THẨM ĐỊNH DỰ ÁN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - TÂY ĐÔ
4.1 THẨM ĐỊNH CƠ SỞ PHÁP LÝ
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô
4.1.1 Tác động của quy định, quy chế đến hoạt động của dự án
- Thông tư số 21/2000/TT-BYT 29/12/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện và
phạm vi hành nghề tư nhân.
- Quyết định số 407/QĐ-UB ngày 06/03/2000 của UBND Tỉnh về việc ban hành qui
định một số chính sách đầu tư phát triển các hoạt động giáo dục, đào tạo nghề, y tế
văn hóa thể dục thể thao.
- Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số
52/CP và Nghị định số 12/CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều
trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể ngành y tế Cần Thơ đến năm 2020 đã được phế duyệt.
- Căn cứ quy hoạch tổng thể và chi tiết khu đô thị mới phía Nam sông Cần Thơ đã
được UBND Tỉnh Cần Thơ phê duyệt.
- Căn cứ Quyết định số 108 QĐ-UB ngày 13/01/2003 của UBND Thành phố Cần
Thơ về việc Quy hoạch đất xây dựng bệnh viện tư nhân tại khu Hưng Phú 1, Thành
phố Cần Thơ
- Căn cứ Công văn số 3226/UB cấp ngày 11/10/2002 về việc xác định địa điểm xây
dựng Bệnh viện tư nhân khu vực Hưng Phú-TP Cần Thơ và thống nhất chủ trương
quy hoạch địa điểm xây dựng bệnh viện tư nhân do bà Trần Thị Thu Vân đầu tư xây
dựng
- Căn cứ Công văn số 1543/UB cấp ngày 12/05/2004 của UBND TP Cần Thơ về việc
chấp nhận chủ trương xây dựng Bệnh viện tư nhân.
- Căn cứ Công văn số 4333/YT-ĐTr ngày 16/06/2004 của Bộ Y tế về việc thành lập
bệnh viện tư nhân.
Các quy định trên là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thành lập dự án. Thông qua
đó hướng dẫn về điều kiện, phạm vi hành nghề tư nhân và xác định địa điểm xây dựng
bệnh viện.
Dự án xây dựng bệnh viện phù hợp với chính sách quy hoạch và phát triển của
Thành phố Cần Thơ. Đây là dự án thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư, dự án được
miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và trong 10 năm tiếp theo được giảm 50% mức thuế.
4.1.2 Tác động của quy định, quy chế đối với việc điều chỉnh chi phí của dự án
- Căn cứ luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2000
- Căn cứ Nghị định số 51/1999 NĐ-CP ngày 08/07/2002 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)
- Căn cứ Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24/09/1999 của Bộ kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.
- Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 24/09/1999 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích Xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
văn hóa, thể dục thể thao.
- Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-BXD ngày 20/07/2000 của Bộ Xây dựng về việc ban
hành định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BXD ngày 14/03/2003 của Bộ xây dựng về hướng
dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản.
- Căn cứ Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về
việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Các căn cứ trên là cơ sở pháp lý để xác định những ưu đãi mà dự án được hưởng và
là căn cứ để tính toán và điều chỉnh chi phí của dự án.
Dự án xây dựng bệnh viện thuộc lĩnh vực được khuyến khích đầu tư nên sẽ được
hưởng những chính sách ưu đãi về: thuế, phí, lệ phí, được đơn giản hóa thủ tục hành
chính…Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như các sở ban ngành đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư xây dựng dự án.
Việc được ưu đãi về thuế, phí, lệ phí sẽ giúp giảm được một phần chi phí trong quá
trình hoạt động của dự án. Quy định về việc trích khấu hao tài sản cố định là cơ sở hướng
dẫn cho việc tính toán và trích khấu hao tài sản cố định của dự án.
