Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phát triển du lịch huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.96 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRÀ MINH TOÀN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN BỐ TRẠCH
TỈNH QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 831.01.05

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: GS.TS. LÊ THẾ GIỚI

Phản biện 1: TS. Lê Bảo
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Đức Tính

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch là một trong những ngành
kinh tế hàng đầu và đem lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội. Chính
bởi tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế của một quốc
gia hay của một địa phương nên đã có khá nhiều công trình khoa học
được công bố nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng và các giải pháp
để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác du lịch một cách hợp lý và
bền vững.
Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là huyện trực thuộc tỉnh có vị
trí địa lý thuận lợi ven biển, có 24 km bờ biển và trên 40 km đường biên
giới Việt Lào. Hiện nay, Bố Trạch đang khai thác tối đa tiềm năng du
lịch, đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ và nhất là lực lượng
quản lý, hướng dẫn viên, lễ tân, phục vụ có chuyên môn và nghiệp vụ
tốt. Bên canh đó, nền kinh tế phát triển giúp người dân có thu nhập cao
hơn, đòi hỏi nhu cầu giải trí, tham quan du lịch ngày càng lớn. Đó là yếu
tố quyết định tạo sự phát triển du lịch nói riêng và kinh tế của huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình nói chung. Tuy nhiên, hiện nay, du lịch Bố
Trạch đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, cơ sở vật chất đầu
tư cho du lịch còn nghèo nàn dẫn đến kết quả đạt được chưa tương xứng
với tiềm năng, lợi thế về du lịch của huyện.

Với tính chất đa dạng, phức tạp của các loại hình, hoạt động
du lịch, do là một huyện mới phát triển kinh tế trong những năm gần
đây nên công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch còn
hạn chế như: Sản phẩm du lịch vẫn còn ít so với tiềm năng; Cơ sở
vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng
được yêu cầu để phát triển du lịch, nhất là hạ tầng giao thông; nguồn

nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch còn thiếu và yếu; công tác


2
quảng bá xúc tiến, mở rộng thị trường vẫn ở quy mô nhỏ; công tác
xúc tiến hỗ trợ thông tin du lịch chưa được tỉnh quan tâm cao. Điều
này đã dẫn đến số ngày lưu trú bình quân của du khách vẫn còn thấp,
lượng du khách gia tăng chậm. Từ đó, ảnh hưởng đến nguồn thu từ
hoạt động du lịch trên địa bàn huyện. Do đó, cần thiết phải có hệ
thống các giải pháp để khắc phục những hạn chế trên. Với ý nghĩa
khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển
du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ
ngành Kinh tế phát triển của mình.
2

c ti u và nhiệm v nghi n c u đề tài
ti nghi n ứu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh
giá thực trạng phát triển du lịch của huyện Bố Trạch để đề xuất giải
pháp nhằm phát triển du lịch của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.2. M c tiêu nghiên cứu c thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển du lịch
- hân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của huyện
Bố Trạch; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch trên địa bàn
huyện Bố Trạch trong thời gian đến
3. Câu hỏi nghiên c u
- Phát triển du lịch là gì? Phát triển du lịch tại địa phương bao

gồm những nội dung nào?
- Thực trạng phát triển du lịch của huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình diễn ra như thế nào? có những thành công và hạn chế
gì? Vì sao?
- Cần có những giải pháp nào để phát triển du lịch huyện Bố


3
Trạch, tỉnh Quảng Bình?
4 Đối tư ng và ph m vi nghi n c u của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của Luận
văn, tác giả tập trung phân tích thực trạng phát triển du lịch theo các
nội dung phát triển: (1) Phát triển sản phẩm du lịch; (2) Phát triển hệ
thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; (3) hát triển
nguồn nhân lực du lịch; (4) Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá
và thương hiệu du lịch; (5) Gia tăng kết quả và đóng góp của du lịch
cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các số liệu trong giai đoạn 3
năm từ năm 2016 – 2018, đề xuất các giải pháp đến năm 2025, tầm
nhìn đến 2030.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển du
lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch.
5 Phư ng ph p nghi n c u
5 1 Phư ng ph p thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm:
Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình năm
2018, số liệu thống kê về số lượt du khách, cơ cấu du khách, doanh

thu từ hoạt động du lịch, số lượng lao động trong ngành du lịch…
trong giai đoạn 2016 – 2018. Số liệu thống kê này được thu thập từ
các sở, phòng ban ngành của huyện.
Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng
khảo sát. Đối tượng khảo sát: Các khách du lịch đến với huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kích thước mẫu nghiên cứu: 200 du khách


