Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.73 KB, 11 trang )

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á
CHÂU VIỆT NAM.
3.1. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB và giải pháp thực hiện
chiến lược.
3.1.1 Đề xuất chiến lược cạnh tranh của ACB trong những năm đến.
3.1.1.1 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:
a) Ưu và nhược điểm của các chiến lược:
 Dẫn đạo chi phí:
- Ưu:
+ Tạo ra chi phí thấp.
Từ đó dễ dàng thu hút một lượng lớn khách hàng nhạy cảm với chi phí, như
lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng khác, hay lãi suất huy động cao hơn các ngân
hàng khác, phí dịch vụ cũng thấp hơn các ngân hàng khác.
Trong điều kiện xã hội Việt Nam, nơi mà mức thu nhập trung bình thấp thì việc
cạnh tranh bằng chi phí là rất hiệu quả.
- Nhược:
+ Chịu sự điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, luôn phải đặt dưới sự chỉ đạo,
giám sát của nhà nước mà đại diện là Ngân hàng Nhà nước, cùng với việc điều hành
chính sách tiền tệ, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ giới hạn mức lãi suất trần và sàn, tất cả
các tổ chức tín dụng đều phải tuân theo chứ không được tự ý đưa ra mức lãi suất bao
nhiêu cũng được.
+ Dễ dàng bắt chước
Nếu ACB đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hay mức chi phí thấp thì sẽ hút một
lượng khách hàng rất lớn từ các ngân hàng khác, từ đó doanh thu, lợi nhuận của ngân
hàng khác sẽ sụt giảm, cho nên các ngân hàng cũng phải quy định lại tỷ lệ lãi suất gần
bằng hoặc bằng với lãi suất của ACB, điều đó có nghĩa là lợi nhuận ACB đạt được chỉ
được duy trì được trong ngắn hạn.
+ Không bền vững:
Việc đưa ra một mức giá thấp chỉ tồn tại trong ngắn hạn nếu ngân hàng không
muốn lợi nhuận của mình bị giảm sút……….


 Tạo sự khác biệt
- Ưu:
+ Dễ dàng cạnh tranh với các ngân hàng khác do tính khác biệt và ưu việt của
sản phẩm.
Trang: 1
+ Tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt so với ngân hàng khác, ưu việt hơn so với
các ngân hàng khác hay các sản phẩm mới lạ.
- Nhược:
+ Dễ bắt chước:
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thông thường sẽ nhanh chóng bị các ngân
hàng khác nắm được đặc điểm và sẽ bắt chước nếu nó có tính ưu việt.
+ Chi phí cao trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, từ đó ảnh hưởng
đến giá thành sản phẩm.
+ Khả năng thành công khi đưa ra các sản phẩm mới chưa được chắc chắn.
Nếu ngân hàng không nắm bắt nhu cầu của thị trường mà đã vội vàng tung ra sản
phẩm mới thì thị trường chưa chắc sẽ đón nhận, dẫn đến sự thất bại trong việc nghiên
cứu và giới thiệu sản phẩm mới, chi phí hoạt động gia tăng, lợi nhuận bị giảm
 Tập trung vào các khe hở của thị trường
- Ưu:
+ Có thể chuyên môn hoá, đầu tư phục vụ tốt hơn cho một thị trường nhất định.
Thị trường đầy tiềm năng.
+ Không tốn nhiều chi phí để dàn trải nghiên cứu phục vụ các thị trường khác.
+ Ít đối thủ cạnh tranh, có thể giành thế độc quyền trong thị trường đó
- Nhược:
+ Bị cạnh tranh rất lớn trong các phân đoạn thị trường không chuyên.
+ Lợi nhuận không cao do khe hở thị trường ......
b) Lựa chọn chiến lược:
Ta thấy, năng lực cốt lõi của ACB là hệ thống sản phẩm đa dạng và có sự khác
biệt cao. Đồng thời hệ thống công nghệ được đầu tư hiện đại, tiên tiến làm cho sản phẩm
của ACB có một số điểm ưu việt, khác biệt so với các ngân hàng khác. Chính vì vậy,