4.2 THẨM ĐỊNH VỀ THỊ TRƯỜNG
4.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống các bệnh viện của Thành phố Cần Thơ
Bảng 3: CÁC BỆNH VIỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
Tên bệnh viện Địa chỉ
Bệnh viện 121 Đường 30-4, thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Da Liễu Đường 30-4, thành phố Cần Thơ
Bệnh viện 30-4 106 đường Cách Mạng Tháng 8,
thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Y học Dân tộc Số 6 đường 30-4, thành phố Cần
Thơ
Bệnh viện Đa Khoa Số 4 Châu Văn Liêm, thành phố
Cần Thơ
Bệnh viện Nhi Đồng 204 Trần Hưng Đạo
Nguồn: www.canthoinfo.com
Theo số liệu của tổng cục Thống kê thì tổng số giường bệnh của các bệnh viện ở
Thành phố Cần Thơ khoảng 1630 giường.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương quy mô 700 giường đang được xây dựng ở
Quốc lộ 91B, đây là bệnh viện phục vụ cho người dân cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
Nhìn chung, hệ thống y tế ở Cần Thơ hiện còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế về
trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng và chất lượng khám chữa bệnh. Đối với những căn bệnh
khá nghiêm trọng người dân thường phải lên Thành phố Hồ Chí Minh để khám chữa bệnh.
Để Cần Thơ thực sự trở thành trung tâm kinh tế, du lịch, dịch vụ…của Đồng Bằng Sông
Cửu Long thì việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống y tế là một trong những ưu tiên
hàng đầu trong việc triển khai quy hoạch phát triển Thành phố.
4.2.2 Khu vực thị trường
Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú-
Nam sông Cần Thơ, gần Trung tâm Thành phố (cách cầu Quang Trung khoảng 100m).
Hơn nữa, khi cầu Cần Thơ hoàn thành thì khu đô thị Hưng Phú-Nam sông Cần Thơ sẽ
ngày càng phát triển và trở thành trung tâm kinh tế lớn không chỉ của Cần Thơ mà của cả
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với vị trí thuận lợi như thế nên bệnh viện Chợ Rẫy -
Tây Đô không những sẽ thu hút được người dân ở Thành phố Cần Thơ đến khám chữa
bệnh mà còn có thể thu hút được người dân ở các tỉnh, Thành phố khác trong khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
4.2.3 Khả năng cạnh tranh
Bên cạnh Bệnh viện Chợ Rẫy -Tây Đô là bệnh viện tư nhân đầu tiên được
đầu tư xây dựng tại Thành phố Cần Thơ còn có Bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ - Cửu Long
cũng đang được xây dựng tại khu Đô thị mới Nam Sông Cần Thơ.
Bệnh viện Hoàn Mỹ - Cửu Long có quy mô lớn hơn (quy mô 500 giường), nhưng
có vị trí cách xa trung tâm Thành phố hơn.
Bệnh viện đã cử 100 y bác sĩ học tập tại Bệnh viện Chợ Rẫy và khi Bệnh viện Chợ
Rẫy - Tây Đô đi vào hoạt động thì lực lượng này sẽ đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh.
Như vậy, cùng với trang thiết bị hiện đại và những điều kiện khá thuận lợi bước đầu
sẽ giúp bệnh viện hoạt động có hiệu quả dần dần tạo được niềm tin và thu hút ngày càng
nhiều người dân đến khám chữa bệnh.
4.2.4 So sánh đơn giá một số dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện với một
mô hình dịch vụ khám chữa bệnh khác.
Mô hình dịch vụ khám chữa bệnh được chọn là Trung tâm chẩn đoán y khoa TP. Cần
Thơ.