4
đến với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong khoảng thời gian từ
tháng 6/2019 đến hết tháng 8/2019.
5.2. Công c xử lý dữ liệu
Trong Luận văn công cụ được sử dụng để xử lý dữ liệu là phần
mềm exel để tổng hợp các dữ liệu, tính toán các chỉ tiêu đánh giá
phát triển du lịch từ các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
5 3 C c phư ng ph p phân tích
- hương pháp thống kê mô tả;
- hương pháp so sánh;
- hương pháp phân tích, tổng hợp;
hương pháp dự báo;
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Đề tài góp phần củng cố hệ thống lý luận về du
lịch và phát triển du lịch địa bàn cấp huyện nói riêng và cấp tỉnh nói
chung.
- Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du
lịch huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018, đề xuất các giải pháp để
phát triển du lịch nhằm góp thêm một cách nhìn, một phương pháp
tiếp cận về phát triển du lịch huyện Bố Trạch trong thời gian đến.
7 S lư c tài liệu nghiên c u chính sử d ng trong đề tài
- Bùi Quang Bình (2012), “Giáo trình Kinh tế phát triển”,

NXB Thông Tin và Truyền Thông.
- Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình
Kinh tế du lịch, NXB Lao đông – Xã hội.
- Đổ Xuân Hợp (2009), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại
học Quốc gia TP.HCM.
- Nguyễn Bá Lâm (2007), Giáo trình Tổng quan về du lịch
và phát triển bền vững, Khoa Du Lịch, Đại học Kinh doanh và Công


5
nghệ Hà Nội.
- Lê Văn Thăng (2008), Giáo trình Du lịch và môi trường,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
- Võ Văn Thành (2015), Tổng quan du lịch. NXB Văn hóa –
Văn nghệ
- Ngô Huân Vũ (2014), hát triển du lịch đi kèm với bền vững
môi trường, Nghiên cứu khoa học cấp bộ, Tổng Cục du lịch Việt
Nam.
8 S lư c tổng quan tài liệu
- Nguyễn Minh Đức (2017), Phát triển đối với hoạt động
thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình CNH – HĐH,
Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Thanh Hiền (2015), Phát triển về du lịch trong
giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sỹ
khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Văn Chiến (2013), Phát triển du lịch trên địa bàn
huyện Hòa Vang, Luận văn thạc sỹ kinh tế phát triển, Đại học kinh tế
Đà Nẵng.
Thái Đắc Tửng (2013) với đề tài Luận văn thạc sĩ Du lịch
“Định hướng, giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang đến năm

2020”.
Nguyễn Thị Thu Hương (2013) với đề tài Luận văn thạc sĩ Du
lịch “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội”.
han Văn Thạch (2009) với đề tài Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Phát triển “ hát triển du lịch tỉnh Bến Tre”.
- Trịnh Đặng Thanh (2004), Phát triển bằng pháp luật đối
với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.


6
9. Kết cấu luận v n
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn luận
văn được chia thành 3 chương:
Chư ng 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch.
Chư ng 2 Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chư ng 3 Giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1.1. Một số khái niệm
Du lịch:
Theo Luật Du lịch Việt Nam thì: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên
du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [11].
b. Khái niệm phát triển du lịch

Theo Ngô Huân Vũ (2014), “Phát triển là một phạm trù của
triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự sự
vật. Quá trình trình vận động đó đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy
vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là
kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất, quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật
lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn”
[17].


7
1 1 2 Đặc điểm, phân lo i du lịch
a Đặc điểm của du lịch
b. Phân lo i du lịch
Phân chia theo môi trường tài nguyên: Du lịch thiên nhiên;
Du lịch văn hóa
Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan; Du
lịch giải trí; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch khám phá; Du lịch thể thao;
Du lịch lễ hội; Du lịch tôn giáo; Du lịch nghiên cứu (học tập); Du
lịch hội nghị; Du lịch thể thao kết hợp; Du lịch chữa bệnh; Du lịch
thăm thân; Du lịch kinh doanh
1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh
tế - xã hội.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH
1.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển sản phẩm du lịch là một trong những nội dung phát
triển du lịch quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại điểm
đến. Việc phát triển sản phẩm du lịch phải đạt tới các mục tiêu: (1)

Thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của khách tại điểm đến; (2) Nâng
cao hiệu quả kinh doanh du lịch; (3) Phát triển sản xuất - kinh doanh;
(4) Tạo nhiều việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương; (5) hát
triển một cách bền vững.
C c ti u chí đ nh gi

ph t triển sản phẩm bao gồm:

- Sự gia tăng về số lượng sản phẩm du lịch
- Sự điều các sản phẩm du lịch để làm tăng cường chất lượng
sản phẩm ud lịch.
- Sự đa dạng của sản phẩm du lịch
- Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm du lịch


8
1.2.2. Phát triển hệ thống h tầng và c sở vật chất kỹ thuật
ph c v du lịch
Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có một
vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Các tiêu chí đánh giá
sự phát triển của hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Sự gia tăng và tốc độ tăng trương về số lượng cơ sở lưu trú
- Sự gia tăng và tốc độ tăng trương về số lượng cơ sở DV ăn
uống
- Sự gia tăng và tốc độ tăng trương về số lượng phương tiện
giao thông
- Chất lượng cơ sở dịch vụ lưu trú, cơ sở dịch vụ ăn uống,
phương tiện và hệ thống giao thông thông qua ý kiến đánh giá của du
khách.
- Sự hài lòng của du khách đối với các cơ sở lưu trú, cơ sở

dịch vụ ăn uống, phương tiện, hệ thống giao thông…
1.2.3. Ph t triển nguồn nhân lực du lịch
- Phát triển cả về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực
được thể hiện trình độ chuyên môn, kỹ năng để đáp ứng được các
yêu cầu phát triển du lịch ngày nay.
- Đẩy mạnh xây dựng các cơ sở, mạng lưới đào tạo về du lịch.
Xây dựng chuẩn hóa khung năng lực đối với nhân viên ngành du lịch
và nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đội ngũ giảng viên.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với
từng giai đoạn và từng địa phương.
- Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại
chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Các chỉ ti u đ nh gi

sự phát triển nguồn nhân lực du lịch


9
- Sự gia tăng về số lượng lao động trong ngành du lịch
- Sự gia tăng về trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động
trong ngành du lịch.
- Sự hài lòng của khách hàng đối với nhân viên ngành du lịch.
1.2.4. Phát triển thị trường, xúc tiến quảng b và thư ng
hiệu du lịch
Phát triển thị trường khách du lịch gồm các tiêu chí:
- Số lượng thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế tăng
thêm qua mỗi năm.
- Chuyển dịch về mặt cơ cấu khách du lịch
1 2 5 Gia t ng kết quả và đóng góp của du lịch cho phát

triển kinh tế, xã hội của địa phư ng
Phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích và kết quả to lớn cho
địa phương góp phần đóng góp vào thu nhập và nâng cao kinh tế,
phát triển cơ sở hạ tầng cũng như văn hóa xã hội tại địa phương.
Gia tăng kết quả hoạt động du lịch phản ánh bằng các tiêu chí:
Các chỉ tiêu bao gồm đánh giá phát triển về mặt quy mô bao
gồm:





Sự gia tăng về số lượng du khách và tốc độ tăng
trưởng du khách đến với điểm du lịch
Sự gia tăng về doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh
thu du lịch
Sự gia tăng về số ngày lưu trú bình quân của 1 khách
du lịch



Tỷ trọng đóng góp GD của ngành du lịch trong nền
kinh tế



Số việc làm cho cộng đồng địa phương




Mức độ ô nhiễm môi trường địa phương do hoạt động


10
du lịch gây ra
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
Các điều kiện tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh
vật....Các điều kiện tự nhiên này tạo lên các tài nguyên tự nhiên và
ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch của địa phương.
1 3 2 Điều kiện kinh tế xã hội
Tăng trưởng kinh tế


Cơ sở hạ tầng



Thu nhập của dân cư



Trình độ dân trí

1.3.3. Chính sách phát triển du lịch của địa phư ng
- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành du lịch trong mục
tiêu KTXH của quốc gia, của địa phương
- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách hoàn thiện, hợp lý sẽ
thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch, thu hút đầu tư, đảm bảo lợi ích
của doanh nghiệp và khách du lịch.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA

PHƯƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bố Tr ch
- Cần phải có sự nhận thức đúng đắn của cơ quan quản lý nhà
nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư, các doanh
nghiệp về tầm quan trọng của phát triển du lịch.
- Đẩy mạnh du lịch cộng đồng, xây dựng sản phẩm du lịch độc


11
đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và tính đặc thù của địa phương.
- Liên kết với các tỉnh lân cận để tạo ra sản phẩm du lịch thông
suốt nhiều địa phương có nội dung phong phú và chất lượng cao hơn.
- Xác định vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển
du lịch đặc biệt là những vùng nhạy cảm với môi trường.
- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán
bộ, nhân viên trong ngành du lịch.
CHƯƠNG 2
TH

C TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2 1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM T NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN BỐ
TRẠCH

2 1 1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Địa hình, khí hậu
c. Tài nguyên du lịch

Bảng 2.1. Các tài nguyên du lịch tr n địa bàn huyện Bố
Tr ch
STT
1

Tài
nguyên
Hang
động

2
3

Bãi biển
Di tích

4

Lễ hội

5

Sông, suối

Du lịch

Động hong Nha, Động Thiên Đường, Động tiên
Sơn, Động Sơn Đòong, hang Tối, Hang Én, Hang
Thủy Cung
Biển Đá Nhảy, Biển Trung Trạch, Biển Lý Hòa
Hang Tám Cô, đường 20 quyết thắng
Lễ hội bơi thuyền trên sông Lý Hòa, lế hội đập
trống của người Ma Coong, lễ đâm trâu, lễ hội cầu
mùa...
Sông Chày, Suối nước Mọoc, sông Gianh, sông


12
Son
Nguồn: Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Bố Trạch
2 1 2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
b. Cơ sở hạ tầng
c. Dân số, lao động và thu nhập của dân cư
2.2. TH C TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BỐ TRẠCH GIAI ĐOẠN 2016-2018
2.2.1. Thực tr ng phát triển sản phẩm du lịch
a. Số lư ng sản phẩm mới đư c hình thành
Số sản phẩm du lịch tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có
xu hướng gia tăng qua các năm. Tính đến năm 2018, số sản phẩm du
lịch của huyện đã lên tới con số 23 sản phẩm du lịch. Bên cạnh
những tuyến du lịch, sản phẩm du lịch mới được khai thác thì các
tuyến, điểm du lịch cũ cũng đều được cải tiến, cải thiện chất lượng
dịch vụ.
Đơn vị: Sản phẩm
30


18

20

23

20
10
0

2
2016

5

2
2017

6

8
3
2018

Hình 2.1. Tình hình phát triển sản phẩm du lịch t i huyện
Bố Tr ch, tỉnh Quảng Bình
Nguồn: UBND huyện Bố Trạch, 2016 - 2018



13
b. Chất lư ng sản phẩm dịch v du lịch
Bảng 2.2. Đ nh gi của du khách về “Sản phẩm du lịch”
Đơn vị: %
Tiêu chí
1

2

c độ đồng ý
3
4

5

Điềm
TB

Sản phẩm du lịch rất đa dạng

4,8

8,6 11,8

30,0

44,9

4,02


Sản phẩm du lịch đáp ứng tốt
yêu cầu của du khách

4,3

5,9

8,0

38,0

43,9

4,11

5,9

13,9 22,5

33,2

24,6

3,57

5,4

6,4 15,0

44,9


28,3

3,84

Sản phẩm du lịch có sự khác
biệt so với các điểm du lịch
khác
Tôi rất hài lòng đối với sản
phẩm du lịch

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019
2.2.2. Thực tr ng phát triển hệ thống h
tầng và c sở vật
chất kỹ thuật ph c v du lịch
a. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú
Như vậy, tổng số lượng cơ sở lưu trú đã gia tăng một cách rất
nhanh chóng qua các năm cho thấy mức độ quan tâm và phát triển cơ
sở lưu trú. Về tổng số khách sạn xếp hạng sao cũng có xu hướng gia
tăng mạnh từ 2 khách sạng (năm 2016) tăng lên 5 khách sạn (năm
2018). Tuy nhiên, tỷ lệ số lượng khách sạn được xếp sao vẫn còn rất
thấp (chỉ chiếm 2,9% trên tổng số cơ sở lưu trú). Cùng với sự gia
tăng nhanh chóng về số lượng cơ sở lưu trú, thì số phòng lưu trú
cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2016 – 2018 từ 617 phòng lưu trú
tăng lên 1.619 phòng lưu trú. Số giường cũng gia tăng mạnh từ 1.345
giường lên 3.363 giường. Số ngày lưu trú bình quân của du khách


