Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.37 KB, 33 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KIẾN XƯƠNG
TRƯỜNG THCS MINH TÂN

-

KẾ HOẠCH
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 – 2018

Minh Tân, tháng 9 năm 2017


PHÒNG GD- ĐT KIẾN XƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS MINH TÂN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 01/ KH-THCS

Minh Tân, ngày 15 tháng 9 năm 2017

KẾ HOẠCH
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 - 2018
A. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
- Căn cứ vào Quyết định số 2040/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 về việc phê duyệt kế
hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 của UBND tỉnh Thái Bình;
- Căn cứ văn bản số 502/ SGDĐT - GDTrH ngày 17/8/2017 về hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2017 - 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái
Bình;


- Căn cứ văn bản số 218/BC - PGD ĐT ngày 10/8/2017 về tổng kết năm học 2016 2017 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Kiến Xương;
- Căn cứ văn bản số 243/ KH-GDTHCS ngày 08/9/2017 về hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục cấp Trung học cơ sở năm học 2017- 2018 của Phòng GD và ĐT Kiến
Xương.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, trường Trung học cơ
sở Minh Tân xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 như
sau :
B. NHIỆM VỤ CHUNG :

1. Tiếp tục triển khai chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH 13 ngày 28/11/2014
của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐTTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình,
SGK phổ thông. Tăng cường kỷ cương, nền nếp dạy và học; tích cực học tập và làm theo
tấm gương của Bác, khắc phục những tiêu cực trong giáo dục :
Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị; triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ
thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh ”, kết hợp với các cuộc vận động của ngành; coi trọng giáo dục
đạo đức, nhân cách, lối sống cho CBGV, học sinh. Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch,
các đề án trong chương trình hành động để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực hiện đúng Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Thực
hiện nghiêm công tác quản lý thu chi trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục. Triệt để tiết kiệm, phòng
chống lãng phí, tham nhũng. Thực hiện tốt các quy định về dạy thêm, học thêm.
2


2. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo

dục. Tăng cường phân cấp quản lý. Đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá
để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện chương trình giáo dục theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học, gắn với định hướng nghề nghiệp và phân luồng
giáo dục phổ thông:
Nhà trường tích cực, chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng, thực hiện chương
trình, kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều
chỉnh nội dung dạy học; xây dựng hợp lý các chủ đề dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức,
kỹ năng các môn học. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động giáo dục
kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Thực hiện có hiệu
quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; bảo
đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi
cho học sinh. Đổi mới mạnh mẽ trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tăng cường tổ chức
các hoạt động chuyên môn trên trường học kết nối.
Thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và
chất lượng học sinh thi vào lớp 10 THPT. Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, dạy
nghề phổ thông.
Quản lý chỉ đạo và thực hiện tốt các kỳ kiểm tra chất lượng học kỳ I và cuối năm
học; kiểm tra công tác quản lý, công tác chuyên môn, khảo sát giáo viên dạy giỏi, học
sinh giỏi; tham gia có hiệu quả các cuộc thi ( Khảo sát học sinh giỏi , thi khoa học kỹ
thuật, thi vận dụng kiến thức liên môn, thi dạy học tích hợp ... ).
Tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, không để học sinh bỏ học.
3. Tích cực chuẩn bị hệ điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể sau năm 2018 :
3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên các cấp học :
Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhất là việc chuẩn bị giáo viên cho dạy học liên
môn, dạy học tích hợp.

Cán bộ quản lý giáo dục tích cực tự học, tự bồi dưỡng, đổi mới tư duy quản lý;
CBGV nhà trường chủ động bồi dưỡng, học tập để có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng yêu
cầu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
3.2. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị :
Tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia phù hợp với tiến trình
xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp, xây
dựng nhà trường là một cơ quan văn hóa. Thu hút các nguồn vốn hợp lý để đầu tư, nâng
cấp cơ sở vật chất trường học; tổ chức mua sắm trang thiết bị giảng dạy đồng bộ phục vụ
đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá học sinh.
4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát huy tối đa hiệu quả hạ tầng CNTT vào quản lý và
giảng dạy :
3


Nhà trường tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng
dạy, tập huấn, trao đổi công tác, trao đổi chuyên môn giữa các cơ quan QLGD với nhà
trường, nhà trường với giáo viên. Tăng cường sử dụng phần mềm trong việc quản lý hoạt
động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp
thời khoá biểu, quản lý thư viện; kết nối thông tin liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh
học sinh.
5. Cải cách hành chính, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho cán bộ giáo viên và học sinh :
Tích cực cải cách hành chính, tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục,
tạo sự đồng thuận cao với sự nghiệp giáo dục đào tạo; có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội, qua đó có động cơ, thái độ, trách nhiệm chung với sự nghiệp
giáo dục đào tạo.
Nhà trường chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối
kết hợp với các ban ngành để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xóa bỏ các hiện
tượng tiêu cực, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống tội phạm, bạo
lực, tệ nạn xã hội trong cán bộ giáo viên và học sinh.

Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, địa phương, hội Khuyến học, hội Cựu giáo
chức để triển khai tích cực Quyết định 89/QĐ-TTg, Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định 1390/QĐ-UBND của UBND tỉnh về xây dựng XHHT
tỉnh Thái Bình đến năm 2020. Đẩy mạnh việc thức hiện đề án dạy bơi, chống đuối nước
cho học sinh Tiểu học, THCS theo quyết định số 3768/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái
Bình và kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 19/4/2017 của UBND huyện Kiến Xương.
C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ :
I. CÔNG TÁC SỐ LƯỢNG VÀ PHỔ CẬP :

1. Chỉ tiêu :
- Tuyển 100% học sinh đã hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6.
- Duy trì tốt số lượng, không để học sinh bỏ học
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 99,5% trở lên.
- Giữ vững thành tích là đơn vị đạt phổ cập GD THCS cấp độ 3, nâng cao tỷ lệ các
tiêu chuẩn phổ cập.
2. Biện pháp :
a. Công tác số lượng:
- Kết hợp với trường Tiểu học tổ chức tốt việc tuyển sinh học sinh đã hoàn thành
chương trình Tiểu học lên lớp 6 theo đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
- Làm tốt công tác huy động và ổn định số lượng trước khi bước vào khai giảng năm
học mới.
- Giảng dạy đúng mức độ chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. Nội dung
dạy phù hợp với năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy để đại đa số học
sinh đạt kết quả học tập theo yêu cầu, có kế hoạch để quan tâm đến đối tượng học sinh
yếu, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban. Coi trọng việc lấy chất lượng để duy trì số lượng, giảm
đến mức thấp nhất số lượng học sinh bỏ học.
4


-Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương, phối hợp với các ban ngành,

