Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.08 KB, 20 trang )

Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lý do chọn đề tài
1.1.Vị trí của phân môn Tập Đọc trong môn Tiếng Việt:
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện
trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ
chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó( ứng với hình thức đọc
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn
vị nghĩa không có âm thanh( ứng với đọc thầm).
Đọc không phải chỉ là sự( đánh vần) thành tiếng theo đúng như các ký
hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu
những gì được đọc. Trên thực tế nhiều khi người ta không hiểu khái niệm
(đọc) một cách đầy đủ, không chú ý đúng mức việc chuyển từ âm sang nghĩa.
1.2. Đọc trong đời sống của mỗi con người .Những kinh nghiệm của đời
sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước
và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết.
Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài
người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng
nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng
tiếp nhân lên nhiều lần. Từ đây,con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống,
nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có
khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với
thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người
khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được
thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt
đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được
bồi dưỡng về tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện
hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một
nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc
ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc


chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
1.3. Sự cần thiết của việc rèn khĩ năng đọc cho học sinh ở trường tiểu
học.Vì những lẽ trên, dạy học có một ý nghĩa rất to lớn ở bậc tiểu học. Đọc
trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đầu tiên trẻ phải
học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một
ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các
môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để
học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không
thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
-1-


Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ
cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn,
bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy
nghĩ một cách lô gích cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một
ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Xuất phát từ nhận thức trên , qua thực tế những năm giảng dạy tôi đã
rút ra được một số kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho
học sinh lớp 2” đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.

-2-


Phần B: NỘI DUNG
1, Cơ sở lí luận:
Tư duy của học sinh lớp 2 đang trong quá trình hình thành và phát triển, chủ
yếu là tư duy cụ thể.các em đã học đọc ơ học kì 2 của lớp 1. học sinh đọc
đúng tiếng đúng từ .
- Vốn từ ngữ của các em chưa nhiều. Sự hiểu biết vể nghĩa của từ chủa sâu

nên các em nhìn chữ đọc thành tiếng chứ chưa hiểu va diễn đạt hết ý của tác
giả.
- Đọc là môn học nhằm phát triển tư duy tình cảm ngôn ngư cho học sinh .
-Qua giờ học đọc học sinh biết cách viết từ giúp cho học chính tả tốt hơn.
-Học sinh hiểu từ qua việc giải nghĩa từ . Hiểu nội dung ý nghĩa của bài
đọc.Thì mới đọc hay được bài văn hoặc bài thơ đó .
- Từ giờ đọc trẻ được phát triển va luyện đọc tốt hơn.Việc học sinh đọc đúng
đọc hay dẫn đến các em hiểu được nội dung của bài đọc giúp các em thêm yêu
quê hương , yêu gia đình, quý bạn bè,khính trọng thầy cô,kính yêu lãnh tụ
(Bác Hồ).
-Đọc tốt giúp cho học sinh học các phân môn như :Chính tả, luyện từ và
câu,tập làm văn tốt hơn
2, Thực trạng dạy học tiết Tập Đọc ở lớp 2:
Theo phân phối chương trình , mỗi tuần có 2 bài tập đọc . Một bài tập đọc đầu
tuần gồm 2 tiết . Một bài tập đọc giữa tuần có 1 tiết .và 1 bài luyện đọc .
3, Thuận lợi – Khó khăn
3.1.Thuận lợi.
- Giáo viên yêu thích môn tập đọc, hiểu rõ nhiệm vụ của dạy học ở tiểu
học, nghiên cứu những cơ sở lý luận, tâm sinh lý và cơ sở ngôn ngữ học của
việc dạy học.
- Học sinh từ chỗ đọc nhỏ, đọc chậm, nhát gừng đã có chuyển biến tốt,
không lo sợ, biết đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức
(thông hiểu được nội dung những điều mình đọc) và đọc diễn cảm.
- Cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng được việc học tập và giảng dạy.
- Nội dung nhiều bài đọc hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh.
3.2. Khó khăn:
- Khả năng tiếp thu của học sinh không đều, ngôn ngữ nói còn hạn chế.
- Kiến thức về ngôn ngữ, đời sống, văn học của học sinh còn ít.
- Ý thức tự rèn kỹ năng đọc, lòng ham đọc sách của một số học sinh
chưa cao.

