Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài tập lớn học kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.57 KB, 22 trang )


MỤC LỤC

trang
MỞ BÀI……………………………………………………………………..
NỘI DUNG…………………………………………………………………
1.Một số vấn đề lý luận về kết hôn có yếu tố nước ngoài……………….
1.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài……………………………....
1.2. Nguyên tắc áp dụng Luật và thẩm quyền giải quyết kết hôn có
yếu tố nước ngoài…………………………………………………………….
1.2.1. Nguyên tắc áp dụng Luật…………………………………………......
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài…………..
1.3. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài…………………………………
1.4. Nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài………………………………..
1.5. Ý nghĩa việc kết hôn có yếu tố nước ngoài …………………………….
2. Một số vấn đề thực tiễn của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài……...
2.1.Thực tiễn áp dụng pháp luật về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài…..
2.1.1. Ưu điểm……………………………………………………………….
2.1.2. Nhược điểm…………………………………………………………...
2.2. Thực tiễn việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay…………………………………………………………………
2.2.1.Khái quát chung……………………………………………………......
2.2.2.Nguyên nhân ………………………………………………………......
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả điều chỉnh việc kết hôn
có yếu tố nước ngoài……………………………………………………......
3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về kết
hôn có yếu tố nước ngoài……………………………………………………

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc kết hôn có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay…………………………………
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………......






















MỞ BÀI

Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế, văn hóa quốc tế là xu
hướng khách quan của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Trong những năm vừa qua, nước ta đã tích cực, chủ động mở rộng
quan hệ giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh vực, một trong những lĩnh vực đó là
vấn đề kết hôn. Các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài có yếu tố hết sức
quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng này, em chọn đề tài “Kết hôn có
yếu tố nước ngoài – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm bài tập lớn học
kỳ môn Luật hôn nhân và gia đình của mình.
NỘI DUNG
1.Một số vấn đề lý luận về kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2000:
“Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Tiếp đó, khoản 14 Điều 8 Luật
hôn nhân
gia đình năm 2000 thì ta có thể hiểu kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc
xác lập quan hệ vợ chồng giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
giữa những người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hoặc giữa
những người công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan
đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Theo Điều 103 Luật hôn nhân gia đình 2000: “Trong việc kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật
của nước mình về điều kiện kết hôn”. Như vậy, việc đăng ký kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài dù việc đăng ký kết hôn được tiến
hành ở Việt Nam hay ở nước ngoài cũng phải tuân theo pháp luật Việt Nam
về điều kiện kết hôn. Cũng theo Điều 103, thì việc kết hôn giữa những người
nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam
cũng phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân gia đình về điều kiện
kết hôn.
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là lĩnh vực khá phức tạp bởi liên quan
tới nhiều quốc gia có các hệ thống pháp luật khác nhau, với những phong tục
không đồng nhất. Việc giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

trong trường hợp cụ thể phải giải quyết cả vấn đề về pháp luật Việt Nam
cũng như pháp luật nước liên quan.
1.2. Nguyên tắc áp dụng Luật và thẩm quyền giải quyết kết hôn có yếu
tố nước ngoài
1.2.1. Nguyên tắc áp dụng Luật
Theo pháp luật Việt Nam, nguyên tắc áp dụng cơ bản để giải quyết
xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài là nguyên tắc
luật quốc tịch của các bên đương sự, cụ thể là:
- Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, người
nước ngoài còn tuân theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Luật hôn nhân
gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn tiến hành trước
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam.
- Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam,
mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường
trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn, ngoài ra còn phải
tuân theo quy định tại Điêu 9, Điều 10 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam về
điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
Điều 103 Luật hôn nhân gia đình không quy định giải quyết xung đột
pháp luật về nghi thức kết hôn. Vấn đề này được quy định trong Nghị định
số 68/NĐ-CP năm 2002 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân
gia đình 2000 về quan hê hôn nhân có yếu tố nước ngoài, theo đó vấn đề
xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn được áp dụng luật nơi tiến hành kết
hôn để giải quyết. Cụ thể là : “việc kết hôn được tiến hành ở Việt Nam hoặc
tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thì phải được
đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức nhà
nước”.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước
ngoài, phù hợp với pháp luật nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu
vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp

luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về kết hôn,
nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi
phạm đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, thì hôn
nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam. Đây thực sự là quy định mang
tính nhân đạo, là sự thể hiện của nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của
công dân trong lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài.
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong các văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành quy định
về thẩm quyền giải quyết việc hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài thì
thẩm quyền giải quyết việc kết hôn được xác định tại khoản 1 Điều 102 Luật
hôn nhân gia đình 2000 cùng với khoản 1 Điều 3 và điều 12 Nghị định
68/2002/NĐ-CP. Ngoài ra, thẩm quyền đăng ký kết hôn còn được quy định
tại các văn bản khác như Nghị định 69/2006/NĐ-CP, Nghị định
158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Theo các văn bản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc kết
hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
-Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
thì UBND tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền đăng
ký kết hôn
-Trường hợp kết hôn người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì cơ
quan có thẩm quyền là UBND tỉnh nơi cư trú của người nước ngoài.
-Đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên
giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt
Nam thì sẽ do Chính phủ quy định.
-Trường hợp công dân Việt Nam với nhau kết hôn ở nước ngoài hoặc
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở nước đó thì cơ quan có
thẩm quyền giải quyết là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của
Việt Nam ở nước sơ tại.
1.3. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Để điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài thì nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều kiện kết
hôn như Luật hôn nhân gia đình 2000, Nghị định 68/2000/NĐ-CP, Nghị
định 69/2006/NĐ-CP, ngoài ra vấn đề kết hôn còn được giải quyết trên cơ sở
các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân gia đình 2000 thì
điều kiện kết hôn được xác định như sau:
“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu
việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam thì người nước ngoài vẫn phải tuân theo các quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại
Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”
Như vậy, pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thống luật quốc tịch của các
bên đương sự để xác định điều kiện kết hôn, cụ thể được phân làm hai
trường hợp:
-Thứ nhất, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài thì công dân Việt Nam sẽ phải tuân thủ pháp luật Việt
Nam về điều kiện kết hôn và người nước ngoài sẽ tuân thủ các quy định
pháp luật của nước mà họ mạng quốc tịch.
-Thứ hai, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ở Việt Nam thì các bên sẽ phải tuân theo pháp luật nước mình
về điều kiện kết hôn. Đồng thời còn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về
điều kiện kết hôn.
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2000,
tại điều 10 Nghị định 68/2002/NĐ-CP đã cụ thể hóa điều kiện đăng ký kết
hôn có yếu tố nước ngoài(Khoản 1, Khoản 2)
Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước
đã đăng ký hiệp định tương trợ Tư pháp với Việt Nam khi xác định điều kiện
kết hôn sẽ căn cứ vào luật định.

1.4. Nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài
Xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước, từ phong tục tập quán mà
pháp luật các nước có quy định nghi thức kết hôn khác nhau. Ở Việt Nam
theo quy định tại Điều 11 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và điều 57 Bộ luật dân
sự 2005 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện theo nghi thức pháp luật quy định. Mọi nghi thức kết hôn
không theo các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn đều không có giá
trị pháp lý.
Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP về hôn nhân có
yếu tố nước ngoài quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc kết hôn có
yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1, Các bên đương sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật. Hồ sơ gồm: giấy đăng ký kết hôn theo quy định, giấy xác nhận
tinh trạng hôn nhân của mỗi bên, giấy xác nhận của tổ chức y tế, bản sao có
công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu
hay giấy tờ thay thế), bản sao có công chứng, hoặc chứng thực sổ hộ khẩu
hoặc giấy tờ chứng nhận nhân khẩu hay thẻ thường trú. Ngoài ra còn một số
giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

×