công ty nên lựa chọn chiến lược tạo sự khác biệt làm chiến lược cho cấp đơn vị kinh
doanh của mình.
c) Tính tất yếu của việc lựa chọn chiến lược tạo sự khác biệt:
 Xuất phát từ năng lực cốt lõi của ngân hàng:
ACB được biết đến như một ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ nhất trong hệ
thống ngân hàng với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra năng lực cốt lõi của ngân
hàng là các sản phẩm độc đáo và duy nhất, bên cạnh đó, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống
công nghệ thông tin đựơc đánh giá là hiện đại nhất trong hệ thống ngân hàng, thì sẽ giúp
cho ngân hàng nghiên cứu, phát triển thêm một số sản phẩm mới chưa từng có ở các
Trang: 2
ngân hàng khác. Đồng thời với việc tạo ra sản phẩm mới thì ACB còn phải chú trọng
đến việc phục vụ các sản phẩm dịch vụ truyền thống theo phương thức khác so với các
ngân hàng khác. Ví dụ, trong hoạt động cho vay nên chú trọng đầu tư vào hoạt động cho
vay siêu tốc, cho vay qua mạng, hoạt động cho vay giành cho những khách hàng không
có thời gian đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng, giải quyết hồ sơ trong một thời gian
rất ngắn đáp ứng nhu cầu vốn tức thời của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Hoặc cho vay truyền thống theo hạn mức nhưng hạn mức cho vay sẽ linh hoạt
hơn so với các ngân hàng khác với mức phí hợp lý hơn.
Hoặc có những hoạt động ưu đãi linh hoạt cho những khách hàng truyền thống
hay khách hàng vay với món vay lớn...
Việc thực hiện chiến lược tạo sự khác biệt giúp ngân hàng khai thác tối đa năng
lực công nghệ của mình cũng như các năng lực khác.
 Ảnh hưởng của chiến lược tạo sự khác biệt đối với các lực lượng cạnh tranh
- Đối với đối thủ hiện tại:
Nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng của các đối thủ hiện tại do sự
khác biệt, ưu việt trong sản phẩm dịch vụ của mình.
- Đối với đối thủ tiềm tàng;
Các đối thủ chuẩn bị gia nhập ngành cũng sẽ khó có thể cạnh tranh được với ngân
hàng do tính khác biệt, khó bắt chước trong sản phẩm cũng như việc thu hút khách của
ngân hàng có sự khác biệt..

- Đối với sản phẩm thay thế:
Cũng sẽ là một trong những nguyên nhân giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm của
mình mà không lựa chọn các sản phẩm thay thế do ích lợi mà nó mang lại.
- Đối với khách hàng:
Giúp khách hàng có thể linh hoạt hơn trong việc đi vay hay sử dụng các dịch vụ
khác của ngân hàng cũng như người đi vay không thể áp đặt, đòi hỏi ngân hàng cho
mình một mức lãi suất rẻ hơn vì đây là sản phẩm mới và rất có ích với khách hàng, sự
hữu ích của nó vượt lên trên các vấn đề về giá.
3.1.1.2 Chiến lược cấp công ty.
a) Ưu và nhược của các chiến lược:
• Chiến lược tập trung:
_ Ưu:
+ Không tốn nhiều thời gian và chi phí để nghiên cứu, triển khai các sản phẩm
khác. Ví dụ ngân hàng chỉ chú trọng hoạt động truyền thống là huy động vốn và cho vay
Trang: 3
và các dịch vụ ngân hàng truyền thống khác mà không triển khai thêm các sản phẩm phi
ngân hàng nào.
_ Nhược:
+ Chỉ tập trung vào một sản phẩm cụ thể nên lợi nhuận thấp.
+ Không thu hút được một lượng lớn khách hàng so với các ngân hàng có dịch
vụ phi ngân hàng đa dạng phong phú khác do nhu cầu khách hàng muốn sử dụng các sản
phẩm phi ngân hàng khác.
• Chiến lược đa dạng hoá
_ Ưu:
+ Tạo ra nhiều sản phẩm phong phú ngoài hoạt động cho vay truyền thống, tận
dụng được năng lực cốt lõi của mình là hệ thống công nghệ thông tin và uy tín, thương
hiệu.
_ Nhược:
+ Tốn nhiều chi phí cho chiến lược này để đầu tư cung cấp, quản lý một số lượng
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng như ngân hàng.

