2
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
GIÁO TRÌNH
Tên mô đun: Máy phát điện xoay chiều
đồng bộ một pha
NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:120/QĐ-TCDN
Ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề)
Năm 2012
3
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có
thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về
đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với
mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
4
MỤC LỤC
TIÊU
Đ
Ề
NỘI DUNG
Lời Giới thiệu
Vị trí , tính chất, ý nghĩa, vai trò của mô đun
Yêu cầu của mô đun
Bài mở đầu Kiến thức cơ bản về điện từ
1 Mạch từ
2 Linh kiện điện tử cơ bản
3 Câu hỏi tự kiểm tra
Cấu tạo , nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Bài 1
xoay chiều đồng bộ một pha
1 Khái niệm chung và các kiến thức cơ bản.
2 Phân loại
3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
4 Tháo lắp máy phát điện xoay chiều đồng bộ.
5
Câu hỏi tự kiểm tra
Bài 2 Các đặc tính của máy phát điện đồng bộ một pha
1
2
3
4
Đặc tính không tải.
Đặc tính ngoài.
Đặc tính điều chỉnh.
Câu hỏi tự kiểm tra
TRANG
2
3
3
4
4
5
6
7
7
8
11
15
18
19
19
22
25
Lắp đặt máy phát điện xoay chiều đồng bộ một
Bài 3
pha và đường dây dự phòng
28
Quy trình lắp đặt máy.
Bản vẽ lắp đặt.
Lắp đặt máy, lắp đặt đường dây bổ sung, đấu nối,
kiểm tra và vận hành thử.
Câu hỏi tự kiểm tra
28
29
31
1
2
3
4
34
Page IA
5
Bài 4 Điều chỉnh điện áp, tần số của máy phát điện
đồng bộ một pha
1 Qui trình vận hành.
Vận hành, điều chỉnh điện áp, tần số của máy phát
2
điện đồng bô.
3 Câu hỏi tự kiểm tra
Bài 5 Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ
một pha
1 Qui trình bảo dưỡng.
2 Bảo dưỡng các bộ phận của máy phát đồng bộ
3 Câu hỏi tự kiểm tra
Sửa chữa vành trượt và giá đỡ chổi than của máy
Bài 6
phát điện xoay chiều đồng bộ một pha
Các hiện tượng và nguyên nhân gây hư hỏng vành
1
trựợt, chổi than.
Cách khắc phục các hư hỏng của vành trượt và chổi
2
than.
3 Câu hỏi tự kiểm tra
Bài 7
1
2
3
4
5
Sửa chữa máy phát điện xoay chiều đồng bộ một
pha mất từ dư
Nguyên lý làm việc của máy phát điện tự kích từ
Các điều kiện tự kích
Các biện pháp khắc phục
Phục hồi từ dư cho máy phát điện
Câu hỏi tự kiểm tra
Bài 8 Sửa chữa mạch tự động kích từ máy phát điện
Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch tự động
1
kích từ máy phát điện
Phần mở rộng
2 Câu hỏi tự kiểm tra
35
35
37
38
39
39
40
43
44
44
46
46
47
47
47
49
52
52
53
53
57
60
Page IB
6
Quấn lại bộ dây quấn phần cảm của máy phát
điện xoay chiều một pha kiểu phần cảm quay
Phương pháp quấn bộ dây phần cảm của máy phát
1
điện xoay chiều 1 pha.
2 Xác định số liệu dây quấn.
3 Quấn bộ dây quấn phần cảm.
4 Quấn lại bộ dây phần cảm của hãng HOA MỸ
5 Câu hỏi tự kiểm tra
Bài Quấn lại bộ dây quấn phần cảm của máy phát
10
điện xoay chiều một pha kiểu phần ứng quay
Phương pháp quấn bộ dây phần cảm
của máy phát điện xoay chiều 1
1
pha.
61
Xác định số liệu dây quấn.
Quấn bộ dây quấn phần cảm.
Câu hỏi tự kiểm tra
Quấn lại bộ dây quấn phần ứng của máy phát
điện xoay chiều một pha kiểu phần ứng quay
Phương pháp quấn bộ dây phần ứng của máy phát
điện xoay chiều 1 pha.
Xác định số liệu dây quấn.
Quấn bộ dây quấn phần ứng.
Câu hỏi tự kiểm tra
Điều kiện thực hiện mô đun
Phương pháp và nội dung đánh giá
Hướng dẫn thực hiện mô đun
Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Tài liệu cần tham khảo
Ghi chú và giải thích
71
72
74
75
Bài 9
2
3
4
Bài
11
1
2
3
4
61
62
63
65
69
70
70
75
76
77
79
80
80
81
81
81
81
7
LỜI GIỚI THIỆU
Việt nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới đều có hệ
thống điện công nghiệp 3 pha 4 dây đi khắp mọi miền đất nước. Nhờ thế mà
điện được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày, nhà nghèo
thì chiếu sáng, quat, TV; người khá giả hơn thì dùng nồi cơm điện, lò vi sóng,
điều hòa nhiệt độ, . . . . Song, hầu như các quốc gia đều có hệ thống điện
không theo kịp với nhu cầu của con người, cho nên phải cắt điện luân phiên
hoặc sự cố kỹ thuât dẫn đến mất điện. Hậu quả của việc mất điện thật khôn
lường. Vì thế, trên thị trường và trong nhân dân có rất nhiều máy phát điện
xoay chiều đồng bộ một pha để dự phòng lúc mất điện. Thiết bị này có thể khởi
động tự động hoặc bằng tay.
Sử dụng các máy phát điện đồng bộ một pha làm máy phát dự phòng
không khó, nhưng thao tác đúng kỹ thuật để an toàn và tăng tuổi thọ cho thiết
bị cũng như khắc phục các hỏng hóc một cách đúng kỹ thuật, hiệu quả và an
toàn là điều không phải ai cũng làm được.
Giáo trình này hướng dẫn cách sử dung, lắp đặt đúng kỹ thuật và cách
khắc phục các hỏng hóc thông thường, sửa chữa toàn bộ phần điện của loại
máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha này.
