Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIỚI THIỆU CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Ở LONG BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.42 KB, 10 trang )

GIỚI THIỆU CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Ở LONG BIÊN
I. Hệ thống ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
1. 1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nằm trong hệ thống các Ngân hàng Thương mại
Việt Nam, chịu sự kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, tên giao dịch là Sacombank, được
thành lập và hoạt động theo Giấy phép số 0006/NH-CP ngày 05/12/1991 do Ngân hàng Nhà nước
cấp trên cơ sở sát nhập 4 tổ chức tín dụng là: Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp, HTX Tín dụng
Lữ Gia, HTX Tâm Bình và HTX Thành Công, với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín
dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một
trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam
Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2006, Sacombank tăng vốn điều lệ lên
2.400 tỷ đồng và trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Ngày 08/08/2005 sau lễ chính thức ký kết Hợp đồng Đầu tư Vốn cổ phần giữa ANZ và
Sacombank, ANZ đầu tư 27 triệu USD để sở hữu 10% vốn cổ phần của Sacombank và trở thành
cổ đông nước ngoài thứ ba của Sacombank. Sau sự kiện này, tổng vốn góp của cổ đông nước
ngoài tại Sacombank là 27%, trong đó, ngoài ANZ, Công ty Tài chính Quốc tế – IFC trực thuộc
Ngân hàng Thế giới (World Bank) sở hữu 8%; Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc)
sở hữu 9%. Ngoài các cổ đông nước ngoài trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước,
Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam
với hơn 6.000 cổ đông. Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa tạo sự tin
tưởng cho các cổ đông, khách hàng và các cơ quan chức năng của Nhà nước. Phương thức kinh
doanh đa dạng, độ phân tán rủi ro cao, hoạt động hiệu quả, tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh và lãi chia
đều cổ tức đảm bảo nên đã tạo được sự tin tưởng với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
Hiện nay Sacombank có khoảng trên 2.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại các điểm
giao dịch trên toàn quốc
Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân.
1. 2. Hệ thống mạng lưới của Sacombank
Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 278 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố


Hồ Chí Minh. Ngày 15/09/2005, sau một thời gian phát triển và không ngừng nỗ lực phấn
đấu, ngân hàng chính thức khai trương sở Giao dịch Hà Nội tại 88 Lý Thường Kiệt, Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với việc khai trương sở giao dịch này, hoạt động của ngân hàng trên
địa bàn Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung hứa hẹn trong tương lai sẽ phát
huy được tối đa nguồn lực vốn có của ngân hàng. Hiện tại, ngoài Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh, mạng lưới của Sacombank đã có mặt ở hầu hết các khu vực kinh tế trọng điểm
trên cả nước: Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hưng Yên, Đà Nẵng, Khánh
Hòa, Đồng Nai, Thừa thiên Huế, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Bạc liêu, Kiên
Giang, cuối năm 2006 khai chương chi nhánh Hải phòng. Bên cạnh đó, Sacombank cũng
thiết lập được mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp với các ngân hàng trên thế giới. Quan hệ
đại lý rộng khắp có ý nghĩa rất lớn trong dịch vụ thanh toán quốc tế cũng như chuyển tiền
của ngân hàng - những dịch vụ có thể coi là thế mạnh của Sacombank.
Ngoài ra, Sacombank còn thành lập các công ty trực thuộc và tham gia góp vốn vào nhiều
công ty:
- Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC)
- Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS)
- Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFund Management)
- Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín
1. 3. Cơ cấu tổ chức của Sacombank
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất tại ngân hàng.
- Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu lên - đứng đầu là Chủ Tịch Hội Đồng
Quản Trị
- Ban Tổng Giám Đốc gồm: Tổng Giám đốc điều hành chung, các phó Tổng Giám đốc phụ
trách chuyên môn và các phó Tổng Giám đốc phụ trách khu vực
- Các phòng nghiệp vụ trực thuộc hội sở
- Các sở giao dịch
TỔNG GIÁM ĐỐC
KẾ TOẤN TRƯỞNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐÔC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÁC PHÒNG HOẶC BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
- Các tổ nghiệp vụ trực thuộc khu vực
- Chi nhánh cấp I
- Chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh cấp I
- Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I
Hình1.1: Cơ cấu tổ chức và điều hành trụ sở chính
QUỸ TIẾT KIỆMPHÒNG GIAO DỊCH

×