Bảng 4: GIÁ MỘT SỐ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH ÁP DỤNG TẠI
TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA CẦN THƠ
Các dịch vụ khám chữa bệnh
Đơn giá
(1000đ)
I. Khám bệnh
1. Khám bệnh 5
2. Khám sức khỏe xin việc làm 20
3. Khám sức khỏe bằng lái xe 2 bánh 20
4. Khám sức khỏe bằng lái xe 4 bánh 35
II. Chẩn đoán bằng hình ảnh
1. X quang
- Blondeau + Hirtz 15
- Khác (không thuốc cản quang) 20
- Khác (có thuốc cản quang) 40
- Chụp khung đại tràng + bơm hơi 60
2. Siêu âm
- Trắng đen 20
- Bụng tổng quát 80
- Tim Doppler màu 80
- Thai Doppler màu 80
3. Điện tâm đồ 12
4. Điện não đồ 50
5. Nội soi dạ dày 50
III. Xét nghiệm
1. Xét nghiệm máu
- Huyết học 77
- Sinh hóa máu 200
- Huyết thanh học 270
2. Xét nghiệm nước tiểu 69
3. Xét nghiệm phân 12
4. Xét nghiệm các chất dịch khác của cơ thể 44
IV. Răng hàm mặt
1. Nhổ răng mọc lạc chỗ 100
2. Nhổ chân răng 20
3. Hàn răng sữa sâu ngà 50
4. Trám bít hố rãnh 50
5. Điều trị răng sữa viêm tủy có hồi phục 50
6. Răng sâu ngà 80
7. Răng viêm tủy hồi phục 80
8. Điều trị tủy răng số 1,2,3 200
9. Điều trị tủy răng số 4, 5 200
10. Điều trị tủy răng số 6, 7 hàm dưới 400
11. Điều trị tủy răng số 6,7 hàm trên 450
12. Hàn composite cổ răng 150
13. Hàn thẩm mỹ composite 200
Nguồn: Trung tâm chẩn đoán y khoa Cần Thơ
Bảng 5: GIÁ CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
- TÂY ĐÔ
STT Các dịch vụ khám chữa bệnh
Đơn giá
(1000đ)
1 Thu khám và kiểm tra sức khỏe 25
2 Thu xét nghiệm tổng hợp 150
3 Điều trị nội trú 150
4 Dịch vụ sản phụ khoa 300
5 Ngoại khoa 200
6 Tai mũi họng 200
7 Răng hàm mặt 200
8 Mắt 200
9 Thu về chụp Cắt lớp máy cộng hưởng từ 2000
10 Chụp X Quang 30
11 Chụp nhủ ảnh 200
12 Siêu âm 4D 40
13 Siêu âm 3D 30
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Qua bảng giá các dịch vụ khám chữa bệnh của Trung tâm chẩn đoán y khoa và
Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô, thì giá của các dịch vụ: khám bệnh, xét nghiệm, chụp X
Quang tương đương nhau.
Đơn giá các dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện được hình thành căn cứ trên
việc tham khảo đơn giá của các bệnh viện tư nhân khác và giảm bớt một phần sao cho phù
hợp với thu nhập của người dân miền Tây.
Mức giá của bệnh viện đưa ra như vậy là hợp lý vì nó chênh lệch không quá
lớn so với các cơ sở y tế khác ở Cần Thơ. Dựa trên việc so sánh đơn giá một số dịch vụ
khám chữa bệnh của Bệnh viện và trung tâm chẩn đoán y khoa Cần Thơ có thể ước lượng
mức độ chênh lệch về giá trung bình từ 25-30%. Hơn nữa, bệnh viện có cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị mới và hiện đại với đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh thì với giá như thế
người dân vẫn có thể chấp nhận được.
4.2.5 Xác định cung cầu hiện tại
Bảng 6 : THỐNG KÊ CƠ SỞ Y TẾ ĐƯỢC NGƯỜI DÂN LỰA CHỌN ĐỂ KHÁM
CHỮA BỆNH
Tên Cơ sở y tế Số mẫu Tỷ lệ %
1. YT thôn bản 4 1,84
2.Trạm YT X/P 22 10,14
3. PK Đa khoa KV 14 6,45
4. BV huỵên/quận 38 17,51
5. BV tỉnh TP 24 11,06
6. BV TW 1 0,46
8. YT tư nhân Tây y 110 50,69
9. Lang y 3 1,38
10. CSYT khác 1 0,46
Tổng 217 100,00
Nguồn: Bộ sưu tập số liệu điều tra về mức sống hộ gia đình năm 2004 của Tổng Cục Thống kê
Theo số liệu điều tra thì y tế
tư nhân Tây y được người dân lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ rất cao 50,69%. Như vậy đây
chính là một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn của Bệnh viện.
Chứng tỏ xu hướng người dân có nhu cầu cao về chất lượng khám chữa bệnh
cũng như chất lượng phục vụ nên y tế tư nhân Tây y là sự lựa chọn của họ. Nền kinh tế
phát triển, nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao, và chăm sóc sức khỏe được
xem là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống người dân. Cho nên một bệnh
viện tư nhân ra đời có chất lượng khám chữa bệnh cao cùng với vị trí thuận lợi và những
dịch vụ phụ trợ giúp tiết kiệm được chi phí ăn ở đi lại sẽ là sự lựa chọn của người dân.
