Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp một thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.03 KB, 26 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thư của Bác Hồ gửi ngành giáo dục vào tháng 11 năm 1949 có đoạn
viết: “Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu thương đồng bào, chuộng lao
động, giữ kỷ luật, biết giữa gìn vệ sinh, học văn hóa. Đồng thời, phải giữ vẹn cái
tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng
hóa ra những người “già sớm”. Trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong
lúc vui cũng cần cho chúng học.”
Dù là giáo viên, hay phụ huynh học sinh, chúng ta ai cũng mong mỏi ở trẻ
những điều hết sức bình dị:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.
Những cái “biết” đó phải được nằm trong khuôn khổ của gia đình, nhà trường
và xã hội. Chúng ta không ai có thể tự ý đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản
của cuộc sống. Và trẻ em lại càng không thể. Chính vì lí do đó, trong bất kì giai
đoạn nào, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ. Với truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
“Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng,
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập”. (Trích “Trẻ em Việt
Nam”– Hồ Chí Minh 1942).
Là một giáo viên dạy lớp một, khi đọc những dòng thư trên, bản thân tôi càng
thấm thía hơn khi đối tượng học sinh của mình vừa rời lớp mầm non, ý thức tự
giác chưa cao, chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập
và kỉ luật đồng thời tâm lí bỡ ngỡ khi lần đầu tiên được đến với một môi trường
tiểu học hoàn toàn mới, lạ trường, lạ lớp, lạ thầy cô, bạn bè… Làm sao cho các
em học sinh lớp một yêu thích học tập, hăng hái tham gia các hoạt động của
trường, của lớp… để các em cảm thấy trường học chính là ngôi nhà thứ hai của


các em và mỗi ngày đến trường chính là một ngày vui của các em. Chính vì vậy,
muốn cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn
nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động thì người giáo viên phải uốn nắn,
rèn cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ
lớp một học sinh được rèn nề nếp trong sinh hoạt và trong học tập một cách
nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có
nề nếp học tập tập tốt, tạo những bước đi vững chắc cho các em trong việc học
1/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu trở thành người
công dân tốt, có ích cho đất nước sau này.
Bản thân tôi khi trở thành giáo viên tiểu học, tôi luôn lấy quan điểm “Rèn ý
thức – Dạy kiến thức”. Do vậy, khi nhận lớp, tôi luôn vạch ra cho mình những
định hướng cụ thể để giúp các em học sinh dần đi vào ổn định nề nếp trong tuần
đầu tiên của năm học. Với 10 năm đứng lớp chủ nhiệm trong đó có 4 năm là
giáo viên chủ nhiệm lớp một, tôi luôn có gắng tìm ra những biện pháp để giúp
học sinh thực hiện tốt các nề nếp, quy định của nhà trường, của lớp học. Xuất
phát từ những điều trên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh
lớp một thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.”
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, khả năng nhận thức về việc rèn nề nếp của học
sinh.
- Tìm hiểu cách thức rèn nề nếp cho học sinh lớp một.
- Thực trạng của việc rèn nề nếp cho học sinh lớp một ở trường tiểu học.
- Phân tích, đánh giá, chỉ ra được những khó khăn thuận lợi trong việc rèn nề
nếp cho học sinh tiểu học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp một

- Chương trình môn Đạo đức lớp một
- Điều lệ trường tiểu học
- Thông tư 30
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, tối đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
1. Phương pháp khảo sát:
Tìm hiểu Vở bài tập Đạo đức, các tài liệu có liên quan, khảo sát việc rèn nề
nếp của học sinh lớp một trong các giờ học, các buổi hoạt động tập thể, hoạt
động ngoại khóa, …
2. Phương pháp phân tích:
Phân tích các quy định của trường, lớp, điều lệ trường Tiểu học, luật giáo dục,
thông tư 30, nội dung môn học Đạo đức từ đó đưa ra được những thuận lợi, khó
khăn trong việc rèn nề nếp cho học sinh lớp một.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp:
- Tổng hợp những kiến thức liên quan đến việc rèn nề nếp cho học sinh lớp một
2/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
- Tổng kết, đánh giá những kết quả đã thu được.
4. Phương pháp thực nghiệm:
Tổ chức cho học sinh thực nghiệm những biện pháp đã đưa ra rèn nề nếp để
đánh giá xem học sinh đã thực hiện được đến mức độ nào.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.

3/25



Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
PHẦN II

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương trình giáo dục của nước ta hiện nay, tất cả các em học sinh
trước khi đến với trường tiểu học thì các em đã được học tại trường mầm non.
Trong điều 41 của Điều lệ trường tiểu học có nêu một số nhiệm vụ của học
sinh mà ngay từ lớp một các em học sinh đã phải thực hiện tốt:
- Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập, chấp hành nội quy nhà
trường, đi học đều và đúng giờ, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, nhân
viên và người lớn tuổi, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, người
khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp, giữ gìn bảo vệ
tài sản nơi công cộng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực
hiện an toàn giao thông.
- Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương.
Đặc biệt trong Thông tư 30 quy định đánh giá học sinh tiểu học, thì vấn đề
năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học được coi là một trong những yêu cầu
cần đạt để đánh giá một học sinh.
Với đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh lớp một thì việc rèn nề nếp cho các em
quả là một việc làm mà đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí và chính bản
thân giáo viên trực tiếp giúp đỡ các em luôn phải tìm tòi các phương pháp, đưa
ra những cách thức để giúp các em thực hiện tốt những quy định, nề nếp, những
chuẩn mực đạo đức phù hợp với các em.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trường tiểu học không chỉ là nơi dạy các em học sinh biết đọc, biết viết,học
những kiến thức cơ bản ban đầu trong kho tàng kiến thức mà còn là nơi đặt

