Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.02 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHNo&PTNT CHI
NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1 Các yếu tố khách quan
Nhìn chung trong ba năm qua tình hình kinh tế xã hội địa bàn có bước phát triển
tương đối tốt, tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội của huyện cũng không thể độc lập, tách rời
với tình hình kinh tế chung của đất nước. Kinh tế Việt Nam trong ba năm 2005, 2006 và
2007 luôn tăng trưởng ở mức cao. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế
Việt Nam năm 2005 tiếp tục xu hướng phát triển tích cực với GDP tăng trưởng 8,4% - mức
cao nhất trong 9 năm qua - là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu ở
châu Á và thế giới. Sang năm 2006 tăng trưởng GDP so với năm 2005 là 8,17%. Năm
2007, tốc độ tăng GDP của Việt nam là 8,44% đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3%
và Ấn Độ khoảng: 9%)
Năm 2007, kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi
so với các năm trước. Thiên tai lớn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tai nạn do sự cố sập cầu
dẫn cầu Cần Thơ và sự biến động bất lợi của thị trường, gây hậu quả nghiêm trọng là
những yếu tố không thuận lợi đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2007. Thiên tai đặc
biệt nghiêm trọng, trên diện rộng và kéo dài trong cả năm đã gây thiệt hại nặng nề cho nền
kinh tế. Dịch bệnh gia súc như: dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng gia súc lan rộng,
dịch cúm gia cầm tái phát tại nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng
ngành chăn nuôi cả nước. Đặc biệt nguy hiểm là dịch tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn tả phát
sinh, kéo dài hàng tháng đã gây hậu quả nghiêm trọng đến nhiều ngành sản xuất công
nghiệp, ngành nghề, thủy sản, kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng, du lịch trên địa bàn
cả nước.
Thị trường thế giới biến động lớn, phức tạp gây nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế
Việt Nam. Giá cả nhiên liệu, vật tư, nhất là xăng dầu, phôi thép, thép, nguyên liệu sợi, vải,
vật liệu phục vụ công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng
cao. Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng biến động phức tạp như dệt may, da giày, thủy
sản, thủ công mỹ nghệ, xe đạp và phụ tùng, động cơ điện... Điều đó đã làm cho giá cả tiêu
dùng trong nước tăng cao liên tục chưa có điểm dừng.


Các điểm yếu của nền kinh tế vốn tồn tại nhiều năm nay như kết cấu hạ tầng yếu
kém, nhất là giao thông, thủy lợi, điện đã bộc lộ rõ nét qua thiên tai năm 2007... không đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao. Do vậy khả năng phòng
chống thiên tai, dịch bệnh hạn chế, thiệt hại gây ra rất nặng nề, hậu quả để lại là rất nghiêm
trọng và lâu dài.
Nông nghiệp tăng chậm so với các năm trước. Sản xuất lương thực giảm. Tổng sản
lượng lương thực năm 2007 ước đạt 39,9 triệu tấn, tăng 329 nghìn tấn so năm 2006; trong
đó sản lượng lúa đạt 35,6 triệu tấn, bằng năm 2006, sản lượng ngô đạt 4,1 triệu tấn, tăng
311 nghìn tấn. Do vậy lương thực bình quân nhân khẩu giảm 5 kg từ 471,1 kg năm 2006
xuống 365 kg năm 2007. Đây là năm thứ 2 sản lượng lương thực nói chung, lương thực
bình quân nhân khẩu nói chung giảm sút so năm trước. Sự giảm sút này là dấu hiệu báo
động cho sự tới hạn của nguồn lực đất đai và khả năng thâm canh tăng năng suất lúa của
Việt Nam. Năm 2007, diện tích gieo cấy lúa cả nước đạt 7.183,8 nghìn ha, bằng 98,1% và
giảm 141 nghìn ha so năm 2006, trong đó lúa đông xuân bằng 99,8% giảm 6,9 nghìn ha,
lúa hè thu bằng 94,9% và giảm 118,3 nghìn ha, lúa mùa bằng 99,2% và giảm 15,8 nghìn
ha. Nguyên nhân chính do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và do đất lúa giảm cho các khu
công nghiệp, khu đô thị mới.
Năng suất lúa cả năm đạt 49,5 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha, trong đó lúa đông xuân đạt 57
tạ/ha, giảm 1,8 tạ/ha; lúa hè thu đạt 45,3 tạ/ha tăng 3,4 tạ/ha do hè thu 2006 mất mùa lớn,
năng suất lúa mùa đạt 42,3 tạ/ha xấp xỉ năm 2006. Sản lượng lúa cả năm đạt 35,59 triệu tấn
bằng 99,3% và giảm 259,5 nghìn tấn do diện tích giảm 141 nghìn ha và năng suất tăng 0,6
tạ/ha.
Thủy sản tăng chậm so với năm 2006, tính chung cả năm, sản lượng thủy sản ước đạt
3,9 triệu tấn, tăng 10% so năm 2006.
Tóm lại, đối với các hộ SXNN ở huyện Châu Thành các năm qua nhất là năm 2007
chịu ảnh hưởng rất lớn tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước, đặc biệt là các yếu tố
làm tăng chi phí SXNN như xăng dầu, giá cả hàng hóa nông sản, dịch bệnh, thiên tai, lũ
lụt, các tin đồn thất thiệt gây không ít tổn thất trong nhân dân như chuyện ăn bưởi bị ung
thư chẳn hạn. Ngoài ra tự bản thân người dân cũng gây khó cho mình như tự ý gieo trồng
không đồng loạt, sản xuất một cách tự phát, gây ra tình trạng dội hàng, rớt giá, một số nơi