đoàn thể, các tổ chức xã hội để tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho mọi học sinh có nhu
cầu và điều kiện học tập đều được đi học, quan tâm đúng mức đến con em của các gia
đình chính sách, gia đình nghèo, các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em
được đến trường học tập.
-Nhà trường lập bảng, sổ theo dõi sĩ số học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Qua theo dõi số lượng để làm căn cứ xếp loại thi đua và phát hiện kịp thời những học
sinh có dấu hiệu bỏ học để có những biện pháp thích hợp. Thực hiện nghiêm túc những
quy định về báo cáo số lượng đầu năm học, cuối kỳ I, cuối năm học và báo cáo định kỳ
vào ngày 28 hàng tháng về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b. Về công tác phổ cập giáo dục THCS :
- Làm tốt công tác tuyên truyền, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
để kiện toàn Ban chỉ đạo công tác phổ cập GD xã.
- Thành lập tổ thực hiện công tác PCGD nhà trường:
+Đ/c Hiệu trưởng – Tổ trưởng - Chỉ đạo chung
+Đ/c Phó Hiệu trưởng - Tổ phó - Chỉ đạo trực tiếp
+Đ/c GV Tin học (đ/c Tuyết ) + Thư ký HĐ (đ/c Vân) - Nhập phần mềm, thực hiện
thống kê các biểu mẫu.
+Các đ/c GV toàn trường thực hiện công tác điều tra, viết phiếu, hoàn thành các loại hồ
sơ theo quy định.
- Phối hợp với trường Tiểu học, trường Mầm non tiếp tục kiểm tra, rà soát lại các kết
quả đạt được, bổ sung vào hồ sơ, sổ sách theo dõi, quản lý, đảm bảo hoàn chỉnh, đúng với
quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo.
- Làm tốt công tác BTVH THCS để nâng cao các tỷ lệ trong tiêu chuẩn phổ cập.
- Sử dụng có hiệu quả phần mềm PCGD; thường xuyên cập nhật, bổ sung các số liệu
vào hồ sơ và phần mềm phổ cập GD THCS của các nhà trường.
- Xây dựng bộ hồ sơ phổ cập chính xác về số liệu, bổ sung cập nhật kịp thời khi có
biến động.
- Kế hoạch :
+ Tháng 8/ 2017 tiến hành công tác điều tra cơ bản.
+ Tháng 9/ 2017: Làm thống kê tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ sổ sách và tổ chức tự

kiểm tra; duyệt các loại biểu mẫu với PGD
+ Tháng 11,12/2017: Đón đoàn kiểm tra công nhận phổ cập của huyện, của SGD,
UBND tỉnh và nhận Quyết định công nhận đơn vị đạt PCGD năm 2017
II. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN :

1. Giáo dục đạo đức :
a. Chỉ tiêu :
- 100% các lớp và các bộ phận trong trường đều có kỷ cương, nền nếp trong tất cả
các hoạt động giáo dục, không để hiện tượng tiêu cực, bạo lực xảy ra trong nhà trường.
- 100% giờ học môn GDCD, môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp được giảng dạy nền
nếp và hiệu quả cao.
- 100% các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt cuối tuần, các hoạt động chủ điểm
hàng tháng, các hoạt động nhân các ngày lễ lớn trong năm học được thực hiện nghiêm
túc, có chất lượng.
- Liên đội thực hiện nghiêm kế hoạch hoạt động của Huyện đoàn; đăng kí thi đua
đúng quy định.
5


- Kết quả xếp loại cuối kì, cuối năm về hạnh kiểm:
Loại tốt: 81% (năm học trước: 74,55%), Loại khá : 18% (năm trước 24,24%) giảm
tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm TB xuống dưới 1% (năm học trước 0,91%); không còn
học sinh xếp hạnh kiểm yếu (năm trước còn 0,3%)
b. Biện pháp :
- Thực hiện tốt Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
hồ Chí Minh” gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động “ Hai không ”, cuộc vận động “ Mỗi
thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ” và phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Cụ thể:
+Tổ chức cho cán bộ giáo viên và học sinh ký cam kết thực hiện các cuộc vận động
và phong trào thi đua ngay từ đầu năm học; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động;

thành lập ban chỉ đạo tại nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với
tình hình thực tế của nhà trường.
+Tổ chức cho học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ (phân công Đội
Thiếu niên thực hiện)
+Tổ chức thực hiện việc dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bộ môn
GDCD (2 tiết/1 năm) vào giờ ngoại khóa; thực hiện việc soạn, ghi sổ đầu bài, sổ báo
giảng, viết thu hoạch đúng quy định.
+ Tổ chức chăm sóc lăng bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, qua đó giáo dục cho
học sinh lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc
- Giảng dạy nghiêm túc, có chất lượng môn GDCD, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức cho CBGV và học sinh đăng ký và thực hiện xây dựng trường học đạt
tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự ”. Cụ thể ;
+Tổ chức tốt việc giáo dục pháp luật, giáo dục Luật An toàn giao thông, phòng
chống ma tuý, HIV/AIDS trong nhà trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…
+ Triển khai cho học sinh ký cam kết không vi phạm luật ATGT, không mắc các tai
tệ nạn xã hội; không vi phạm Chỉ thị, Nghị định, Quyết định của Chính phủ về tàng trữ,
sử dụng pháo và các chất cháy nổ, vũ khí thô sơ và không vi phạm các nội quy của nhà
trường.
+ Tổ chức và tham gia cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông” cấp
trường, cấp cụm, cấp huyện. (phân công Đội Thiếu niên thực hiện)
- Tổ chức giảng dạy nghiêm túc, có hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh qua các môn học (dưới hình thức lồng ghép) theo các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Tổ chức tốt hoạt động “ Tuần sinh hoạt tập thể ” đầu năm học mới. (chú ý tới giới
thiệu truyền thống của nhà trường, của địa phương; học nội quy quy chế của trường, của
lớp; phổ biến kĩ năng, phương pháp học tập cho học sinh đầu cấp…)
- Thực hiện nghiêm túc các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường theo các chủ đề của
cấp học được quy định trong kế hoạch giáo dục.
- Tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp; phát huy vai trò, tác dụng giáo dục
của các tổ chức trong nhà trường như: Đội TNTP HCM, Đoàn TNCS HCM, Chi bộ Đảng,

Công đoàn. Tích cực giáo dục học sinh thông qua các việc làm từ thiện nhân đạo, đền ơn
đáp nghĩa.
6


- Coi trọng công tác chủ nhiệm lớp, phát huy vai trò của GVCN trong các hoạt
động, đặc biệt là trong việc GD đạo đức học sinh. Cụ thể:
+Giao chỉ tiêu về giáo dục đạo đức cho từng lớp, chỉ đạo xếp loại hạnh kiểm cho
học sinh thật chính xác, công bằng theo đúng quy định của Bộ GD & ĐT.
+Tổ chức sinh hoạt tổ chủ nhiệm mỗi tháng sinh hoạt một lần vào tuần thứ 4 hàng
tháng dưới sự chủ toạ của Hiệu trưởng. Thường xuyên nắm vững các diễn biến tư tưởng,
hành vi của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội, phát hiện kịp thời và có biện pháp
hữu hiệu để khắc phục các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh.
+Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục; qua đội ngũ GVCN tạo sự kết hợp chặt chẽ
giữa nhà trường - gia đình - xã hội, tạo môi trường lành mạnh để giáo dục đạo đức học
sinh.
+Tổ chức hội thảo về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh. Quan tâm đúng mức đến những học sinh cá biệt, tìm hiểu kỹ hoàn cảnh của
từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
2. Dạy và học các môn văn hoá :
2.1. Chỉ tiêu :
- Nhà trường xây dựng được Kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế của
đơn vị; 100% giáo viên thực hiện nghiêm Kế hoạch dạy học đã phê duyệt.
- 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình và biên chế năm học
2017- 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- 100% giáo viên có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định của Phòng GD-ĐT,
ghi chép đầy đủ và có chất lượng.
- Các tổ chuyên môn sinh hoạt có nền nếp, có chất lượng , đảm bảo đủ nội dung
sinh hoạt tổ theo quy định. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động sinh hoạt chuyên môn
trên “ Trường học kết nối”, phấn đấu mỗi môn có 2 sản phẩm/ kỳ được nộp đúng quy