những nền móng đầu tiên trong việc giáo dục ý thức, rèn luyện các em trở thành
những con người có đạo đức tốt để sau này giúp ích cho đất nước.
Chính vì thế việc rèn nề nếp cho học sinh, nhất là học sinh lớp một luôn được
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và chỉ đạo rõ ràng. Ngay từ đầu năm học,
Ban giám hiệu đã kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ
trách vạch ra kế hoạch cụ thể, chi tiết để cùng kết hợp giúp các em học sinh dần
có nề nếp vì khi bắt đầu được cắp sách đến với môi trường tiểu học, hầu hết học
sinh đều chưa có ý thức về việc rèn nề nếp, kỉ luật, lời nói chưa rõ ràng, chưa
diễn đạt đủ ý, chưa có ý thức đi học đều và đúng giờ, chưa biết cách giữ gìn vệ
sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, giữ trật tự trong giờ học hay chưa biết cách giao
4/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
tiếp với bạn bè và những người xung quanh … Đây là những hạn chế mà hầu hết
tất cả các em học sinh đều mắc phải.
Khi bắt đầu bước chân vào môi trường tiểu học, tất cả các em học sinh đều
như nhau nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, giáo viên đã có thể xác
định được những em học sinh nào có ý thức, những em học sinh nào còn hiếu
động và đặc biệt những em học sinh tham gia học hòa nhập như học sinh tự kỉ,
học sinh câm, điếc …
Các giáo viên khi được phân công phụ trách lớp một luôn là những người tâm
huyết với nghề, tâm huyết với việc rèn nề nếp, đạo đức cho học sinh bởi các em
như những “ tờ giấy trắng”, như những “ mầm non” cần được uốn nắn, cần có
được những “nét vẽ rõ ràng”. Chính vì vậy, ngay từ đầu, giáo viên cần phải giúp
đỡ học sinh làm quen với môi trường tiểu học, làm quen với những nội quy, quy
định của trường, của lớp.
Nhưng trên thực tế vẫn có một số học sinh và một số phụ huynh còn rất lúng
túng trong việc làm quen với môi trường tiểu học, còn bị lẫn lộn giữa các nội
quy, quy định dẫn tới việc thực hiện chưa tốt những quy định của trường , của

lớp.
Nhiều phụ huynh học sinh do bận công việc nên còn coi nhẹ việc rèn nề nếp
cho con. Chưa quan tâm đến giờ học của con, còn cho con đi học muộn, còn
chưa đóng các khoản tiền quy định đúng thời hạn hay còn chưa thực hiện tốt các
quy định, nội quy của nhà trường khi cho con đến trường.
C. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

1. Rèn nề nếp thực hiện quy định của Nhà trường
Với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp một nói riêng thì việc thực
hiện quy định, nề nếp của trường là việc làm cần thiết mỗi khi bước vào năm
học mới. Học sinh lớp một, khi bước chân vào trường tiểu học thì còn gặp rất
nhiều bỡ ngỡ vì nội quy của trường khác hẳn với nội quy, nề nếp của trường
mầm non.
Những quy định:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép;
- Thực hiện tốt các quy định: không làm ồn, không nói chuyện riêng trong
giờ học, giờ ăn và giờ ngủ;
- Giữ kỉ luật chung: không chạy nhảy, đùa nghịch gây ồn ào ở nơi công cộng,
không ăn quà vặt trong trường;
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thi đua nói lời hay làm việc tốt;

5/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
- Lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, thương yêu giúp đỡ các em
nhỏ;
- Bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung;
- Đồng phục, trang phục sạch sẽ, gọn gàng đúng quy định…
Đây là những quy định mà học sinh nào cũng phải thực hiện nhưng đối với

lớp một thì việc thực hiện có phần khó hơn vì các em chưa quen cũng như là
chưa bao giờ phải thực hiện.
Chình vì vậy mà ngay từ đầu năm, bản thân giáo viên phải giúp đỡ các em để
các em dần dần làm quen với quy định, nề nếp của nhà trường và thực hiện tốt
trong suốt cả năm học.
2. Rèn nề nếp thực hiện quy định của lớp học
Cũng giống như quy định nề nếp của trường học, lớp học cũng có những quy
định riêng của từng lớp. Mỗi học sinh lớp một đều phải thực hiện tốt các quy
định đó để tạo thành một tập thể lớp có nề nếp.
Có những quy định của lớp trùng với quy định chung của trường như: đi học
đều và đúng giờ, mặc đồng phục và đi dép quai hậu đúng quy định, tham gia đầy
đủ các hoạt động của nhà trường,… Nhưng bên cạnh đó cũng có những quy định
cụ thể như:
- Nghỉ học phải xin phép;
- Không vẽ bậy ra tường lớp, không vứt rác bừa bãi ra nền lớp;
- Không nói tự do trong giờ học;
- Không trèo lên bàn ghế, viết vẽ ra bàn ghế….
Người giáo viên cần phải có những định hướng cụ thể để giúp các em có một
nền nếp tốt khi đến trường, đến lớp, làm sao để đưa các em dần vào khuôn khổ
của lớp học nhưng các em không có cảm giác bị gò bó hay sợ sệt.
3. Rèn nề nếp học tập trên lớp
Đối với học sinh lớp một, mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ.
Nếu như ở trường mầm non các em chủ yếu hát múa vui vẻ thì ở lớp một các em
sẽ gặp rất nhiều lúng túng và bỡ ngỡ trong mỗi môn học, trong mỗi tiết học như
sử dụng sách vở, đồ dùng học tập, lấy sách vở rồi loay hoay với việc tìm bài, tìm
trang…
Trong các tiết học các em phải làm thực hiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
và các em phải tự làm chủ lấy kiến thức của mình. Giáo viên chỉ có thể nêu vấn
đề, hướng dẫn khi các em gặp khó khăn. Những nề nếp về học tập đó sẽ theo các
em suốt năm học lớp một cũng như các năm học sau nữa.

6/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Ví dụ trong phân môn Học vần của môn Tiếng Việt, ngay từ đầu các tiết học
các em đã được làm quen với khá niệm: đánh vần, đọc trơn, phân tích… và các
kí hiệu đi kèm:
+ Thước kẻ chỉ vào âm, vần, tiếng, từ là học sinh phải đọc đánh vần;
+ Thước kẻ chỉ nằm ngang học sinh phải biết phân tích vần, tiếng, từ;
+ Thước kẻ chỉ nằm dọc học sinh phải biết đọc trơn âm, vần tiếng, từ.
Hoặc kí hiệu lấy sách vở, lấy bảng, kí hiệu khoanh tay trên bàn… đều được
giáo viên hướng dẫn và giúp học sinh ghi nhớ để thực hiện tốt trong các tiết học.
Giáo viên còn hướng dẫn học sinh cách xếp bộ đồ dùng, bảng, phấn, sách
giáo khoa để trên mặt bàn sao cho hợp lí và khoa học…
Trên thực tế khi đi học rất nhiều em còn thiếu sách vở đồ dùng: giờ toán quên
vở bài tập; giờ học vần, tập đọc quên sách Tiếng Việt; giờ viết không có bút... cá
biệt có em không mang cả cặp sách vì sáng ra dậy muộn, gia đình quên nhắc
nhở v.v... Vì vậy, các em không hoạt động học tập cùng các bạn làm ảnh hưởng
đến không khí học tập của cả lớp. Do đó, cần hình thành nề nếp học tập, tạo thói
quen cho học sinh giờ nào việc nấy là việc làm cần thiết không thể thiếu được.
Chính vì vậy, bản thân tôi thấy rằng để dạy một tiết học diễn ra trong 35 phút
có chất lượng và đảm bảo được không khí học tập của lớp thì phải đưa các em
vào nề nếp học tập ngay từ đầu năm học.
4. Rèn nề nếp tự học ở nhà
Đối với học sinh lớp một, việc rèn nề nếp học tập ở nhà là một việc làm rất
quan trọng mà mỗi giáo viên cần tạo cho các em một thói quen. Trong chương
trình học của học sinh tiểu học, toàn bộ phần bài làm bài học của học sinh đều
được giáo viên hướng dẫn và hoàn thành ngay trên lớp học nhưng vẫn cần phải
rèn cho các em có nề nếp buổi tối về nhà biết ngồi vào bàn học để đọc lại hoặc
ôn lại kiến thức mà cô giáo đã dạy ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của bố mẹ. Bên

