Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1. TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
1.1.1. Tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ Latin Credutium có nghĩa là tin tưởng.
Tín dụng theo nghĩa của Việt Nam là vay mượn. Tín dụng là chuyển nhượng tạm
thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức thực hiện vật hay tiền từ người sở
hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn.
Nó thể hiện ở 3 nội dung:
- Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác
- Sưh chuyển giao này mang tính tạm thời.
- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải trả kèm theo
một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức
1.1.2. Tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng mà các chủ thể tham gia là các tổ chức
tín dụng và các doanh nghiệp hoặc cá nhân . Trong quan hệ tín dụng này ngân hàng
đóng vai trò trung gian là người cho vay vừa là người đi vay. Tín dụng ngân hàng được
thực hiện dưới nhiều hình thức như: vay bằng tiền mặt, cho vay giá trị ghi sổ, bảo lãnh
vay vốn…
1.1.3. Các hình thức tín dụng:
- Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu hiện
dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng.
- Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ chức tín
dụng với các thành viên khác trong xã hội trong đó ngân hàng đóng vai trò trung gian
vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại
có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau.
- Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các thành viên khác
trong xã hội. Trong đó, nhà nước đóng vai trò là người đi vay để sử dụng cho những
mục đích nhất định. Tín dụng nhà nước thể hiện bằng cách phát hành công trái, nhằm bù
đắp thiếu hụt ngân sách
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
- Tín dụng hợp tác là lọai hình tín dụng do những thành viên trong cùng điều kiện
nhất định tổ chức hình thành một cách tự nguyện. Tín dụng hợp tác thực hiện các việc
huy động và cho vay giữa các thành viên với nhau theo những điều kiện tương tự tín
dụng ngân hàng.
- Tín dụng quốc tế là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa nhà nước, các
doanh nghiệp trong nước với các quốc gia hay tổ chức tiền tệ, tín dụng quốc tế.
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tín dụng:
* Nguyên tắc hoàn trả: Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ tín dụng, là cơ sở
để đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh. Theo nguyên tắc này thì vốn vay phải hoàn trả
cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Trước khi cấp tiền vay, các ngân hàng phải có cơ sở để tin rằng
người vay có thiện chí và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Nếu không hợp đồng tín
dụng sẽ không được ký kết.
* Nguyên tắc vốn vay có mục đích và sử dụng vốn đúng mục đích: Khách hàng
vay phải cho ngân hàng thấy được mục đích và khả năng sử dụng vốn của mình có hiệu
quả thông qua các phương án, dự án đầu tư nhằm bảo đảm được việc hoàn trả tiền gốc
và lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Qua đây ngân hàng có thể xác định được hiệu quả cho
vay, đo lường rủi ro và tính khả thi của đề nghị vay. Do đó, trong suốt quá trình khách
hàng sử dụng nợ vay, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và kịp thời áp
dụng các biện pháp chế tài đối với khách hàng vi phạm hợp đồng.
* Nguyên tắc có đảm bảo: Trong nền kinh tế thị trường việc dự báo chính xác các
sự kiện sẽ xảy ra là rất khó. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nhất là trong
các hoạt động tín dụng các Ngân hàng luôn đòi hỏi điều kiện đảm bảo cho khoản vay.
- Đảm bảo bằng tài sản
- Đảm bảo không bằng tài sản mà bằng uy tín, năng lực tài chính, tính khả thi của
phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư…
2. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG:
- Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
+ Tín dụng ngắn hạn là tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được sử dụng
để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay
phục vụ nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm. Tín dụng trung hạn
thường được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hay đổi mới thiết bị
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, có thời
gian thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn là loại hình tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên và thời hạn
tối đa có thể lên đến 20-30 năm. Tín dụng dài hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu
cầu dài hạn như xây nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng
các xí nghiệp mới.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá là loại tín dụng cung cấp cho các nhà
doanh nghiệp để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
+ Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu. Có 2 hình thức:
+ Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: Ngân hàng và khách hàng quan hệ trực tiếp với
nhau từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc tín dụng.
+ Tín dụng tiêu dùng gián tiếp: Là loại quan hệ tín dụng thường qua trung gian là
người bán hàng, bằng cách Ngân hàng mua lại các phiếu nợ.