14
cũng được gia tăng nhưng mức tăng không đáng kể từ 1,44 ngày

(năm 2016) tăng lên 1,52 ngày (năm 2018).
Bảng 2.3. Đ nh gi của du khách về “C sở lưu trú” b.
Thực tr ng phát triển hệ thống c sở dịch v n uống
Năm 2016, số lượng cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện
là 552 cơ sở, với tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2015 là 8,75%. Đến
năm 2007, số lượng cơ sở dịch vụ ăn uống tiếp tục tăng mạn lên con
số là 618 cơ sở, tỷ lệ tăng trưởng đạt 11,96%. Con số này còn tăng
mạnh mẽ vào năm 2018 là 802 cơ sở dịch vụ ăn uống với tốc độ tăng
trưởng đạt 29,77%.
Chất lượng cơ sở dịch vụ ăn uống cũng được cải thiện. Số liệu
cụ thể qua Bảng 2.8.
Bảng 2.4. Tình hình vệ sinh ATTP t i c c c sở dịch v n uống
Bảng 2.5. Đ nh gi của du khách về “C sở dịch v n uống”
c. Thực tr ng phát triển c c đ n vị lữ hành
Số liệu cho thấy, số lượng các đơn vị lữ hành tham gia vào
dịch vụ du lịch có xu hướng gia tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm
2016 chỉ có 3 doanh nghiệp lữ hành tham gia vào hoạt động du lịch
nhưng đến năm 2018, con số này đã tăng lên 7 đơn vị lữ hành tham
gia.
d. Về m ng lưới và phư ng tiện giao thông
Trên địa bàn huyện Bố Trạch có nhiều loại hình kinh doanh
dịch vụ vận chuyển du lịch như: ô tô, tàu hỏa, thuyền máy, đò...Theo
thống kê của UBND huyện Bố Trạch năm 2018 trên địa bàn huyện
Bố Trạch hiện có 07 doanh nghiệp lữ hành, 14 doanh nghiệp vận tải
theo tuyến cố định, 03 công ty kinh doanh dịch vụ taxi với hơn 50
đầu xe và hàng trăm hộ gia đình có xe ô tô từ 4- 30 chỗ kinh doanh
dịch vụ vận chuyển. Trên địa bàn huyện có 3 tuyến xe buýt chạy cố


15

định trong huyện.
Kết quả khảo sát cho thấy. Kết quả khảo sát cho thấy, các du
khách đánh giá khá tốt về hệ thống giao thông thuận tiện cùng với
các phương tiện giao thông rất đa dạng.
Bảng 2.6. Đ nh gi của du khách về “Hệ thống giao thông”
Đơn vị: %
Tiêu chí
1

c độ đồng ý
2
3
4

5

Điềm
TB

Hệ thống giao thông thuận
8,0 10,7 13,4 21,9 46,0
3,87
tiện
hương tiện tham gia giao
5,9 9,6
11,2 18,7 54,5
4,06
thông đa dạng
Tôi rất hài lòng với hệ thống
giao thông tại huyện Bố

4,3 6,4
10,7 38,0 40,6
4,04
Trạch
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019
e. Về dịch v vui ch i giải trí, mua sắm
Tổng số cửa hàng mua sắm, lưu niệm cũng gia tăng mạnh mẽ
từ 73 cửa hàng năm 2016 tăng lên 84 cửa hàng năm 2017 (Tỷ lệ tăng
đạt 15,07%) tăng lên 112 cửa hàng lưu niệm vào năm 2018 (Tỷ lệ
tăng đạt 33,33%).
2.2.3. Thực tr ng phát triển nguồn nhân lực du lịch
a. Thực tr ng nguồn nhân lực du lịch
Trong giai đoạn 2016 – 2018, nguồn nhân lực du lịch tại thành
phố Hà Giang liên tục gia tăng qua các năm. Năm 2016, số lượng lao
động trực tiếp là 2.848 lao đông, tốc độ tăng trưởng so với năm 2015
là 6,52%. Năm 2017, số lượng lao động trong ngành du lịch đã đạt
3.097 lao động (tốc độ tăng trưởng đạt 8,74%). Đến năm 2018, số
lượng lao động trong ngành du lịch tiếp tục gia tăng và đạt 3.789 lao