Bảng 7: BẢNG TÍNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ CHI TIÊU CHO Y TẾ BÌNH
QUÂN/NGƯỜI/THÁNG CỦA NGƯỜI DÂN CẦN THƠ
Các chỉ tiêu Bình quân
Thu nhập bình quân/người/tháng(đồng) 587.000
Chi phí bình quân/người/tháng (đồng) 497.000
Chi cho y tế bình quân/người/tháng (đồng) 31.000
Tỷ lệ chi tiêu cho y tế/thu nhập (%) 5,28
Tỷ lệ chi tiêu cho y tế/tổng chi (%) 6,24
Nguồn: Tự tính toán dựa trên số liệu từ bộ sưu tập số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004
của Tổng Cục Thống kê
Dựa vào số liệu thống kê, ta có phương trình hồi quy tương quan tuyến tính thể hiện
mối liên hệ giữa chi tiêu cho y tế và mức thu nhập trung bình tháng là:
y = - 5,85 + 0,063x
Với hệ số b = 0,063 ta có thể nói rằng khi mức thu nhập trung bình
tháng tăng lên 1000 đồng, thì chi tiêu cho y tế tăng 63 đồng.
Với mức độ tin cậy 95%, khi thu nhập bình quân tháng tăng 1000 đồng
thì chi tiêu cho y tế sẽ tăng trong khoảng từ 33 đến 92 đồng.
Phương trình hồi quy tuyến tính được thiết lập nhằm để giải thích sự biến
thiên của biến phụ thuộc y vào biến độc lập x. Qua đó làm cơ sở chứng minh được mức chi
tiêu cho y tế của người dân phần nào phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình tháng.
Hệ số xác định R
2
= 15,38%, ta có thể nói 15,38% biến thiên về chi tiêu cho y
tế có thể được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính giữa sự thay đổi của chi tiêu cho y tế và
mức thu nhập trung bình/tháng. Giá trị P tính được là rất nhỏ. Do vậy có thể kết luận rằng
có mối liên hệ tuyến tính giữa chi tiêu cho y tế và mức thu nhập bình quân tháng.
Như vậy, việc chi tiêu cho y tế phần nào chịu ảnh hưởng bởi thu nhập. Nếu có
thu nhập cao người dân sẽ chi nhiều hơn cho việc chăm sóc sức khỏe cũng như họ sẽ lựa
chọn cơ sở y tế tốt hơn.
4.2.6 Dự báo nhu cầu tương lai
Bảng 8: DÂN SỐ CẦN THƠ QUA CÁC NĂM
Năm
Dân số trung bình
hàng năm
Tốc độ tăng trưởng so
với năm trước (%)
2000 1.079.495
2001 1.091.482 101,11
2002 1.103.128 101,07
2003 1.114.259 101,01
2004 1.127.765 101,21
2005 1.137.200 100,84
Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Cần Thơ
Dựa vào tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm xác định được tỷ lệ tăng dân số bình
quân hàng năm của Thành phố Cần Thơ:
6-1
√ 101,11*101,07*101,01*101,21*100,84 = 101,05%
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là: 101,05 – 100 =1,05%
Với Dân số năm sau = dân số năm trước + dân số năm trước x tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm, từ đó dự báo được dân số trung bình của Thành phố Cần Thơ đến năm
2011.
Bảng 9: DỰ BÁO DÂN SỐ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2011
Năm Dân số trung bình
2006 1149141
2007 1161207
2008 1173400
2009 1185721
2010 1198171
2011 1210752
Bảng 10: TÍNH TỶ LỆ SỐ NGƯỜI KHÁM CHỮA BỆNH TRONG NĂM CỦA
NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %
Có khám chữa bệnh 375 83
Không có khám chữa bệnh 77 17
Tổng 452 100
Nguồn: Bộ sưu tập số liệu điều tra về mức sống hộ gia đình năm 2004 của Tổng cục Thống kê
Căn cứ vào số liệu của bảng trên có thể ước tính được trong tổng dân số của Thành
phố Cần Thơ có khoảng 83% số người có nhu cầu khám chữa bệnh. Và từ số liệu điều tra
về số lượt khám chữa bệnh tính được trong năm mỗi người có khám chữa bệnh trung bình
có khoảng 4 lần đi khám và chữa bệnh.
Như vậy, Số lượt khám chữa bệnh hàng năm của người dân Thành phố Cần Thơ
được dự báo trên cơ sở:
Số lượt khám chữa bệnh hàng năm = dân số trung bình hàng năm x 83%x 4
Bảng 11: DỰ BÁO SỐ LƯỢT KHÁM CHỮA BỆNH TRONG TƯƠNG LAI CỦA
NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Năm
Số lượt
(Dân số TBx83%x4)
2007 3.855.208
2008 3.895.688
2009 3.936.592
2010 3.977.928
2011 4.019.696
Theo số liệu dự báo thì nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng qua các
năm, vì vậy sẽ đảm bảo cung ứng cho bệnh viện một lượng khách hàng lớn.