Do thời lượng có hạn mà kiến thức quá nhiều, nên giáo trình được viết
cho phần cơ bản, các mở rộng sẽ in cỡ chữ bé hơn, dành cho các sinh viên khá,
thích tìm hiểu sâu vấn đề.
Giáo trình có 11 bài, trình bày các vấn đề khác nhau, cuối mỗi chương có
câu hỏi tự kiểm tra và các bài tập. Bài giải các bài tập đặt ở cuối tài liệu:
- Bài 1
- Bài 2
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5
- Bài 6
- Bài 7
- Bài 8
- Bài 9
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện xoay chiều đồng bộ
một pha
Các đặc tính của máy phát điện đồng bộ một pha
Lắp đặt máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha và đường dây dự
phòng
Điều chỉnh điện áp, tần số của máy phát điện đồng bộ một pha
Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha
Sửa chữa vành trượt và giá đỡ chổi than của máy phát điện xoay
chiều đồng bộ một pha
Sửa chữa máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha bị mất từ dư
Sửa chữa mạch tự động kích từ máy phát điện
Quấn lại bộ dây quấn phần cảm của máy phát điện xoay chiều một pha
8
- Bài 10
- Bài 11
kiểu phần cảm quay
Quấn lại bộ dây quấn phần cảm của máy phát điện xoay chiều một pha
kiểu phần ứng quay
Quấn lại bộ dây quấn phần ứng của máy phát điện xoay chiều một pha
kiểu phần ứng quay
Xin chân thành cảm ơn các cơ sở dịch vụ sửa chữa máy điện và trường
Đại học Hàng Hải đã cung cấp các tài liệu kỹ thuật để hoàn thành cuốn Giáo
trình này. Cảm ơn các cơ quan hữu quan của TCDN, BGH, các thày cô giáo
trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng và một số giáo viên có kinh nghiệm, cơ
quan ban ngành khác đã tạo điều kiện giúp đỡ cho nhóm tác giả hoàn thành
giáo trình này.
Lần đầu được biên soạn và ban hành, giáo trình chắc chắn sẽ còn khiếm
khuyết; rất mong các thày cô giáo và những cá nhân, tập thể của các trường
đào tạo nghề và các cơ sở doanh nghiệp quan tâm đóng góp để giáo trình ngày
càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Mô đun nói riêng và
ngành điện dân dụng cũng như các chuyên ngành kỹ thuật nói chung.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
Trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng
Khoa Điện – Điện tử
Số 196/143 Đường Trường Chinh - Quận Kiến An - TP Hải Phòng
Email:
Hải Phòng, ngày 25 tháng 11 năm 2012
Nhóm biên soạn:
1 - Chủ biên: Hồ Xuân Anh
2 - Hồ Xuân Tiến
3 - Nguyễn Mậu A
9
TÊN MÔ ĐUN: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ MỘT PHA
Mã mô đun: MĐ23
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí mô đun: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học
chung, các môn học/ mô đun: An toàn lao động; Mạch điện; Vẽ điện; Vật liệu
điện; Kỹ thuật điện tử cơ bản; Khí cụ điện hạ thế; Đo lường điện và không điện;
Nguội cơ bản.
- Tính chất của mô đun: Là mô đun nghề chuyên môn.
Mục tiêu của mô đun:
*Về kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính, phương pháp lắp
đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng của máy phát điện xoay chiều đồng bộ
một pha
*Về kỹ năng:
- Tháo lắp, lắp đặt, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ đung trình
tự, đúng kỹ thuật và an toàn cho thiết bị
- Sửa chữa được các hư hỏng thông thường của máy phát điện xoay chiều
đồng bộ một pha P < 7 kW đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (bao gồm quấn lại các cuộn
dây phần cảm, phần ứng )
*Về thái độ:
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy phát
điện xoay chiều đồng bộ một pha.
- Có tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp.
Nội dung của mô đun:
Số
TT
1
Thời gian
Tên các bài trong mô đun
Tổng
số
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy
4
phát điện xoay chiều đồng bộ một pha
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
3
1
0
10
2
Các đặc tính của máy phát điện đồng
4
bộ một pha
2
2
0
3
Lắp đặt máy phát điện xoay chiều
đồng bộ một pha và đường dây dự 8
phòng
3
4
1
4
Điều chỉnh điện áp, tần số của máy
4
phát điện đồng bộ một pha
2
2
0
5
Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều
4
đồng bộ một pha
2
2
0
6
Sửa chữa vành trượt và giá đỡ chổi
than của máy phát điện xoay chiều 2
đồng bộ một pha
1
1
0
7
Sửa chữa máy phát điện xoay chiều
8
đồng bộ một pha bị mất từ dư
2
6
0
8
Sửa chữa mạch tự động kích từ máy
8
phát điện
2
5
1
9
Quấn lại bộ dây quấn phần cảm của
máy phát điện xoay chiều một pha kiểu 16
phần cảm quay
4
12
0
10
Quấn lại bộ dây quấn phần cảm của
máy phát điện xoay chiều một pha kiểu 16
phần ứng quay
4
12
0
11
Quấn lại bộ dây quấn phần ứng của
máy phát điện xoay chiều một pha kiểu 16
phần ứng quay
4
9
3
Cộng:
29
56
5
90
11
BÀI MỞ ĐẦU
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐIỆN TỪ
Mã bài: MĐ 23.00
Trong Giáo trình này, chúng ta phải nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha, sau đó ta nghiên cứu bộ tự
động kích từ (còn gọi là bộ tự động điều chỉnh điện áp) để giữ nguyên điện áp
của máy phát khi nhận tải khác nhau (tải thuần trở, tải cảm kháng và tải dung
kháng) với mức độ khác nhau. Trên cơ sở đó, ta khai thác, chỉnh định và sửa
chữa chúng.