cạnh đó, học sinh cũng cần có thói quen soạn sách vở, đồ dùng học tập cho ngày
hôm sau.
5. Rèn nề nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
Là một người học sinh khi cắp sách đến trường, sách vở, đồ dùng học tập bao
giờ cũng là người bạn đầu tiên và là người bạn thân thiết nhất của mỗi người. Vì
vậy việc rèn nề nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cũng là một việc quan
trọng trong việc dạy dỗ các em. Học sinh lớp một chưa thật sự có ý thức giữ gìn
sách vở, đồ dùng học tập. Nhiều quyển sách chưa được bọc và dán nhãn cẩn
thận, còn bị bong bìa, quăn mép..., đồ dùng học tập tuy đã có đầy đủ nhưng chưa
biết cách giữ gìn nên còn bị hỏng, bị mất.
7/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Ngay trong từng tiết học, nề nếp học tập cũng ảnh hưởng tới việc giữ gìn
sách vở, đồ dùng học tập. Học sinh cần có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập của
từng môn học, thực hiện giờ nào việc nấy theo hướng dẫn của giáo viên, có nếp
khi sử dụng sách vở, cách giơ tay phát biểu, cách đặt tay khi viết để sách vở
không bị quăn mép… Như vậy, học sinh có giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập
tốt thì mới luôn có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập phục vụ cho tiết học. Ngược
lại nề nếp học tập trong mỗi tiết học cũng giúp học sinh có ý thức và thói quen
trong việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
Nhiều học sinh khi bắt đầu đi học lớp một con non nớt, lần đầu tiên cắp sách
tới trường còn nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa đa số các em được bố mẹ chiều chuộng
còn làm thay, làm hộ nhiều việc như bế ẵm vào tận cửa lớp, chưa có tính tự lập
trong việc học tập, bên cạnh đó thì lại có một bộ phận học sinh không nhận được
sự quan tâm của bố mẹ nên sách vở, đồ dùng học tập lúc nào cũng thiếu, không
đầy đủ… Tất cả những điều đó đều tạo nên chất lượng học tập không tốt ở trên
lớp.
D. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Để giúp các em thực hiện tốt nề nếp của trường, của lớp thì giáo viên phải là
người đóng vai trò chủ đạo, kết hợp với các thầy cô giáo bộ môn đặc biệt là thầy
cô giáo phụ trách Đội. Bên cạnh đó cũng cần có sự tham gia của phụ huynh và
người thực hiện phải là học sinh. Tất cả phải có sự phối hợp nhịp nhàng để tạo
nên một nề nếp tốt cho các em sao cho trở thành kĩ năng khi ở lớp cô giáo không
phải nhắc nhở mà các em cũng vẫn thực hiện tốt.
Trong năm học 2014 – 2015, việc thực hiện thông tư 30 trong việc đánh giá
học sinh tiểu học càng cho thấy vai trò quan trọng của người thầy trong việc
định hướng cho học sinh làm sao cho các em không chỉ học tốt mà còn là những
con người có tinh thần tự giác trong học tập và có một nề nếp tốt ở trường, ở lớp
của mình.
Người giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp
giảng dạy, gây hứng thú cho học sinh để việc học tập và rèn luyện nề nếp trở
thành niềm vui, phát huy được hết khả năng, năng lực của các em. Có như vậy
học sinh mới hứng thú trong việc rèn nề nếp, các em mới không sợ, không ngại
mỗi khi đến trường, đến lớp. Bằng vốn kinh nghiệm của mình, tôi đã tiến hành
việc rèn nề nếp cho học sinh của mình, được trình bày cụ thể trong phần dưới
đây.

8/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
E. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với giáo viên
Rèn nề nếp cho học sinh lớp một ngay từ những buổi học đầu tiên thật là khó
và ngại đối với tất cả giáo viên. Nhưng khi đã thành nề nếp thì lại rất thuận lợi
vì học sinh lớp một rất dễ bảo, biết nghe lời. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần có
một kết hoạch cụ thể, chi tiết.
- Giáo viên khi nhận lớp phải phát cho mỗi học sinh một tờ thông báo có ghi

