Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng Á Châu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.72 KB, 13 trang )

: Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng Á Châu Việt Nam.
2.1. Ngành ngân hàng Việt Nam trước thách thức cạnh tranh.
2.1.1 Thuận lợi và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại trong
cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
2.1.1.1 Thuận lợi:
Am hiểu sâu sắc thị trường nội địa, nhu cầu của khách hàng trong nước.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam ra đời và phát triển với một khoảng thời gian
tương đối dài, mặt khác từ ban lãnh đạo đến nhân viên đều là người Việt Nam nên có thể
hiểu được sâu sắc văn hoá của người Việt, nhu cầu của người Việt hơn so với các ngân
hàng nước ngoài. Chính vì vậy khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài dựa
trên lợi thế am hiểu thị trường nội địa là rất lớn.
• Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó là những cán bộ trẻ, năng
động.
Cùng với hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chú trọng hơn
đến đội ngũ nhân viên của mình, họ xác định rằng, nhân viên là nhân tố quan trọng nhất
quyết định đến khả năng cạnh tranh của mình, chính vì thế, cán bộ, nhân viên ngân hàng
đều là những con người năng động, trẻ, và những con người có kinh nghiệm.
• Có mạng lưới rộng khắp (đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh).
Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng NN
o
&PTNT có mặt ở 64 tỉnh
thành trên cả nước. Bên cạnh đó, cùng với việc hạn chế số lượng chi nhánh ngân hàng
nước ngoài của ngân hàng Nhà nước, đồng thời, mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam
thì ngân hàng nước ngoài có mạng lưới chi nhánh rất ít, thậm chí chỉ vài chi nhánh.
Do sự phát triển của công nghệ ngân hàng hiện đại, việc mở rộng mạng lưới không
nhất thiết phải thành lập thêm chi nhánh mới. Tuy nhiên để cạnh tranh có hiệu quả thì vẫn
phải mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh. Với những tốn kém chi phí cho việc mở và vận
hành một chi nhánh mới tại các tỉnh, thành phố khác ở xa trụ sở chính tại Hà Nội hay Tp.
Hồ Chí Minh, với những đối tượng, điều kiện khắt khe trên các chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài không dễ làm được. Trong khi đó đây là một lợi thế của các NHTM Việt Nam. Nhất
là Agribank hiện nay có tới 2.200 chi nhánh các loại trong toàn quốc, đến tận các thị tứ,


liên xã...Nhưng hiện nay gần 50 % số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chỉ có Chi nhánh
hoặc ở Hà Nội, hoặc ở TP.Hồ Chí Minh. Khoảng 4-5 ngân hàng có chi nhánh tại hai nơi.
Một số ngân hàng Liên doanh tình tình có khá hơn, nhưng cũng chỉ có mạng lưới ở một vài
chi nhánh chính. Mà một trong các lợi thế cạnh tranh là phải gần khách hàng, hiểu khách
hàng.
Không những thế, với gần 800 máy ATM của các NHTM Việt Nam có đến thời điểm
hiện nay đều đã và đang chiếm các vị trí thuận lợi cho giao dịch, như: khách sạn lớn, trung
tâm thương mại, siêu thị, sân bay,…. Sau này các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài có
lắp đặt máy ATM sẽ rất khó tìm được vị trí lắp đặt thuận lợi cho giao dịch đối với khách
hàng như hiện tại.
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của các ngân hàng Việt Nam)
Thị phần ổn định.
Do tâm lý của người dân Việt Nam vẫn chưa tin tưởng lắm vào các ngân hàng nước
ngoài, đồng thời mạng lưới chi nhánh rộng khắp nên thị phần cho vay cũng như nhận tìên
gửi của các ngân hàng Việt Nam rất cao và tương đối ổn định.
Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Liên doanh mặc dù có người
Việt Nam làm việc, nhưng cũng không thể hiểu phong tục tập quán, có phong cách giao
dịch thân thiện, ngôn ngữ giao dịch bản xứ như người Việt Nam trong các NHTM Việt
Nam. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng như cá nhân người Việt Nam giao dịch với các
NHTM Việt Nam khi xảy ra vấn đề gì dễ linh hoạt gặp nhau giải quyết hơn, không cứng
nhắc như các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.1.2 Thách thức :
 Môi trường kinh tế khó khăn:
Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Trong những
năm gần đây.
- Tác động của lạm phát:
Trong nhiều năm trở lại đây, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đạt được tốc độ
tăng trưởng cao trung bình khoảng 5,1% mỗi năm, nhưng nhiều biến động thất thường đã
tác động không nhỏ tới sự ổn định tiền tệ, thể hiện ở một số diễn biến như: giá dầu mỏ tăng
cao, gây lạm phát cao ở hầu hết các nước; giá vàng tăng, lãi suất tăng, giá hầu hết các