- Căn cứ vào đối tượng vay:
+ Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cung cấp nhằm để hình thành vốn
lưu động của doanh nghiệp. Loại tín dụng này được thực hiện chủ yếu bằng 2 hình thức
cho vay bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt và chiết khách hàngấy chứng từ có gá.
+ Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố định
cho doanh nghiệp. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và
dài hạn.
- Căn cứ vào tính chất bảo đảm:
+ Cho vay có bảo đảm là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế
chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba.
Nguồn bảo đảm là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ
hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất nêu có rủi ro xảy ra.
+ Cho vay không có bảo đảm là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp cầm
cố hay không có sự bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng đến vay.
- Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng.
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
+ Cho vay từng lần: là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và
Ngân hàng phải thực hiện thủ tục vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Với phương thức cho vay này Ngân hàng và
khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng được duy trì trong khoảng
thời gian nhất định trên tài khoản tiền vay.
+ Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn đế thực hiện các
dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các sự án phục vụ đời sống.
+ Cho vay hợp vốn: Đây là phương thức Ngân hàng đứng ra cho vay đối với dự án
vay của khách hàng, trong đó một Ngân hàng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp
với các Ngân hàng khác.
+ Cho vay trả góp: Khi vay vốn, Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận
một số lãi suất vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
trong thời hạn cho vay.
+ Cho vay thông qua các nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
+ Cho vay theo dự án thấu chi.
3. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY VÀ ĐẶC ĐIỂM CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ:
3.1. Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
* Căn cứ theo thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng
để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn
hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: Loại cho vay này có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Tín
dụng trung hạn được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết
bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và
thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn: Loại cho vay này có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn
được sử dụng để cấp vốn cho vay xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng xí nghiệp mới,
các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
* Căn cứ theo tính chất đảm bảo của vốn vay:
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
- Tín dụng có đảm bảo không bằng tài sản: Là tín dụng không có tài sản cầm cố,
thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào phương án vay
vốn khả thi, uy tín của bản thân khách hàng hoặc người bảo lãnh.
- Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc
bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có them một
nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thì tín dụng Ngân hàng được chia làm hai
loại sau:
- Tín dụng đầu tư kinh doanh: Được dùng để cấp phát vốn cho các nhà doanh
nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng như: Mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc như máy giặt, tủ
lạnh và các nhu cầu bình thường hàng ngày. Đây là loại tín dụng có khả năng sinh lời
khá lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
* Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng:
+ Cho vay từng lần: là phương pháp cho vay mỗi lần vay vốn, khách hàng và
Ngân hàng phải thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết va ký kết hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Với phương thức cho vay này Ngân hàng và
khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng được duy trì trong khoảng
thời gian nhất định trên tài khoản tiền vay.
+ Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.
+ Cho vay hợp vốn: Đây là phương thức Ngân hàng đứng ra cho vay đối với sự
án vay của khách hàng trong đó một Ngân hàng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp
với các Ngân hàng khác.
+ Cho vay trả góp: Khi vay vốn, Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa
thuận một số lãi suất vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều
kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
+ Cho vay thông qua các nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
+ Cho vay theo sự án thấu chi.
3.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay của Ngân hàng:
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
- Tuân thủ các quy định cụ thể của Pháp luật thông qua một số luật, nghị định,
quyết định, đơn cử là các tổ chức tín dụng. quyết định 1672/NHNN/2001 của Ngân
hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
- Quyết định cho vay trên cơ sở thẩm định nhiều yếu tố như: Tài sản đảm bảo nợ
vay, thu nhập đảm bảo trả nợ, mục đích sử dụng rõ ràng. Quyết định cho vay đồng
nghĩa với quyết định đầu tư dựa trên cơ sở hiệu quả của phương án. Tài sản đảm bảo chỉ
là điều kiện cần, Ngân hàng luôn mong muốn khách hàng có thu nhập để trả nợ vay.
- Tài sản đảm phải được đăng ký giao dịch đảm bảo theo quyết định của pháp
luật, đây là yếu tố giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho và và xác định
thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản.
- Cho vay thường đi đôi với quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng
để kịp thời phát hiện rủi ro mà tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm bảo toàn vốn vay.