-3-


- Phụ huynh ít quan tâm đến việc rèn đọc của con
3.3. Khảo sát thực trạng Đầu năm :
a. Năm học 2011 – 2012:
Tôi đã dạy lớp 2A với sĩ số 36 học sinh ngay từ đầu năm học tôi đã
khảo sát chất lượng đọc của lớp như sau:
Số học sinh

36 em

Đọc đúng

Đọc sai

Đọc hay

Số lượng

%

Số lượng

%

25 em

69.5%


7 em

19.5%

Số
lượng
4 em

%
21%

Số HSđọc đúng không nhiều có 25 em .
b. HS đọc hay ít 7em . Hầu hết các em mới từ lớp 1 lên giọng đọc đều
đều , đọc từng tiếng chưa có sự nối kết từ 2 tiếng
c. 4 em đọc sai đó là :
d. Em Nguyễn Thị Thanh đọc ngọng những tiếng có dấu ngã .
e. Em Nguyễn Thị Hường chưa thuộc mặt chữ . Đánh vần đọc chậm .
Đọc trơn rất chậm .
f. Em Lê Tiến Hưng đọc nhỏ ngọng l –n .
g. Em Nguyễn Anh Đức không chú ý vào bài đọc ( Vì em là trẻ khuyết
tật ). Cô giáo phải ngồi gần động viên mới đọc .
Qua thực trạng của lớp tôi đã áp dụng các biện pháp thực hiện sau:
4. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức dạy đọc thành tiếng.
1.1 Chuẩn bị.
- Giáo viên ngay đầu năm học phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm
thế để đọc: ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 – 35cm,
cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp, khi được cô
giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay.
- Khi đọc hay phát biểu phải đàng hoàng tự tin, đọc cho cô giáo và tất

cả các bạn cùng nghe. Nhưng không đọc to hoặc gào lên (nhất là khi đọc đồng
thanh).
- Giáo viên chú ý luyện cho học sinh đọc quá nhỏ “lí nhí” bằng cách
cho em đó đứng trên bảng để đối diện với những người nghe. Tư thế đứng
-4-


đọc phải vừa đàng hoàng, vừa phải thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm
bằng hai tay.
1.2. Luyện đọc đúng.
. Sau tiết tập đọc, học sinh cả lớp phải đọc tái hiện được âm thanh của bài đọc
một cách chính xác, không có lỗi, không đọc thừa, không sót tiếng, nghỉ ngắt
hơi đúng chỗ.
Trong quá trình chuẩn bị bài, giáo viên phải lựa chọn từ ngữ để rèn cho học
sinh thể hiện chính xác âm vị tiếng Việt.Lỗi đọc mà địa phương Thượng Cát
nhiều HS mắc là : l – n , oc –ăc ,ong –ăng .
Ví dụ:
* Đọc đúng phụ âm đầu:
- Bài “Mẹ” (trang 101 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1): giáo viên
lựa chọn từ ngữ: “lặng rồi, ru, gió, giấc” để học sinh phân biệt đúng r – gi.
- Bài “Qủa tim Khỉ” (trang 50 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2): giáo
viên chọn các từ leo trèo, chảy dài , chơi nhà, trấn tĩnh để học sinh phân biệt
được ch – tr.
- Bài: “Cây đa quê hương” (trang 93 – sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2):
giáo viên chọn các từ: không xuể, trời xanh, gợn sóng, để học sinh phân biệt
x- s.
* Đọc đúng âm chính; đọc đúng âm cuối: học sinh đã đọc tương đối tốt.
* Đọc đúng các thanh: hiện nay, tình trạng học sinh đọc ngọng dấu khá
nhiều: lẫn thanh hỏi và thanh nặng, thanh ngã với thanh sắc. Với những học
sinh này giáo viên cần kiên trì rèn các em trong giờ đọc và những giờ khác,

hướng dẫn bố (mẹ) cách sửa lỗi: khi đọc những từ tiếng có dấu ngã, lưỡi phải
ấn xuống, có thể dùng một chiếc thìa nhỏ đặt trên lưỡi khi phát âm.
* Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi nghỉ hơi, ngữ điệu câu.
Cần phải dựa vào nghĩa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, để ngắt hơi cho
đúng. Khi đọc không được tách một từ ra làm 2.
Với thể thơ 4 tiếng, cách ngắt hơi thông thường là 2 – 2 (thể hiện sự cân
đối).
Ví dụ bài “Lượm” (trang 130 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2): với khổ
thơ có câu thơ bị phá nghĩa bởi nhịp 2 – 2, giáo viên dùng bảng phụ đưa ra để
hướng dẫn.
Ngắt sai

Ngắt đúng nhịp 1 – 3

Ngắt theo nhịp 2 – 2 …> sai trọng * Trọng tâm (TA) không rơi vào các
tâm của từ …> nghĩa bị phá vỡ.
từ “con, trên” mà rơi vào các từ đứng
sau nó. Các từ đó chỉ lướt qua chứ
-5-