nguyên liệu cơ bản đứng ở mức cao hoặc có xu hướng tăng, đã tác động làm tăng chi phí
nhập khẩu, tăng mặt bằng giá cả và trong nước.
Sự biến động thường xuyên của lạm phát ở mức lớn đã khiến việc đánh giá rủi ro
tín dụng và rủi ro thị trường của các nhà quản trị ngân hàng thiếu chính xác. Yếu tố lạm
phát làm tăng rủi ro đầu tư và làm suy yếu thông tin để lập kế hoạch, đầu tư, thẩm định tín
dụng. Lạm phát cao ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
- Tác động của lãi suất và tỷ giá:
Lãi suất và tỷ giá càng biến động thì rủi ro lãi suất và tỷ giá càng lớn. Khả năng tổn
thương của hệ thống ngân hàng sẽ càng cao nếu nợ nước ngoài ở mức cao và tỷ lệ đầu tư
nước ngoài so với tổng đầu tư ở mức cao. Biến động tỷ giá có thể gây khó khăn cho các
ngân hàng do mất cân đối về loại tiền giữa tài sản có và tài sản nợ. Thực tiễn cho thấy lãi
suất quốc tế tăng lên làm cho hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn
thương do luồng vốn chảy ra, ngược lại lãi suất quốc tế giảm xuống sẽ khiến luồng vốn
chảy vào và có thể gây ra rủi ro bùng nổ tín dụng.
- Sự biến động của các ngành kinh tế khác :
Trước thách thức hội nhập nhiều doanh nghiệp ra đời, đồng thời cũng sẽ có nhiều
doanh nghiệp giải thể, phá sản. Vì vậy nhu cầu vay, khả năng thu hồi nợ vay cũng sẽ có
nhiều biến động, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Nếu nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp làm ăn có lời thì khả năng thu hồi vốn vay
cao, nhưng ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì rủi
ro tín dụng là rất cao.
 Môi trường pháp lý đầy biến động
Trong lĩnh vực kinh tế nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng, môi trường pháp
lý luôn luôn biến động, là do:
 Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chồng chéo, mâu thuẫn nhau đòi
hỏi phải luôn được rà soát, thay đổi.
Chẳng hạn như: các quy định về đảo nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn, các
quy định về bảo đảm tiền vay, về đăng kí giao dịch bảo đảm với các quy định của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD và Bộ luật Dân sự 2005; hay các quy định về
thương phiếu cũng không đồng nhất với các quy định của Luật Thương mại 2005… Không

những thế, các quy định trong Luật các TCTD cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm về phát
triển thương mại dịch vụ ngân hàng.
 Tính thống nhất trong hệ thống pháp luật ngân hàng còn cần phải được đặt trong mối
tương quan với hệ thống pháp luật kinh tế đã và đang được hoàn thiện.
 Một số văn bản vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung
hoặc bị thay thế do không phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Nguyên nhân do quá trình soạn thảo chưa lường hết được biến động của thực tiễn,
trình độ, năng lực của cán bộ tham gia soạn thảo văn bản còn hạn chế... Việc ký, ban hành
văn bản hành chính của một số đơn vị trực thuộc có trường hợp chưa phù hợp.
 Những thiết chế thị trường tiền tệ còn khá sơ khai, nhiều chỉ tiêu hoạt động theo
thông lệ quốc tế chưa được áp dụng - Đặc biệt là những chỉ tiêu về an toàn vốn, về chất
lượng tín dụng, về kế toán, kiểm toán và thanh tra.
 Hệ thống chính sách, pháp luật ngân hàng hiện nay còn góp phần tạo ra sự phân biệt
đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng
trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Điều đó đặt ra
thách thức phải sửa đổi tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thông thoáng theo nguyên tắc
không phân biệt đối xử của WTO.
 Với những biến động trong môi trường pháp lý như một sự tất yếu thì đòi hỏi
các nhà quản trị ngân hàng phải thường xuyên cập nhật những sự thay đổi trong hệ thống
luật, từ đó đưa ra các chiến lược cụ thể cho hoạt động của ngân hàng để vừa đáp ứng được
sự thay đổi đó, đồng thời vừa tận dụng nó để đem lại lợi ích cho ngân hàng và nâng cao
năng lực cạnh tranh
 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Theo lộ trình gia nhập WTO từ 1/4/2007, các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài
được phép thành lập và hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Sau
lộ trình 5 năm gia nhập WTO các TCTD nước ngoài sẽ được hưởng các ưu đãi như ngân
hàng nội địa, đặc biệt, các TCTD nước ngoài cũng được phép thành lập công ty chứng
khoán 100% vốn của mình.
Tính đến hết năm 2007, ước tính tổng số vốn điều lệ và vốn góp mua cổ phần của các
tập đoàn ngân hàng, tài chính nước ngoài đã thực sự đưa vào Việt Nam hiện nay lên tới