16
động (tốc độ tăng trưởng đạt 22,34%).
Về chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch
có những biến chuyển tích cực trong giai đoạn 2016 – 2018. Điều
này được thể hiện tỷ trọng lao động trong ngành du lịch có trình độ
Đại học trở lên có xu hướng gia tăng và tỷ trọng lao động chưa qua
đào tạo có xu hướng giảm xuống.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí về ” Nhân viên du lịch
thân thiện, niềm nở” được đánh giá khá tốt với mức điểm trung bình
đạt 3,80/5 điểm. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng

giao tiếp và xử lý tình huống của nhân viên du lịch chưa được đánh
giá cao. Mức điểm trung bình đối với các tiêu chí ” Lao động trong
ngành du lịch có trình độ chuyên môn tốt”; ” Nhân viên du lịch có kỹ
năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt” chỉ đạt được mức điểm bình
quân lần lượt là 3,40/5 điểm và 3,17/5 điểm.
b Đào t o phát triển nguồn nhân lực du lịch
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển du lịch
được huyện chú trọng. Thường xuyên kiện toàn, sắp xếp, bố trí lại
cán bộ đảm bảo đủ biên chế theo quy định; quan tâm đầu tư, mua
sắm trang thiết bị phục vụ công tác tham mưu của các ngành chức
năng; xây dựng đội ngũ quản lý có đủ năng lực, tiêu chuẩn và trách
nhiệm để quản lý và điều hành thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực dịch
vụ, du lịch.
2.2.4. Thực tr ng phát triển thị trường khách du lịch
Với sự nỗ lực trong việc phát triển thị trường khách du lịch đã
mang lại những kết quả khả quan trong việc thu hút khách du lịch
đặc biệt là khác du lịch quốc tế. Theo đó, tổng lượng khách du lịch
đã gia tăng mạnh mẽ qua các năm. Năm 2016 mới chỉ có 705.000
lượt khách du lịch, đến năm 2018, số lượt khách du lịch đã 865.500


17
lượt khách du lịch.
Tỷ trọng của khách du lịch quốc tế đến với huyện Bố Trạch
tỉnh Quảng Bình có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2016 -2018.
Cụ thể, năm 2016, tỷ trọng du khách quốc tế đến huyện Bố Trạch đạt
11,69%. Đến năm 2017, tỷ trọng này đã tăng lên 17,04% và tiếp tục
tăng lên 19,4% vào năm 2018
2.2.5. Thực tr ng gia t ng kết quả và đóng góp của du lịch
cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện

a Gia t ng kết quả du lịch
- Sự gia t ng về du khách và tốc độ t ng trưởng du khách
Trong giai đoạn 2016 – 2018, quy mô ngành du lịch huyện Bố
Trạch đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2016, số lượt
khách du lịch đến với huyện Bố Trạch chỉ đạt 705.000 lượt khách.
Đến năm 2017, con số này đã tăng lên 759.000 lượt khách (tốc độ
tăng trưởng đạt 7,66%). Năm 2018, lượng khách du lịch đã tăng
mạnh lên 865.500 lượt khách du lịch với tốc độ tăng trưởng đạt
14,03%. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch trung bình trong giai đoạn
này đạt 9,18%.
- Sự gia t ng về doanh thu và tốc độ t ng trưởng doanh thu
du lịch
Năm 2016, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt được 117 tỷ
đồng. Đến năm 2017, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng lên 216,5
tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 85%. Đến năm 2018, doanh thu tăng
lên 269 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 24,25%. Tốc độ tăng trưởng
doanh thu bình quân trong giai đoạn này đạt 49,30%.
- M c chi tiêu bình quân của 1 du khách/1 ngày
Mức chi tiêu bình quân của du khách năm 2016 là 516.000
đồng/Người/ngày. Đến năm 2018, con số này đã tăng lên 724.000


18
đồng/người/ngày.
- Thời gian lưu trú bình quân
Măm 2016 số ngày lưu trú bình quân là 1,44 ngày. Đến năm
2017 số ngày lưu trú bình quân tăng lên rất ít chỉ đạt 1,48 ngày. Đến
năm 2018, số ngày lưu trú bình quân đã gia tăng lên 1,52 ngày.
b Gia t ng sự đóng góp của ho t động du lịch vào sự phát
triển kinh tế - xã hội huyện Bố Tr ch

