Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHẦN NỘI DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.24 KB, 9 trang )

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng, phân loại về tín dụng ngân hàng:
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với
các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Hình thức này được thực hiện
thông qua việc ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền từ các nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi trong xã hội và sử dụng để cho vay lại đối với các xí nghiệp, các tổ chức và cá nhân
trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Tín dụng ngân hàng
là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng:
1.1.2.1 Tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển:
- Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh , qua đó kích thích sản xuất phát triển chẳng
hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, mở
rộng nhà xưởng…
- Mặt khác thông qua tín dụng còn thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có
thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ
nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưu thông hàng hóa phát triển.
1.1.2.2 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả:
Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, đã
góp phần giảm tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lại tiền tệ, kiểm soát lạm phát.
Sự ổn định tiền tệ đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, tạo
ra nhiều sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thi trường, điều đó làm thị trường ổn định và giá
cả ổn định.
1.1.2.3 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định
trật tự xã hội:
Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá
trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động
trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp phần


ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thích nhu cầu tiêu dùng của
người dân…
Thông qua hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp… đã góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động. Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước hỗ trợ vốn cho các đối
tượng chính sách xã hội như: hộ nghèo, học sinh sinh viên… bằng quỹ xóa đói nghèo, quỹ
hỗ trợ học sinh sinh viên… nhằm giải quyết một phần khó khăn về vốn cho các đối tượng
chính sách xã hội. Từ đó, trật tự xã hội được ổn định và như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát
triển.
1.1.3 Chức năng của tín dụng ngân hàng:
1.1.3.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên:
- Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự
vận động này mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ
cho sản xuất hoặc tiêu dùng.
- Phân phối được thực hiện bằng hai cách:
+ Phân phối trực tiếp: phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang
chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng.
+ Phân phối gián tiếp: phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian,
như ngân hàng, HTX tín dụng, công ty tài chính…
1.1.3.2 Tạo cơ sở để lưu thông và sản xuất hàng hóa phát triển:
- Trong thời kỳ đầu lưu thông là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát triển
các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi dụng đặc điểm này các
ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông.
- Ngày nay ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện qua con
đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ
phương tiện phục vụ cho lưu thông.
1.1.4 Phân loại của tín dụng ngân hàng:
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Dựa vào
nhiều cơ sở khác nhau tín dụng được phân thành nhiều loại, cụ thể:
1.1.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng.
- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và thường cho vay

để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được
cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng
các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này
được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy
mô lớn
1.1.4.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng.
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn lưu
động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản
xuất.
- Tín dụng vốn cố định: Là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố định.
1.1.4.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng.
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho các doanh
nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tín dụng của cá nhân.
- Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên.
1.1.4.4 Căn cứ vào chủ thể tham gia.
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu
hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng
khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người
đi vay.
1.1.4.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ.
- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người
trực tiếp trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả
nợ là hai đối tượng khác nhau.

1.2 Đặc điểm và nguyên tắc của tín dụng ngân hàng:
1.2.1. Đặc điểm:
- Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ.
- Các chủ thể trong tín dụng ngân hàng được xác định một cách rõ ràng.
- Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tín chất sản xuất kinh doanh gắn với hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay, vừa là tín dụng tiêu dùng không gắn với sản
xuất kinh doanh.
1.2.2. Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng:
1.2.2.1 Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp
đồng tín dụng:
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được người vay
thỏa thuận với ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý. Đối tượng ngân hàng xem xét cho vay
là các khoản chi phí mà người đi vay cần thực hiện phù hợp với nhu cầu đầu tư vào sản
xuất kinh doanh. Do đó trong quá trình cho vay ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra quá
trình sử dụng vốn vay của khách hàng nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục
đích thì ngân hàng có quyền thu hồi lại vốn ngay để tránh được rủi ro trong việc thu hồi
vốn.
Nguyên tắc này được đặt ra cũng nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên khách hàng
và ngân hàng vì khi người đi vay thực hiện theo đúng nguyên tắc này thì cũng có nghĩa là
họ đã sử dụng vốn vào đúng mục đích xin vay của mình và tạo khả năng cho ngân hàng thu
hồi vốn đúng thời hạn. Bên cạnh đó còn giúp cho người đi vay đảm bảo được uy tín với
ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện được sứ mệnh của mình đó là góp phần cho nền kinh
tế phát triển đúng hướng, đúng mục đích và đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận cho chính
mình.
1.2.2.2 Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa
thuận trong hợp đồng:
Ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh mục tiêu của ngân hàng cũng là vì lợi
nhuận sinh ra từ các khoản đầu tư - tín dụng. Một ngân hàng không thể tồn tại nếu các
khoản cho vay của mình chỉ thu về được gốc hoặc chỉ có tiền lãi vì vốn mà ngân hàng sử
dụng để cho vay cũng là nguồn vốn ngân hàng đi vay và phải trả lãi. Như vậy điều kiện vật

chất để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển là có thể thu cả lãi và gốc đúng hạn đối với
những khoản cho khách hàng vay.
Theo nguyên tắc này thì sau khi các khoản vay đến hạn người vay phải đến trả cả lãi
và gốc cho ngân hàng, nhưng nếu khách hàng không đến trả đúng hạn thì ngân hàng có thể
phong tỏa tài khoản tiền gởi của khách hàng hay chuyển sang nợ quá hạn và ngân hàng có
thể phát mãi tài sản để thu hồi nợ trong trường hợp đã chuyển sang nợ quá hạn mà người đi
vay vẫn không đến trả nợ.
1.3 Những vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn:
1.3.1. Khái niệm về tín dụng ngắn hạn:
Tín dụng ngắn hạn có thời hạn đến 12 tháng, thường đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu
động cho các doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng bức thiết của dân cư.
1.3.2 Sự cần thiết và tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn:
1.3.2.1 Sự cần thiết của tín dụng ngắn hạn:
Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang rất cần nhiều nguồn vốn ngắn
hạn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời
thiếu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó thông qua tín dụng ngắn hạn còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế, khuyến khích sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề tạo nhiều sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của xã hội, giải quyết được nhiều việc làm, tăng năng suất lao động…
1.3.2.2 Tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×