Để tạo điều kiện cho sinh viên nắm tốt vấn đề này, ta bổ sung các kiến thức
sau đây:
1. Mạch từ :
1.1
Khi cho dòng điện cường độ I chạy trong một dây dẫn thẳng, thì
xung quanh dây dẫn đó xuất hiện một từ trường mà dường sức của nó là các
vòng tròn đồng tâm. Chiều đường sức theo quy tắc đinh ốc thuận (vặn nút chai).
Ta có thể thấy các đường sức bằng thí nghiệm cho dây dẫn xuyên qua một tờ bìa
cứng rồi cho dòng điện đi qua dây dẫn và rắc bột sắt lên tấm bìa.
Hình 0.1: Đường sức từ trường của thanh nam châm nhìn qua
các mạt sắt và từ trường của cuộn dây có lõi thép.
1.2
Theo nguyên lý đó, nếu ta cho dây dẫn cuộn lại thành vòng dây thì
các đường sức vẫn tuân theo quy luật trên, nên chúng xoay thành đường sức của
nam châm vĩnh cửu, ta nói rằng cuộn dây trở thành nam châm điện.Người ta
đánh giá một từ trường mạnh hay yếu bằng số đường sức đi qua diện tích sử
dụng. Nếu ta gọi w (wind) là số vòng dây, còn I là cường độ dòng điện (tính
bằng ampe), l là chiều dài trung bình của đường sức từ, thì ta có các định nghĩa
sau:
- Iw là sức từ động hay “từ áp” của đoạn mạch từ. Đơn vị là A (Ampe).
-
là cường độ từ trường H. Đơn vị là A/m (Ampe trên mét)
12
- Từ trường trong trường hợp này rất yếu, nếu ta cho thêm các chất trợ từ
như sắt, thép, ferrit vào phía trong cuộn dây, ta thấy cường độ từ trường H mạnh
lên rõ rệt, nhờ có sự hưởng ứng của chất trợ từ. Để đánh giá sự hưởng ứng này,
ta đem ra hệ số “độ thẩm từ µ”. Đơn vị là H/m (Henry trên mét). Độ thẩm từ µ
cho biết mức độ tăng giảm cường độ từ trường so với cuộn dây có lõi chân
không. Độ thẩm từ tuyệt đối của chân không ký hiệu là
= 4 . 10 , của sắt
5.
khoảng 10 Lúc đó, số đường sức trên 1 đơn vị diện tích được gọi là “cảm ứng
từ B”, B = µ H, đơn vị là T (Tesla), 1T = 1W/m2
Số đường sức trên diện tích cần sử dụng S gọi là “từ thông Φ”,
Φ = BS, ∅ =
đơn vị là W (Webe)
1.3
Cuộn dây trong thí nghiệm trên có tính chất cản trở sự thay đổi của
dòng điện tạo nên từ trường, sự cản trở này chỉ có tác dụng với dòng điện xoay
chiều hoặc quá trình quá độ của dòng điện một chiều, nó không có tác dụng với
dòng điện một chiều ổn định. Đại lượng “điện cảm L” đặc trưng cho khả năng
cản trở này: L= . Từ đây suy ra L =
. Điều này có nghĩa là điện cảm của
cuộn dây phụ thuộc vào nhiều đại lượng, đặc biệt là số vòng dây w và chất liệu
làm lõi. Đơn vị đo là H (Henry)
1.4
Sự cản trở dòng điện xoay chiều gọi là “cảm kháng X”, giá trị X
phụ thuộc vào điện cảm L và tần số của dòng điện xoay chiều; X = ωL. Đơn vị
tính là Ôm.
1.5
Nếu cuộn dây có cả điện trở thuần R thì “tổng trở Z” của cuộn dây
tính theo biểu thức: = √ + . Đơn vị tính cũng là Ôm.
Trên đây là một số dẫn giải về điện từ, có thể không nhớ định lượng nhưng
phải nhớ định tính mới có thể suy đoán trong khi khắc phục các sự cố trong máy
phát đồng bộ một pha và các thiết bị điện từ khác.
2. Linh kiện điện tử cơ bản:
Ngày nay, nhờ công nghệ phát triển nên điện tử không còn xa lạ nữa mà đã
thâm nhập vào mọi thiết bị dân dụng trong gia đình.
2.1 Điện trở: Điện trở dùng để ngăn cản dòng điện trong mạch, ký hiệu là
r, đơn vị tính làΩ (đọc là ôm). Theo định luật Ôm, trong mạch điện thì dòng
điện và điện trở tỷ lệ nghịch với nhau i = . Giá trị điện trở ghi rõ trên mình điện
trở bằng con số hoặc bằng ký hiệu.
2.2 Tụ điện: Tụ điện là kho chứa các điện tích, nên có cô khả năng làm trễ
tín hiệu và san bằng tín hiệu. Đơn vị tính là F (đọc là Fa ra), song vì đơn vị này
quá lớn, nên hay dùng đơn vị bé hơn 1 phần triệu gọi là . Tụ điện có nhiều
loại, sử dụng khác nhau theo mạch và điện áp.
13
2.3 Đi ốt: Đi ốt là một linh kiện điện tử tích cực, có 2 chân là A nốt và Ka
tốt, chân ka tốt có vạch mầu để dễ phân biệt. Đi ốt có khả năng dẫn điện một
chiều từ a nốt đến ka tốt nên dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều và bảo vệ
chống ngược. Đi ốt có nhiều loại, sử dụng theo mạch và điện áp.
2.4 Transitor: Transitor là một linh kiện điện tử tích cực, có 3 chân là B
(base), C (collector) và E (emitor). Hiện nay có 2 loại transitor là loại lưỡng cực
(bipolar) và loại trường (FET).
Loại transitor lưỡng cực dùng để khuyếch đại dòng điện chạy trong 2 cực
EB thành dòng chạy trong 2 cực EC lên lần, nên phải có công suất đầu vào tối
thiểu, vì vây các tín hiệu yếu và quá yếu không khuyếch đại dược. Khắc phục
nhược điểm này, người ta chế ra transitor hiệu ứng trường, đặc biệt là IGFET,
chỉ dùng áp mà không dùng dòng EB nữa.