định.
Tổ chức tạo các khóa học trên “ Trường học kết nối”, hướng dẫn học sinh tham
gia đảm bảo hiệu quả, nộp sản phẩm bài học đúng quy định.
- Nhà trường tham gia đầy đủ có chất lượng các cuộc thi của giáo viên và học sinh
do Phòng Giáo dục- Đào tạo, Sở GD-ĐT tổ chức.
- Thực hiện tổ chức dạy học tự chọn môn Tin học cho học sinh lớp 6,7,8,9 nghiêm
túc, chất lượng.
- 100% giáo viên thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại học lực của học sinh một cách
chính xác, công bằng theo đúng các văn bản hướng dẫn và Thông tư 58/TT-BGDĐT của
Bộ GD&ĐT.
- Phấn đấu xếp loại học lực: Giỏi : 28% (năm học trước là 20,91%); Khá: 42%
(năm học trước: 37,27%). Giảm tỷ lệ học sinh xếp loại yếu xuống dưới 3% (năm trước
còn 9,7 %), không còn học sinh xếp loại học lực kém (năm trước còn 0,61 %). Không để
tình trạng học sinh xếp loại học lực giỏi không đỗ vào THPT; thi vào THPT không có em
nào bị điểm không .
- Phấn đấu để chất lượng lên lớp thẳng đạt từ 96 - 98%. Sau hè tổ chức kiểm tra lại
lên lớp đạt đạt 99% trở lên.
- Tham gia dự thi khảo sát học sinh giỏi các khối lớp có 20 em đạt giải trở lên và
toàn trường xếp thứ 10/37 trở lên nếu không tính học sinh của trường Lê Quý Đôn(năm
7


trước có 15 học sinh đạt giải xếp thứ 14/37) , xếp thứ 13/37 trở lên nếu tính cả học sinh
của trường Lê Quý Đôn (Năm trước xếp thứ 16/37).
- Tham gia thi HSG giải Toán qua mạng có ít nhất 20 em đạt giải - xếp thứ 10 trở
lên(năm trước có 25 em đạt giải xếp thứ 16/37 (nếu cấp trên tổ chức).
Tham gia thi Olimpic Tiếng Anh có ít nhất 20 em đạt giải - xếp thứ 10/37 trở lên
( năm trước xếp thứ 14/37, có 17 đạt giải ) (nếu cấp trên tổ chức).
Tham gia thi giải Vật lý qua mạng có ít nhất 30 em đạt giải - xếp thứ 10 trở
lên(năm trước có 30 em đạt giải xếp thứ 13/37(nếu cấp trên tổ chức).

- Phấn đấu từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng điểm chuẩn và
tỷ lệ trung bình trở lên các môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, tỉ lệ học sinh thi
đỗ vào các trường THPT đạt 98% trở lên (năm học trước 97%). Toàn trường xếp thứ
11/37 trường trong huyện (năm trước xếp thứ 11/37)
- Tổ chức và tham dự có chất lượng Kỳ khảo sát giáo viên dạy giỏi các cấp đạt kết
quả cao. Phấn đấu có 8 đồng chí đạt danh hiệu GVDG, trong đó có 4 giáo viên đạt GVG
cấp tỉnh; có 4 đồng chí đạt GVDG cấp huyện (năm trước có 4 đ/c đạt giáo viên dạy giỏi
trong đó có 1 đ/c đạt GVDG tỉnh, 3 đ/c đạt GVDG huyện).
Cụ thể:
Tổ KHXH có 3 giáo viên đạt GVDG cấp tỉnh, 3 giáo viên đạt GVDG cấp huyện
Tổ KHTN có 1 giáo viên đạt GDG cấp tỉnh, 1 giáo viên đạt GVDG cấp huyện
- Tổ chức và tham gia có hiệu quả cuộc thi Dạy học tích hợp dành cho giáo viên và
cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để gải quyết các tình huống trong thực tiễn dành
cho học sinh, phấn đấu có 2 sản phẩm của giáo viên và 2 sản phẩm của học sinh được
Phòng GD-ĐT lựa chọn tham gia thi cấp tỉnh và đạt giải.
- Tổ chức và tham gia có hiệu quả cuộc thi: “Sáng tạo KHKT dành cho học sinh phổ
thông”, phấn đấu có sản phẩm tham gia thi cấp huyện và đạt giải.
2.2. Biện pháp :
a. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học; quy định, quy chế chuyên môn :
a.1. Xây dựng Kế hoạch dạy học đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tiễn, tổ
chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả:
Nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho giáo viên, các tổ chuyên môn
chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn nội dung xây dựng các chủ đề dạy học
trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn giữa các môn học, phù hợp theo định
hướng phát triển năng lực học sinh (đảm bảo mỗi kỳ có từ 2 chủ đề dạy học trở lên).
Cụ thể:
+ Phân công GV dạy các bộ môn trên căn cứ và khung chương trình do BGD-ĐT quy
định, chủ động xây dựng các chủ đề dạy học trong 1 môn học (với những nội dung kiến
thức có liên quan, logic với nhau trong một bộ môn) hoặc xây dựng các chủ đề kiến thức
liên môn (với những môn có nội dung kiến thức liên quan) hoặc phân phối lại số tiết dạy

của từng bài, từng phần của bài cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, với tình
hình thực tiễn của nhà trường
+ Tổ chuyên môn chia thành các nhóm, họp thẩm định kế hoạch của từng bộ môn được
giao (HT-PHT tham gia họp cùng 2 tổ).

8


+ Hiệu trưởng thẩm định, phê duyệt kế hoạch dạy học mà 2 tổ đã xây dựng; báo cáo
với PGD-ĐT và đưa vào thực hiện (Kế hoạch dạy học đã phê duyệt là công cụ pháp lý để
đón đoàn thanh tra, kiểm tra các cấp)
*Chú ý:
- Kế hoạch dạy học phải đảm bảo thời lượng chương trình (Học kỳ I: 19 tuần, Học kỳ
II: 18 tuần); Chương trình và tổng số tiết dạy của chương trình không thay đổi; mỗi chủ
đề có thời lượng từ 2 tiết trở lên, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện nghiêm
quy định giảm tải.
-Trong quá trình thực hiện giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi
chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài, tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể
thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến
trình bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, cần
chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.
-Việc sắp xếp TKB phải đảm bảo thuận lợi cho giáo viên thực hiện dạy học theo chủ đề
(TKB có thể sắp xếp theo tuần hoặc theo tháng)
a.2.Thực hiện nghiêm các quy định, quy chế chuyên môn
- Tiếp tục thực hiện nghiêm việc giảm tải nội dung chương trình SGK theo hướng
dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện tốt việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng : Lấy chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương trình GDPT làm căn cứ cho công tác quản lí, chỉ đạo các hoạt động dạy
và học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo chính xác, khách quan,
công bằng.

