THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NAM HÀ NỘI.
I VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NAM
HÀ NỘI.
1 Quá trình phát triển và nhiệm vụ chủ yếu.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam gọi tắt là Ngân
hàng nông nghiệp, viết tắt là NHNo được thành lập từ 26/3/1988 theo nghị định số
53/HĐBT để tách hệ thống ngân hàng thành hai cấp là ngân hàng Nhà nước và
ngân hàng chuyên doanh. Mục tiêu của NHNo Việt Nam là ngân hàng hoạt động
trong khu vực nông nghiệp nông thôn, giúp cho sự phát triển của khu vực này.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta, NHNo đóng một vai trò
quan trọng đó là cung cấp vốn cho nền kinh tế nói chung đặc biệt là phát triển khu
vực nông nghiệp nông thôn phù hợp với sự hội nhập của đất nước tạo tiền đề cho
sự công nghiệp hoá đất nước, chính vì vậy mà NHNo đã và đang từng bước đổi
mới và phát triển phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và thế giới Chi nhánh
NHNo Nam Hà Nội được thành lập ngày 12/3/2001 và chính thức khai trương đi
vào hoạt động từ ngày 08/5/2001, hoạt động chủ yếu trong địa bàn quận Thanh
Xuân nói riêng và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung.
Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội là một chi nhánh loại I trực thuộc NHNo Việt
Nam. Hiện nay trụ sở NHNo Nam Hà Nội đóng tại C3 Phương Liệt, đường Giải
Phóng, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội ban đầu có 36 người đến nay đã có 75 cán bộ
trong đó có 2 tiến sĩ, 5 thạc sĩ, 42 đại học, 3 cao đẳng , 1 cao cấp ngân hàng và 12
trung cấp, 10 cán bộ trung, sơ cấp, học nghiệp vụ khác,trong đó có 19 cán bộ quản
lý,16 cán bộ tín dụng (kể cả cán bộ làm công tác thống kê kế hoạch), 12 cán bộ
kiểm toán ngân quỹ, 07 cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế còn lại là các cán
bộ làm việc ở các phòng khác. Bộ máy tổ chức hành chính của chi nhánh được bố
trí sắp xếp, cơ cấu như sau:
Ban lãnh đạo 4 cán bộ;
•Phòng kế hoạch kinh doanh:16 cán bộ;
•Phòng kế toán - ngân quỹ: 22 cán bộ;
•Phòng thanh toán quốc tế: 07 cán bộ;
•Phòng Hành chính nhân sự: 9 cán bộ;
•Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: 4 cán bộ;
•Phòng Giao dịch số 1: 4 cán bộ;
•Phòng giao dich số 3: 4 cán bộ;
•Phòng giao dịch số 4: 4 cán bộ;
P.KIỂM TRA KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
P.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Giám đốc
P. Thanh toán
QT
P. Kế hoạch
kinh doanh
P. HC,NQ,NS
P. kế toán
Các phòng giao
dịch
1.2 Nhiệm vụ chủ yếu.
Thanh Xuân là một quận lớn của thành phố Hà Nội, đây là nơi tập trung nhiều
xí nghiệp lớn của trung ương và địa phương, dân cư đông đúc, có nhiều trung tâm
thương mại lớn, thuận lợi cho ngân hàng mở rộng các nghiệp vụ của mình.
Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội với chức năng chủ yếu là:
•Nhận tiền gửi, thanh toán cho mọi thành phần kinh tế.
•Nhận tiền gửi tài khoản và kỳ phiếu.
•Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty cổ phần, tổ hợp
tư nhân, cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế...
Nhiệm vụ của chi nhánh chủ yếu là huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi
trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư để cho vay với tất cả các thành phần kinh
tế.
Với quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên lên hàng chục lần cùng với sự đa
dạng hoá hoạt động và nâng cao chất lượng kinh doanh, chi nhánh đã ổn định và
phát triển đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội
nói chung và Quận Thanh Xuân nói riêng.
2 Khái quát hoạt động cơ bản.
Hoạt động cơ bản của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng gồm hai
phần cơ bản là hoạt động huy động vốn và cho vay, nó được ví như hai cánh tay
của một con người. Tầm quan trong của các hoạt động cơ bản này quyết định sự
tồn tại và phát triển của ngân hàng.