2.5 IC (Intergrated circuit): Tuy vẫn gọi IC là linh kiện điện tử, nhưng thực
ra đây là một mạch điện lớn chứa rất nhiều transitor, diod, điện trở để phục vụ
một ý đồ nhất định.
3 Câu hỏi kiểm tra kiến thức:
1. Sự khác nhau giữ nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.
2. Trình bày định tính các khái niệm:
- Cường độ từ trường
- Cảm ứng từ
- Từ thông
- Điện cảm của cuộn dây
- Trở kháng của cuộn dây
- Hoạt động của các phần tử điện tử.
14
BÀI 1
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ MỘT PHA
Mã bài: MĐ23-01
Máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha đã trở thành dụng cụ gia đình
của các nước đang phát triển có hệ thống cung cấp điện không theo kịp nhu cầu
sử dụng điện của cộng đồng. Việt nam là một thí dụ điển hình, cho nên máy phát
điện đồng bộ một pha được bày bán la liệt khắp nơi. Tài liệu này hy vọng giúp
các bạn sử dụng chúng hiệu quả hơn, an toàn hơn và có tuổi thọ dài hơn; đồng
thời cỏ thể chăm sóc bảo dưỡng cũng như khắc phục các hỏng hóc nhỏ trong khi
sử dụng.
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại được các loại
máy phát điện đồng bộ một pha.
- Tháo, lắp được máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha đúng trình tự,
đúng phương pháp theo cầu kỹ thuật.
- Có tính tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập
Nội dung chi tiết:
1. Khái niệm chung và các kiến thức cơ bản:
1.1 Khái niệm chung về máy phát điện.
Máy phát điện đồng bộ là thiết bị biến cơ năng dưới dạng mô men quay
thành điện năng nhờ định luật cảm ứng điện từ. Hiện nay có hai loại máy phát
điện, đó là máy phát điện một chiều và máy phát điện xoay chiều, Đối với máy
phát điện xoay chiều, dòng điện phát ra dưới dạng điện xoay chiều hình sin. Kỹ
thuật điện đã chứng minh được tính ưu việt của dòng điện hình sin này.
1.2 Định luật cảm ứng điện từ:
- Nếu có một thanh dẫn chuyển động với vận tốc ⃗ trong môi trường có từ
trường mạnh thì trong thanh dẫn sinh ra sức điện động cảm ứng ⃗ theo luật
⃗ = B⃗ ∧ lv⃗. Công thức này có thể biểu thị theo quy tắc bàn tay phải : Nếu cảm
ứng từ đâm vào lòng bàn tay, véc tơ ⃗ theo chiều ngón tay phải thì véc tơ ⃗ đi
theo chiều các ngón tay còn lại.
15
Hình 1.1: Bàn tay phải và các véc tơ của định luật cảm ứng điện từ.
- Khi áp dụng cho máy phát điện, véc tơ cảm ứng từ B, các thanh dẫn và
vân tốc v đã thẳng góc với nhau từng cặp nên phép nhân véc tơ trở thành nhân
thường: e = Blv, hơn nữa thanh dẫn l đã biến dạng thành bối dây có w vòng dây,
nên chiều dài l có thể tăng lên theo ý muốn. Bằng cách tạo ra nam châm mạnh,
tốc độ dài v lớn, số vòng dây nhiều, các máy phát điện hiện nay có thể tạo ra
điện áp đến hàng ngàn vôn. Chính vì thế, trong lý thuyết về máy phát điện,
người ta thay Φ là từ thông cho cảm ứng từ B, thay n là vận tốc góc (tính bằng
vòng phút) cho vận tốc dài v, các thành phần còn lại và các thừa số do chuyển
đổi mà thành sẽ gộp vào một hệ số gọi là Ce. Lúc đó trong máy phát điện người
ta dùng công thức:
e = CeΦn. (1.1)
Công thức đơn giản này cho thấy điện áp của máy phát điện đồng bộ chỉ
phụ thuộc vào từ thông chính Φ và tốc độ quay n của động cơ sơ cấp.
- Xem mô phỏng Generator.
Mô phỏng này cho ta thấy nguyên lý của máy phát điện đồng bộ
- Thí nghiệm về máy phát điện. Thí nghiệm này tùy theo khả năng của cơ
sở đào tạo, giáo viên có thể làm lấy máy phát điện đồng bộ sao cho sinh viên có
thể thấy được phần cực từ (phần cảm), phần cuộn dây (phần ứng), hai phần này
có thể quay trơn tru với nhau; nếu không chế tạo được thì lấy dinamo xe đạp, cắt
bỏ phần đuôi để có thể rút phần cảm ra cho sinh viên thấy rõ 2 phần cơ bản của
máy phát điện đồng bộ một pha. Ta thêm một đồng hồ Vôn hay một bóng đèn
pin là có thể thí nghiệm phát điện dược. Bánh xe đạp là động cơ sơ cấp. Thầy
giáo cũng cho các em thấy một máy phát 1 pha công suất bé để có sự so sánh và
liên tưởng các vấn đề lại với nhau.
2 Phân loại:
16
Cũng theo nguyên lý cảm ứng điện từ, song suy nghĩ khác nhau và điều
kiện khác nhau, nên có nhiều kiểu máy phát điện, ta có thể chia ra như sau:
2.1 Máy phát điện một pha có phần cảm quay.
Với các máy bé, dùng nam châm vĩnh cửu (như máy phát của xe đạp hoặc
xe máy) thì nhất định chế tạo theo kiểu này. Các máy lớn hơn, người ta dùng
nam châm điện, lúc đó ta phải đưa dòng kích từ vào một vật đang quay, nên cần
bộ vành trượt-chổi than. Vành trượt là 1 vành khăn bằng chất dẫn điện tốt, đặt
cách điện và đồng tâm với trục rô to, vành trượt thường bằng hợp kim đồng, còn
chổi than tỳ vào vành trượt và có lò xo ép chặt vào để truyền điện tốt, chổi than
thường bằng đồng-graphít điện luyện. Rô to là phần cảm có ưu điểm là kích
thước vảnh trượt chổi than bé, vừa tiết kiệm vừa ít tia lửa điện lúc hoạt động.