- Trích dự phòng rủi ro gồm dự phòng chung cho tổng dự nợ vay và dự phòng
với từng món vay cụ thể. Đây là quyết định bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước theo
quyết định số 493/NHNN/2005.
4. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
NGOÀI QUỐC DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI.
4.1. Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn của NHSGTT phải bảo đảm:
- Sử dụng số vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả gốc và lãi vốn đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
4.2. Điều kiện vay vốn: Khách hàng vay vốn của NHSGTT có đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật.
a. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam.
- Pháp nhân phải có năng lực và pháp luật dân sự.
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự.
- Thành viên công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
b. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài. Phải có năng lực
pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định của nước mà pháp nhân đó có
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được bộ luật dân sự
của nước CHXHCN Việt Nam, các văn bản pháp luật khách của Việt Nam qui định
hoặc ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả và
phù hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Có trụ sở hoặc hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi hội sở hoặc
các đơn vị trực thuộc của NHSGTT hoạt động. Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn
qui định phải được Hội đồng quản trị NHSGTT chấp nhận.
4. 3. Loại cho vay:
NHSGTT cho khách hàng vay theo các loại ngắn hạn và dài hạn nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và các dự án đầu tư phát triển.
- Cho vay ngắn hạn và các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn và các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng.
- Cho vay dài hạn và các khoảng vay trên 60 tháng.
4. 4. Những nhu cầu vốn không được cho cay:
Hai đơn vị trực thuộc NHSGTT không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
- Để mua sắm tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua
bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
4. 5. Thời hạn cho vay:
- Hai đơn vị trực thuộc NHSGTT và khách hàng căn cứ chu ký sản xuất kinh
doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ khách hàng, nguồn vốn
cho vay của NHSGTT để thỏa thuận thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phù hợp.
- Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt
quá thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại
Việt Nam.
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
- Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được
phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
4.6. Lãi suất cho vay:
a. Lãi suất cho vay của NHSGTT do Hội đồng Quản trị quyết định trong từng
thời kỳ phủ hợp với tình hình thị trường, lợi thế cạnh tranh và trong khuôn khổ qui định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các đơn vị trực thuộc NHSGTT không được phép cho vay dưới mức lãi suất qui
định. Các trường hợp cho vay với lãi suất ưu đãi để thực hiện chính sách khách hàng
phải được Hội hồng Quản trị NHSGTT chấp nhận.
b. Mức lãi suất đối với các khoản nợ gốc quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay áp
dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
4.7. Mức cho vay:
- Các đơn vị trực thuộc NHSGTT căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ
của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, và khả năng nguồn vốn của NHSGTT
để quyết định mức cho vay.
Trong cho vay trung, dài hạn còn phải xác định mức vốn tự có của khách hàng
tham gia dự án đầu tư phát triển để định mức cho vay.
- Giới hạn tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng (bao gồm dư
nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, dư nợ thanh toán thay, dư nợ cầm cố chiết khấu
chứng từ có giá và số dư bảo lãnh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng không được
vượt quá 15% vốn tự có của NHSGTT, từ trường hợp đối với những khoản cho vay từ
các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân, hoặc trường hợp
khách hàng vay là các tổ chức tín dụng.
Các trường hợp vượt quá tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng
qui định tại quy chế này do Hội đồng quản trị xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể
trong khuôn khổ qui định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp nhu cầu của một khách hàng vượt quá giới hạn hoặc khách hàng có
nhu cầu huy động từ nhiều nguồn thì NHSGTT có thể xem xét cho vay hợp vốn với các
tổ chức tín dụng khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
`Việc xác định vốn có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay
thực hiện theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4.8. Thu nợ và lãi vốn vay:
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
a. Thu lãi: Tiền lãi được thu hàng tháng đúg vào ngày nhận tiền vay lần đầu đối
với phương thức cho vay từng lần, hoặc vào một ngày cố định hàng tháng đối với
phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Khách hàng trả lãi chậm so với qui định vừa nêu sẽ phải thêm lãi phạt tính trên
số tiền lãi phải trả và số ngày chậm trả. Trường hợp khách hàng trả lãi trễ không quá 5
ngày làm việc so với ngày trả vì lý do khách quan, nếu khách hàng có đề nghị bằng văn
bản, các đơn vị trực thuộc NHSGTT có thể xét cho miễn lãi phạt chậm trả.
b. Thu nợ gốc: Đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay ghi trong hơpk
đồng tín dụng, khách hàng có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và kịp thời cả gốc và lãi
cho NHSGTT.
