Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.22 KB, 8 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.1. Hoạt động HĐV
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể thực hiện tốt chức năng là NH
trung gian, có nghĩa là trung gian giữa người thừa vốn - người thiếu vốn, giữa người cho
vay - người đi vay, các NHTM một mặt huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi của các chủ thể trong nền KT để hình thành nên nguồn vốn cho vay, mặt khác trên
cơ sở vốn đã huy động được, NH cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng, … của các chủ thể KT.
Muốn đạt được mục tiêu đó, ngoài nguồn vốn tự có, NH phải làm sao vận động, tập
trung được các nguồn vốn huy động từ các chủ thể trong nền KT một cách hiệu quả nhất.
Do đó, HĐV là một nghiệp vụ hết sức quan trọng trong hoạt động của các NH và được
định nghĩa như sau:
HĐV là một nghiệp vụ chủ yếu trong nghiệp vụ tài sản nợ của NHTM nhằm tạo ra
nguồn vốn huy động lớn đáp ứng cho nhu cầu về vốn của NH. Từ đó NH thực hiện việc
cấp tín dụng cho các chủ thể khác trong nền KT đang cần vốn cho hoạt động SXKD. Như
vậy, HĐV chính là quá trình “sản xuất” của NH để tạo ra nguồn vốn và NH sẽ “kinh
doanh” bằng cách sử dụng nguồn vốn này để cho vay lại và tạo “lợi nhuận”.
1.1.1.HĐV qua tài khoản tiền gửi thanh toán
Là hình thức HĐV của NHTM bằng cách mở cho KH tài khoản gọi là tài khoản tiền
gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho đối tượng KH cá nhân, DN, có nhu cầu thực hiện
thanh toán qua NH.
Do tài khoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn, KH có thể rút tiền bất cứ lúc
nào mà không cần báo trước cho NH, nên NH rất khó kế hoạch hóa cho việc sử dụng loại
tiền gửi này. Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường NH trả lãi suất thấp, hoặc thậm
chí không trả lãi cho KH. Do không được hưởng lãi cao, nên KH thường duy trì số dư tài
khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày của
họ. Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi của từng KH thường không lớn, nhưng do là trung tâm
tập hợp tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán, nên NHTM có số lượng KH rất đông khiến
cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả KH trở nên lớn đang kể.
Hiện nay, hầu hết các NHTM đều khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho KH,
kể cả KH cá nhân và KH tổ chức, được mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH.


1.1.2. HĐV qua tài khoản tiền gửi cá nhân
Tài khoản tiền gửi cá nhân, như tên gọi của nó, được mở cho KH cá nhân có nhu
cầu sử dụng. Loại tài khoản này thích hợp cho cá nhân có nhu cầu nhận chuyển tiền vào tài
khoản, chẳng hạn nhận tiền lương hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ cá
nhân khác trong nước. Thông thường, số dư tài khoản này tăng lên khi KH nhận tiền lương
vào thời điểm trả lương và giảm dần khi KH rút tiền về chi tiêu. Mặc dù số dư trên tài
khoản tiền gửi cá nhân thường không lớn, nhưng với số lượng tài khoản rất lớn, kết quả là,
NH có thể huy động được khối lượng vốn đáng kể.
Trong những năm gần đây, số lượng loại tài khoản này ở các NHTM không ngừng
tăng lên nhờ có sự phối hợp tốt giữa NHTM với các DN cũng như các tổ chức khác trong
việc triển khai mở tài khoản và trả lương trực tiếp cho nhân viên vào tài khoản. Mặt khác,
các NHTM đã khá thành công trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và ngày càng
thu hút được nhiều người sử dụng dịch vụ của NH.
1.1.3. HĐV qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm
1.1.3.1. Tiết kiệm không kỳ hạn
Dành cho đối tượng KH là cá nhân hoặc DN có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH
vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng trong tương
lai. Đối với KH, khi chọn hình thức tiền gửi này vì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng
hơn là mục tiêu sinh lợi. Với sổ tiết kiệm không kỳ hạn, KH có thể gửi và rút tiền bất cứ
lúc nào trong thời gian giao dịch và chỉ thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như gửi và
rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như tài khoản tiền gửi thanh
toán.
Vì loại tiền gửi này KH muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo
tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, NH
thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng 0,25% / tháng).
1.1.3.2. Tiết kiệm có kỳ hạn
Dành cho cá nhân và DN có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết
lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng KH chủ yếu của loại tiền gửi
này là cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng
tháng hoặc hàng quý,… Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng

KH này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho
loại tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, mức lãi suất còn thay đổi theo loại kỳ hạn gửi (3, 6, 9
hay 12 tháng), tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), và tùy
theo uy tín, rủi ro của NH nhận tiền gửi.
Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền
gửi của NH trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng
của KH. Ngoài ra, các NHTM đều có những loại tiền gửi tiết kiệm khác như: Tiết kiệm
tiện ích, tiết kiệm có thưởng với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn
luôn được đổi mới theo nhu cầu KH và tạo ra sự khác biệt để chống lại sự bắt chước của
các đối thủ cạnh tranh.
1.1.3.3. Các loại tiết kiệm khác
Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ
hạn, hầu hết các NHTM đều có thiết kế nhiều loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện
ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản
phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu KH và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại
sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.
1.1.4. Kỳ phiếu NH
Để HĐV ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn.
Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do NH phát hành để HĐV ngắn hạn, trong đó
NH cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn. Do thị
trường tiền tệ ở Việt Nam kém phát triển nên thường HĐV qua các loại giấy tờ có giá có
chi phí cao hơn là huy động tiền gửi. Nhà đầu tư dễ chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp
hơn là mua kỳ phiếu vì họ kỳ vọng tiền gửi có thanh khoản và an toàn hơn là các loại giấy
tờ có giá.
1.1.5. Trái phiếu NH
Muốn HĐV trung hạn (3 năm, 5 năm hay 10 năm) và dài hạn (trên 10 năm), các
NHTM có thể phát hành các loại trái phiếu và cổ phiếu. Trái phiếu do NH phát hành có thể
được xem như là một loại trái phiếu công ty. Nó là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát

hành để HĐV dài hạn, theo đó NH cam kết sẽ trả lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư mua
trái phiếu. Bằng việc phát hành trái phiếu bán cho các nhà đầu tư, NHTM thu về được một
khối lượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức nợ vay. Như vậy khi phát hành trái phiếu,
nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu không làm tăng
vốn chủ sở hữu mà chỉ làm tăng nợ dài hạn của NH. So với trái phiếu chính phủ, trái phiếu
NH rủi ro hơn nên chi phí HĐV cao hơn so với trái phiếu chính phủ hay trái phiếu kho bạc.
Gần đây một số NH đã bắt đầu chuyển sang phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái
phiếu chuyển đổi để HĐV dài hạn. Tuy nhiên, nó phổ biến ở các nước có thị trường vốn
phát triển, nhưng chưa được phổ biến lắm ở Việt Nam.
1.2. Hoạt động tín dụng
1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng NH là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một
thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín
dụng NH chưa đựng 3 nội dung:
 Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
 Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
 Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.2.2. Các hình thức tín dụng
Tín dụng NH có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân
loại khác nhau. Phân loại tín dụng dựa theo các căn cứ sau đây:
1.2.2.1. Theo thời hạn cho vay
Theo tiêu thức này, cho vay được chia làm 3 loại:
 Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Mục đích của
loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của các DN , và các
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
 Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cố định. Cho vay trung hạn chủ
yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới hoặc cải tiến các thiết bị máy
móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án cho quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh.
 Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở

lên. Mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho các dự án đầu tư, xây dựng
nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn.
1.2.2.2. Theo mục đích của tín dụng
Theo tiêu thức này, tín dụng NH có thể phân thành các loại sau:
 Cho vay phục vụ SXKD công thương nghiệp
 Cho vay tiêu dùng cá nhân
 Cho vay bất động sản
 Cho vay nông nghiệp
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
1.2.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của KH
Theo tiêu thức này, cho vay có thể phân thành các loại như sau:
 Cho vay không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự
bảo lãnh của người thứ 3 mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH vay vốn để cho vay.
 Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế
chấp, cầm cố của một bên thứ 3 nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để NH có
thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất.
1.2.2.4. Theo phương thức cho vay
Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành các loại như sau:
 Cho vay từng lần
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
1.2.3. Đối tượng cho vay

×