4.3 THẨM ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH
4.3.1 Các căn cứ tính toán
- Tỷ giá hối đoái tại thời điểm thiết lập dự án: 1 USD = 16000 VND
- Phương pháp tính khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng và dựa trên cơ sở
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về Khấu hao tài sản
cố định.
- Lãi vay ngân hàng: 12%/năm
- Thuế:
+ Thuế TNDN:mức thuế là 20%/năm, trong 2 năm đầu được miễn thuế, 10 tiếp theo được
giảm 50% mức thuế.
+ Thuế Môn bài: 3.000.000 đồng/năm
- Bảo hiểm xã hội và y tế: 19% tiền lương
- Các khoản chi phí:
Giả định tiền lương từ năm thứ 5 đến năm thứ 10 tăng khoảng 5% và từ năm
thứ 11 đến năm thứ 15 tiếp tục tăng khoảng 5%. Dựa trên cơ sở tham khảo Nghị định
204/2004/NĐ - CP về việc xếp lương mới. Từ năm thứ 5 hoạt động của dự án đi vào ổn
định nên tiền lương tăng lên và trung bình mỗi năm tăng khoảng 1%.
4.3.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư
Tổng nguồn vốn đầu tư: 106.026.790.000 đồng
Bảng 12: DỰ TOÁN TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ
STT CHỈ DANH VỐN ĐẦU TƯ (đồng)
1 Xây dựng cơ bản 49.474.150.000
2 Trang thiết bị y tế 50.552.640.000
3 Vốn lưu động 6.000.000.000
4 Tổng vốn đầu tư 106.026.790.000
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Bảng 13: KHÁI TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN
ĐVT: 1000 đồng
CÁC KHOẢN CHI PHÍ SỐ TIỀN
A- Phần chi phí xây dựng 24.876.750
1. Nhà chính 20.753.970
2. Nhà thuốc Bệnh viện 129.600
3. Cửa hàng - Căn tin 800.000
4. Nhà xác 143.000
5. Nhà xe nhân viên 70.200
6. Nhà xe cứu thương 151.200
7. Nhà bảo vệ 84.000
8. Tường rào 756.000
9. Cổng rào 66.000
10. Sân đường nội bộ 757.180
11. Cây xanh - Thảm cỏ 468.600
12. San lắp mặt bằng 347.000
13. Điện nước ngoại vi 350.000
B- Phần trang thiết bị 2.650.000
1. Thang máy 500.000
2. Hệ thống máy lạnh 500.000
3. Hệ thống điện thoại 50.000
4. Hệ thống PCCC 150.000
5. Hệ thống chống sét 50.000
6. Hệ thống khí y tế 200.000
7. Mạng máy tính 100.000
8. Trang thiết bị nội thất 900.000
9. Hệ thống xử lý nước thải 200.000
C- Các chi phí kiến thiết cơ bản khác 1.476.900
D- Dự phòng phí 2.470.500
E- Tiền bồi hoàn cơ sở hạ tầng 18.000.000
Tổng 49.474.150
Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án
Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô sử dụng nguồn vốn tự có do các thành
viên công ty đóng góp và nguồn vốn vay Ngân hàng.
Tổng nguồn vốn cố định cho dự án là: 106.026.790.000
đồng
Vốn tự có của công ty tham gia 62,27%: 66.026.790.000 đồng
Vay tín dụng 37,73%: 40.000.000.000 đồng
Lãi vay vốn tín dụng trung hạn 12%/năm
4.3.3 Dự trù doanh thu, chi phí và lãi lỗ
Trong những năm đầu, hoạt động của bệnh viện chưa ổn định nên dự kiến trong
năm thứ 1 bệnh viện chỉ hoạt động với công suất 60%, năm thứ 2 hoạt động với công suất
80% và từ năm thứ 3 đến năm thứ 15 hoạt động với công suất 100%.
4.3.3.1 Dự trù doanh thu
Doanh thu của bệnh viện hàng năm gồm doanh thu từ hoạt động khám chữa bệnh,
từ kinh doanh hiệu thuốc, và từ các khoản thu khác.