Hình 1.2: Rô to của máy phát có phần ứng quay và chổi than
2.2 Máy phát điện một pha có phần ứng quay.
Loại máy này, phần kích từ nằm ở stato, phần phát điện lại nằm ở roto, loại
này phải dùng bộ vành trượt – chổi than lớn hơn.
Hình 1.3: Rô to của máy phát có phần ứng quay
2.3 Máy có một đôi cực và máy có nhiều đôi cực.
17
Số đôi cực của máy phát quyết định tốc độ của động cơ sơ cấp. Với tần số
công nghiệp (50Hz với Việt nam, Trung quốc, Liên xô cũ, . . .và 60Hz với Nhật
Bản, Mỹ, Đài Loan, . . ) thì máy có 1 đôi cực phải quay với tốc độ 3000v/p hoặc
3600v/p; còn máy có 2 đôi cực phải quay 1500v/p hoặc 1600v/p. Số đôi cực và
tốc đô động cơ sơ cấp có công thức liên hệ:
n=
.
(1.2)
đơn vị tính là vòng/phút, trong đó f là tần số, còn p là số đôi cực.
Hình 1.4: Phần cảm của máy phát có 2 đôi cực
2.4 Máy phát không chổi than.
Đã từ lâu người ta thấy phần lớn các hỏng hóc của máy phát điện đồng bộ
đều nằm ở cặp vành trượt-chổi than, và người ta đã nghĩ ra được phương pháp
loại bỏ chúng, nhưng phải chờ đến khi công nghệ điện tử chế được bộ chỉnh lưu
có độ bền cơ học và ổn định cao mới có thể thực hiện được. Về nguyên lý, nó
gồm 2 máy phát đồng bộ bình thường đặt ngược nhau ở trong cùng một vỏ, trên
stato có phần cảm máy 1 và phần ứng máy 2, còn trên roto có phần ứng máy 1
và phần cảm máy 2, bộ chỉnh lưu có tác dung chỉnh lưu điện phát ra của máy 1
thành dòng điện một chiều rồi cung cấp dòng kích từ cho phần cảm máy 2.
Hình 1.5: Rô to của máy phát không chổi than
18
2.5 Xem vật thật.
Vật thật gồm 3 loại máy phát điện đã nêu trên, giáo viên nên tháo sẵn để
cho sinh viên xem khi phân loại. Chú ý so sánh kích thước cặp vành trượt-chổi
than vể kích thước và về độ bào mòn. Giáo viên cũng cho sinh viên thấy rõ quan
hê giữa p và n trên biển thông số máy phát.
3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
3.1 Cấu tạo cơ bản
Máy phát đồng bộ một pha có 2 phần cơ bản là phần cảm và phần ứng;
- Phần cảm: gồm các lá thép kỹ thuật điên có bề dày từ 0,35mm đến
0,5mm, dập định hình rồi ép chặt với nhau thành một khối để lộ ra các cực từ.
Dây đồng dạng tròn hoặc chử nhật có bọc sơn cách điện (ê-may) quấn lên các
cực từ theo chiều thích hợp để tạo ra các cực từ mong muốn. Loại phần cảm
nằm trên stator thường dùng loại cực ẩn, không thấy cực rõ ràng; còn loại phần
cảm nằm trên roto lại thường là cực lồi. Nguyên nhân là dung hòa giữa giữa
kích thước bé và độ bền cơ học của vật quay. Hình 1.6.
Hình 1.6: Phần cảm quay dùng thép ghép và thép khối
- Phần ứng: cũng gồm các lá thép kỹ thuật điện có bề dày từ 0,35mm đến
0,5mm dập định hình rồi ép chặt với nhau thành một khối để lộ ra các rãnh để
quấn dây. Dây đồng dạng tròn hoặc chử nhật có bọc sơn cách điện (ê-may) quấn
thành các bối rồi đặt vào các rãnh thích hợp để tạo ra các thanh dẫn mong
muốn. Tùy theo điện áp và công suất, các bối dây này đấu lại với nhau, nối tiếp
hoặc song song để tạo ra điện áp thích hợp. Các bối đấu nối tiếp sẽ cho máy phát
có điện áp cao, còn nếu đấu song song sẽ cho dòng tải lớn. Bên cạnh là ảnh các
bối dây và các lá thép dập định hình.
1.12 Các bộ phận khác:
19
Để máy phát có thể phát điện được, phần cảm và phần ứng phải quay tương
đối với nhau, nên cần có thêm các bộ phận khác như:
- Bộ vành trượt-chổi than: Bộ này có chức năng dẫn dòng điện một chiều
vào phần cảm (dòng kích từ) để tạo ra nam châm điện. Vành trượt là 2 vành
xuyến bằng hợp kim đồng có khả năng dẫn điện tốt, chịu mài mòn và ma sát
trượt nhỏ. Chổi than là các-bon chế tạo đặc biệt, cũng có khả năng dẫn điện tốt
và chịu mài mòn, thường là đồng-graphit điện luyện. Chổi than nằm trong hốc
chổi than và luôn luôn có lò xo ép chặt chổi vào vành trượt.
Hình 1.7: Lõi thép và các bối dây phần ứng của máy phát đồng bộ 1 pha
- Vỏ máy: Vỏ máy thường bằng gang đúc hoặc nhôm đúc, thậm chí chỉ
gồm 1 là thép mỏng cuộn lại, có hình dạng giống với một hình tru tròn xoay.
Chức năng chính của vỏ máy là tạo ra các rãnh thông gió cho tỏa nhiệt sau này,
nếu vỏ máy cứng thì dùng làm chỗ dựa cho 2 bệ đỡ đầu trục, nếu yếu thì bệ đỡ
đầu trục dựa vào các lá thép stator. Trên vỏ máy có 3 cửa sổ thoáng: một cho ra
dây điện , 2 cửa còn lại dành cho quạt gió làm mát máy.