2.1 Huy động vốn.
Tổng nguồn vốn 31/12/2002 là 1.144 tỷ. Tăng so với thời điểm đầu năm là
450 tỷ với tốc độ tăng 70,91%; Đạt 120,56% kế hoach năm. Trong tổng nguồn vốn
huy động có 159 tỷ là nguồn kỳ phiếu huy động hộ trung ương theo chủ trương của
tổng giám đốc; Như vậy, tổng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh là 910 tỷ; tăng
375 tỷ so với thời điểm đầu năm và bằng 101,11% kế hoạch năm.
Trong đó nguồn nội tệ là 722 tỷ chiếm 67,57%; Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ
là 346 tỷ chiếm 32,43%; Xét về cơ cấu thì nguồn vốn ngoại tệ tăng khá nhanh; gấp
hơn 3 lần so với thời điểm cuối năm 2001.
Cơ cấu của nguồn huy động được tổng hợp trong bảng sau :
Bảng 1: Cơ cấu nguồn theo thời gian
Đơn vị triệu VND
31/12/2001 Tỷ trọng 31/12/200
2
Tỷ trọng + / - %
Không kỳ hạn 106.244 16,74% 217.095 20,09% 111.756 105.2%
Kỳ hạn <12 T 178.588 28,06% 219.914 20,92% 48.412 27.1%
Trên 12 T 350.000 55,20% 632.096 58,99% 290.000 82.9%
Tổng 643.832 100% 1.069.105 100% 450.168 70.91%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001&2002)
Biểu 1: Biểu đồ tăng trưởng các nguồn vốn trong năm 2001&2002
Bảng 3: Cơ cấu nguồn theo thành phần kinh tế
Đơn vị triệu VND
31/12/2001 Tỷ trọng 31/12/200
2
Tỷ trọng + / - %
Tiền gửi dân cư 88.180 13,9% 379.310 35,94% 291.131 330,5%
Tiền gửi TCKT 99.854 15,73% 153.105 15,21% 53.251 53,33%
TG, TV TCTD 446.798 70,38% 536.640 48,85% 89.842 20,11%
Tổng 634.832 100% 1.069.105 100% 450.168 70.91%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001&2002)
Biểu 2: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn theo các thành phần kinh tế
So với thời điểm dầu năm thì tất cả các loại nguồn vốn đều tăng; Trong đó
nguồn vốn không kỳ hạn tăng cả về giá trị tuyệt đối và cả về tương đối với tốc độ
trên 2 lần; Tập trung chủ yếu vào tăng ở tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức
kinh tế; Và do vậy, chất lượng nguồn vốn có chiều hướng tăng lên do lãi suất bình
quân đầu vào giảm.
Theo như số liệu nêu trên thì tính chất nguồn vốn cả năm đã có những xu
hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng khá tích cực. Tỷ trọng tiền gửi của
dân cư đã tăng lên nhanh nhất và đưa dần vào thế ổn định nguồn vốn. Bên cạnh đó,
nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng đã tăng lên, cùng với tiền gửi của
dân cư đã chiếm 1 tỷ trọng khá ưu thế trong cơ cấu nguồn của chi nhánh. Đạt được
kết quả trên là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các phòng chức năng và toàn thể
cán bộ công nhân viên của chi nhánh hăng hái thu hút khách hàng, đổi mới phong
cách phục vụ, không ngừng hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng cung ứng cho khách hàng.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động huy động vốn của chi nhánh:
Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ 2 nguồn cơ bản
đó là:
•Tiền gửi của khách hàng.
•Tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng.
Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là huy động vốn cho nên chi nhánh đã cố
gắng bằng các nghiệp vụ chuyên môn cũng như việc bám sát thị trường, tìm hiểu
thị trường chi nhánh đã đạt được kết quả trên mặc dù gặp không ít những khó khăn
do chi nhánh mới được thành lập nhưng nhờ sự cố gắng của mình cùng với sự giúp
đỡ, chỉ đạo tận tình của trung tâm điều hành, sự linh hoạt cũng như sự sát sao của
cán bộ công nhân viên chi nhánh đã vượt qua những khó khăn nên đã thu được
những kết quả kinh doanh khá cao.
2.2 Sử dụng vốn.
Công tác huy động vốn là cơ sở để quyết định việc cho vayđã gặp không ít
những khó khăn nhưng sử dụng vốn sao cho hợp lý lại càng khó khăn hơn. Nhận
thức vấn đề này một cách rõ ràng Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chi nhánh
đã sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, tạo được lợi nhuận và an toàn cao.