- Đóng góp của du lịch vào ngân sách
Năm 2016, số tiền nộp vào ngân sách là 16 tỷ đồng. Đến năm
2018, số tiền nộp vào ngân sách từ hoạt động du lịch đã tăng lên 30
tỷ đồng.
- Đóng góp vào môi trường
Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc
biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi
trường đất, nước.
- T o việc làm cho cộng đồng địa phư ng
- Hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch đã tạo việc
làm cho gần 4000 lao động trực tiếp tham gia vào các hoạt động liên
quan đến hoạt động du lịch..
- Gia t ng thu nhập bình quân cho người dân
Hoạt động du lịch đã góp phần làm gia tăng thu nhập bình
quân cho người dân. Cụ thể, năm 2016 thu nhập bình quân đầu người
là 33 triệu đồng/năm. Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người
đã tăng lên 39,5 triệu đồng.
2 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TH C TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH
2.3.1. Những thành công
Thứ nhất, quy mô du lịch tại huyện Bố Trạch liên tục gia tăng


19
qua các năm.
Thứ hai, chất lượng du lịch tại huyện Bố Trạch cũng có xu
hướng tăng lên khi mà trình độ học vấn của lao động trong ngành du
lịch tăng lên; tỷ lệ lao động có trình độ Đại học gia tăng.
Thứ ba, cơ cấu khách du lịch đã có sự dịch chuyển sang gia
tăng tỷ trọng khách du lịch quốc tế.

Thứ tư, Số tiền đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách nhà
nước sự gia tăng qua các năm từ 16 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 30 tỷ
đồng vào năm 2018.
Thứ năm, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về xúc
tiến du lịch của địa phương; tổ chức,
2.3.2. Những h n chế
Thứ nhất, Sản phẩm du lịch vẫn còn ít so với tiềm năng, chưa
thực sự hấp dẫn và chưa có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa
cao.
Thứ hai, Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch chưa đồng
bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển du lịch, nhất là hạ tầng
giao thông; còn thiếu các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách.
Thứ ba, nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch còn
thiếu và yếu.
Thứ tư, công tác quảng bá xúc tiến, mở rộng thị trường vẫn ở
quy mô nhỏ; công tác xúc tiến hỗ trợ thông tin du lịch chưa được
tỉnh quan tâm cao.
Thứ năm, số ngày lưu trú bình quân trên huyện Bố trạch vẫn
còn rất thấp chỉ đạt từ 1,44 đến 1,52 ngày.
Thứ sáu, số lượng du khách mặc dù có sự gia tăng qua các
năm nhưng mức độ tăng rất chậm. Trong giai đoạn 2016 – 2018 tốc
độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 9,18%.


20
2.3.3. Nguyên nhân của những h n chế
- Công tác quy hoạch phát triển du lịch và thực hiện quy hoạch
còn nhiều bất cập.
- Chưa xây dựng chiến lược hoặc đề án phát triển du lịch nhằm
định hướng thị trường, sản phẩm cụ thể.

- Nhận thức các ngành, các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò
của du lịch về bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường du lịch,
quản lý phát triển du lịch chưa đầy đủ, thiếu nhất quán.
- Đầu tư cho phát triển du lịch chưa đủ mức và chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có.
- Chưa có một chiến lược tổng thể và bước đi thích hợp đối
với hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
- Do chưa có phương thức tổ chức phù hợp, chất lượng sản
phẩm, thông tin còn hạn chế và thiếu tính tập trung nên huyện Bố
Trạch chưa nhắm đúng " mắt xích" quan trọng trong các kênh phối
sản phẩm du lịch.
- Các hoạt động, sự kiện, hội chợ để giới thiệu thông tin đến
với du khách ít được tổ chức bởi nguồn kinh phí hạn hẹp.


