnh và luân chuyển, thời hạn vay có
thể ngắn hạn hoặc dài hạn, lãi suất cố định hoặc thả nổi.
 Dựa vào giá trị tài sản đảm bảo mà Ngân hàng cấp hạn mức cho khách hàng,
khách hàng phải trả phí nếu duy trì hạn mức khi không đủ mức vốn tối thiểu
quy định, có thể duy trì mức dư bù để tránh trình trạng khách hàng xin hạn
mức cao hơn nhu cầu.
 Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, có đặc điểm sản
xuất, kinh doanh, luân chuyển không phù hợp với phương thức cho vay từng
lần.
 Trong phương thức cho vay này thì khách hàng thường chủ động hơn khách
hàng.
• Thấu chi.
 Thấu chi là hình thức tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng có tài khoản tại ngân hàng. Khách hàng được chi vượt với giá tiền có
trong tài khoản, dựa trên tài khoản vãng lai lúc có số dư nợ, lúc có số dư có,
tài khoản tự động bù trừ.
 Tuy được phép chi vượt quá số tiền trong tài khoản nhưng số tiền vượt quá
đó sẽ được quy định ở mức cố định. Do đó, thấu chi là một hình thức hạn
mức tín dụng nhưng khác hơn là không sử dụng đồng thời hai tài khoản mà
chỉ dùng một tài khoản vãng lai vừa phản ánh tài khoản tiền gửi, vừa phản
ánh tài khoản tiền vay thuận lợi bù trừ.
• Cho vay kinh doanh kỳ hạn và cho vay theo dự án.
 Cố định thời hạn vay tương xứng với thời hạn đầu tư của dự án, vốn giải
ngân theo thực hiện tiến độ của dự án, phân định rõ kỳ hạn tiến độ trả nợ.

Đảm bảo bằng TSCĐ, lãi có thể được điều chỉnh theo nguyên tắc xác định
trước( vì cho vay trong thời gian dài),có thể được hưởng ân hạn( là khoản
thời gian tình từ lúc bắt đầu giải ngân cho đến khi trả món nợ đầu tiên).Phải
trả phí cam kêt sử dụng tiền vay khi không sử dụng hết mức vốn đã thỏa
thuận.
• Cho vay trả góp.
 Nợ gốc được chia ra để trả nợ theo định kỳ trong thời gian vay, thông thường
vốn được giải ngân một lần khi vay. Phân định rõ thời hạn tiến độ trả nợ, nếu
vay dài hạn thì lãi xuất có thể được điều chỉnh theo nguyên tắc xác định
trước.
• Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành, sử dụng thẻ thanh toán.
 Là cho vay bằng cách dựa vào mức thu nhập, cho phát hành các loại thẻ ghi
nợ, sau khi thu nhập được trả qua thẻ thì ngân hàng tiến hành công tác trừ nợ
• Cho vay thông qua việc chấp nhân hối phiếu.
 Là phương thức cho vay bằng chữ ký, Ngân hàng không nợ khách hàng
nhưng lại chấp nhận nợ của khách hàng bằng cách xác nhận lên hối phiếu
của khách hàng đòi tiền chính ngân hàng.
• Bảo lãnh ngân hàng.
 Bảo lãnh tròn nghiệp vụ ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (
bên bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ đã cam kết với bên thứ ba( bên nhận bảo lãnh).
• Bao thanh toán, bao thu nợ.
 Bao thanh toán là việc bên bán hàng chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh
toán tiền và lợi ích liên quan đến các khoản phải thu trong ngắn hạn của
người bán phát sinh từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và
người mua.
• Cho thuê tài chính.
 Là hợp đồng thỏa thuận giữa bên sở hữu tài sản ( Bên cho thuê) và bên sử
dụng tài sản (bên đi thuê) về việc bên đi thuê được sử dụng tài sản và thực
hiện chuỗi tiền thanh toán định kỳ trong suốt thời hạn thuê, thỏa mãn ít nhất

một trong bốn điều kiện sau:
- Chuyển quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng.
- Hợp đồng có quy định quyền chọn mua.
- Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời hạn hợp đồng của tài sản.
- Hiện giá của khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản.
1.2 Lý luận về tín dụng cá nhân.
1.2.1 Khái niệm.
Tín dụng cá nhân là cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của ngân hàng đối
với cá nhân và hội gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, kinh doanh và
nhu cầu hợp pháp khác.
1.2.2 Đặc điểm.
- Quy mô món vay thường nhỏ nhưng số lượng món vay thường nhiều.
- Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế(Tăng
trưởng, suy thoái...).
- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng thường không cao.
- Tư cách khách hàng tuy rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay nhưng
rất khó xác định.
1.2.3 Lợi ích của tín dụng cá nhân.
 Đối với nền kinh tế:
Cho vay cá nhân để tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu hàng hóa- dịch vụ trong nước có
tác dụng kích cầu nền kinh tế, tận dụng tiềm năng về vốn để góp phần thúc đẩy phát triển
kinh doanh tiêu dùng, nâng cao đời sống của người dân. Tạo điều kiện cho mọi cá nhân
tiếp xúc với các dịch vụ của ngân hàng, phát triển hệ thống NHTM (Nguyễn Trọng Tài,
2008).
 Đối với ngân hàng:
Cho vay cá nhân để góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ngân hàng, giúp
tăng khả năng cạnh trnh của ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, đem lại nguồn thu
ổn định cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
(Nguyễn Trọng Tài, 2008).
 Đối với khách hàng:

Cho vay cá nhân để giúp khách hàng trang trải kịp thời nhu cầu chi tiêu của sản
xuất, các khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp.( Nguyễn Trọng
Tài,2008).
1.2.4 Phân loại nợ:
Theo Ts Lâm Thị Hồng Hoa và các cộng sự, nợ được phân loại như sau:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×