Quá thời hạn này nếu khách hàng chưa trả nợ thì phải chịu lãi suất nợ quá hạn kể
từ ngày phải trả.
Quá 15 ngày làm việc kể từ ngày đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng không trả nợ mà
không được định kỳ hạn trả nợ hoặc không được gia hạn nợ thì số nợ đến hạn sẽ bị
chuyển sang nợ quá hạn.
c. Trả nợ bằng ngoại tệ: Khách hàng vay vằng ngoại tệ và thì phải trả nợ bằng
ngoại tệ đó.
Trường hợp khách hàng trả nợ bằng loại ngoại tệ khác hoặc bằng tiền đồng Việt
Nam thì phảu thoản thuận trước với NHSGTT phù hợp với qui định về quản lý ngoại
hối của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các th8oản thuận
này phải ghi vào hợp đồng tín dụng.
4.9. Hồ sơ vay vốn:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gởi cho NHSGTT các giấy tờ tài liệu sau
dây và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình chính xác và hợp pháp của các giấy
tờ, tài liệu này:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Quyết định thành lập (đối với doanh nghiệp nhà nước) hoặc giấy phép đầu tư
(đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành
nghề (đối với một số ngành nghề có qui định). Các loại giấy phép này phải còn hiệu lực.
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp.
- Bản điều lệ hoạt động.
- Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh).
- Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật (tổng giám đốc, chủ nhiệm
hợp tác xã, chủ tịch hội đồng, chủ tịch hồi đồng thành viên…) và kế toán trưởng.
Các loại giấy tờ của các mục này đều phải có chứng nhận sao y bản chính của
cấp có thẩm quyền hoặc các đơn vị. Trường hợp đơn vị sao y thì phải có chữ ký của cán
bộ tín dụng phụ trách hồ sơ đó và có trách nhiệm đối chiếu với bản chính đó.
Phương án sản xuất kinh doanh (đối với ngắn hạn) hoặc dự án đầu tư (đối với
trung và dài hạn), kế hoạch hoàn tar vốn và nợ.
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo tiền vay chính
khác ngoài ngân hàng như: Quỹ hỗ trợ phát triển, kho bạc Nhà nước, bảo hiểm, bưu
điện, thị trường chứng khoán,… sẵn sàng chia sẽ thị trường huy động vốn của ngân
hàng. Mỗi ngân hàng thương mại, mỗi tổ chức tài chính có những ưu điểm lợi thế khác
nhau, vì vậy sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Trước tình hình đó, đòi hỏi NHSGTT Đà
Nẵng luôn phải nổ lực, không ngừng nâng cao vị thế của mình, khẳng định thương hiệu
để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ư
SẦI GÒN THƯƠNG TÍN ĐÀ NẴNG.
1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ĐN.
1.1. Quá trình thành lập NH TMCP SGTT chi nhánh Đà Nẵng:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở giao dịch
tại 202 Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Được thành lập
theo quyết định số 178/2003/QĐ-HĐQT ngày 15/07/2003 của Hội đồng quản trị về việc
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
thành lập chi nhánh cấp I tại TP Đà Nẵng của Ngân hàng SGTT. Sacombank – Chi
nhánh Đà Nẵng có 2 chí nhánh cấp II: Chợ Cồn, Hội An và 3 phòng giao dịch.
1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP SGTT Đà Nẵng:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
* Phòng kế toán – Ngân quỹ
- Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực
thuộc chi nhánh.
- Đảm nhiệm công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các
ngân hàng khác.
- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh.
- Quản lý chi phí điều hành.
- Quản lý thanh khoản.
- Quản lý kho quỹ.
- Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định.
* Phòng dịch vụ khách hàng.
Xem xét và đề nghị Ban Giám Đốc quyết định cho vay ngắn hạn, trung dài hạn.