21
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3 1 QUAN ĐIỂ , ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
HUYỆN BỐ TRẠCH ĐẾN NĂ 2025, TẦM NHÌN 2030
3 1 1 Quan điểm phát triển du lịch của huyện Bố Tr ch
3.1.2. M c tiêu phát triển du lịch của huyện Bố Tr ch đến n
m 2025, tầm nhìn đến 2030
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN BỐ
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN ĐẾN NĂ
2025
3.2.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch mới
Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du

lịch; tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và
hấp dẫn khách du lịch. Xây dựng các tuyến du lịch mới, tham quan
Vườn quốc gia bằng cáp treo, du lịch nghiên cứu địa chất, các tour
du lịch mạo hiểm,…Đặc biệt, đẩy mạnh sản phẩm du lịch xứng tầm
thế giới chỉ có ở Quảng Bình: “Tuyến du lịch chinh phục Sơn Đoòng
- hang động lớn nhất thế giới”, hang Vòm – giếng Voọc, hang Va –
nước Nứt, Khe Nước Lạnh…
3.2.2. Giải pháp phát triển hệ thống h tầng và c sở vật chất
ph c v du lịch
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt tìm kiếm
kinh phí đề đầu tư nâng cấp làm các tuyến đường giao thông phục vụ
du lịch như đường Bắc sông Son, đường ven biển Đức Trạch – Nhân
Trạch, đường Ba Trại đi Phúc Trạch...
Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư vào các làng
nghề, địa phương có tiềm năng, đặc biệt chú trọng vào các điểm, các


22
làng bản nằm trên tour, tuyến du lịch chính của huyện để hình thành
các khu, tuyến du lịch cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá bản địa, các ngành nghề truyền thống của địa phương, tạo ra
chuỗi sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch.
Ưu tiên đầu tư các lĩnh vực vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn
thiên nhiên và các hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường du lịch.
Hình thành các siêu thị mua sắm, bán hàng lưu niệm và các dịch vụ
vui chơi giải trí ở Hoàn Lão và Sơn Trạch.
3.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch
Tập trung đầu tư, tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo
nguồn nhân lực ngành du lịch; huy động năng lực dạy nghề, đặc biệt
là doanh nghiệp trong ngành, hình thành mạng lưới đào tạo nhiều cấp

độ để tăng nhanh quy mô đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch, kỹ năng căn bản về du lịch
cho lao động gián tiếp, người dân trong huyện tham gia kinh doanh
du lịch.
3.2.4. Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch
Các hoạt động xúc tiến du lịch, markething cần phải được xây
dựng chiến lược trong dài hạn với các bước đi cụ thể và phù hợp cho
từng giai đoạn. Cần phải tích cực marketing điểm đến như tổ chức sự
kiện, quảng bá du lịch, đẩy mạnh việc xuất bản các ấn phẩm du lịch
của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Mặt khác, huyện Bố Trạch
cần phải tập trung xây dựng các slogan và đảm bảo các slogan này
cần phải được xuất hiện ở tất cả các phương tiện quảng bá về du lịch
của huyện cũng như các ấn phẩm, tạp chí.
3.2.5. Xây dựng v n hóa du lịch, môi trường kinh doanh
lành m nh, điểm đến an toàn, thân thiện cho du khách
- Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ý thức cộng đồng cho


23
nhân dân về văn minh giao tiếp, văn minh du lịch, có thái độ ân cân
niềm nở, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách, gìn giữ môi trường du
lịch.
- Chú trọng công tác bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, giữ gìn môi
trường sinh thái, phát triển du lịch mang tính bền vững.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành nhằm xây
dựng môi trường du lịch cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an ninh trật
tư, an toàn để phát triển du lịch.
3.2.6. Một số giải pháp khác
Thứ nhất, Tăng cường vai trò quán lý nhà nước về du lịch
Thứ hai, tăng cường các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát

triển du lịch
3.3. KIẾN NGHỊ
3.2.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Bình
3 2 2 Đối với Sở ban ngành ch c n ng
KẾT LUẬN
Du lịch huyện Bố Trạch đang trong điều kiện phát triển, điều
đó thể hiện một cách toàn diện qua nhiều chỉ tiêu như: số lượng
khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật... Tốc độ tăng trưởng của
hoạt động du lịch trên địa bàn huyện những năm gần đây có những
chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần
tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch nói riêng
và tỉnh Quảng Bình nói chung. Tuy việc phát triển du lịch có nhiều
thành tựu đáng kể nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du
lịch của vùng. Nguyên nhân chính của những hạn chế chủ yếu là do:
công tác quy hoạch phát triển du lịch và thực hiện quy hoạch còn
nhiều hạn chế bất cập, chưa có chiến lược phát triển du lịch vụ thể,
công tác quản lý của nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, đầu tư


×