- Bệ đỡ kèm theo nắp máy: Nắp máy có dạng dĩa tròn, ở giữa lắp vòng bi,
còn xung quanh có các gờ định vị để đảm bảo khi lắp chặt nắp máy vào vỏ sẽ
đảm bảo chắc chắn roto đồng tâm với stato, đồng thời các bối dây khi chuyển
động không xát vào bất kỳ một bộ phận nào còn lại. Trong trường hợp vòng bi
thiết kế hở còn có thêm các nắp mỡ để đề phòng mỡ bắn vào cuộn dây.
- Quạt gió: Quạt gió thường có cánh hướng tâm, gắn chặt trên trục roto,
khi roto quay, quạt gió tự nó hoạt động. Luồng gió từ cửa sổ được cánh quạt đẩy
qua kẻ hở roto-stato và rãnh dọc giữa stato-vỏ máy rồi thoát ra ngoài.
- Hộp đấu dây: Hôp đấu dây nằm ngay trên vỏ máy, phía trong có các trụ
cách điện để dẫn điện vào và ra cho máy phát. Do xung quanh máy phát còn có
nhiều bộ phận khác, nên cũng có hãng không làm hộp đấu dây mà đấu trực tiếp
với bên ngoài.
20
- Còn lại là các ốc vít, cố định nắp máy với vỏ máy, trụ đấu dây, v.v. . .
- Bộ tự động kích từ: Bộ tự động kích từ của các máy phát đồng bộ công
Hình 1.7 Quạt
gió và cửa thoát
nhiệt
suất bé thường là bo (board) mạch điện tử, có 2 chức năng là ổn định điện áp và
hỗ trợ tự kích, đặt bên ngoài máy phát điện, nếu không có bộ này, hầu như máy
phát không hoạt động được. Ta sẽ xem xét bộ tự động kích từ thành một chương
riêng sau này.
3.2 Nguyên lý hoạt động của máy phát điện đồng bộ một pha có chổi
than.
Trên cơ sở cấu tạo như đã mô tả ở trên, khi động cơ sơ cấp hoạt động, từ
thông dư Φdư của phần cảm nằm trong lõi sắt của cuộn kích từ quét lên các cuộn
dây phần ứng tạo nên một sức điện động dư khoảng vài chục vôn, gọi là edư. Bộ
tự động kích từ biến edư thành dòng một chiều quay trở lại kích từ để cộng thêm
vào từ thông Φdư của phần cảm thành từ thông Φ lớn hơn, quét lên các thanh dẫn
(đã biến dạng thành các bối dây) để tạo ra sức điện động cảm ứng lớn hơn; vòng
lặp này lặp lại nhiều lần, để cuối cùng thành sức điện động như ý muốn để đem
ra ngoài sử dụng.
Nhờ công nghệ mặt cực hoặc nhờ kỹ thuật quấn dây phần cảm, từ thông
của phần cảm quét lên các bối dây phần ứng theo quy luật hình sin theo thời
gian.
Hình 1.8: Đồ thị sức điện động e của máy phát đồng bộ
21
Φ = Φ sin(
+ ).
Trong đó: Φ là giá tri cực đại hay biên độ của từ thông
=2
là tần số góc,
với f là tần số dòng điện phát ra.
là góc pha ban đầu
+
là góc pha
cho nên sức điện động cảm ứng e = CeΦn cũng có dạng hình sin
e = E sin(
+ )
và đồ thị của sức điện động này như hình 1.8.
3.3 Nguyên lý hoạt động của máy phát đồng bộ không chổi than.
Như đã nói ở trên, máy phát không chổi than gồm 2 máy phát đồng bộ có
chổi than đặt chung trong một vỏ, trong đó máy phát thứ nhất có phần ứng nằm
ở roto, cho nên khi động cơ sơ cấp quay thì máy phát thứ nhất phát ra dòng điện
xoay chiều, dòng điện được bộ chỉnh lưu quay biến thành dòng điện một chiều,
cấp dòng kích từ cho phần cảm máy phát thứ 2 cũng nằm trong roto, nhờ thế
tránh được chổi than. Máy phát không chổi than có nhiều ưu điểm, trước hết là
không còn chổi than, sau đó là có hệ số khuyếch đại công suất lớn (từ 100 đến
400 lần), ưu điểm này giúp ta giảm nhẹ bộ tự động kích từ so với máy phát có
chổi than. Nhược điểm lớn nhất của máy phát không chổi than là giá thành hơi
cao và độ trễ tín hiệu lớn máy phát có chổi than.
Hình 1.9: Cấu tạo máy phát không chổi than.
3.4 Xem mô phỏng “Generator”.
Mô phỏng này thuyết minh bằng tiếng Anh, cho nên giáo viên cần phải
xem trước để nắm được ý của mô phỏng mà thuyết minh lại cho sinh viên khi
trình chiếu mô phỏng. Sợ rằng sinh viên không thể nghe tốt lời thuyết minh
trong mô phỏng.
22
4. Tháo lắp máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha.
Tuy nguyên lý của các máy phát đồng bộ một pha đều giống nhau nhưng
khi chế tạo lại phụ thuộc vào công nghệ và ý tưởng của nhà sản xuất nên mới
nhìn có hình dạng và cách bố trí các chi tiết rất khác nhau, do đó không thể có
một chỉ dẫn cụ thể về cách tháo lắp nhất định.