có dịch bệnh trên vật nuôi không báo cáo với cơ quan chức năng mà cố tình giấu giếm làm
tình trạng nghiêm trọng hơn và gây lây lan,…Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng
từ các yếu tố khách quan là không nhỏ mang tính vĩ mô nên để tránh được các rủi ro này
không phải là chuyện nhỏ, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cơ quan cấp cao.
5.1.2 Các yếu tố chủ quan
- Do cán bộ tín dụng còn ít, cán bộ tín dụng của Ngân hàng một lúc phải đảm nhận
quá nhiều công việc, làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống nhất là khi có cán bộ tín
dụng được cử đi học nâng cao nghiệp vụ hay những lúc đến vụ SXNN người dân đến Ngân
hàng quá nhiều.
- Việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng
tín dụng hay không thì rất khó nhất là những hợp đồng kinh tế tổng hợp.
- Nhu cầu khách hàng thì nhiều nhưng việc đáp ứng nhu cầu có hạn vì còn phải phụ
thuộc vào chỉ tiêu của cấp trên giao cho.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.2.1 Đối với công tác huy động vốn
Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa
phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được
điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu
quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và Nhà Nước
nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội.
Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà
trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân
hàng có tăng cụ thể năm 2006 tăng trên 17% so với năm 2005, còn năm 2007 thì tăng gần
19% nhưng bấy nhiêu đó cũng không đủ để đáp ứng việc sử dụng vốn ngày càng tăng của
Ngân hàng đặc biệt là trong nông nghiệp. Do Ngân hàng đóng trên địa bàn huyện, người
dân sống chủ yếu bằng nghề nông nên rất khó cho đơn vị trong việc cân đối giữa vốn huy
động và vốn cho vay, cho nên việc sử dụng thêm vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên
của chi nhánh là điều tất yếu.
Vì vậy, huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng, muốn

thực hiện mục tiêu trên Ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác
tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau:
- Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức tương đối ổn
định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào Ngân
hàng.
- Áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng Việt Nam đồng được đảm
bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, ...
- Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là
thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất
có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ bằng cách mua vàng.
- Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết
được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút
ngày càng nhiều khách hàng.
- Mỗi khách hàng quan hệ với Ngân hàng, Ngân hàng nên tiếp xúc với khách hàng cả
hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn, để khi khách hàng làm ăn tốt có lợi nhuận sẽ
giữ tiền của họ tại Ngân hàng.
- Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời
khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ
khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách
hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp.
5.2.2 Đối với hoạt động cho vay
Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp
linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì
Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng
vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
- Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu vào và giải quyết
những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng
mà pháp luật không cấm.

- Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Lựa chọn kỹ khách hàng
trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng.
- Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường
xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những
khách hàng mới giao dịch lần đầu.
- Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân
hàng hoặc thu thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động
tín dụng của Ngân hàng.
- Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên.
Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo thói quen này cho
các doanh nghiệp và các hộ sản xuất, làm cho việc giải ngân nhanh chóng hơn.
5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ
Thu hồi nợ là vấn quan trọng của Ngân hàng, vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong
lĩnh vực nông nghiệp, một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì
vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ.
- Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn
đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Cán bộ tín dụng kiên quyết xử lý những khách hàng cố ý không trả nợ cho Ngân
hàng bằng nhiều biện pháp như trực tiếp thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi tố…
- Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, Ngân hàng nên áp dụng trích
một khoản tiền hoa hồng cho họ để họ tích cực, tận tình giúp đỡ cán bộ tín dụng hoàn
thành nhiệm vụ.
5.2.4 Một số giải pháp về dư nợ và nợ xấu.

×