gần 1,5 tỷ USD. Đó là chưa kể số vốn các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài huy động ở
nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Nếu tính doanh số cho vay trong hơn 15 năm
qua thì các ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài thực hiện số vốn đầu tư lên tới
trên 11 tỷ USD vào nền kinh tế nước ta.
Đồng thời cũng tính đến hết năm 2007 có 11 ngân hàng, tập đoàn tài chính nước
ngoài đầu tư vốn mua từ 10% đến 30% vốn cổ phần trong 8 NHTM cổ phần của Việt Nam.
Đó là ACB, Sacombank, VP Bank, Techcombank, NHTM CP Phương Nam, NHTM CP
Phương Đông, NHTMCP nhà Hà Nội, Eximbank…
Các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được xếp
hạng nằm trong số 100 ngân hàng, hay 500 lớn nhất thế giới, như: Citi Bank, Chase
Mahattant Bank, America Express của Mỹ; Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Tokyo
and Misubishi Bank của Nhật; Deutshe Bank, Berlin Bank của Đức; ABN – Amro Bank
của Hà Lan; Hongkong and Shanghai Banking Coporation, Standard Chartered Bank, của
Anh;...
Với lợi thế về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản trị và công nghệ, các ngân hàng
nước ngoài sẽ là một áp lực lớn đối với các ngân hàng trong nước. Khi thâm nhập vào Việt
Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ triển khai cung cấp các sản phẩm hiện đại như: Giúp
các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế; thực hiện các giao dịch hoán
đổi (lãi suất, hoán đổi các đồng tiền) và các công cụ phái sinh khác để giúp khách hàng
giảm rủi ro trong hoạt động tài chính; tín dụng hàng hoá...Với những danh mục sản phẩm,
dịch vụ tuy không nhiều nhưng rõ ràng là vượt trội so với khả năng của các ngân hàng nội
địa. Như vậy, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang cạnh tranh bằng phương châm
không cung cấp nhiều dịch vụ mà cung cấp các dịch vụ tốt hơn.
 Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
Ngày nay, công nghệ cao đang được áp dụng ngày càng nhiều trong kinh doanh, đặc
biệt trong các tổ chức dịch vụ có liên quan đến việc giao dịch trực tiếp đối với khách hàng
như ngân hàng, môi giới chứng khoán, khách sạn, nhà hàng v.v... Có thể nói, việc phát
triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng đã tạo điều kiện thức đẩy
hoạt động kinh doanh của các NHTM tăng trưởng và phát triển, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng giao dịch và giảm các chi phí liên

quan.
Nhờ công nghệ các dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng và phong phú, cho đến nay
các tổ chức tín dụng đã triển khai và phát triển nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là dịch vụ
ngân hàng điện tử: internet-banking, mobil-banking, phonebanking, dịch vụ thẻ, thanh toán
điện tử.
Như vậy, sự phát triển của công nghệ hiện đại cho phép các NHTM nâng cao năng lực
cạnh tranh, phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập, khi mà các ngân hàng nước ngoài
đã đi trước và có bước phát triển nhanh mạnh về công nghệ và dịch vụ ngân hàng.
 Các nhà quản trị ngân hàng phải đặt yếu tố công nghệ là ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược phát triển, mở rộng ngân hàng, thường xuyên học hỏi, tìm hiểu các công nghệ
ngân hàng hiện đại, chú trọng đầu tư vào hệ thống công nghệ để ứng dụng trong ngân

×