Hơn nữa, về nguyên tắc ốc (dùng dụng cụ có đầu lõm để vặn vào ra) vít
(dùng dụng cụ có đầu lồi để vặn vào ra) chỉ để ghép nối các phần tử lại với
nhau, mũ và thân của nó chỉ cần đủ độ bền cơ học và thích hợp là được, nhưng
trong thực tế chúng lại rất đa dạng. Sự đa dạng không chỉ ở kích thước và mà ở
dạng mũ của nó: Về kích thước , nó có nhiếu kích thước to nhỏ khác nhau đã
đành, nó còn theo hệ “inh” và hệ “mét”, dụng cụ đồ nghề theo hệ inh không
dùng tốt cho hệ mét được và ngược lại. Về hình dáng, dạng mũ của ốc vít chỉ để
tạo lực cho dụng cụ tháo lắp, nhưng trong thực tế, các hãng sản xuất lại dùng mũ
ốc vít để gây khó khăn cho nhau. Đầu tiên là vít 2 cạnh, và 4 cạnh chữ v, bây giờ
đã có thêm: vít 3 cạnh thẳng, 4 cạnh thẳng, 6 cạnh thẳng (hexagen), hoa khế 5
cánh, hoa khế 6 cánh, . . . Về ốc, đầu tiên là ốc 3 cạnh lồi, 6 cạnh lồi, bây giờ lại
có ốc 6 cạnh chìm, . . . thật là đa dạng không cần thiết.
Sau đây là các nguyên tắc chính để tháo lắp các máy phát điện đồng bộ một
pha.
4.1 Dụng cu đồ nghề.
Thông thường, mỗi thiết bị khi xuất xưởng đều có bộ dụng cụ tháo lắp đi
kèm, bộ dụng cụ này giúp chủ sở hữu thực hiện các sửa chữa nhỏ. Tuy nhiên với
thợ sửa chữa, phải có bộ dụng cụ đồ nghề đầy đủ của riêng mình để tháo lắp
máy phát đồng bộ một pha của các nước khác nhau trên thế giới. Trong bộ dụng
cụ này có đầy đủ các loại cả hệ inh lẫn hệ mét và có thể có cả cờ lê miệng mở
(open end spanner) và mỏ lết (adjustable spanner), hai dụng cụ này chỉ được
dùng trong trường hợp không thể sử dụng cờ lê chòng (ring end spanner) hoặc
chụp (socket spanner) để tháo lắp ốc vít, hoặc sử dụng khi ốc vít đã được nới
lỏng.
Hình 1.10: Các hộp dụng cụ đồ nghề của người thợ sửa chữa
23
Khi giáo viên giảng phần này, cần chuẩn bị sẵn bộ đồ nghề hệ inh và hệ
mét và một ít bu lông cả hai hệ để cho sinh viên thấy rõ chúng không thể sử
dụng lẫn đồ nghề được.
4.2 Quy trình tháo lắp.
Trước khi tháo lắp, ta cần chuẩn bị địa điểm đủ rộng, tốt nhất là bàn rộng,
sạch sẽ. Chuẩn bị sẵn đồ nghề thích hợp. Tháo dần từng bộ phận cần thiết theo
yêu cầu sửa chữa, xếp theo thứ tự từ xa đến gần, có dành lại diện tích cần thiết
để thao tác sửa chữa.
Sau khi sửa chữa xong, lắp trở lại theo nguyên tắc “tháo trước lắp sau”,
trước khi lắp phải vệ sinh sạch sẽ và bôi đủ dầu mỡ càn thiết.
4.3 Thực hành tháo lắp máy phát đồng bộ một pha của hãng HOA MỸ.
- Giáo viên làm trước, miệng nói tay làm. Có thể công việc đã được
quay thành clip, chiếu cho sinh viên xem trước khi làm thật.
- Chia nhóm sinh viên để thực hành. Nhóm này làm, nhóm kia nhận
xét để tăng mức độ chủ động của sinh viện.
Thời lượng cho 1 nhóm tháo lắp từ 30 đến 40 phút tùy theo khả năng sinh
viên, nên mỗi máy chỉ được 2 nhóm Nếu số sinh viên động cần
Công việc cụ thể:
Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề: Máy phát này chế tạo theo tiêu chuẩn Anh nên
phải chọ bộ dụng cụ theo hệ Anh. Vì máy phát công suất bé nên chỉ dùng các
chụp từ 0,55 inchs (≈ 14 mm) trở xuống đến chụp 0,31 inchs (≈ 8
) mà thôi,
kèm theo một tua vít 2 cạnh có đầu làm việc rộng từ 7mm đến 10mm là được.
Một bàn làm việc đủ rộng và đủ cứng để thao tác.
Hình 1.11 Sau khi tháo bình xăng (có ốc ở 4 góc), các bộ phận hiện rõ.
24
1. Tháo hết xăng thừa ra ngoài, dùng kìm bấm nới lỏng lò xo kẹp để tháo
ống dẫn xăng ra khỏi bình xăng. Chú ý không để xăng rơi ra ngoài, nếu bị rơi ra
phải dùng dẻ lau kỹ.
2. Dùng chụp 0,47 inchs (≈ 12 mm) mở 4 ốc bình xăng, đưa bình xăng ra
ngoài, để vào vị trí đã chuẩn bị sẵn. Hình 1.11.
Dựng máy phát lên sao cho máy nổ nằm dưới, máy phát nằm phía trên.
3. Dùng chụp 0,31 inchs (≈ 8
) mở 4 ốc tấm chắn ống xả kiêm bầu
giảm thanh, để vào vị trí dã chuẩn bị sẵn.
4. Dùng chụp 0,512 inchs (≈ 13
) mở 4 ốc bầu giảm thanh, để vào vị trí
đã chuẩn bị sẵn. Thao tác không có cũng được, nhưng chật chội khó tháo lắp
máy phát điện hơn.
Dùng dẻ lau, chổi lông vệ sinh mặt ngoài máy phát sạch sẽ, để lúc tháo bụi
bẩn không rơi vào các bộ phận khác.
5. Dùng tua vít 2 cạnh lớn (có thể dùng loại 4 cạnh, nhưng không tốt bằng
loại 2 cạnh) mở 2 ốc bắt tấm chắn đầu máy rồi bẩy nhẹ tháo tấm chắn ra, để vào
vị trí dã chuẩn bị sẵn. Hình 1.12.
6. Dùng tua vít 2 cạnh lớn, tháo 2 ốc cố định bộ tự động điều chỉnh điện áp
ra ngoài, rồi rút các jắc cắm dây. Nhớ jắc cắm có mấu chống tháo, phải đẩy vào
mấu mới rút ra được, để vào vị trí dã chuẩn bị sẵn.