Trong suốt quá trình cho vay cán bộ tín dụng có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn
vay và thu hồi nợ theo đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thực hiện
nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu các chứng từ có giá như: Sổ tiết kiệm, trái phiếu Chính
Phủ… thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nội địa như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh
toán... thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế với nhiều hình thức như: phương thức
chuyển tiền nhanh (T/T), phương thức thanh toán nhờ thu (D/P, D/P) phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ (L/C) phương thức bao thanh toán nội đia., bao thanh toán quốc
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 11
BAN GIÁM ĐỐC
P. Kế toán-
Ngân quỹ
P. Dịch vụ
khách hàng
P. Quản lý
tín dụng
BP. Hành
chính
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
tế… Ngoài ra phòng dịch vụ khách hàng còn phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban
liên quan để thực hiện nghiệp vụ đạt được hiệu quả cao nhất.
* Phòng quản lý tín dụng.
- Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân.
- Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng.
- Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ.
- Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
* Bộ phần hành chính:
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.
Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, văn
phòng phẩm theo quy định.
- Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh
- Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng chi nhánh
- Chủ trì việc kiểm kê tài sản của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệc an
ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài
giờ làm việc.
- Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của ngân hàng và nhân sự phụ trách kho
hàng cầm cố hoạt động tại địa bản.
- Theo dõi tình hình nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc , thực hiện
một số tác nghiệp về quản trị nhân sự theo nhân công.
- Xây dựng kế hoạch hành chính quản trị hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh
giá quá trình thực hiện kế hoạch.
1.3. Tình hình nguồn vốn tại chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007:
1.3.1. Tình hình nguồn vốn
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn bình quân
ĐVT: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng%
Số tiền
Tỷ
trọng%
Số tiền
Tỷ lệ
%
1 Nguồn vốn tự có 30.712 8,48 45.950 8,79 15.238 49,62
2 Nguồn vốn huy động 309.429 85,46 438.143 83,73 128.714 41,60
3 Vốn khác 21.935 6,06 39.194 7,48 17.259 78,69
Tổng công 362.076 100 523.287 100 161.211 76,69
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
(theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng)
Nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh bao gồm nguồn vốn tự có, vốn huy động và
vốn khác, trong đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất tổng nguồn vốn. Tôngt
vốn của chi nhánh 2007 đạt 5523.387 triệu đồng, tăng 161.211 triệu đồng so với năm
2006 với tốc độ tăng là 76,69%.
Tổng vốn tăng chủ yếu là nhờ giá trị vốn huy động tăng, năm 2007, vốn huy
động tăng 128.714 triệu đồng so vói năm 2006. Vốn tự có khác cũng tăng những giá trị
tăng không cao. Xét về cơ cấu các nguồn vốn trong tổng vốn huy động giảm, từ việc
chiếm 85,86% tổng vốn trong năm 2006 giảm xuống còn 83,73% trong năm 2007. Tỉ
trọng vốn khác có xu hướng tăng từ 6,06% năm 2006 lên 7,48% năm 2007.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng trong những năm gần đây cộng với sự
uy tín của ngân hàng, có nhiều hình thức huy động hấp dẫn như tiết kiệm tích lũy, tiết
kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang… và với một đội ngũ nhân viên trẻ luôn cởi mở
trong giao dịch đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch, mở tài khoản…
Nguồn vốn huy động trong năm 2007 tuy tăng cao về doanh số nhưng tỷ trọng lại giảm
so với năm 2006, điều này Ngân hàng cần lưu ý để từ đó có những phương án hợp lý để
thu hút khách hàng đến giao dịch nhiều hơn nữa.
