Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ TTQT TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.84 KB, 9 trang )

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ TTQT TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – VIETINBANK
3.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trong
nhiều năm qua. Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hình thành ngày càng nhiều
kéo theo các dịch vụ thanh toán quốc tế ở các ngân hàng cũng phát triển mạnh. “Xu hướng
của các ngân hàng hiện nay đang hướng tới là gia tăng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động
dịch vụ nhằm phát triển an toàn, bền vững và giảm thiểu nhiều rủi ro khi nền kinh tế có
biến động”
Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày
càng được mở rộng. Thanh toán quốc tế được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi
mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao
dịch thương mại.
Trong các phương thức thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ là phương thức được
được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt nó.
Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã
gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt về vấn đề tài chính cho nhiều nhà nhập khẩu, và
thông qua đó họ đã nhận cho mình những bài học đắt giá.
3.2 CÁC KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG THƯ
TÍN DỤNG
3.2.1 Khó khăn
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, không ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước
gặp khó khăn khi giao dịch bằng LC, mà nguyên nhân chủ yếu xoay quanh các vấn đề như
Thời gian thanh toán trong phương thức LC thường dài hơn các phương thức khác, Quy
trình thủ tục thường phức tạp hơn, Dễ sai sót trong quá trình thực hiện thanh toán bằng LC,
Chi phí dịch vụ cao hơn, việc thanh toán chậm trễ, khiếu kiện kéo dài, không được thanh
toán hoặc thậm chí là bị lừa, gây thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành
có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho họ ngay cả khi doanh nghiệp nhập khẩu khiếu nại
hàng hóa thực tế không đúng như hợp đồng, thậm chí hàng hóa không được giao.


Trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao
dịch bằng LC, hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động không hiệu
quả. Quá trình soạn thảo LC, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ
chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in ấn và được
biết đến là “sai lầm 3C” bao gồm các lỗi như: lỗi không chính xác (not correct); lỗi không
hoàn chỉnh (not complete);lỗi không nhất quán (not consistant).
Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu ở vị trí địa lý khác nhau và môi
trường kinh doanh khác nhau, ngôn ngữ, trình độ cũng khác nhau do đó đã trở thành nguồn
gốc tạo ra sự sai biệt của chứng từ.
Một thực tế là từ trước đến nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đa phần
tập trung sức lực vào việc xử lý các sai sót xảy ra trong giao dịch bằng LC mà xem nhẹ
việc tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu các sai phạm sẽ xảy ra.
3.2.2 Thuận lợi
Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao
dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này, nhất là đối
với các mối quan hệ làm ăn lần đầu hoặc chưa hiểu rõ đối tác của mình. Các qui định của
LC đều phải tuân thủ UCP 600 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch
thương mại quốc tế.
Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, LC có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn
cần thiết cho cả hai bên – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc
và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền.
+Các lợi ích đối với người xuất khẩu:
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc
người mua có muốn trả tiền hay không.
- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành
ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là LC trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu LC để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị
thực hiện hợp đồng.

+ Các lợi ích đối với người nhập khẩu
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo
qui định trong LC để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không
người xuất khẩu sẽ mất tiền).
- Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trị giá bộ chứng từ.
3.3 CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
3.3.1 Đối với nhà xuất khẩu
- Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với LC thì mọi khoản thanh
toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách
dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở
hàng quay về nước.
- Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo
hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối
nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
- Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ
xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán.
- Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối
phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền.
- Trừ khi LC được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ
phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi
ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
3.3.2 Đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà
không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của
chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH
chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng
hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường
hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.
3.3.3 Đối với ngân hàng

3.3.3.1 Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở LC- issuing bank):
NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người
nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và
được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền
lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán
cho người thụ hưởng theo quy định của LC trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm
không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành
LC, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho
khách hàng.
3.3.3.2 Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank):
NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một LC do NH mở phát hành cho
người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng
(bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà
xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một LC giả (hoặc sửa đổi giả)
mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm với các bên liên quan.
3.3.3.3 Rủi ro đối với NH được chỉ định:
NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu
trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NH được chỉ định
thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp
cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát
hành hoặc nhà xuất khẩu.
3.3.3.4 Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank):
NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với
NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở
không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là
họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán LC khi có tranh chấp
giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài
chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải
chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở LC do NH mở LC thiếu thiện chí hay mất

khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.
3.3.3.5 Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank):
NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu LC cho chiết khấu
tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực
hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro
xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập
khẩu. Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất
khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển;
rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro
do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600.
3.3.4 Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh
Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình,
làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.
3.4 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TTQT
BẰNG LC TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 1
3.4.1 Đối với LC XK:
- Hạn chế việc lập điện sử dụng SWIFTKEY của NH khác. Trong trường hợp cần thiết
phải sử dụng thì phải theo dõi kết quả của bức điện.
- Không nên thông báo thư tín dụng khi không xác thật được tính chân thật bề ngoài của
LC.
- Cần thận trọng trong các LC XK có liên quan tới các nứơc cấm vận và yêu cầu KH
Cam kết chịu mọi rủi ro và bồi thường thiệt hại cho NHCT khi yêu cầu thực hiện các
giao dịch.
- Trường hợp thất lạc chứng từ cần phối hợp với KH, CN, hãng tàu và NHPH để giải
quyết.
- Khi xảy ra tranh chấp thanh toán, cần phối hợp với CN, KH để theo dõi sát quá trình
chuyển giao hàng hoá, không để mất hàng và tuỳ từng trường hợp cụ thể phải nhanh
chóng tìm các biện pháp xử lý thích hợp.
3.4.2 Đối với LC NK
3.4.2.1 Phát hành LC NK

- Tất cả các thư tín dụng do NHCTVN phát hành đều lập thành theo format MT700
(trường hợp có những điều khoản đặc biệt không thể sử dụng được MT700 thì phát
hành bằng điện MT799 ), trường hợp không có SWIFTKEY với NHThông Báo thì phát
hành bằng các format khác nhưng phải gắn TESTKEY và bắt buộc phải phát hành và
quản lý trên chương trình TRADE FINANCE kể cả trường hợp phát hành bằng thư.
Hạn chế gửi thư tín dụng đến NHTB bằng đường thư hoặc TELEX.
- Trường hợp LC quy định ứng trước một phần tiền cho người hưởng lợi hoặc tiền ứng
trước nằm ngoài trị giá của LC nhưng do NHCTVN cho vay thì phải yêu cầu một thư
bảo lãnh tiền ứng trước hoặc đặt cọc do một NH có uy tín trên thế giới phát hành bằng
điện SWIFT có khoá bảo mật gửi đến NHCTVN để thông báo cho khách hàng.Thư bảo
lãnh đặt tiền cọc phải có hiệu lực ngay khi số tiền đặt cọc được chuyển vào tài khoản
NHPH bảo lãnh.Thời hạn của thư bảo lãnh này phải dài hơn thời hạn giao hàng cuối
cùng của thư tín dụng để đảm bảo quyền truy đòi ứng trước khi người bán không giao
hàng.
- Nếu số tiền KH ký quỹ mở LC nhỏ hơn 100% trị giá LC, hợp đồng quy định người
bán phải phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người mua hưởng và nếu LC
được phát hành trước bảo lãnh thực hiện hơp đồng thì quy định LC chỉ có giá trị hiệu
lực khi NHCTVN nhận được thư bão lãnh thực hiện hợp đồng.
- Các LC do NHCTVN phát hành tuân thủ UCP, bản mới nhất do phòng thương mại
quốc tế tại Paris phát hành.
- Hạn chế phát hành LC cho phép giao hàng tại các cảng ngoài Việt Nam khi người mua
cuối cùng là phía Việt Nam.Nếu phải phát hành LC với điều khoản như vậy, Chi nhánh
liên hệ với Giám đốc SGD để giải quyết từng trường hợp cụ thể.
- Hạn chế quy định NH khác (không phải NHCTVN ) là người bị ký phát hối phiếu
( Drawee ) hoặc là NH thanh toán (availaBLe with …by payment ). Nếu phải phát hành
LC với điều khoản như vậy, CN liên hệ với Giám đốc SGD hoặc người được uỷ quyền
để giải quyết từng trường hợp cụ thể.
- Phần mô tả hàng hoá ít nhất phải mô tả chung tên hàng hoá.
- Trường hợp khách hàng yêu cầu phát hành LC xác nhận LC chỉ định NH hoàn tiền LC
cho phép tự động ghi nợ : Do điều kiện này sẽ mang lại rủi ro lớn hơn cho người mở

LC và NHCTVN vì thường phải thanh toán cho NH đòi tiền trước khi nhậ được bộ
chứng từ nên các CN cần trao đổi với SGD để xem xét mức đổủi ro của từng LC và

×