7. Dùng mê-gôm kế (loai 500v đến 1000v là cùng) đo cách điện cuộn dây
phần cảm và phần ứng (thao tác này chỉ được làm sau khi tháo dây bộ tự động
điều chỉnh điện áp ra ngoài, chắc chắn nó không còn liên hệ gì về điện với máy
phát nữa, nếu không chắc chắn sẽ bị hỏng bộ tự động này). Khi đo, đầu âm cặp
vào bệ máy (đã vệ sinh sạch để dẫn điện tốt), đầu que đo cắm vào lỗ jắc dây
phần ứng (dây màu nào cũng được) để đo cách điện phần ứng; vẫn để đầu cặp
vào vỏ máy, đầu que đo đặt vào vành trượt (hoặc vào đầu cắm dây kích từ nằm
trên chổi than cũng được, nhưng không chính xác bằng ở vành trượt vì đo thêm
cả chổi than). Khi rút jắc chổi than nhớ ghi rõ đầu thấp (dây xanh) đầu cao (dây
vàng) để khi lắp lại cho đúng.
8. Dùng tua vít 2 cạnh lớn tháo ốc bắt chổi than ra ngoài, để vào vị trí dã
chuẩn bị sẵn.
9. Có thể dùng tua vít tháo ốc bắt dây tiếp masse (dây mầu sọc xanh câyvàng) để tháo dây ra mới có thể tháo tiếp được.
10. Dùng chụp 0,4 inchs (≈ 10mm) tháo 4 bu-lông bắt bệ đỡ đầu trục, rồi
dùng gỗ đóng nhẹ để tháo bệ đỡ đầu trục ra, để vào vị trí dã chuẩn bị sẵn. Bây
giờ, rô to, stato đều lộ rõ ra.
11. Cẩn thận, dùng tua vít 2 cạnh lớn, tỳ vào bệ máy, bẩy nhẹ các phía để
stator tách ra khỏi bệ máy, sau đó nhẹ nhàng bưng ra ngoài, để vào vị trí dã
25
chuẩn bị sẵn. Khi đặt vào vị trí, nhớ đặt cạnh vát nhỏ xuống dưới để tránh dập
dây (nếu đặt cạnh vát lớn xuống dưới có thể bị dập dây vì ở cạnh này dây thò ra
ngoài lõi thép). Sau khi đặt vào vị trí, nhớ dùng dẻ sạch phủ lên để chống bụi
hoặc các chất bẩn khác bắn vào.
12. Tháo ốc đầu trục để rút rô to ra. Muốn tháo ốc đầu trục, ta dùng một
chụp 0,47 inchs (≈ 12 mm) có cánh tay đòn dài, dùng xung lực tác động vào
mút cánh tay đòn theo chiều tháo ra (cùng chiều với chiều quay của máy phát,
các nhà thiết kế đã tính đến điều này để chống tự tháo cho ốc đầu trục), trong
trường hợp này, ta tác động lực ngược chiều kim đồng hồ. Lực tác động càng
mạnh và càng nhanh (như búa đóng) thì xung lực càng lớn. Nếu có bạn hỗ trợ
bằng cách lấy tay (có găng tay hoặc dẻ sạch bọc lại) ôm chặt lấy rô to thì tháo
càng dễ.
13. Tháo vòng bi và vành trượt phải dùng “cẩu” hay a-ráp loại bé mới
được. HÌnh 1.12.
Hình 1.12: Các kiểu a-ráp để cẩu vòng bi ra khỏi trục
Đến đây, công việc tháo rời từng bộ phận điện coi như đã hoàn chỉnh, nếu
lắp lại máy có thể hoạt động bình thường được. Chỉ có sửa chữa mới tiến hành
tháo thêm như bối dây phần cảm hoặc phần ứng.
5, Câu hỏi tự kiểm tra kiến thức.
1 Cấu tạo cơ bản và nguyên lý hoạt động của máy phát điện đồng bộ một
pha có chổi than
2 Cấu tạo cơ bản và nguyên lý hoạt động của máy phát điện đồng bộ một
pha không chổi than
3 Khi tháo lắp máy phát điện nói riêng và tháo lắp cơ khí nói chung cần
phải sử dụng đồ nghề như thế nào.
26
BÀI 2:
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ MỘT PHA
Mã bài: MĐ 23.02
Giới thiệu:
Đặc tính của máy phát đồng bộ là các quan hệ giữa các thông số với nhau,
khi các thông số còn lại giữ không đổi. Các quan hệ này rất cần thiết cho việc
sửa chữa và chỉnh định khi lắp mới, đặc biệt là đặc tính ngoài và đặc tính điều
chỉnh. Bài này giúp các sinh viên lấy đặc tính khi cần thiết.
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp khảo sát và vẽ các đặc tính của máy phát
điện xoay chiều đồng bộ một pha.
- Khảo sát và vẽ được các đặc tính của máy phát điện xoay chiều đồng bộ
một pha.
- Có tính tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập
Nội dung chính:
1. Đặc tính không tải.
1.1. Định nghĩa:
Đặc tính không tải là mối quan hệ giữa dòng kích từ và sức điện động E
hay điện áp không tải U0, khi tốc độ động cơ sơ cấp n không đổi.
E = f(Ikt)
khi n = const.
1.2. Cách vẽ đặc tính không tải.
1.2.1. Công tác chuẩn bị:
a) Trước khi lấy đặc tính không tải phải tiến hành chạy máy phát trước,
chỉnh máy phát ở tần số định mức 50Hz, điện áp định mức U = 220v, chưa đóng
tải và sau đó đo các thông số sau đây:
- Điện áp kích từ Ukt(V).
- Dòng kích từ Ikt(A).
- Điện trở cuộn dây kích từ Rckt(Ω).
Giá trị này có thể suy ra khi đo được điện áp và dòng kích từ theo định luật
Ohm. Tuy nhiên đo được giá trị này sẽ kiểm chứng được độ chính xác của phép
đo trên.