1.3.2. Tình hình sử dụng vốn tại NHSGTT Đà Nẵng năm 2006-2007:
Trên cơ sở nguồn vốn có được như trên, chúng ta hãy xem xét ngân hàng sử
dụng vốn như thế nào để vừa mang lại lợi nhuận cao nhất, vừa mang lại kết quả cao về
mặt kinh tế, xã hội, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng cũng như có thể đứng vững trên
thị trường cạnh tranh phức tạp hiện nay.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn
ĐVT: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng%
Số tiền
Tỷ
trọng%
Số tiền
Tỷ lệ
%
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
1
Đầu tư tín dụng
Ngắn hạn
-DNNQD
Trung, dài hạn
- DNNQD
280.536
198.355
131.004
82.183
67.351
77,48
70,71
66,04
29,29
81,95
398.995
289.296
200.835
109699
88/461
76,25
72,51
69,62
27,49
80,63
118.459
99.941
69.831
27.516
21.110
42,23
50,39
53,30
33,48
31,34
2 Thanh toán xuất nhập khẩu 45.952 12,70 57.905 11,7 11.953 26,01
3 Sử dụng vốn khác 35.588 9,82 66.387 12,685 30.799 86,54
Tổng công 362.076 100 523.287 100 161.211 44,53
(theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng)
Tổng nguồn vốn có được từ các nguồn khác nhau hàng năm được sử dụng với tỷ
suất khá cao, năm 2006 đạt 362.076 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 523.287 triệu đồng.
Vốm được sử dụng chru yếu là đầu tư tín dụng, khoản đầu tư tín dụng hàng năm chiếm
42,23% tổng số vốn được sử dụng. Qua bảng 2 ta nhận thấy hoạt động tín dụng của
Ngân hàng qua các năm đều tăng đặt biệt là tín dụng ngắn hạn từ 70,71% năm 2006 lên
72,51% năm 2007, trong hoạt động tín dụng ngắn hạn thì các doanh nghiệp ngoài quốc
daonh chiếm tỷ trọng lớn 62,5% năm 2006 và 67,99% năm 2007 là do các đơn vị có nhu
cầu về vốn tăng cao.
Việc vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc daonh trong cho vay ngắn hạn tăng từ
131.004 triệu đồng năm 2006 lên là 200.835 triệu đồng năm 2007 với tỷ trọng tăng từ
66,04% năm 2006 lên đến 69,42% năm 2007. Điều này cho thấy doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tăng nhu cầu về vốn ngắn hạn kéo theo việc cho vay của ngắn hạn của ngân
hàng tăng lên
Bên cạnh đó, thanh toán xuất nhập khẩu chiếm 11,07%, hình thức sử dụng vốn
khác chiếm s12,07%. Trong đầu tư tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tăng từ
198.355 triệu đồng năm 2006 lên 289.296 triệu đồng năm 2007. Tín dụng ngắn hạn cao
như vậy mang lại khả năng an toàn vốn cho Ngân hàng, giảm rủi ro về thu nợ, tuy nhiên
tín dụng ngắn hạn sẽ mang lại thu nhập thấp hơn so với tín dụng dài hạn.
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHSGTT Đà Nẵng trong
năm 2006-2007:
Trong thời gian qua, họat động kinh doanh của chi nhánh có sự tiến triển tốt,
tổng thu nhập năm 2007 đạt 29.422 triệu đồng, tăng 10.387 triệu đống so với năm 2006,
có được kết quả này là nhờ chi nhánh đã tận dụng và phát huy được các ưu thế của mình
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
trên thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng, khách hàng có giá trị giao dịch cao hơn.
Chi phí họat động cũng tăng lên nhưng tăng lên với tỷ lệ thấp hơn so với mức tăng thu
nhập, từ đó lợi nhuận của chi nhánh đạt mức cao hơn 9.426 triệu đồng tăng 3.471 triệu
đồng so với năm 2006. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì hiệu quả kinh doanh của chi
nhánh đạt cao, thu nhập tăng cao chiến tỷ lệ 35,30% nhưng chi phí được duy trì ở mức
hợp lí, tăng với tỷ lệ thấp hơn 29,47% và kéo theo lợi nhuận tăng cao 58,28%.