“Ca lô đội lệch”

không nhấn trọng âm.
“Ca lô/ đội lệch

Mồm huýt/ sáo vang

Mồm/ huýt sáo vang


Như con/ chim chích

Như/ con chim chích

Nhảy trên/ đường vàng

Nhảy/ trên đường vàng

Với bài thơ 5 tiếng thông thường ngắt hơi theo nhịp 2 – 3 hoặc 3 – 2.
Nhưng cũng có những câu không đúng nhịp, giáo viên phải đưa vào luyện
đọc.
Với thể thơ lục bát là thơ dân tộc, sự cân đối rõ rệt ở nhịp.
Ví dụ:
Bài: “Mẹ” (trang 101 sách Tiếng Việt – Tập 1)
+ Không tách từ “là” với danh từ đi sau nó.
Ví dụ như không đọc:
“Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời”
Mà đọc:
“Mẹ/ là ngọn gió/ của con/ suốt đời”
+ Vì vần thơ lục bát rất chặt nên nếu đến vần 6 mà lạc nhịp (nghĩa) thì
vần phải phá vỡ.
Chẳng bằng mẹ đã/ thức vì chúng con. (Sai)
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con. (Đúng)
- Với thể thơ thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4- 3
2–2–3
- Với thơ tự do: ngắt hoàn toàn dựa vào nghĩa. Với bài có tiết tấu, giai
điệu phong phú sẽ dễ thể hiện.
- Với văn xuôi: Chú ý những câu dài quá học sinh không ngắt hơi được,
giáo viên dùng bảng phụ, giúp học sinh ngắt câu.
Ví dụ: Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú/ còn mãi mãi sáng ngời/

hình ảnh một cành hoa mận trắng/ biết nở cuối mùa đông/ để báo trước mùa
xuân tới”.
(Bài “Mùa xuân đến” trang 17 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2)
+ Ngắt hơi trước từ nối thì, là, và…
+ Với những câu ngắn nhưng có mối quan hệ ngữ pháp khó xác định
phải giúp học sinh xác định để đọc đúng.
Ví dụ: “Trường mới/ xây trên nền ngôi trường hợp lá cũ”
-6-


(Bài: “Ngôi trường mới” trang 50 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1)
Chú ý: Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy,
nghỉ lâu ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ
giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt
trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội
dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra cần phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải
thích của câu.
Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
c. Trình tự luyện đọc đúng: Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để
ngăn thừa các lỗi khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi
phát âm mà học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ , cụm ,
từ câu khó để luyện đọc trước. Ví dụ: Học sinh ở trường Tiểu học Thượng Cát
còn phát âm sai n – l.
Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh,
cuối cùng cho các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó này. Với những câu mà
giáo viên dự tính sẽ có nhiều em ngắt nghỉ không đúng chỗ cũng làm như vậy.
Cuối cùng mới luyện đọc cả đoạn, bài. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp
ngoại lệ.
1.3. Luyện đọc nhanh.
a. Sau khi đọc đúng, học sinh phải đọc nhanh (đọc đúng với tốc độ của

lời nói bình thường) làm cho người nghe vẫn hiểu được nội dung bài văn, bài
thơ.
Với thơ và những bài văn có những từ khó phải đọc chậm hơn.
b.Biện pháp luyện đọc nhanh.
- Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách
đọc mẫu. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh
tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp
nhận có ý thức bài học.
1.4.Luyện đọc hay.
a. Đọc hay là nâng cao hơn đọc đúng.
Đọc diễn cảm là một yêu cầu (bước đầu) với học sinh lớp hai. Đó là
việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ
giọng… để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài
đọc, đồng thời thể hiện ở sự cảm thông, cảm thụ của người đọc đối với tác
phẩm. Đọc hay chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Hiện nay, một số giáo viên tiểu học thường đọc với cường độ chưa thật
chuẩn (chỉ cần vừa đủ nghe trong một môi trường nhất định, không cần quá
to, một số không biết cách nhấn đúng trọng tâm để tăng mức độ diễn cảm).
-7-


* Trước hết, giáo viên phải hiểu thấu đáo và giúp học sinh hiểu được
nội dung bài học đó. Đó chính là cơ sở để có thể đọc diễn cảm. Trước mỗi bài
đọc, giáo viên phải đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm… phù
hợp với ý cơ bản của bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại đọc có cảm xúc cao,
biết nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời
tác giả. Một điều quan trọng nữa là giáo viên phải làm chủ được chỗ ngắt
giọng (kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm), làm chủ được tốc độ đọc (độ nhanh,
chậm, chỗ ngân hay việc giảm nhịp đọc), làm chủ được cường độ giọng (đọc
to hay nhỏ, lên giọng hay hạ giọng).

Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng logic. Ngắt giọng logic là
chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu. Ngắt giọng logic hoàn toàn phụ
thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ.
Ví dụ: Bài “Cây và hoa bên lăng Bác” (trang 111 sách Tiếng Việt
lớp 2 tập 2). Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nhịp câu cuối như sau:
Cây và hoa của non sông gấm vóc / đang dâng niềm tôn kính thiêng
liêng / theo đoàn người vào lăng viếng Bác.//
Các dấu ngắt câu cũng biểu hiện của ngắt giọng logic.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt
giọng logic thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ láy, sự im
lặng có tác dụng truyền cảm, “gây bão tố” góp phần tạo nên hiệu quả nghệ
thuật cao. Đó là sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật.
Ví dụ: Bài “Bàn tay dịu dàng” (Trang 66 sách Tiếng Việt lớp 2 tập
1).
Bà của An mới mất nên An xin nghỉ học mấy ngày liền. Sau đám tang
bà, An trở lại lớp, lòng nặng trĩu nỗi buồn//. Thế là / chẳng bao giờ An còn
được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, vuốt
ve…
Ngoài việc đọc với giọng buồn, giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt
giọng sau cụm từ “… lòng nặng trĩu nỗi buồn” lâu hơn bình thường để tạo độ
lắng của người nghe. Qua đó sẽ đạt hiệu quả nghệ thuật cao hơn so với ngắt
giọng bình thường, vì như vậy sẽ làm cho người nghe cảm nhận được nỗi
buồn của An khi bà mất, một sự mất mát không gì bù đắp nổi.
Tốc độ: tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm đặc biệt là chỗ có thay
đổi tốc độ gây sự chú ý có giá trị biểu cảm tốt.
Ví dụ khi đọc bài “Mẹ” (trang 101 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1) nếu câu
cuối:
“Mẹ/ là ngọn gió/ của con/ suốt đời”
Được đọc chậm lại, nhịp giãn ra như trên thì câu thơ có nhiều âm lượng
nhất này của bài sẽ đọng lại trong lòng người đọc hơn là đọc với một tốc độ

-8-


bình thường như những câu khác. Bài “Mùa xuân đến” (trang 17 sách
Tiếng Việt lớp 2 tập 2) những câu: “Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa
cau thoảng qua “nhịp đọc nhanh nhưng câu cuối: “Nhưng trong trí nhớ thơ
ngây của chú còn mãi mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng, biết
nở cuối mùa đông để báo trước mùa xuân tới” đọc chậm lại, nhịp giãn ra để
cho câu ngân lên mới thể hiện đúng cảm xúc.
Ngữ điệu (cao độ): Theo nghĩa hẹp là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Ở
đây, giáo viên không nên chỉ theo logíc của câu kể, câu hỏi hay câu cảm nên
chú ý những chỗ lên giọng, xuống giọng có dụng ý nghệ thuật.
Câu: “Ngày hôm qua đâu rồi” trong bài “ Ngày hôm qua đâu rồi”
(trang 10 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1) cũng được nâng cao giọng gây một
hiệu quả nghệ thuật. Với câu này, từ giọng kể sang giọng hỏi thơ ngây của em
nhỏ với người cha, để thu hút sự chú ý vào nội dung câu thơ tiếp.
Nếu những câu vừa nêu được nâng giọng thì ngược lại nhiều trường
hợp, sự hạ giọng lại cũng có dụng ý nghệ thuật.
Ví dụ bài: “Qủa tim của khỉ” (trang 50 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2).
Câu:
“Cá sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất”
Cần nhấn giọng và hạ giọng ở “lủi mất” gây cho người nghe thấy được
sự tẽn tò của cá Sấu khi bộ mặt giả dối bị phơi bày nên xấu hổ lủi mất.
Vậy theo nghĩa rộng ngữ điệu là sự hòa đồng của chỗ ngừng, tốc độ,
chỗ nhấn giọng, cao độ… tạo nên âm hưởng của bài đọc. Người giáo viên có
trách nhiệm không được hiểu lầm đọc hay không phải đọc sao cho “điệu”,
thiếu tự nhiên dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Đọc haylà sự sử dụng
ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Hòa nhập được với bài văn , bài
thơ, có cảm xúc sẽ tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính bài đọc quy định ngữ
điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra ngữ điệu.

b. Biện pháp luyện đọc hay
Chính nội dung bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên không thế áp
đặt sẵn giọng đọc của bài, ngược lại điều này phải kết luận tự nhiên của học
sinh đưa ra sau khi hiểu sâu sắc nội dung bài đọc và biết cách diễn đạt thích
hợp dưới sự hướng dẫn của thầy. Để hình thành kỹ năng đọc diễn cảm cần
thực hiện các bài tập sau:
- Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi
đọc.
- Rèn cường độ giọng đọc – luyện đọc to (bắt đầu tử lớp 1)
- Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng)
- Luyện đọc hay
-9-


+ Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao đọc như
vậy. Có thể đọc phân vai để làm sống lại nhân vật của tác phẩm.
+ Lập dàn ý bài
+ Đọc mẫu của cô: cô đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế. Chỗ
nào trong cách đọc của cô làm cho học sinh thích.
- Luyện đọc cá nhân.
*Lưu ý:
Trong việc tổ chức dạy đọc thành tiếng, người giáo viên ngoài việc
luyện đọc cá nhân chú ý tới việc đọc đồng thanh. Tâm lý của học sinh tiểu học
và đặc biệt là lớp 1, 2 rất thích đọc đồng thanh. Có những ý kiến cho rằng đọc
đồng thanh sẽ không giúp trẻ luyện đọc diễn cảm. Song với giáo viên biết
cách tổ chức, hướng dẫn thì việc đọc đồng thanh lại giúp trẻ tự tin, cố gắng,
bỏ qua được sự e dè, nhút nhát để có thể đọc đúng và đọc hay. Và một điểu
quan trọng nữa của việc đọc đồng thanh là giúp cả lớp đọc trong một tiết học.
Nhưng giáo viên chú ý chỉ cho học sinh đọc đồng thanh khi các em đã được
luyện tập cá nhân, tránh học sinh đọc quá to.

2. Tổ chức dạy đọc thầm.
Trong một số tài liệu dạy đọc, việc tổ chức dạy đọc thành tiếng được
gọi là “luyện đọc”. Nói như vậy đã bị thu hẹp nghĩa, chỉ còn ứng với một hình
thức đọc – đọc thành tiếng. Từ đây, dễ dẫn đến một sai lầm trên thực tế dạy
học là giáo viên tiểu học đã không chú ý đúng mức đế luyện đọc thầm cho học
sinh.
Sự thựC thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh
hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận,
thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm
mà chỉ tập trung để hiểu nội dung mình đọc. Vì vậy, ngay từ cuối lớp 1 đã có
hình thức đọc thầm và càng lên lớp trên thì kỹ năng này càng được củng cố.
Dạy đọc thầm là làm các việc sau:
2.1. Chuẩn bị cho việc đọc thầm: Cũng như khi ngồi đọc (vì ít khi đứng
đọc) thành tiếng, tư thế ngồi đọc cần phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt
và sách 30 – 35 cm.
2.2. Tổ chức quá trình đọc thầm: Kỹ năng đọc thầm phải được chuyển
dần từ ngoài vào trong, từ đọc to – đọc nhỏ - đọc mấp máy môi (không thành
tiếng) – đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm), giai đoạn
cuối lại gồm hai bước: di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ
có mắt di chuyển. Giáo viên phải tổ chức quá trình chuyển từ ngoài vào trong
này.

- 10 -


Cần kiểm tra quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời
gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học sinh đọc xong thì báo cáo cho giáo
viên biết, từ đó giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm.
2.3. Đọc hiểu: Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông
hiểu nội dung của văn bản đọc. Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý

thức, đọc hiểu: kết quả đọc thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu
đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp
học sinh hiểu bài đọc. Bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Việc chọn từ nào để giải
thích phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh (ở địa phương nào, thuộc dân
tộc nào ...) giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như vốn từ của
tiếng mẹ đẻ vùng dân tộc mình dạy học để chọn từ giải thích cho phù hợp,
đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào
trong bài mà các em yêu cầu.
Như tâm lý – ngôn ngữ học đã chỉ ra, để hiểu và nhớ những gì được đọc
không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng
lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản.
“Đó là những từ để giúp ta hiểu được nội dung của bài”. Trong những bài
khóa văn chương, đó là những từ dùng “đắt”tạo nên giá trị nghệ thuật của bài.
Nhiều khi, ngay cả những hư từ cũng trở thành tín hiệu thông báo quan
trọng và có giá trị nghệ thuật. Với bài “Niềm vui ngày khai trường”, nếu
không cho học sinh lưu ý từ “càng thêm” trong câu “Nhận được quà của bố,
Lan càng thêm náo nức” thì khó mà làm rõ được “Niềm vui ngày khai
trường” chứ không phải niềm vui “món quà của bố”, không nhấn mạnh vào
các từ “thêm, ngày càng” trong “Bầu trời ngày thêm xanh, nằng vàng ngày
càng rực rỡ” của bài “Mùa xuân đến , sẽ không giúp học sinh thấy được sự
biến chuyển của đất trời, không làm rõ được “mùa xuân đến” chứ không phải
“mùa xuân”. Cần có biện pháp để giúp học sinh phát hiện ra những từ có tín
hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như những từ láy,
những từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng, có sự chuyển nghĩa văn
chương.
Tiếp đó cần hướng học sinh đến việc phát hiện ra những câu quan trọng
của bài, những câu nêu ý chung của bài. Với các bài khóa văn chương, học
sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất, ví dụ bài
“mẹ” câu cuối là câu tiêu biểu:
“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cần tìm những mối liên hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm
ẩn của nó chứ không phải chỉ có ý nghĩa biểu hiện, tức là cần dạy cho học
sinh biết đọc giữa các hàng chữ. Nếu với những bài “Bé Hoa” mà chỉ chú ý
đến những gì hiển diện trên văn bản rồi lý giải Hoa yêu em Nụ vì em Nụ xinh,
em Nụ ngoan ... thì không cắt nghĩa đúng nguyên nhân của tình yêu (Hoa yêu
em Nụ vì đó là em của Hoa), không làm rõ được tình chị em.
- 11 -