- Thực hiện tích hợp giữa HĐGDNGLL, HĐGDHN, môn Công nghệ theo hướng
dẫn của Bộ GD-ĐT
- Thực hiện phương án dạy - học 2 môn Âm nhạc, Mỹ thuật và môn Công nghệ ở
lớp 9 theo đúng hướng dẫn của Phòng GD&ĐT: Môn Mĩ thuật dạy ở kì I, môn Âm nhạc
dạy ở kì II; môn Công nghệ 9 thực hiện mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hướng dẫn cho
học sinh đăng ký mua SGK, tài liệu tham khảo phục vụ công tác giáo dục kỹ năng sống
theo tinh thần của Thông tư số 04/2014/TT-BGD ĐT ngày 28/02/2014của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong các tiết dạy trên lớp GV chú ý tích hợp các nội dung
giáo dục kĩ năng sống vào bài học, phát huy hiệu quả bộ sách GD kĩ năng sống mà học
sinh đã có.
a.3.Thực hiện phân công chuyên môn hợp lí: Trên cơ sở đội ngũ hiện có và tình
hình thực tế của nhà trường đảm bảo dân chủ-công khai- công bằng, góp phần xây dựng
khối đoàn kết nội bộ và phát huy tối đa năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
a.4. Xây dựng bộ hồ sơ của nhà trường, của tổ chuyên môn, của giáo viên đầy đủ
về số lượng và có chất lượng tốt: (Theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại văn
bản 398/GD- THCS ngày 08/9/2016).
Cụ thể:
9


*Hồ sơ của nhà trường, của đ/c Phó Hiệu trưởng, Tổ chuyên môn ... cần xây dựng
ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo đầy đủ các nội dung, phù hợp với thực tiễn của nhà trường và
có tính khả thi cao. (Các loại kế hoạch cần nêu rõ chỉ tiêu, biện pháp, nội dung cần thực
hiện, người thực hiện và thời điểm thực hiện, cần thực hiện việc rút kinh nghiệm, bài học
sau mỗ nội dung đã thực hiện)
Về sổ điểm, học bạ, sổ đầu bài..phải thực hiện việc vào điểm và ghi các nội dung
chính xác, kịp thời, sửa chữa đúng quy chế; riêng sổ đầu bài cần phải thống nhất giữa lời
phê và việc cho điểm, khi đánh giá cần bám sát biểu điểm mà nhà nhà trường đã quy

định. Nhà trường thường xuyên kiểm tra sổ gọi tên, ghi điểm; sổ đầu bài; ... để quản lý
việc dạy của giáo viên và nền nếp học tập của học sinh.
*Hồ sơ cá nhân giáo viên:
Giáo án:
Yêu cầu : Phải được soạn trước một tuần theo đúng Kế hoạch dạy học, ghi rõ tuần,
tiết, ngày, tháng, năm soạn, phải được ký duyệt hàng tuần. Nội dung kiến thức phải bám
sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, sách giáo khoa và sách giáo viên và các nội dung giảm tải;
phải đảm bảo các bước lên lớp; không được sao chép nội dung SGK một cách tóm tắt.
Nội dung bài soạn phải thể hiện rõ công việc của giáo viên và học sinh trong một tiết học;
hệ thống câu hỏi phải phù hợp, phong phú, rõ ràng, chính xác, lô gíc, có tác dụng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đối với giáo viên được nhà trường cho phép soạn và sử dụng giáo án in phải thực
hiện đầy đủ các nội dung của 1 giáo án bình thường, ngoài ra cần phải chú ý : Ngày soạn
phải đánh vi tính, không được viết tay; trên đầu hoặc phía dưới các trang phải có họ tên
giáo viên, tên trường, giáo án môn - lớp và năm học. Cuối mỗi tiết soạn phải để một số
dòng để bổ sung; phải thống nhất về hình thức và các cột mục trong cùng một giáo án và
chỉ được soạn trước từ 1-2 tuần).
Nhà trường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc soạn và sử dụng giáo án của từng giáo
viên, kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm để đảm bảo tính công
bằng và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, kiên quyết không để giáo
viên sử dụng giáo án cũ, giáo án photocopy của người khác.
Các loại hồ sơ cá nhân khác: Yêu cầu thực hiện đầy đủ, cập nhật kịp thời, đảm bảo
lưu trữ, sửa chữa đúng quy chế. Nhà trường sẽ thường xuyên kiểm tra đánh giá hồ sơ
chuyên môn của giáo viên. Kết quả kiểm tra là một tiêu chí để xét thi đua khen thưởng
cuối năm học.
* Hồ sơ của học sinh : Việc vào điểm, ghi nhận xét, xác nhận sửa chữa trong học bạ,
sổ điểm đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác, hợp lệ. Trang đầu của học bạ phải được ghi
từ đầu năm khi học sinh vào lớp 6, phải ghi đúng, nhất quán, khớp với giấy khai sinh.
b.Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh:

- Phân loại học sinh ngay từ đầu năm học, coi trọng bồi dưỡng HS khá- giỏi và quan
tâm giúp đỡ học sinh học lực yếu kém; khuyến khích, động viên, tạo cho HS có hứng thú
trong học tập.
-Thực hiện linh hoạt, sáng tạo hướng dẫn của tài liệu “ Đổi mới dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ” ở tất cả các môn
học.
10


- Giáo viên đầu tư nhiều thời gian, nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, SGV,
các tài liệu tham khảo; xây dựng được các chủ đề dạy học, soạn giáo án có chất lượng,
đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, khuyến khích sử dụng
hợp lí giáo án điện tử, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, phòng học bộ môn, coi
trọng thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng
bài học. Sử dụng có hiệu quả phần mềm thiết kế bài giảng e-learning trong giảng dạy,
hội thi, hội giảng
- Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, chú ý rèn
kĩ năng cho học sinh, quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo và tự học ở nhà.
- Tổ chức thực hiện nghiêm Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014
của Bộ GD-ĐT về đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi
mới phương pháp dạy học và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Mỗi giáo viên cần tích cực thực hiện việc
sinh hoạt chuyên môn, tạo các khóa học cho học sinh trên trang website: “Trường học kết
nối” .
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và
thông qua việc tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp của các giáo viên, tổ chức rút kinh
nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, các hội thi GVDG các cấp. Việc tổ chức rút kinh
nghiệm cần tập trung vào việc thay đổi hình thức tổ chức và đổi mới phương pháp dạy

học hướng vào người học.
Về hình thức tổ chức dạy học cần thực hiện đa dạng hoá các hình thức học tập của
học sinh, chú ý các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.
Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng
lực học sinh như văn nghệ, thể dục- thể thao, các hội thi năng khiếu, các hoạt động giao
lưu…Căn cứ vào thực tế của địa phương giáo viên tổ chức dạy học theo di sản văn hóa.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của buổi sinh hoạt chuyên môn. Nội dung sinh hoạt
tổ cần tập trung vào vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các khối lớp, các bộ
môn theo hình thức tổ chức các chuyên đề dạy học. Nội dung các chuyên đề cần tập trung
giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó trong quá trình thực hiện nội dung, chương trình
SGK; tập trung vào việc xây dựng chủ đề và dạy học theo chủ đề, nâng cao chất lượng
dạy thêm, học thêm; sử dụng thiết bị dạy học, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và chất lượng học sinh thi vào lớp 10
THPT.
-Tiếp tục đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, kết hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan; đổi mới cách ra đề kiểm
tra theo hướng người học phải hiểu bài, vận dụng được kiến thức; ra đề kiểm tra theo ma
trận. Giáo viên phải nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài, từng phần, từng
chương trong chương trình của môn học; ra đề kiểm tra chuẩn xác, phù hợp, phân hoá
được trình độ học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá sản
phẩm, bài thuyết trình của học sinh. Các thầy cô giáo cần tích cực khai thác, sử dụng dữ
11


liệu về đề kiểm tra, đề thi trên mạng Internet thông qua website: “Trường học kết nối”
của Bộ GD& ĐT.
- Thực hiện đầy đủ, chính xác Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS của Bộ
GD&ĐT. Nhà trường căn cứ vào Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và
học sinh trung học phổ thông ( ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày
12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) xây dựng quy định cụ thể về số lần