Dưới đây là một vài số liệu phản ảnh tình hình họat động của chi nhánh:
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-2007
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệc
Số tiền Tỷ lệ %
1
2
3
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận
29.422
23.466
5.956
39.808
30.382
9.426
10.387
6.916
3.471
35.30
29.47
58.28
(theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng)
Bảng 4:Một số chỉ tiêu đánh giá Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệc
Số tiền Tỷ lệ %
1
2
3
4
Vốn huy động
Đầu tư tín dụng
Thanh toán xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Kinh doanh ngoại tệ
309.429
280.536
45.952
27.031
18.921
194.628
438.143
398.995
57.905
28.381
29.524
207.714
128.714
118.459
11.953
1.350
10.603
13.086
41.60
42.25
26.01
4.99
56.03
6.72
(theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng)
Qua bảng 4 ta có thể thấy, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng qua 2 năm
2006-2007, trong đó chỉ tiêu tăng cao nhất là vốn huy động tăng 128.714 triệu đồng và
thứ nhì là đầu tư tín dụng tăng 118.459 triệu đồng, các chỉ tiêu thanh toán xuất nhập
khẩu, kinh doanh ngoại tệ cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Vốn huy động
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
tăng nhờ chi nhánh đã đơn giản hóa các thủ tục nghiệp vụ, cải thiện phong cách phục vụ
khách hàng của đội ngũ nhân viên. Về hoạt động đầu tư tín dụng, doanh số cho vay năm
2007 đạt 398.995 triệu đồng tăng 118.459 triệu đồng so với năm 2006 chiếm tỷ trọng
42,25%. Lượng vốn huy động cũng như giá trị đầu tư tín dụng tăng cao chứng tỏ sự lớn
mạnh của chi nhánh trong 2 năm qua.
Họat động cho vay ngoại tệ cũng là một trong những họat động chủ đạo của chi
nhánh, giá trị kinh doanh ngoại tệ năm 2007 đạt 207.714 triệu đồng tăng rất ít so với
năm 2006, tăng 13.086 tương ứng với 6,72%.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NHSGTT ĐÀ NẴNG NĂM 2006-2007:
2.1. Quy trình cho vay đối với với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 16
Khách hàng P. Dịch vụ
khách hàng
P. Quản lý tín
dụng
Ban giám đốc
Nhu cầu vay
Tiếp nhận hướng
dẫn làm hồ sơ
Xác minh thẩm
định
Tổng hợp lập tờ
trình
Ký
duyệt
Công chứng thế chấp,
đăng ký ĐB
Phối hợp
Kiểm soát
Bên giao TSĐB Trình giải ngân Kiểm tra
Ký
giải
ngân
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
Bước 1: Tiếp nhận hồ vay: Phòng Dịch vụ khách hàng tiếp nhận hồ sưo vay từ
khách hàng.
Kiểm tra và hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng.
Bước 2: Xác minh, thẩm định: P.DVKH tiến hành thu thập thông tin, xác minh
thẩm định TSĐB, tình hình họat động kinh doanh, tình hình tài chính và các vấn đề liên
quan đến khoản vay.
Tổng hợp và lập tờ trình lên Ban giám đốc
Bước 3: Công chứng thế chấp, đăng ký TSĐB: Sau khi tờ trình đã được duyệt
thuận, P. DVKH tiến hành công chứng thế chấp tài sản đảm bảo, đăng ký tài sản đảm
bảo theo quy định.
Bước 4: Giải ngân: Sau khi thủ tục công chứng, đăng kyTSĐB hoàn tất,
P.DVKH nhận giấy tờ bản chính TSBĐ của khách hàng và chuyển hồ sơ cho P.QLTD
kiểm tra và trình ký giải ngân.
P.QLTD tiến hành nhập kho hồ sưo TSBBD và lưu giữ hồ sơ vay theo quy định.
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 17
Nhập kho TSĐB
lưu hồ sơ
Nhận tiền vay Giải ngân
Thu lãi, vốn định kỳ
Nộp tiền tất toán
nợ vay
Hạch toán thu nợ Trình giải
Ký
giải
chấp
Nhận lại tài sản Xuất kho tài sản
Thông báo giải chấp
Lưu hồ sơ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
Thông báo giải ngân cho P.TT&TSPDN chậm nhất vào cuối mỗi ngày làm việc.
Bước 5: Thu lãi vốn vay định kỳ: P.DVKH theo dõi đốn đốc khách hàng để thu
lãi, vốn vay định đúng hạn.
Bước 6: Tất toán nợ vay: P. DVKH tiến hành hạch toán, thu vốn, lãi.
Chuyển hồ sơ sang P.QTD trinhf giải chấp và bàn giao hồ sơ TSBBD cho khách
hàng.