Kỹ năng đọc thầm được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài
tập dạy đọc hiểu. Những bài tập ngày xác định những cái đích mà việc đọc
thầm của học sinh hướng tới, đồng thời đó cũng là phương tiện để đạt đến sự
thông hiểu văn bản của học sinh. Các bài tập này có thể yêu cầu học sinh phát
hiện ra những từ mình không hiểu, yêu cầu các em giải nghĩa một số từ trong
bài, nhớ và tái hiện những chi tiết, hình ảnh của bài. Cũng có thể yêu cầu học
sinh nắm ý chung của đoạn, bài, lập được dàn ý, hiểu được giá trị nghệ thuật
của một số yếu tố. Ở đây cần nói thêm về việc hiểu (mà nhiều tác giả gọi là
cảm thụ) tác phẩm văn chương. Đó là sự thông hiểu ở một tầng bậc khác, đó
không chỉ hiểu nghĩa của ngôn từ mà còn là những gì đằng sau nó, hiểu cả
nghĩa đen và bóng. Ở tiểu học cũng phải dạy nghĩa bóng của từ, sự chuyển
nghĩa bóng trong văn chương, những cách nói bất thường, mặc dầu ở mức độ
thấp.
Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường dạy học đọc hiểu ở
tiểu học điều đó không phải là tăng thời gian tìm hiểu bài trong giờ tập đọc,
giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà tăng cường chất lượng đọc..

- 12 -


3. Một bài dạy cụ thể :

Sau đây tôi xin trình bày một tiết chuyên đề phân môn tập đọc lớp 2 tôi
đã thực hiện ở học kỳ I năm 2011 – 2012
GIÁO ÁN BÀI DẠY :
Phân môn :TẬP ĐỌC - Lớp 2
Bài :
Mẹ Tuần: 12
I. Mục tiêu.
1. Đọc:
- Đọc trơn được cả bài
- Đọc đúng các từ: lặng rồi, nắng oi, mẹ ru, lời ru, ngôi sao, chẳng bằng,
đêm nay, suốt đời ...
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: nắng oi, giấc tròn
- Hiểu hình ảnh so sánh: Chẳng bằng ... mẹ là ngọn gió của con suốt
đời.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Bài thơ nói lên nỗi vất vả của mẹ khi
nuôi con và tình yêu thương vô bờ mẹ đã dành cho con.
II. Chuẩn bị bài dạy – đồ dung dạy học
- Giáo viên đọc bài nhiều lần và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Trả lời
các câu hỏi và các câu trả lời sẽ giúp xác định mục đích, yêu cầu, nội
dung và phương pháp dạy bài tập đọc.
- Trong bài học sinh dễ mắc lỗi về phát âm các từ sau:
+ lặng rồi

+ chẳng bằng

+ nắng oi

+ mẹ ru


+ đêm nay

+ ngôi sao

Những ngôi sao / thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con

Đổi nhịp

- Giọng đọc chung của bài này: tình cảm, thiết tha và ngắt nhịp theo thể
thơ lục bát.
- Từ ngữ cần được dạy: nắng oi, giấc tròn.
- Hiểu hình ảnh so sánh:

Chẳng bằng .../
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

- Những nội dung vừa xác định ở trên phải được ký hiệu lại trên bài đọc
trong sách học sinh. Rèn học sinh hiểu và sử dụng ký hiệu ghi lại ngữ điệu của
bài. Ví dụ:
+ Dấu “ / ”: ngắt hơi, tạo tiết tấu
- 13 -


+ Dấu “//”: Sự nghỉ hơi dài
+ Dấu “ ”: lên giọng
+ Dấu “ ”: xuống giọng
+ Dấu “...”: đọc chậm lại, kéo dài giọng
+ Dấu “_”: gạch ngang dưới biểu thị sự nhấn giọng
- Chuẩn bị đồ dùng:

+ Tranh SGK phóng to, quạt nan
+ Học sinh sưu tầm các bài hát, bài thơ có tiếng “mẹ”
Bảng phụ chép sẵn các câu thơ cần luyện ngắt giọng.
Bài thơ để thuộc lòng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
4’

Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: Sự tích cây vú sữa
HS1: Đọc đoạn 2 của bài
- Thứ quả lạ trên cây xuất hiện như thế
nào?
HS2: Đọc cả bài
- Theo em, nếu gặp lại mẹ cậu bé sẽ nói

HS cả lớp nghe, nhận xét GV ghi
điểm và nhận xét việc học bài ở nhà
của cả lớp.