đầy đủ nội quy của trường, của lớp thật cụ thể để các em mang về cho bố mẹ
xem và cùng các em thực hiện. Trong lớp học, trong những buổi đầu tiên, giáo
viên cũng cần làm bảng thông báo nội quy và nhắc học sinh hàng ngày để các
em nhớ thực hiện cho tốt.
- Cần thông báo rõ ràng, mạch lạc nội quy của trường, của lớp, quy định về
nề nếp rèn luyện cũng như nề nếp trong học tập, trong buổi họp phụ huynh đầu
năm. Đưa ra những quy định rõ ràng, rành mạch để phụ huynh nắm được. Chỉ ra
đâu là quy định của nhà trường, đâu là quy định của lớp, đâu là những quy định
học sinh phải tự thực hiện cho tốt, đâu là những quy định học sinh phải làm dưới
sự giúp đỡ của bố mẹ. Chẳng hạn quy định học sinh phải đi học đều và đúng
giờ. Với quy định này thì việc đúng giờ của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào
phụ huynh bởi các em được bố mẹ đưa đi học rất nhiều. Hay quy định về việc
tham gia đầy đủ các đợt quyên qóp, ủng hộ do các tổ chức kêu gọi… Nếu không
có sự giúp đỡ của phụ huynh thì cô trò sẽ không hoàn thành tốt nhiệm vụ. Rồi
những quy định đóng học đúng thời gian quy định, hay không đi xe trong sân
trường, với học sinh lớp một để thực hiện đúng thì phụ thuộc hoàn toàn vào phụ
huynh.
- Phối hợp chặt chẽ với ban phụ huynh của lớp để động viên, khen thưởng kịp
thời những học sinh có tinh thần rèn luyện tốt. Ngoài lời khen thưởng của cô
giáo nếu có thêm lời động viên, tuyên dương của ban phụ huynh lớp thì sẽ giúp
học sinh thực hiện tốt hơn nề nếp của lớp và bản thân phụ huynh trong lớp cũng
cảm thấy được sự giúp đỡ tạo điều kiện của giáo viên và phụ huynh trong lớp,
tạo nên tình cảm giữa các phụ huynh.
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên tổng phụ trách đội để đưa ra những chương
trình hoạt động cụ thể trong năm học cũng như trong từng học kì để giáo viên có
định hướng cụ thể đối với học sinh.
- Thành lập ban thi đua, khen thưởng của lớp trong đó đề cao vai trò của lớp
trưởng, lớp phó và các tổ trưởng. Việc bình chọn những cá nhân, tập thể trong
lớp có thành tích rèn nề nếp tốt phải được diễn ra công khai trong các tiết sinh
hoạt lớp, hoạt động tập thể. Các bạn tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng phải được

9/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
thay đổi luân phiên để giúp các em học sinh trong lớp được phát huy, thể hiện
vai trò, trách nhiệm của mình đối với tập thể lớp.
- Hướng dẫn phụ huynh cách xem thời khóa biểu, các môn học, các thầy cô
giáo phụ trách môn học để phụ huynh nắm được rõ ràng, cụ thể. Hướng dẫn
cách chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học sinh. Những công việc này giáo viên
phải quán triệt để phụ huynh, học sinh thực hiện một cách cụ thể và đều đặn. Để
học sinh thực hiện tốt nề nếp của trường, của lớp thì hằng ngày các em học sinh
phải được sự kiểm tra của cán bộ lớp, của giáo viên chủ nhiệm, của đội sao đỏ
cũng như ban thi đua của Liên đội. Bản thân giáo viên phải cập nhật thông tin
từng ngày, từng buổi để có thể động viên, nhắc nhở các em kịp thời. Đối với học
sinh lớp một, một lời động viên khen ngợi của cô giáo sẽ là động lực rất lớn
giúp các em phát huy hết tích tích cực trong việc rèn nề nếp của mình.
- Giáo viên cần có những hình thức khen thưởng, động viên kịp thời để học
sinh trong lớp hăng hái thực hiện tốt nề nếp của trường của lớp. Đối với lớp tôi,
thứ hai đầu tuần sau giờ chào cờ, tôi luôn phát động phong trào thi đua gắn với
các chủ đề, chủ điểm cụ thể. Và trong giờ sinh hoạt lớp vào ngày thứ sáu thì tôi
lại tổng kết đợt thi đua đó bằng những lời khen, lời động viên và lời nhắc nhở
trên cơ sở sự bình chọn, nhận xét của các em học sinh. Những học sinh được
bình chọn sẽ được thưởng một ngôi sao dán vào bảng thi đua tuần. Nếu học sinh
nào mà cả bốn tuần thi đua trong một tháng mà đều được dán sao thì sẽ được
một phần thưởng của giáo viên. Phần thưởng đó có thể là một chiếc bút chì, một
cục tẩy, một tập nhãn vở hay một tập giấy thủ công nhưng đã mang lại niềm vui
và sự cố gắng rèn luyện cho rất nhiều bạn học sinh trong lớp. Nhiều em học sinh
đã có những sự thay đổi lớn về mặt rèn luyện nề nếp.
- Ngoài ra, tôi cũng đã cho các em học sinh xem lại những đoạn phim, đoạn
clip quay cảnh các bạn học sinh trong trường giữ nề nếp trong giờ sinh hoạt dưới

cờ, trong lớp học hay trong chính giờ ra chơi của các em. Qua đó để cho học
sinh trong lớp thấy được dù ở lớp nào, ở đâu thì việc rèn nề nếp đều rất quan
trọng và các em sẽ học tập được ở các bạn những việc làm tốt, những việc làm
phù hợp mà mọi người luôn làm để có một nề nếp tôt.
- Bản thân giáo viên phải là người gương mẫu nhất trong mọi hoạt động của
nhà trường, của lớp học để làm gương cho học sinh noi theo và giáo viên cũng
nhận được sự ghi nhận của phụ huynh. Khi rèn học sinh nề nếp đi học đều và
đúng giờ. Người giáo viên cần làm gương cho học sinh trước tiên. Bao giờ giáo
viên cũng phải đến trường, đến lớp trước khi trống đánh truy bài, để học sinh
thấy được rằng giáo viên cũng cần phải đến lớp đúng giờ giống như học sinh.
Năm học 2012 – 2013, chính vì thói quen đi làm đúng giờ mà tôi đã giúp đỡ kịp
thời một học sinh bị đau ruột thừa mà bố mẹ không biết, khi đến lớp phát hiện ra
em đau bụng, tôi đã kịp báo cho phụ huynh và gọi xe taxi đưa cháu đến bệnh
viện kịp thời và từ việc làm đó của tôi, phụ huynh trong lớp đã rất yên tâm khi
10/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
đưa con đến lớp đúng giờ vì họ luôn tin tưởng là con họ đến lớp đã có giáo viên
đến rồi.
2. Đối với học sinh
Để các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp một thực hiện tốt nề nếp
của trường của lớp thì đòi hỏi các em cả một sự nỗ lực lớn vì các em đang từ
trường mầm non lên với trường tiểu học là cả một khoảng cách lớn về nề nếp và
rèn luyện. Nếu như ở trường mầm non các em muốn nghỉ ở nhà cùng ông bà, bố
mẹ hay khi nhà các em có việc thì người lớn đều cho các em nghỉ thì việc nghỉ
tự do của các em sẽ không thể có ở trường tiểu học (trừ khi các em bị ốm mệt).
Hay việc đi học đúng giờ cũng là một nề nếp cần phải rèn luyện thường xuyên
đối với các em học sinh lớp một.
- Trong những buổi học đầu tiên, giáo viên phải nêu rõ những nôi quy, quy