P.QLTD lưu hồ sơ
2.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn ngoài quocó doanh tại chi nhánh
NHSGTT Đà Nẵng từ 2006-2007
2.2.1. tình hình chung về cho vay tại NHSGTT Đà Nẵng từ 2006-2007:
Bảng 5. Tình hình chung về cho vay
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
1 Doanh số cho vay
Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
Cá nhân
167.060
131.004
36.056
100
78,42
21,58
273.292
200.835
72.457
100
73.49
26.51
106.232
69.831
36.401
63,59
53,30
100,96
2 Doanh số thu nợ
- Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
Cá nhân
133.648
101.573
32.076
100
76,00
24,00
226.832
182.146
44.686
100
80.30
19.70
93.184
80.573
12.610
69,72
79,33
39,31
3 Dư nợ bình quân
Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
Cá nhân
41.765
17.662
24.103
100
43,07
57,71
78.083
39.823
38.261
100.00
42.00
49.00
36.318
22.161
14.158
86,96
125,46
58,74
4 Nợ xấu bình quân
Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
Cá nhân
175.4
75.6
99.9
100
43,07
56,93
359.2
209.4
149.8
100
58.30
4.70
184
134
50
104,76
177,17
49,99
5 Tỷ lệ nợ xấu
Doanh nghiệp
0.42
0.43
0.46
0.53
0,40
0,1
9,25
23,25
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Võ Thúy Anh
ngoài quốc doanh
Cá nhân 0.41 0.39 -0,02 -4,21
(theo nguồn tổng hợp Ngân hàng SGTT chi nhánh Đà Nẵng)
Xét về tình hình cho vay qua bảng 5, có thể thấy doanh số cho vay năm 2006
tăng 63,59% đạt 273,292 triệu đồng, đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp
ngoài quốc daonh chiếm 73,49% trong tổng doanh số cho vay và có chiều hướng tăng
về tỷ trọng, năm 2006 chiếm tỷ trọng 21,58% năm 2007 chiếm 26,51%.
Về doanh số thu nợ, tỷ trọng thu nợ giữa xdoanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá
nhân cũng tương ứng với tỷ trọng cho vay với cơ cấu trung bình 78,42%-21,58% qua 2
năm 2006-2007. Giá trị doanh số thu nợ năm 2007 tăng cao đạt 226.832 triệu đồng
chiếm tỷ lệ 69,72%. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh số cho vay năm 2007 tăng cao so
với năm 2006.
Về giá trị nợ xấu bình quân, đây là chỉ tiêu phản ảnh khả năng thu nợ và rủi ro
của ngân hàng trogn kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu bình quân trong 2 năm được duy trì ở mức
từ 0,42 đến 0,46 tăng lên năm 2007 đồng nghĩa với việc giá trị cho vay tăng kéo theo nợ
xấu cũng tăng có nghĩa rủi ro thu hồi nợ tăng. Ngân hàng cần có biện pháp để kiểm soát
tỉ lệ này, cố gắng duy trì ở mức càng thấp càng tốt vì có thể giảm thiểu rủi ro. Trong nợ
xấu bình quân, nợ xấu của cá nhân trong năm 2006 chiếm tỷ trọng 56,93 nhưng đến năm
2007tỷ trọng này chỉ là 41,7%. Nợ xấu của doanh nghiệp ngoài quốc daonh thì ngược
lại, chiếm 43,07% trong tổng nợ xấu năm 2006 nhưng lại tăng lên chiếm 53,8% trong
năm 2007. Năm 2006 tỷ lệ này tương ứng là 0,43%-0,41%. Như vậy, Ngân hàng cần có
biện pháp chặt chẽ hơn để tăng khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp ngoài quốc
doanh. Điều đáng mừng là tỷ lệ nằm trong phạm vi an toàn cho phép trong quy dịnh của
Ngân hàng nhà nướclà 1%. Điều đó cho thấy, độ an toàn trong họat cho vay của Ngân
hàng vẫn đạt mức cao.
2.2.2. tình hình chung về cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại
chi nhánh NHSGTT Đà nẵng từ 2006-2007:
Bảng 6. Tình hình chung về cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
1 Doanh số cho vay
Ngắn hạn
131.004
96.144
100
73,39
200.835
154.161
100
76,76
69.831
58.017
53,30
60,34
SVTH: Phạm Thị Thu Hải Trang 19