kiểm tra của từng môn, từng khối lớp trong từng học kỳ và công bố ngay từ đầu năm học;
đồng thời yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc. Bài kiểm tra phải soạn chu đáo, nội
dung phải sát với yêu cầu chương trình, có đáp án, biểu điểm rõ ràng, chấm bài phải
tuân theo biểu điểm; đề kiểm tra và đáp án phải được lưu trữ ở sổ kiểm tra đánh giá; bài
kiểm tra của học sinh phải được lưu giữ từ đầu năm học đến khi kết thúc năm học sổ
điểm cá nhân, sổ điểm lớp phải được ghi chép cẩn thận ( khắc phục tình trạng thiếu điểm
kiểm tra; khắc phục triệt để hiện tượng giáo viên sửa chữa điểm không đúng quy định,
thay tờ trong sổ điểm lớp ).
-Tiếp tục quản lí thực hiện nghiêm cuộc vận động “Hai không” để tiếp tục có sự chuyển
biến rõ rệt, thể hiện tính nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá, để kết quả học tập của học
sinh phản ánh đúng điều kiện, thực chất chất lượng giáo dục của nhà trường. Sử dụng tốt
phần mềm quản lý điểm smas3.0 trong công tác quản lý. Xử lý nghiêm khắc những giáo
viên sửa điểm, cấy điểm, nâng điểm một cách tuỳ tiện cho học sinh và dồn ép kiểm tra
vào cuối kỳ, cuối năm; sử dụng kết quả thi, kiểm tra trong công tác thi đua một cách phù
hợp. Từng bước khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, không xét lên lớp cho
những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức quy định.
Nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ chất lượng dạy
- học lớp 9, lấy chất lượng học sinh lớp 9 và kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT làm
một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá, xếp loại thi đua giữa các giáo viên
trong trường.
c. Tham gia đầy đủ có chất lượng các kỳ thi, kỳ khảo sát của giáo viên và học
sinh:
* Kỳ khảo sát GVDG các cấp: Tích cực khuyến khích động viên giáo viên tham gia
có chất lượng kỳ khảo sát GVDG cấp huyện và cấp tỉnh trên cơ sở đăng ký của đội ngũ
giáo viên
Thành lập Ban tổ chức:
+Đ/c Hiệu trưởng- Trưởng ban chỉ đạo.
+Đ/c Phó hiệu trưởng- Phó ban chỉ đạo thường trực
+Đ/c Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, CTCĐ - uỷ viên
Yêu cầu: đ/c PHT, Tổ trưởng, Tổ phó của các tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch chi

tiết, động viên khuyến khích các đ/c giáo viên có năng lực, nhiệt huyết tham gia hội
giảng; tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia hội giảng được góp ý việc xây dựng
bài dạy ở mức độ tốt nhất. Đ/c Chủ tịch Công đoàn có kế hoạch xây dựng quy chế để
động viên cả về vật chất, tinh thần cho các đồng chí CB-GV tham gia hội giảng.
12


* Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên và thi vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh”
-Thành lập Ban tổ chức:
+Đ/c Hiệu trưởng- Trưởng ban chỉ đạo.
+Đ/c Phó hiệu trưởng- Phó ban chỉ đạo thường trực
+Đ/c Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, CTCĐ - uỷ viên
-Ban Giám khảo:
Ban Tổ chức sẽ điều động các đ/c GVDG của trường trong những năm học trước làm
giám khảo của cuộc thi
-Yêu cầu:
Giáo viên: 100% giáo viên tham gia, mỗi giáo viên nộp 1 bộ hồ sơ theo đúng quy
định
Động viên khuyến khích tất cả những học sinh có năng lực tham gia cuộc thi (ít
nhất mỗi lớp 5 bộ). GV các bộ môn hướng dẫn cụ thể, Ban Giám khảo chấm, chọn những
bài có chất lượng tham gia cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia nếu có.
*Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh:
- Thành lập Ban chỉ đạo:
+Trưởng ban: Đ/c Hiệu trưởng
+Phó ban: Đ/c Phó Hiệu trưởng
+Các ủy viên gồm: GVCN của các lớp,các thầy cô giáo dạy các bộ môn trong toàn
trương
- Kế hoạch cụ thể :
+ Thông báo thể lệ cuộc thi và kế hoạch của nhà trường tới từng học sinh( thông

qua buổi chào cờ, tiết sinh hoạt lớp)
+GVCN, giáo viên dạy các bộ môn được phân công thường xuyên năm bắt ý tưởng
của học sinh qua từng tiết học, báo cáo với BGH gặp gỡ trao đổi với HS, PHHS tìm cách
giúp đỡ các em thực hiện ý tưởng của mình. Các thầy cô giáo tiến hành hướng dẫn học
sinh nghiên cứu làm các sản phẩm, nhà trường cấp kinh phí để các em tổ chức thực hiện
+Thời gian tổ chức:
Cấp cụm (tổ chức vào các buổi chiều): thi vào ngày 11/10/2017 tại THCS Quang Hưng.
Cấp huyện: Tổ chức vào ngày 01/11/2017. Địa điểm : Tại trường THCS Thanh Nê.
Cấp tỉnh : Tổ chức vào ngày 18,19/12/2017. Địa điểm : Tại trường THCS Minh Thành.
d.Tăng cường công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi:
Nhà trường, các thầy cô giáo, các em học sinh phải coi đây là một hoạt động rất
quan trọng trong công tác giáo dục văn hoá và cần phải được tiếp tục làm tốt trong năm
học.
-Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Tiếng Anh: Nhà trường chọn cử 4 học sinh
có năng lực tốt nhất của khối 9 để tham gia hoạt động bồi dưỡng tại THCS Bình Định, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để các em hoàn thành nhiệm vụ.
13


-Kỳ khảo sát học sinh giỏi cấp huyện, thi Toán-Tiếng Anh-Vật lý qua mạng Internet:
Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học, tổ chức
khảo sát, tuyển chọn học sinh; phân công giáo viên trực tiếp bồi dưỡng.
Cụ thể:
Bồi dưỡng môn Toán: đ/c Hương, đ/c Hoài, đ/c Đào, đ/c Hiền
Bồi dưỡng môn Văn: đ/c Thêu, đ/c Thao, đ/c Nga
Bồi dưỡng môn Tiếng Anh: đ/c Tài, đ/c Hằng, đ/c Hà
Bồi dưỡng môn Vật lý: đ/c Thủy
Giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi phải xây dựng kế hoạch thực
hiện, soạn các chuyên đề bồi giỏi ngay từ đầu năm, có kế hoạch thực hiện các chuyên đề
bồi dưỡng trong từng thời gian cụ thể. Nội dung thực hiện cần thể hiện rõ trong Giáo án

bồi giỏi, giáo án bồi giỏi của giáo viên được coi là một trong những loại hồ sơ quy định
và được chú ý kiểm tra.
Nhà trường xây dựng hệ điều kiện thuận lợi để cho giáo viên và học sinh thực hiện
có hiệu quả công tác nâng cao chất lượng BDHSG.
Thời gian thực hiện:
Tổ chức cho học sinh tham gia kì thi HSG Olympic Tiếng Anh qua mạng; thi Giải
Toán, Vật lý qua mạng theo đúng lịch quy định và thể lệ cuộc thi gồm: Thi cấp trường,
cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia
Tổ chức học sinh tham dự kỳ khảo sát chất lượng học sinh giỏi vào tháng 4/2018 với
3 môn: Ngữ Văn, Toán cho học sinh các khối 6,7,8; Tiếng Anh cho HS khối 8.
e.Thực hiện nghiêm công tác dạy thêm, học thêm, nâng cao chất lượng đại trà
cho học sinh:
-Nhà trường tiếp tục tổ chức dạy thêm học thêm với 3 môn: Toán, Văn, Anh văn.
Mỗi tuần học 3 buổi và thực hiện quản lí thu - chi đúng theo các văn nhà nước. Học sinh
tham gia học thêm phải có đơn xin học thêm được phụ huynh xác nhận trên tinh thần tự
nguyện. Giáo viên tham gia dạy thêm phải thực hiện đúng quy định về hồ sơ, đảm bảo
chất lượng dạy học. Giáo án dạy thêm phải được soạn theo đúng thời khoá biểu, đúng
hướng dẫn của nhà trường và được lãnh đạo tổ chuyên môn ký duyệt đúng quy định.Đối
với học sinh lớp 9 cần tập trung rèn kĩ năng làm bài cho các em.
Cụ thể: Khối 6-7-8: Học thêm Toán –Văn-Anh mối môn 1 buổi/tuần
Khối 9 phân loại học sinh theo đối tượng, ôn thi vào THPT ngay từ đầu năm
học.
Kết thúc mỗi kỳ nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
g. Xây dựng và sử dụng tốt hệ điều kiện đã có trong công tác giảng dạy:
- Thực hiện nghiêm quy định về điều kiện học tập với học sinh, đảm bảo học sinh phải
có đủ sách giáo khoa, đủ các loại dụng cụ học tập tối thiểu cần thiết. Tăng cường công tác
kiểm tra, phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc giáo dục các em. Trong quá
trình giảng dạy giáo viên cần chú ý xây dựng quy chế môn học, động viên, khuyến khích
học sinh học tập; phát huy điểm mạnh của các em.
- Sắp xếp và khai thác tối đa hiệu quả của các phòng học bộ môn : Trường có sổ kiểm