định đối với các em học sinh. Từ quy định, nội quy của nhà trường, đến nội quy,
quy định của lớp. Trong nội quy của lớp còn được chia ra quy định về nề nếp, về
kỉ luật và về học tập. Trong mỗi quy định, nội quy, giáo viên phải giúp học sinh
hiểu và thực hiện đúng và tạo thành một thói quen khi đến lớp. Chẳng hạn, quy
định về việc đi vệ sinh của học sinh, với học sinh lớp một, nếu giáo viên cho
một học sinh đi vệ sinh thì sẽ có rất nhiều học sinh khác xin đi cùng lúc. Giáo
viên phải quy định chỉ có một người được xin đi vệ sinh. Bạn đi vệ sinh về thì
bạn khác mới được phép đi (trừ những trường hợp đặc biệt), rồi dần dần học
sinh sẽ có thói quen chỉ đi vệ sinh vào giờ giải lao. Hay quy định về tiết kiệm
nước uống trong lớp. Giáo viên không cấm học sinh uống nước nhưng phải
uống đủ, không rót thừa, không đổ ra sàn lớp, tránh lãng phí… Những quy định
đó nếu được giáo viên nhắc đi nhắc lại kết hợp với sự kiểm tra đôn đốc của các
bạn cán bộ lớp thì các bạn học sinh trong lớp sẽ thực hiện tốt và dần dần đi vào
nề nếp.
- Các bạn cán bộ lớp phải thực sự gương mẫu, phải là tấm gương để các bạn
trong lớp noi theo. Để làm được điều đó thì đòi hỏi sự động viên, khen thưởng
kịp thời của giáo viên chủ nhiệm và phải có sự luân phiên trong việc là cán bộ
lớp. Bạn nào trong lớp cũng được tham gia vào công việc của lớp, phù hợp với
năng lực của bản thân. Ở bất cứ lớp nào thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt
là hết sức quan trong và cần thiết.
- Hằng tuần, hằng tháng cần tổ chức bầu chọn những bạn học sinh tiểu biểu
của lớp, những bạn cán bộ lớp gương mẫu để từ đó các em học sinh trong lớp
thấy được vai trò của mình trong chính lớp học của mình tạo ra một làn sóng
phấn đấu rèn nề nếp, rèn kỉ luật và tinh thần học tập tốt.
- Cần tạo ra một không khí nhẹ nhàng, gần gũi giữa giáo viên và học sinh để
các em phát huy hết khả năng của mình, tránh bị gò bó, tránh tình trạng sợ sệt
khi phải thực hiện nề nếp, quy định của trường, của lớp.
11/25



Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
3. Kết hợp với giáo viên bộ môn và thầy cô Tổng phụ trách Đội
Ngay từ khi bước chân vào lớp một, các em học sinh không chỉ có cô giáo
chủ nhiệm mà các em còn có các thầy cô giáo bộ môn như: Hát nhạc, Mĩ thuật,
Thể dục, Tiếng Anh, Tổng phụ trách Đội, các cô nhân viên trong nhà trường.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp, đững lớp cả ngày với học sinh nhưng giáo viên
chủ nhiệm cũng không thể nào quan sát hết được để đưa ra những biện pháp cụ
thể giáo dục, rèn nề nếp cho các em. Bên cạnh giáo viên chủ nhiệm, còn có các
cô giáo bộ môn và cô giáo Tổng phụ trách Đội.
Ngay từ đầu năm học, sau khi tìm hiểu về tình hình của lớp, về phần nào cá
tính, tính cách của học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với giáo
viên bộ môn và cô giáo Tổng phụ trạch để cùng chung tay rèn nề nếp cho các
con.
Khi đã được giáo viên chủ nhiệm trao đổi về tình hình của lớp, về những
những học sinh đặc biệt, cần sự giúp đỡ nhiều hơn từ phía giáo viên thì mỗi thầy
cô giáo bộ môn và cô giáo Tổng phụ trách Đội, với đặc thù môn học của mình sẽ
giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm rất nhiều trong việc rèn nề nếp cho học sinh trong
lớp.
Cụ thể, trong năm học 2013 – 2014, lớp do tôi chủ nhiệm có học sinh
Nguyễn Tường Vi, em là học sinh tham gia học hòa nhập do bị câm điếc bẩm
sinh. Em đi học rất đều nhưng khi đến lớp em thường xuyên đánh bạn, trêu đùa
bạn trong giờ học. Khi tìm hiểu về em, được biết em đánh bạn không phải là em
ghét bạn, trêu bạn mà những lúc em đánh bạn là những lúc em muốn bạn trao
đổi, trò chuyện với em nhưng vì em không nói được nên em đánh vào tay bạn để
muốn bạn chú ý, nói chuyện với mình. Biết được điều đó, bản thân tôi đã quán
triệt tất cả các bạn học sinh trong lớp là khi bạn làm như vậy có nghĩa là bạn
muốn trao đổi thông tin và hãy tìm hiểu xem bạn muốn gì để giúp đỡ bạn, không
được đánh lại bạn. Và việc làm tiếp theo là tôi đã trao đổi lại với các cô giáo bộ
môn để nắm được tình hình và cùng đưa ra cách giáo dục học sinh khuyết tất
này, giúp em không còn hiện tượng đánh bạn khi cần trao đổi thông tin mà thay