Doanh số cho vay trong năm đạt 991.112 triệu, doanh số thu nợ 615.342
triệu . Tổng dư nợ tại thời điểm cuối năm là 535.799 triệu tăng so với thời điểm
đầu năm là 319.971 triệu với tốc độ tăng 200% . Trong đó dư nợ nội tệ là 294.000
triệu chiếm 61,25%; dư nợ ngoại tệ quy đổi là 186.000 triệu chiếm 38.75 %.
Cơ cấu đầu tư cụ thể của chi nhánh như sau :
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Đơn vị triệu VND
31/12/200
1
Tỷ trọng 31/12/200
2
Tỷ trọng + / - %
Ngắn hạn 156.759 97,96% 358.057 62.92% 145.24
1
92.65%
Trung hạn 3.269 2.04% 16.663 3.54% 13.731 420.04%
Dài hạn 0 0 161.079 33.54% 161.00
0
Tổng 160.028 100% 535.799 100% 319.97
2
199.95
%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2001& 2002)
Xét về giá trị tuyệt đối thì dư nợ ở cả ngắn hạn và rung hạn đều tăng; Nhưng
xét về tỷ trọng thì dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần và tỷ trọng nợ trung hạn
đã tăng lên một cách nhánh chóng với tốc độ tăng trưởng đạt 58 lần. Đưa tỷ trọng
dư nợ trung dài hạn chiếm 37,08% tổng dư nợ; Vượt xa kế hoạch năm đặt ra là
10% và đã gần đạt tới mục tiêu của đơn vị là 40% tổng dư nợ.
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thành ngành
Đơn vị triệu VND
31/12/200
1
Tỷ trọng 31/12/200
2
Tỷ trọng + / - %
CN &
TCN
29.782 18.60% 191.000 37.50% 150.21
8
504.39%
TN dịch vụ 104.890 65.56% 270.681 48.33% 127.11
0
121.18%
Khác 25.357 15.84% 74.118 14.17% 42.643 168.17%
Tổng 160.028 100% 535.799 100% 319.97
2
199.95
%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2001&2002)
Căn cứ cơ cấu ngành kinh tế cho thấy chi nhánh đầu tư chủ yếu vào khu vực
thương nghiệp và dịch vụ. Với tỷ trọng khá cao tương ứng tại các thời điểm đầu
năm và cuối năm là 65,56% và 48,33%. Tuy nhiên, dư nợ ngành công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp lại tăng nhanh cả về số tuyệt đối cũng như về tốc độ; đặc biệt
là tốc độ tăng trưởng lên tới 504,39% so với đầu năm.
Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị triệu VND
31/12/200
1
Tỷ trọng 31/12/200
2
Tỷ trọng + / - %
DNNN 132.060 82.52% 450.833 82.50% 263.94 199.86%
0
DNVVN 23.791 14.87% 71.227 14.58% 46.209 194.23%
Hộ GĐ 4.177 2.61% 13.739 2.92% 9.823 235.17%
Tổng 160.028 100% 535.799 100% 319.97
2
199.95
%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2001&2002)
So với thời điểm đầu năm, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước tăng nhanh
cả về số lượng khách hàng cũng như về dư nợ tăng 10 doanh nghiệp, mức dư nợ
tăng 263.940 triệu với tốc độ tăng khá nhanh là 199.86% (Mục tiêu của toàn hệ
thống là tăng 20-22% so với năm 2001). Về cơ cấu thì tập trung chủ yếu là dư nợ
của các doanh ngiệp nhà nước, trong đó các khách hàng có dư nợ lớn nhất là: Công
ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Công ty thực phẩm Miền Bắc (Dư nợ hiện tại ngày
20/2/03 là 172 tỷ), Công ty XNK bao bì Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu với
Lào…
Trong điều kiện chi nhánh mới ra đời, thị phần của các tổ chức tín dụng trên
địa bàn tương đối ổn định, việc mở rộng được khối lượng khách hàng là các doanh
nghiệp lớn như vậy là do sự nỗ lực tiếp thị, thu hút và đổi mới phong cách phục vụ
của tập thể ban lãnh đạo cũng như các cán bộ phòng chức năng của chi nhánh. Bên
cạnh đó, dư nợ của DNVVN cũng như dư nợ hộ tư nhân cá thể cũng tăng nhanh;
Kết quả này cũng khẳng định một cách chắc chắn đường lối chiến lược là phát
triển theo xu hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng cường, tập trung
phát triển theo khu vực khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để thu hút khách hàng, mở rộng tín dụng; Chi nhánh đã phối hợp với ngân
hàng Deustche Bank và công ty liên doanh VELER để thực hiện chương trình hỗ
trợ tài chính cho các nhà phân phối sản phẩm của VELER. Đây là 1 phương thức
cho vay mới, phương thức thấu chi nên cần phải có thời gian nhất định để triển
khai thử nghiệm. Trong thời gian qua mới chỉ đang thực hiện dưới dạng cho vay
thông thường có cải tiến thủ tục hồ sơ đơn giản. Đến nay đã thực hiện với kết quả
đáng khả quan.