kê thiết bị, đồ dùng dạy học; sổ mượn - trả thiết bị; chú ý sắp xếp thiết bị vào các tủ giá
trong phòng bộ môn theo từng môn-lớp, có ghi nhãn mác cụ thể để thuận tiện trong quá
trình sử dụng của giáo viên; chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học,
14


khắc phục tình trạng dạy chay-học chay. Động viên, khuyến khích giáo viên tự làm đồ
dùng dạy học.
3. Giáo dục lao động sản xuất, hướng nghiệp, dạy nghề :
a. Chỉ tiêu :
- 100% giáo viên được phân công dạy đủ, dạy đúng và có chất lượng môn Công
nghệ, tăng cường năng lực thực hành cho học sinh.
- 100% các lớp tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh quang cảnh, vệ sinh lớp học
đảm bảo 1buổi/ 1 tuần an toàn và hiệu quả.
- 100% số học sinh lớp 8 được học nghề và hướng nghiệp nghề. Kết quả thi Tốt
nghiệp nghề: Giỏi 80%, Khá 20%, không có học sinh xếp loại TN nghề trung bình
b. Biện pháp :
- Xây dựng kế hoạch lao động, phân công công việc cụ thể cho các lớp; việc lao
động tập trung chủ yếu vào vệ sinh quang cảnh, quy hoạch trồng cây thích hợp vừa làm
đẹp, làm sạch môi trường vừa đảm bảo số lượng, chất lượng cây trồng, đảm bảo nhà
trường luôn "Xanh - Sạch - Đẹp".
-Về Hướng nghiệp - Dạy nghề phổ thông : Tiếp tục thực hiện hợp đồng với Trung
tâm GDTX-HN để dạy Nghề điện dân dụng và Nghề thêu cho học sinh lớp 8 (kết thúc
vào tháng 3 năm 2018). Thực hiện thu chi kinh phí nghề theo đúng hướng dẫn của Phòng
GD-ĐT
Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS. Nhà trường
tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp học, coi đó là nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục hướng nghiệp, góp phần phân luồng học sinh sau THCS.
4. Giáo dục thể chất, thẩm mỹ, y tế trường học. :
a. Chỉ tiêu :

- 100% các tiết dạy và học môn Thể dục có chất lượng.
- Tổ chức cho học sinh tham gia có chất lượng Hội khỏe Phù đổng các cấp.
Phấn đấu kết quả tham dự cấp cụm toàn đoàn xếp thứ ba trở lên (năm trước xếp thứ
2/6); có ít nhất 6 nội dung tham gia cấp huyện và các nội dung tham gia đều đạt giải
( năm trước có 5 nội dung tham gia cấp huyện trong đó có 5 nội dung đạt giải: 2 nhất, 2
nhì, 1 ba); có 4 nội dung dự thi cấp tỉnh và đạt giải (năm trước có 2 nội dung thi cấp tỉnh
chưa đạt giải)
- Phối hợp với các trung tâm để dạy bơi cho học sinh
- 100% học sinh có đồng phục đẹp khi đến trường
- 100% học sinh tham gia Bảo hiểm y tế.
b. Biện pháp:
*Đối với GD thể chất:
- Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng chương trình thể dục nội khoá 2 tiết/ tuần/
lớp.
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập môn Thể dục. Yêu
cầu tất cả các tiết dạy thể dục đều phải dạy tại sân bãi, cách phòng học 15 m đồng thời
bảo quản thật tốt các thiết bị, dụng cụ được giao, tránh để xảy ra hư hỏng mất mát; yêu
cầu giáo viên TD mặc trang phục TDTT trong các giờ học nội khoá và ngoại khoá, bắt
buộc 100% học sinh phải đi giầy thể thao trong khi tập luyện.
15


- Tích cực tổ chức Bồi dưỡng HSG-TDTT, đảm bảo tối thiểu mỗi tuần một buổi có
hướng dẫn của giáo viên TDTT để học sinh tập luyện, đặc biệt chú trọng các môn thi
trong chương trình Hội khỏe Phủ Đổng các cấp.
- Tổ chức tốt HKPĐ cấp trường, phát hiện sớm các tài năng thể thao, chọn vận động
viên, tổ chức luyện tập tham dự các môn thi cấp huyện và tỉnh.
*Các môn thi đấu: Theo Điều lệ HKPĐ cấp huyện và cấp tỉnh
*Kế hoạch tổ chức và tham dự giải các môn thể thao các cấp :
+ Cấp trường : Tháng 11/2017.

+ Cấp cụm trường, cấp huyện :12/2017.
+ Cấp tỉnh : 3/2018.
*Đối với GD thẩm mỹ:
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi nét bút tri ân, thi trang trí lớp học, chú
ý tới việc tổ chức các trò chơi dân gian…tạo ra không khí vui tươi lành mạnh cho học
sinh.
Thực hiện việc mặc đồng phục đúng quy định, chú ý tới trang phục của học sinh
đảm bảo đẹp, kín đáo, phù hợp với lứa tuổi.
* Công tác y tế
- Làm tốt công tác tuyên truyền đề học sinh tham gia Bảo hiểm Y tế
- Huy động các nguồn lực để tu sửa và bảo quản công trình vệ sinh của giáo viên và
học sinh. Phát động phong trào làm sạch môi trường theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
-Tổ chức mua nước cho học sinh uống vào các buổi học cả mùa hè và mùa đông;
thực hiện có hiệu quả chương trình y tế học đường, chú ý thực hiện nghiêm túc các văn
bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh; công tác chữ thập đỏ trong trường học;
tích cực tham gia Bảo hiểm Y tế; làm tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, tổ
chức theo dõi sức khỏe và sự phát triển thể chất của học sinh ngay từ đầu cấp học; thực
hiện tốt chương trình phòng chống HIV/AIDS, ma túy trong nhà trường.
III – CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG CÁC ĐIỀU KIỆN GIÁO DỤC :

1. Về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên :
- Thực hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn hóa về trình độ đào
tạo, vững vàng về tư tưởng chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đoàn kết gắn bó,
giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Sắp xếp bố trí cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức,
đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, phục vụ việc đổi mới chương trình
SGK của cấp học hiện nay. Nhà trường sẽ tạo điều kiện cho giáo viên đi bồi dưỡng để
dạy môn thứ 2, khắc phục dần tình trạng giáo viên phải dạy chéo môn.
- Căn cứ vào thực tế, nhà trường phân công cho giáo viên cơ bản đúng với chuyên
môn đào tạo. Phát huy tính tích cực của cá nhân giáo viên với các hoạt động mang tính

tập thể, trao đổi, học tập lẫn nhau. Tiến hành hợp đồng với 1 số giáo viên của các bộ môn
còn thiếu đáp ứng dạy đủ các môn theo quy định của Bộ GD-ĐT
-Triển khai có hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các thông tư và công văn
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo
đức, tự học và sáng tạo" . Tổ chức cho cán bộ, giáo viên ký cam kết thực hiện tốt cuộc
vận động và phong trào thi đua do ngành phát động.
2. Xây dựng cơ sở vật chất trường học - Xây dựng trường chuẩn quốc gia :
16


- Căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất, phòng học hiện nay nhà trường tiếp tục tham
mưu để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn lực để tăng cường cơ sở
vật chất: Trường lớp,tường bao,cổng, sân trường, bàn ghế…Tích cực cải tạo cảnh quan
trường học theo hướng "xanh - sạch - đẹp". Tu sửa trang trí phòng học, phòng làm việc
của hội đồng đảm bảo đẹp, trang trọng, khoa học.
- Mua sắm thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Chú trọng bổ sung đồ dùng
thiết bị thí nghiệm và các phương tiện nghe nhìn cho môn học ngoại ngữ. Làm tốt công
tác xã hội hóa bổ sung sách cho tủ sách phụ huynh. Từng bước mua sắm thêm các thiết bị
nghe nhìn hiện đại, tích cực sử dụng phần mềm quản lý và các phần mềm dạy học .
- Có kế hoạch bổ sung máy vi tính cho phòng vi tính đủ để đáp ứng yêu cầu dạy và
học bộ môn tin học (theo yêu cầu PGD-ĐT đảm bảo tối thiểu 2HS/1 máy)
- Sử dụng triệt để 4 phòng học bộ môn theo thời khoá biểu linh hoạt, yêu cầu giáo
viên chuẩn bị chu đáo tất cả các tiết thực hành, hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị thực
hành có hiệu quả, đảm bảo an toàn .
-Chuẩn bị đủ SGK, SBT, vở bài tập, sách tham khảo cho GV và HS đáp ứng tốt cho
dạy và học. .
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn của thư viện theo Quyết
định 01/2003 của Bộ Giáo dục và đào tạo, đưa các hoạt động của phòng đọc vào nề nếp

và có chất lượng.
3 - Công tác quản lý, thông tin, báo cáo :
- Thực hiện nghiêm túc biên chế năm học và chương trình giáo dục phổ thông, đảm
bảo thực hiện các môn học và các hoạt động giáo dục đã quy định trong chương trình cấp
học. Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch dạy học, dạy học theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng; việc dạy thêm, học thêm.
- Nâng cao vai trò và tính gương mẫu của người đứng đầu trong các hoạt động. Tích
cực, sâu sát, sáng tạo trong việc chỉ đạo các hoạt động đặc biệt là các hoạt động chuyên
môn.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT công tác quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn, công
tác quản lý kiểm tra, thi cử. Tích cực sử dụng các phần mềm trong quản lý, triển khai
thực hiện có hiệu quả website: “Trường học kết nối”
- Tiếp tục quán triệt Điều lệ trường Trung học, Quy tắc ứng xử của cán bộ giáo viên
ngành GD Kiến Xương. Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Thực
hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công, tăng cường trật tự, kỷ cương trong tất cả
các hoạt động của nhà trường. Chủ động ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà
trường.
- Thực hiện chế độ phân công công việc cụ thể, gắn mức độ trách nhiệm với từng cá
nhân. Việc nhận xét đánh giá cán bộ giáo viên cuối kỳ, cuối năm phải đảm bảo khách
quan dân chủ và công khai.
- Kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục; coi trọng và tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra; chú ý kiểm tra các loại hồ sơ, đặc biệt là giáo án và giờ dạy trên lớp
của từng giáo viên, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn và
quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Qua thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện
những giáo viên vi phạm những quy định về soạn giáo án (không soạn giáo án trước khi
lên lớp, sử dụng giáo án coppy hoặc phô tô của người khác... thì Phó hiệu trưởng, tổ
17


trng, t phú chuyờn mụn phi chu hon ton trỏch nhim trc Hiu trng v Hiu

trng phi chu trỏch nhim trc cp trờn.
- Ch o s dng tt s liờn lc, kp thi thụng bỏo cho ph huynh hc sinh v tỡnh
hỡnh hc tp v ý thc tu dng rốn luyn ca tng hc sinh.
- Thc hin cụng khai minh bch trong thu - chi ti chớnh, s dng kinh phớ phi
ỳng mc ớch. Mi khon úng gúp ph huynh hc sinh phi c bn, c bit v t
nguyn tham gia theo ỳng Quyt nh 2814/Q-UBND ca UBND tnh Thỏi Bỡnh.
- Thc hin tt ch thụng tin, bỏo cỏo: Kp thi, ỳng mu, chớnh xỏc, y
cho Phũng Giỏo dc v cỏc Phũng ban khỏc cú liờn quan.
- Lm tt cụng tỏc kim nh cht lng giỏo dc, tip tc b sung, hon thin cỏc
loi h s v kim nh cht lng theo quy nh; chun b ún on kim tra ca Phũng
GD&T, S GD&T t kt qu tt.
- T chc tt cỏc hot ng, ch ng ún on kim tra ca Phũng GD-T.
IV. CễNG TC THI UA - KHEN THNG:
Nm hc ny nh trng ỏnh giỏ, xp loi thi ua ch yu theo cỏc tiờu chớ sau:
1. Cụng tỏc duy trỡ s lng v vic thc hin ph cập GDTHCS
2. Kt qu vic thc hin chng trỡnh giỏo dc v xõy dng K hoch dy hc.
3. Cht lng giỏo dc o c, vic chp hnh phỏp lut, an ton giao thụng; phũng
chng cỏc t nn xó hi; xõy dng trng hc an ton.
4.Cht lng giỏo dc vn húa; cht lng kho sỏt hc sinh gii; thi gii Toỏn, Vt
lý, Ting Anh qua mng cht lng tuyn sinh vo lp 10 THPT, thi KHKT, thi dy
hc theo ch tớch hp v vn dng kin thc liờn mụn vo thc tin.
5. Kt qu i mi phng phỏp dy hc, hiu qu s dng thit b, dựng dy
hc, phũng hc b mụn; i mi kim tra, ỏnh giỏ biu hin qua cỏc t kim tra, kt
qu tham gia kho sat giỏo viờn dy gii cỏc cp.
6. Kt qu tham d hi khe, gii cỏc mụn th thao cỏc cp.
7. Thc hin quy ch chuyờn mụn; Quyt nh dy thờm, hc thờm.
8. Kt qu ng dng CNTT c bit l vic tham gia sinh hot chuyờn mụn trờn
Trng hc kt ni
9.Kt qu thc hin cỏc cuc vn ng v phong tro thi ua trong nm hc.


Lịch hoạt động tháng:
* Tháng 9/ 2017 :
18


Thời
gian
05/9
06/9

08/9

Nội dung công việc

Ngời thực hiện

- Khai giảng năm học 2017-2018

-GV và HS toàn trờng

- Phát động cuộc thi KHKT dành cho
học sinh
-GVvà học sinh toàn
-Nộp báo cáo công tác khai giảng năm trờng
học mới, phân công chuyên môn, thời - Đ/c HT, PHT
khoá biểu; danh sách giáo viên đợc
Hiệu trởng nhà trờng cho phép soạn,
sử dụng giáo án in trên máy vi tính
năm học 2017-2018.
- Duyệt báo cáo số lợng học sinh và - Đ/c PHT

một số báo cáo khác.