thay vào đó là việc vỗ vào vai bạn hoặc là cô giáo để có thể nhận được sự giúp
đỡ từ phía mọi người xung quanh. Khi giáo viên bộ môn đã nắm được tình hình
của lớp và đã biết được những học sinh đặc biệt trong lớp thì giáo viên sẽ áp
dụng những biện pháp mà giáo viên chủ nhiệm đã làm, tạo cho học sinh những
thói quen rèn nề nếp trong tất cả các tiết học, từ đó việc rèn nề nếp của lớp dần
đi vào ổn định và được thực hiện thường xuyên trong tất cả các giờ học và với
tất cả các bạn học sinh trong lớp. Học sinh Nguyễn Tường Vi không còn hiện
tượng đánh bạn trong lớp mà thay vào đó là việc làm vỗ vào vai bạn khi muốn
bạn giúp đỡ.
Hoặc với học sinh lớp một chưa được tiếp xúc nhiều với cô giáo Tổng phụ
trách Đội nhưng bản thân tôi đã giới thiệu về cô Tổng phụ trách ngay trong
12/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
những giờ học đầu tiên và mời cô giáo xuống giao lưu với lớp, nhờ cô giáo nói
trước lớp về vai trò trách nhiệm của cô trong công việc chung của nhà trường để
các em hiểu và thực hiện tốt rèn nề nếp của nhà trường. Khi học sinh của lớp đã
nắm được vai trò của cô giáo Tổng phụ trách Đội thì việc thực hiện mua tăm ủng
hộ người mù, quyên góp ủng hộ các bạn học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa …
đã được học sinh trong lớp ủng hộ nhiệt tình và lúc nào cũng vượt chỉ tiêu đề ra
vì các em rất hào hứng khi được làm những việc tốt, khi được thực hiện những
việc làm giúp ích cho xã hội đặc biệt các em luôn mong chờ để được trở thành
đội viên của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Với việc áp dụng thông tư 30 trong việc đánh giá học sinh Tiểu học, thì việc
động viên, khen thưởng của các thầy cô giáo khi học sinh có những tiến bộ được
đánh giá rất cao trong việc rèn nề nếp cho học sinh. Nếu trong giờ học của giáo
viên chủ nhiệm, các em nhận được những lời khen về việc rèn nề nếp, được cô
giáo đánh giá cao về phẩm chất, năng lực của các em thì các em cũng muốn
nhận được những lời khen từ các thầy cô giáo bộ môn. Chỉ một việc làm tốt nếu

được động viên, khen ngợi kịp thời thì sẽ là động lực to lớn đối với các em. Giáo
viên chủ nhiệm cần trao đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn, với giáo viên
tổng phụ trách Đội để kịp thời khen ngợi, động viên những học sinh rèn luyện nề
nếp tốt và ngược lại giáo viên bộ môn cũng cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm
những học sinh được khen ngợi, cần nhắc nhở để cùng giúp đỡ các em. Trong
những buổi chào cờ đầu tuần, giáo viên Tổng phụ trạch có thể cập nhật thông tin
từ giáo viên chủ nhiệm lớp để tuyên dương khen thưởng những học sinh có ý
thức rèn nề nếp của trường, của lớp trước toàn trường. Các em chỉ cần được cô
giáo Tổng phụ trách Đội đọc tên khen ngợi trước toàn trường thì sẽ mang lại cho
các em niềm vui, niềm tự hào và giúp các em càng ngày càng hoàn thiện mình
hơn trong học tập cũng như trong rèn luyện.
Chẳng hạn, trong học kì I vừa qua, lớp do tôi chủ nhiệm có em Nguyễn Đỗ
Diệu Anh, là một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép và luôn thực hiện tốt nội quy,
nề nếp của lớp. Em không chỉ được giáo viên chủ nhiệm khen ngợi tuyên dương
mà còn được các thầy cô giáo bộ môn khen ngợi, động viên trong các tiết học.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, em đã được cô
giáo Tổng phụ trách khen ngợi trước toàn trường và đạt danh hiệu “ Cháu ngoan
Bác Hồ” trong Đại hội cháu ngoan Bác Hồ của Liên chi Đội.
Do vậy , giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để
cùng rèn nề nếp cho học sinh. Và khi các giáo viên bộ môn cùng thực hiện việc
rèn nề nếp với giáo viên chủ nhiệm thì họ sẽ thấy được thành quả của mình khi
các con học sinh có nề nếp, có kỉ luật trong học tập và rèn luyện.
4. Kết hợp với phụ huynh
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã dành rất nhiều thời gian nói
những quy định, nội quy của nhà trường, của lớp học để phụ huynh nắm được và
13/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
cùng với phụ huynh bàn bạc những phương hướng thực hiện những nội quy đó

sao cho hiệu quả nhất. Giáo viên chủ nhiệm tạo cho phụ huynh những điều kiện
thuận lợi nhất để không làm ảnh hưởng đến giờ làm việc của phụ huynh song
cũng đảm bảo phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường. Chẳng hạn, nếu học
sinh bị ốm hoặc lí do nào khác mà con phải nghỉ học thì thay vì phụ huynh phải
viết đơn xin phép nghỉ học cho con, phụ huynh có thể gọi điện hoặc viết tin
nhắn cho giáo viên chủ nhiệm.
Hằng ngày, qua kênh thông tin sổ liên lạc điện tử, phụ huynh nắm bắt được
tình học tập, rèn ý thức của con ở trên lớp để động viên, nhắc nhở kịp thời khi
các con thực hiện tốt nề nếp hay khi các con còn chưa có ý thức.
Khi có sự phối kết hợp chặt chẽ như vậy giữa gia đình và nhà trường, giữa
giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh thì việc thực hiện tốt nề nếp của các
con học sinh sẽ dần đi vào ổn định và có kết quả tốt.
5. Nêu gương, khen thưởng trước lớp
Học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, nhất là học sinh lớp một
rất thích được cô giáo động viên, khen thưởng. Nắm bắt được tâm lí đó của các
em, tôi đã trao đổi với Ban phụ huynh của lớp để làm một bảng thi đua theo
tháng (gồm có 4 tuần), mỗi tổ là một bảng thi đua. Đầu tuần, giáo viên chủ
nhiệm phát động đợt thi đua theo chủ đề gắn với chủ đề của nhà trường hay chủ
đề của các ngày lễ, rồi đến cuối tuần vào giờ sinh hoạt lớp, giáo viên kết hợp với
ban cán sự lớp và cả lớp bình chọn những cá nhân tiêu biểu về rèn luyện nề nếp
và tinh thần học tập tốt để khen thưởng. Phần thưởng trong tuần chỉ là một ngôi
sao nhỏ bằng giấy đề can dán vào dòng tên của cá nhân đó và một phiếu khen
mang về nhà, sau đó thứ hai lại mang lại trả cô giáo. Sau bốn tuần thi đua của
một tháng, những cá nhân nào mà được dán bốn sao thì sẽ được tặng một phần
thưởng vào tuần thi đua cuối của tháng. Phần thưởng đó do Ban phụ huynh lớp
chuẩn bị, có thể là một cái bút chì, một hộp sáp màu, một bộ thước kẻ hay là
quyển vở,… nhưng đã khích lệ được tinh thần của các em rất nhiều. Các em học
sinh hào hứng thực hiện tốt nề nếp và chỉ mong đến cuối tuần để được khen
ngợi, dán sao, nhận phiếu khen và cuối tháng để được nhận phần thưởng.
Qua các biện pháp đã thực hiện, tôi nhận thấy muốn cho các em học sinh lớp