b) Lựa chọn chiến lược:
Từ những ưu và nhược trên cũng như năng lực cốt lõi của mình, chiến lược đa
dạng hoá là phù hợp với ngân hàng, chiến lược đa dạng hoá là chiến lược phù hợp với
cấp đơn vị kinh doanh của mình.
Ta thấy năng lực cốt lõi của ngân hàng là hệ thống công nghệ thông tin cũng như
uy tín của ngân hàng. Công nghệ thông tin sẽ giúp ngân hàng tạo ra nhiều sản phẩm hơn
nữa, quản lý hiệu quả các sản phẩm dịch vụ, việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ
nằm trong tầm kiểm soát của mình nhờ hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là chương
trình TCBS. Uy tín của ngân hàng sẽ giúp ACB triển khai sản phẩm dịch vụ mới dễ dàng
hơn, khách hàng tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ mới do tin tưởng vào uy tín của ngân
hàng.
Cùng với việc thông thoáng hơn của luật Tín dụng, sự phát triển của một số dịch
vụ phi ngân hàng khác như chứng khoán hay bất động sản…thì việc nắm bắt cơ hội, đầu
tư mở rộng hoạt động của mình ra các thị trường đó là rất cần thiết.
Một số thành công bước đầu trong việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá trong
những năm vừa qua:
Năm 2007 chứng kiến nỗ lực đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ của ACB.
Một loạt sản phẩm tiết kiệm và tín dụng mới được ACB tung ra trong năm 2007 nhằm
đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng như tiết kiệm tuần, tiết kiệm 5+, vay
Trang: 4
siêu tốc 24h, vay qua mạng, tín dụng lãi suất cố định, tăng thời hạn cho vay đối với mua
nhà để ở.
ACB còn là đơn vị đi đầu trong việc giới thiệu loại hình đầu tư mới tại Việt Nam:
đầu tư vàng. Minh chứng là việc triển khai thành công sàn giao dịch vàng Sài Gòn và
chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng kinh doanh vàng cuối năm 2007.
Trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán, ACB chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán
tiền điện trực tiếp tại Ngân hàng, và tính năng mới của dịch vụ mobile banking: kiểm tra
tiền chuyển đến bằng chứng minh nhân dân hay hộ chiếu qua tin nhắn. Ngoài ra, ACB
còn có sản phẩm liên kết ngân hàng - chứng khoán trong nỗ lực phục vụ nhu cầu của các
nhà đầu tư cũng như công ty chứng khoán.

c) Những ảnh hưởng khi thực hiện chiến lược đa dạng hoá
+ Đối với đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ khó bắt chước được những sản phẩm đa dạng hoá nếu không có nguồn
lực tài chính đủ mạnh.
+ Đối với sản phẩm thay thế:
Việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ sẽ đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn
khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nhiều sản phẩm của ngân hàng sẽ mang
lại lợi ích bằng hoặc cao hơn các sản phẩm thay thế. Ví dụ như sản phẩm vàng, thay vì
khách hàng sẽ mua vàng tích trữ và bán khi giá cao thì ngân hàng triển khai dịch vụ cho
vay kinh doanh vàng, khách hàng sẽ biết đựơc lợi nhuận của mình từng ngày dựa trên sự
biến động của giá vàng, đồng thời khách hàng không cần phải có một lượng tiền đủ lớn
để mua vàng tích trữ.
+ Đối với đối thủ tiềm ẩn:
Việc đa dạng hoá sẽ làm cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng gắn
bó với khách hàng hơn, bắt nguồn từ nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế đối thủ tiềm
ẩn cũng sẽ thấy khó khăn trong việc cạnh tranh với ngân hàng nếu gia nhập ngành.
+ Đối với khách hàng:
Việc đa dạng hoá sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Nếu khách
hàng thấy rằng mình sẽ được hưởng lợi từ những sản phẩm dịch vụ không ngừng được
cải tiến, phát triển thì họ cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc chấp nhận mức giá mà ngân
hàng đưa ra, việc khách hàng đòi giá tốt cho mình và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân
hàng cũng sẽ được cải thiện.
3.2.2. Giải pháp thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB.
3.2.2.1 Nhóm giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính.
a) Nâng mức vốn tự có và qua đó làm lành mạnh tình hình tài chính:
Trang: 5

×