12/9
15/9
Sáng
19/9

21/9

- Hội nghị triển khai KH chỉ đạo - HT, PHT
thực hiện nhiệm vụ năm học 2017
2018 tại PGD
BGH
- Đón kiểm tra của Sở Nội vụ
Duyệt:
+ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm -HT, PHT, CTCĐ, Kế
học, QC chi tiêu nội bộ
Toán
+ Tờ trình về việc dạy thêm, học
thêm
+ Danh sách cán bộ giáo viên tham
gia quản lý, chỉ đạo và dạy thêm,
học thêm năm học 2017-2018
+Nộp ĐK mua sách Kĩ năng sống,
SGK địa phơng
+Nộp danh sách giáo viên đăng ký
thi GVG các cấp
- Hội nghị cán bộ viên chức - thông - HT, PHT,
qua kế hoạch tại trờng.
trình bày


CTCĐ

- Quy định hồ sơ chuyên môn 2017- - PHT
2018
- HT
- Phổ biến quy chế công khai, dân
chủ, quy tắc ứng xử của CBGV
huyện Kiến Xơng.
- HT

22/9
8/9
-25/9

- Phổ biến các văn bản về học tập -BGH,GV,HS
và làm theo tấm gơng đạo đức HCM
- Đăng ký thực hiện các cuôc vận
động, thực hiện An ninh trật tự;
Đăng kí thi đua cá nhân, tập thể
- HT,PHT
- PHT, GV tin học
- Duyệt báo cáo QLCB và Emis tháng

19

Điều chỉnh


9

-Tiến hành điều tra PCGD, hoàn
thiện phần mềm PCGD, duyệt PCGD
với PGD-ĐT

26/9

-Duyệt Phổ cập GD với PGD-ĐT

28/9

-Triển khai kế hoạch chuyên môn và - PHT, Tổ trởng
kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

22/930/9

Phó
Hiệu
ởng+Ban PC

tr-

-Duyệt các khoản thu chi đầu năm
với PGD-ĐT
-PHT, ban phổ cập
-Tập huấn thực hiện: Trờng học kết - Toàn trờng
nối
-PHT
-Duyệt kế hoạch cá nhân giáo viên
- Toàn trờng
- Đón đoàn kiểm tra nề nếp đầu

năm, đón đoàn kiểm tra chuyên
môn của PGD-ĐT Kiến Xơng
- Ban chỉ huy liên
đội, BCH Đoàn trờng
- Tổ chức đại hội liên đội, đại hội
đoàn TNCS HCM
BGH+Đ/c
Chiến,
-Tham gia Đại hội TDTT cấp tỉnh
Tuyết

Bổ sung kế hoạch

20


* Tháng 10/ 2017 :
Thời
gian
1/109/10

Nội dung công việc

Ngời thực hiện

-Khai mạc tuần lễ học tập suốt đời

- PHT+ CBGV

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn GV


- Ban tổ chức

- tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ PCGD
- Tổ chức thi sản phẩm KHKT cấp tr- - HT
ờng, chọn sản phẩm dự thi cấp cụm
- Triển khai tập huấn Đổi mới dạy
học và kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập theo định hớng phát triển
năng lực học sinh các môn học tới
cán bộ giáo viên.
11/10

- Tham gia thi KHKT cấp cụm

- BGH+GV+ HS

19/10

- Kiểm tra giữa học kỳ

- PHT+ GV

1/1030/10

- Tổ chức dạy và học theo kế hoạch BGH+GV
dạy học
BGH+
PHT+
- Tổ chức kiểm tra việc xây dựng TT,TPCM và các tổ

và thực hiện kế hoạch dạy học của chuyên môn

21

Điều chỉnh


giáo viên ở các bộ môn đợc phân
công
BGH+
PHT+
TT,TPCM và các tổ
- Chuẩn bị các nội dung đón thanh chuyên môn
tra SGD và kiểm tra của PGD-ĐT
- Ban KT nội bộ
- Tổ chức kiểm tra giáo viên
- GV đợc chọn
- BD học sinh các đội tuyển
-Đón đoàn Khảo sát GVDG của PGDĐT

Bổ sung kế hoạch

* Tháng 11/ 2017:
Thời
gian
1 15/11

Nội dung công việc

Ngời thực hiện


- Tổ chức chuyên đề Đổi mới dạy
học và kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập theo định hớng phát triển
năng lực học sinh , dạy học theo
chủ đề
-Tổ chức Hội giảng chào mừng
ngày 20/11 theo các nội dung
chuyên đề trên.

- BGH+ GV

- BGH+GV

-PHT, TTrCM xây
dựng kế hoạch
- GV toàn trờng
tham gia

7/11-

- PHT, TPT, GV toàn
trờng

- Tổ chức HKPĐ cấp trờng

22

Điều chỉnh



12/11
1518/1
1

- Tổ chức hội thi văn hóa,văn nghệ - PHT, TPT, GV toàn
trờng.
trờng
- Thi hồ sơ chuyên môn giáo viên
-BGH+GV+HS

19,20/11

- Tổ chức kỉ niệm 20/11

01/11

Tham dự hội thi KHKT cấp huyện

1/1130/
11

- Dạy và học theo TKB và PPCT
- Đón các đoàn thanh tra kiểm tra
BGH+ GV+ HS
- Kiểm tra giáo viên theo lịch
- Dạy bồi dỡng các đội tuyển HSG
BGH+ GV+ HS
- Thi tìm hiểu Pháp luật ATGT cấp
trờng

- Đón đoàn kiểm tra PCGD của
PGD-ĐT
-Đón đoàn Khảo sát GVDG của
PGD-ĐT

Bổ sung kế hoạch

* Tháng 12/ 2017 :
Thời
gian

Nội dung công việc

Ngời thực hiện

23

Điều chỉnh


131/12

- Tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh.
- Dạy và học theo TKB và PPCT
- Đón các đoàn kiểm tra PCGD,
đoàn thanh tra kiểm tra chuyên
ngành.
- Kiểm tra giáo viên theo lịch
- Dạy bồi dỡng các đội tuyển HSG
- Tổ chức thi HSG giải Toán, giải

Tiếng Anh qua mạng cấp trờng,
chọ đội tuyển dự thi cấp huyện
- Đón đoàn Khảo sát GVDG của
PGD-ĐT
- Hội khỏe cấp cum và cấp huyện

25
31/12

Tổ chức kiểm tra chất lợng học kì
I.

-BGH+ GV+ HS
-BGH+ GV+ HS
-BGH+ GV+ HS
- Ban kiểm tra nội
bộ
-BGH+ GV+ HS
- Ban tổ chức
-BGH+ GV+ HS
-BGH+ GV+ HS

Bổ sung kế hoạch

24


* Tháng 1/ 2018 :
Thời
gian


Nội dung công việc

Ngời thực hiện

- Chấm kiểm tra HKI

-BGH+ GV

- Sơ kết học kỳ I.

-HT+PHT
+CTCĐ+TTCM

- Duyệt báo cáo số lợng, chất lợng -PHT
học kỳ I

2/130/1

- Dạy và học theo TKB và PPCT
- Đón các đoàn thanh tra kiểm tra
- Kiểm tra giáo viên theo lịch
- Dạy bồi dỡng các đội tuyển HSG
- Tổ chức thi HSG giải Tiếng Anh
qua mạng cấp huyện theo lịch của
PGD-ĐT
-Đón đoàn Khảo sát GVDG của
PGD-ĐT

- BGH+GV+HS

- Ban kiểm tra nội
bộ
-BGH+ GV+ HS
-BGH+ GV+ HS
-BGH+ GV+ HS
-BGH+ GV+ HS

Bổ sung kế hoạch

25

Điều chỉnh


×