một rèn luyện nề nếp tốt thì giáo viên phài là người làm gương và hướng dẫn các
em thật tỉ mỉ từng việc làm, từng thói quen. Giáo viên chủ nhiệm là người mẹ
thứ hai của các em ở trường, vì vậy trong các giờ học, ngoài việc dạy các em
kiến thức thì giáo viên còn trở thành một người bạn lớn của các em.
Đặc biệt, trong năm học 2014 – 2015, việc thực hiện thông tư 30 về đánh giá
học sinh Tiểu học thì vấn đề nêu gương, khen thưởng càng được đề cao.
Hiểu được tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp một, rất
muốn được khen ngợi, động viên khen thưởng khi bản thân mình có ý thức rèn
14/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
luyện tốt, thực hiện tốt nội quy, quy định cùa trường, của lớp, bản thân tôi luôn
khen ngợi, động viên các em từ những việc làm nhỏ đến những việc làm cần có
sự giúp đỡ của bố mẹ. Các em luôn hào hứng, tích cực trong việc rèn nề nếp, ý
thức kỉ luật trong lớp. Ngoài ra, các em luôn giúp đỡ bạn trong lớp để cùng nhau
tiến bộ, tạo một môi trường thi đua lành mạnh. Tất cả vì tập thể lớp, vì sự phát
triển chung của toàn trường.
Những biện pháp mà tôi vừa nêu ở trên đã góp một phần rất lớn vào việc rèn
nề nếp cho học sinh trong lớp và góp một phần vào việc giữ nề nếp của trường.
Dưới đây là một mẫu phiếu khen và bảng thi đua mà tôi đã áp dụng trong những
năm học vừa qua.

15/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

PhiÕu khen


16/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

B¶NG Thi §ua
STT

Họ và tên

1

Việt Anh

2

Huy Trường

3

Thùy Linh

4

Ngọc Huyền

5

Ánh Ly


6

Ngọc Nhi

7

Mai Trang

8

Hoàng Anh

9

Văn Nhân

10.

Mạnh Hiếu

11

Mạnh Quang

12

Văn Mạnh

Tuần 1


17/25

Tuần 2 Tuần 3

Tuần 4


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
G. KẾT QUẢ
Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên trong các
năm học 2012 – 2013, 2013 – 2014 và 2014 – 2015. Hai năm học đã trôi qua, tôi
nhận thấy lớp một do tôi chủ nhiệm đã có những thành tích tốt trong việc thực
hiện nề nếp của trường, của lớp. Cụ thể:

Năm học

Xếp loại
thi đua
tuần

Ủng hộ
các đợt
(đồng)

Mua
tăm
ủng
hộ
người


(gói)

2012 - 2013

33/35
tuần

Chăm
sóc
công
trình
măng
non

Thi
các
khúc
măng
non

Đọc và
làm
theo báo
Đội

Kế
hoạc
h nhỏ

(tờ/tuần

)

(Kg)

Công
tác
Đội

4.048.000

150

Tốt

Giải
nhất

55

267

Xuất
sắc

5.876.000

137

Tốt


Giải
nhì

53

281

Xuất
sắc

2.807.000

147

Giải
nhất

52

136

Xuất
sắc

xuất sắc
2013 - 2014

33/35
tuần
xuất sắc


Học kì I
năm
học
2014 - 2015

Đặc biệt, trong ba năm học lớp tôi chủ nhiệm đều có học sinh chậm phát triển
trí tuệ như em Nguyễn Tường Vi hay em Vũ Đỗ Tuấn Duy. Thời gian đầu để rèn
nề nếp cho các em quả là một khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
bộ môn và với các bạn học sinh trong lớp vì một em bị câm, còn một em bị Tự
kỉ. Nhưng với sự nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong lớp,
cộng với ý thức tự rèn luyện của các em mà dần dần các em đã quen nề nếp và
có ý thức như các bạn khác trong lớp. Các em đã có ý thức tự phục vụ bản thân,
không vẽ bậy, xé giấy, vứt rác ra lớp, không trêu chọc bạn và đặc biệt cùng với
sự giúp đỡ của phụ huynh, các em đã thực hiện thật tốt tất cả nội quy của nhà
trường cũng như tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường và các đoàn thể
phát động.

18/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
A. Kết luận
Qua một thời gian thực hiện những biện pháp rèn nề nếp cho học sinh trong
lớp tôi chủ chiệm, tôi thấy học sinh trong lớp có những chuyển biến rõ rệt về
mặt nề nếp. Từ đó nề nếp của lớp, của khối, của trường cũng đã có những
chuyển biến tích cực. Nhiều đồng nghiệp trong khối, trong trường đã học tập
cách làm của tôi và thấy cũng có nhiều hiệu quả. Từ việc rèn luyện nề nếp mà

chất lượng học tập của học sinh cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó,
bản thân giáo viên cũng cảm thấy hứng thú nhiều hơn trong giảng dạy, các em
học sinh có tinh thần đoàn kết và yêu quý nhau hơn, giúp nhau cùng tiến bộ
trong rèn luyện ý thức và học tập. Điều quan trong nhất mà tôi nhận được đó là
sự phản hồi từ phía phụ huynh, phụ huynh rất yên tâm và thoải mái khi con của
họ thích đi học và có ý thức với việc học tập, với trường, với lớp với công việc
của mình. Các em đều cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
B. Khuyến nghị
1. Trong việc giáo dục nề nếp cho học sinh hiện nay, ngoài việc giáo viên cần
làm gương tốt: ‘‘Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh
noi theo’’ thì việc nêu gương – khen thưởng những học sinh thực hiện tốt nề nếp
là rất cần thiết. Vậy tôi thiết nghĩ việc này nên tổ chức thường xuyên trong các
giờ chào cờ đầu tuần có sự tham gia của học sinh toàn trường để các em được
biết những tấm gương sáng ở ngay gần mình mà học tập, noi theo. Có như vậy
hiệu quả giáo dục nề nếp mới tăng cao, học sinh chắc chắn sẽ vui vẻ thực hiện,
đua nhau thực hiện tốt các quy định mà ban thi đua nhà trường đưa ra.
2. Trong chương trình đạo đức lớp một tuy bài học và tranh minh họa rất phù
hợp với đối tượng học sinh nhưng tôi cũng mong ban chỉ đạo thay sách giáo
khoa có thể bổ sung thêm những câu chuyện đạo đức về những tấm gương sáng
trong cuộc sống thường ngày với việc thực hiện các hành vi đạo đức đúng để các
em học sinh dễ nắm bắt, học tập và noi theo. Học tập qua những tấm gương,
những nhân vật trong các câu chuyện có thật hẳn các em sẽ thấy rất thú vị và
gần gũi, từ đó giúp các em định hướng tốt hơn nữa trong việc thực hiện đúng các
hành vi đạo đức của mình.
3. Kính đề nghị Phòng giáo dục tổ chức thêm nhiều chuyên đề về rèn nề nếp
cho học sinh hoặc một số tiết sinh hoạt lớp để giúp giáo viên có cơ hội được học
hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp của các trường bạn. Qua đó, nâng cao
được chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng rèn nề nếp học sinh nói riêng.