30


2. Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài
Trong bài tập đọc này , các con sẽ được
đọc và tìm hiểu bài thơ : MẸ của nhà
thơ Trần Quốc Minh .Qua bài thơ các

em sẽ thêm hiểu về nỗi vất vả của mẹ
là tình cảm bao la mẹ dành chho các
con.
- 14 -


17


2.2 Luyện đọc.
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu 1 lần. Chú ý giọng đọc 2. HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo
chậm rãi, tình cảm. Ngắt giọng theo dõi và đọc thầm theo
nhịp 2- 4 ở các câu thơ 6 chữ, riêng câu
thơ 7 chữ ngắt nhịp 3- 3. Các câu thơ 8
chữ ngắt nhịp 4- 4 riêng câu thơ thứ 8
ngắt nhịp 3- 5.
b. Đọc từng câu và rèn luyện phát âm.

-Đọc nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu

-GV cho HS đọc các từ cần luyện phát - Đọc các từ cần luyện phát âm (đã
âm đã ghi trên bảng phụ. Theo dõi và giới thiệu ở phần trên)
chỉnh sửa lỗi cho các em.
- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát
âm đã ghi trên bảng phụ. Theo dõi và
chỉnh sửa lỗi cho các em.
c. Hướng dẫn cách ngắt giọng
- Nêu cách ngắt nhịp thơ.
-Cho HS luyện ngắt câu 7, 8


- Đọc:
Những ngôi sao/ thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng
con

- Yêu cầu gạch chân các từ cần

- Gạch chân: lặng, mệt, nắng oi,

ạ ời, kẽo cà, ngồi, ru, đưa, thức,
nhấn giọng (các từ gợi tả)

ngọn gió, suốt đời

d. Đọc cả bài
- Yêu cầu đọc cả bài trước lớp. Theo - 3 đến 5 HS đọc cả bài
dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.

- 15 -

- Thực hành đọc trong nhóm


e. Thi đọc
g. Đọc đồng thanh
13



2.3. Tìm hiểu bài:
- Hỏi: Hình ảnh nào cho em biết đêm -Lặng rồi cả tiếng con ve. Con ve
hè rất oi bức:
cũng mệt vì hè nóng oi (những con
ve cũng im lặng vì quá mệt mỏi
dưới trời nắng oi).
- Mẹ đã làm gì để các con ngủ ngon - Mẹ ngồi đưa võng, mẹ quạt mát
giấc?
cho con.
- GV làm lại động tác đưa võng, quạt - HS quan sát
cho con.
- người mẹ được so sánh với những - Mẹ được so sánh với những ngôi
hình ảnh nào ?
sao "thức" trên bầu trời, với "ngọn
gió mát lành"
- Em hiểu hai câu thơ: "Những ngôi sao - Mẹ đã phải thức rất nhiều, nhiều
thức ngoài kia. Chẳng bằng mẹ đã thức hơn cả những ngôi sao vẫn thức
vì chúng con" như thế nào ?
hàng đêm.
- Em hiểu câu thơ: " Mẹ là ngọn gió - Mẹ mãi mãi yêu thương con, chăm
của con suốt đời" như thế nào ?
lo cho con, mang đế cho con những
điều tốt lành như ngọn gió mát.
- GV: Đây là hình ảnh người mẹ trong
thời kỳ đất nước còn chiến tranh. Đời
sống đầy khó khăn, thiếu thốn nhưng
mẹ đã vượt qua tất cả vì con.
2.4. Học thuôc lòng
- GV cho cả lớp đọc lại bài. Xóa dần - Học thuộc lòng bài thơ
bảng cho HS thuộc lòng.


5’

- Thổ chức thi đọc thuộc lòng

- HS lên thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- Nhận xét cho điểm

-

3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Qua bài thơ em hiểu được điều - Mẹ luôn vất vả để nuôi con và
gì về mẹ ?
dành cho con tình yêu thương bao
- 16 -


-Yêu Thương mẹ em đã làm gì ?
-Cả lớp hát 1 bài hát về mẹ.

la.
-Em luôn ngoan ngoãn, chăm học
chăm làm để mẹ được vui lòng.

- Tổng kết giờ học.Khen các em học
ngoan
Đọc bài tốt
h. Dặn dò HS học thuộc lòng bài
thơ.