Phấn đấu thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngân hàng và cung ứng các sản
phẩm dịch vụ của 1 ngân hàng hiện đại; Bước đầu chi nhánh đã triển khai thành
công mô hình giao dịch 1 của, tạo sự thông thoáng trong giao dịch đối với khách
hàng. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi các thanh toán viên phải không ngừng hoàn thiện
tất cả các nghiệp vụ: kế toán, thanh toán, ngân quỹ …để đáp ứng được yêu cầu
hoạt động, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ trình độ của các cán bộ ngân hàng.
2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) trong năm 2002 của chi nhánh tăng
mạnh về số món và giá trị, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về xuất nhập
khẩu; góp phần tích cực tăng cường nguồn vốn, tín dụng nội, ngoại tệ và mở rộng
nguồn thu dịch vụ. Doanh số TTQT tăng cao, gấp trên 10 lần so với năm 2001, cả
về số món và số tiền; thu hút tốt nguồn ngoại tệ xuất nhập khẩu đạt trên 8 triệu
USD tăng 27 lần so với năm trước, không những tự cân đối phần lớn ngoại tệ
thanh toán (USD) mà còn bán cho Sỏ giao dịch (SGD) dương 3 triệu USD. Tuân
thủ chặt chẽ quy trình,kỹ thuật, thao tác nghiệp vụ về cá nhân , quảnký , kiểm tra
xử lý hồ sơ thanh toán; đảm bảo trên 800 điện thanh toán tra soát với nước ngoài
an toàn, chính xác. Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng đặc biệt là khách hàng
lớn, khách hàng có nhu cầu TTQT tại các phòng giao dịch. Số khách hàng hiện có
quan hệ thanh toán 41 đơn vị tăng hơn 2 lần so với năm trước(16 đơn vị).
Bảng 6: Kết quả thanh toán quốc tế trong 2 năm 2001&2002.
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Thực hiện
năm 2001
Thực hiện năm 2002
Tốc độ tăng so
với năm trớc
Số
món Số tiền(USD)
Số
món Số tiền(USD) Số món Số tiền
1. Hàng nhập khẩu
1.1 Mở L/C 52 1.538.479 241 18.244.598 463,5% 1.19%
1.2.Thnh toán hàng nhập 93 2.241.274 491 17.292.083 528 771,6
2. Hàng xuất khẩu 17 300.809 8.348.690 2.782
2.1 L/C xuất 7 121.032
2.2 Nhờ thu xuất 17 300.809 21 1.003.464
2.3Chuyển tiền đến 7.224.194
3.Mua ngoại tệ 2.258.327 350 22.927.177 1.015
Trong đó: Kết hối 381.005 9.731617 2.554
4. Bán ngoại tệ 2.160.792 463 22.371.652 1.035
Trong đó bán cho
SGD 7.400.000
5. Chuyển tiền trong nớc 12.445.882
6.Chiết khấu 6 108.536 285,7
7. Rút vốn dự án 5.062.424
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001&2002)
2.4 Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp
Trong năm 2002 chi nhánh đã triển khai, ứng dụng 1 số sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng như sau:
- Thực hiện thành công chương trình giao dịch 1 cửa (Ngân hàng bán lẻ) theo
chủ trương của Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc. Tổ chức cho hơn 30 lượt các
đoàn NHNo các tỉnh về tham quan và học tập chương trình ngân hàng bán lẻ tại chi
nhánh.
- Từng bước triển khai thử nghiệm nghiệp vụ cho vay thấu chi đối với các nhà
phân phối trong chương trình phối hợp với ngân hàng Deustche Bank và công ty
liên doanh LEVER.