19/25



Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Trên đây là một số chia sẻ của tôi về việc giúp học sinh lớp một thực hiện
tốt nề nếp của trường của lớp. Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong công tác
chủ nhiệm của mình, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các đồng
nghiệp và rất mong nhận được sự góp ý bổ sung để công tác chủ nhiệm của tôi
ngày một tốt hơn, góp phần vào thành công chung của nhà trường.

20/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Bài soạn Tiết học: Hoạt động tập thể
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

SƠ KẾT THI ĐUA TUẦN 12
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được tình hình rèn luyện nề nếp và học tập của lớp trong tuần 12.
- Học sinh nắm được yêu cầu, nội dung rèn luyện và học tập trong tuần 13
2. Kĩ năng:
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, thảo luận
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ, ý thức rèn luyện nề nếp, quy định của trường, lớp
- Biết giúp đỡ bạn trong lớp và yêu thích lao động.
II. Đồ dùng
- Bảng thi đua
- Nội dung thi đua
- Giẻ lau, bình tưới nước, bài hát múa

III. Hoạt động dạy học
Thời Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
gian
chủ yếu
2’
A. Ổn định tổ - GV yêu cầu học sinh hát - HS hát
chức
một bài
- Gv nêu nội dung của tiết - HS lắng nghe
học
10’

B. Nội dung chính - GV yêu cầu các tổ - Các tổ trưởng lần
1. Sơ kết thi đua trưởng lần lượt báo cáo lượt báo cáo
tuần 12
tình tình thi đua của tổ
mình trong tuần vừa qua:
+ Về rèn luyện, thực hiện
quy định của trường, của
lớp
+ Về học tập
21/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
- GV yêu cầu cán bộ lớp
( lớp trưởng, lớp phó ) báo
cáo tình hình của lớp và

nhận xét về việc báo cáo
của bốn tổ trưởng.
- GV nhận xét chung về
tình hình của lớp.
- GV yêu cầu các tổ bầu
chọn những cá nhân tiêu
biểu của tổ trong tuần vừa
qua
- GV yêu cầu các tổ báo
cáo và bình bầu trước lớp

- Lớp trưởng, lớp phó
lần lượt báo cáo tình
hình lớp trong tuần
vừa qua và nhận xét
thi đua của các tổ.
- HS lắng nghe
- HS trong tổ họp và
bình bầu thi đua trong
tổ

- Tổ trưởng báo cáo
những cá nhân được
bình
chọn
khen
thưởng trong tuần
- GV khen ngợi những học - HS lắng nghe
sinh có ý thức rèn luyện và
học tập tốt và dán sao vào

bảng thi đua
* GV nhận xét và tổng kết - HS lắng nghe
những mặt còn tồn tại
trong tuần vừa qua và nhắc
nhở học sinh trong lớp
khắc phục những tồn tại để
tuần sau không còn mắc
phải.
5’

8’

2.
Phát
động - GV nêu phương hướng,
phong trào thi đua nhiệm vụ của tuần 13
tuần 13
- GV giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng tổ dựa trên
những tồn tại của các tổ
trong tuần 12
3. Sinh hoạt theo - GV nêu chủ đề của buổi
chủ đề: Giữ gìn sinh hoạt lớp: Giữ gìn lớp
lớp học sạch sẽ học sạch sẽ chào mừng
chào mừng ngày ngày Nhà giáo Việt Nam
Nhà giáo Việt Nam 20. 11
- GV giao nhiệm vụ cho
các tổ dọn vệ sinh lớp học
+ Tổ 1: Lau bàn ghế tổ 1,
tổ 2

22/25

- HS lắng nghe
- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS trong các tổ lắng
nghe và thực hiện theo
đúng nhiệm vu được
phân công.


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

8’

2’

+ Tổ 2: Lau bàn ghế tổ 3,
4
+ Tổ 3: Nhặt giấy rác
trong lớp
+ Tổ 4: Chăm sóc, tưới
nước cho bồn cây trước
lớp.
4. Văn nghệ chào - GV yêu cầu HS biểu diển
mừng ngày Nhà những bài hát múa theo
giáo Việt Nam
chủ đề Chào mừng ngày

Nhà giáo Việt Nam.
C. Củng cố - Dặn - GV nhận xét tiết học,

nhắc lại nhiệm vụ thi đua
của tuần 13 và yêu cầu học
sinh thực hiện tốt nề nếp
nội quy của trường, lớp

23/25

- HS biểu diễn văn
nghệ chào mừng ngày
Nhà giáo Việt Nam
- HS lắng nghe


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. EDOMONDO DE AMICIS, Những tấm lòng cao cả, NXB Phụ nữ Hà Nội,
1998.
2. CHÂU TIẾT, Phương pháp giáo dục gia đình, tập 5
3. HIRAKO, Phương pháp giáo dục thực tiễn, tập 4
4. HỒ CHÍ MINH, Trẻ em Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 1942
5. JAMES SIDER , Phương pháp giáo dục thiên tài của, tập 1 và 2
6. L.P.Ô.XTÔRÔPXCAIA, Con sẽ nên người, NXB Văn Hoá Thông tin Hà Nội,
2000. Người dịch: Lê Khánh Trường.
7. L.T.GƠ RI GÔ RIAN, Đôi mắt trẻ thơ, NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội,
năm 2000. Người dịch: Phạm Đăng Quốc - Lê Khánh Trường.
8. MONTESSORI, Phương pháp giáo dục đặc thù, tập 3

9. Những phương pháp giáo dục hiệu quả trên thế giới, NXB Tư Pháp Hà Nội,
2006.
10. Điều lệ trường Tiểu học
11. Thông tư 30 đánh giá học sinh Tiểu học

24/25


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

25/25


×