-Về nhà đọc bài sau và trả lời câu
hỏi

Kết quả: Học sinh hiểu nội dung bài học và biết đọc tự tìm cách đọc hay ,
hứng thú học tập. Người dự cũng được cuốn hút vào tiết học.
Qua tiết chuyên đề này đã được sự nhất trí đồng thuận của các chị em
giáo viên khối 2,3 về phương pháp giảng dạy và áp dụng trong các tiết dạy tập
đọc.

C. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC
1, Kết quả:
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, tôi áp dụng cách dạy đọc như trên thì
kết quả cho thấy:
- 100% các em đều biết đọc đúng.
- Có hứng thú trong giờ học, đọc tự tin thoải mái, không lí nhí và sợ sệt
như đầu năm học.
Qua giờ đọc, học sinh rút được kinh nghiệm tốt.
- 17 -


60% các em đọc hay ,tốt, lỗi phát âm đã giảm nhiều, nhất là lỗi l, n.
- Nhiều em bộc lộ khiếu đọc diễn cảm như: Vũ Lan Anh, Nguyễn Thị
Nguyệt, Bùi Thị Vân, Nguyễn Anh Quân , Vũ Xuân Quang.
Bảng thống kê kết quả chất lượng đọc cuối năm lớp 2A – năm
học 2011- 2012.

Số học
sinh
36 em


Đọc đúng

Đọc hay

Đầu năm

Số lượng
16 em

%
44.5%

Số
lượng
7 em

%
19,5%

Cuối năm

25 em

69,5%

10 em

27,7 %

Đọc sai


Số
%
lượng 36 %
13 em

1 em

2,8%

- Ở năm học này (2012 – 2013) tôi đã áp dụng phương pháp giảng dạy trên kết
quả cuối kì I, trong việc rèn đọc cho học sinh đạt hiệu quả cao.
2. BÀI HỌC
Qua những giờ dạy tập đọc, muốn có kết quả tốt.
- Giáo viên hiểu:
+ Chất lượng của đọc thành tiếng gồm:
- Đọc đúng
- Đọc thanh (lưu loát)
- Đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản)
- Đọc diễn cảm( đọc hay)
+ Chất lượng của đọc thầm bao gồm 3 phẩm chất đầu.
+ Trong lớp học, phải kết hợp cả 2 hình thức đọc trên: lúc cô giáo hay 1
học sinh đọc thành tiếng thì các học sinh khác đọc thầm. Một câu trả lời xuất
sắc hay một bài đọc diễn cảm tốt của học sinh là kết của đọc thành tiếng và
đọc thầm.

- 18 -


- Giáo viên phải rèn học sinh trong lớp có nếp nhận xét và đánh giá bạn

đọc, giáo viên cùng học sinh giúp bạn sửa ngay lỗi sai.
- Giáo viên không áp đặt giọng đọc. Sau khi hiểu nội dung và nghệ
thuật của bài đọc, học sinh tự rút ra cách đọc thích hợp.
- Giáo viên có thể đọc diễn cảm mẫu. Học sinh nhận xét, nêu ý kiến.
- Các câu hỏi bổ sung, các bài tập trong tiết tập đọc phải vừa sức với
học sinh, không thoát ly với bài của học sinh.
- Luôn động viên, khích lệ để học sinh tự tin, phát huy được tính sáng
tạo của mình.
- Việc giảng từ không nên máy móc, có thể nêu từ rồi giảng nghĩa, có
thể nêu nghĩa của hỏi từ, có thể sử dụng tranh, ảnh, vật thật...
- Người giáo viên phải thường xuyên học tập bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ nâng cao hiểu biết.
- Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy trong giờ học, để giờ học thêm
hấp dẫn. Đặc biệt là phương pháp đàm thoại,chơi trò chơi Tiếng Việt. có thể
sưu tầm băng hình có nội dung phù hợp với các bài văn miêu tả, cho học sinh
xem vào cuối giờ học.
3KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
Trên đây là một vài suy nghĩ và biện pháp thực hiện trong tiết dạy tập
đọc theo phương pháp mới mà tôi đã làm bước đầu có kết quả tốt.
Tôi nhận thấy : mỗi giáo viên cần tìm hiểu học hỏi tự trang bị cho mình
phương pháp dạy luyện đọc phù hợp cho từng đối tượng học sinh thì chắc
chắn chất lượng đọc của HS được nâng cao .
i. Tôi xin kiến nghị với cấp trên:
j. Phổ biến những kinh nghiệm hay để tôi và các bạn đồng nghiệp
được học hỏi .
k. In và trang bị cho GV chúng tôi thêm nhiều tranh của phân môn Tập
Đọc để phần giới thiệu bài thêm hấp dẫn .

Rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp giúp tôi ngày càng dạy tốt hơn.

- 19 -


.

Tôi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 12/3/2013

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng
kiến kinh nghiệm của tôi viết,
không sao chép nội dung của
người khác.

Vũ Thị Tuyết

- 20 -



×