Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP rèn kỹ NĂNG đọc CHO học SINH lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.95 KB, 11 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP
Tác giả: Nguyễn Kiều Thu Trang
Đơn vị: Tiểu học An Định 2
PHẦN MỞ ĐẦU

I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Đọc là hoạt động nhận tin. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc nắm
được chữ viết. Trong trường tiểu học, phân môn tập đọc giữ vai trò chủ đạo, rèn
kĩ năng đọc thành tiếng với các mức độ đọc đúng, đọc rõ ràng rành mạch, đọc lưu
loát,… Bên cạnh đó là rèn kĩ năng đọc hiểu. Đây là cái đích lớn của việc dạy học.
Ngoài ra phân môn tập đọc còn có yêu cầu đọc diễn cảm, đọc diễn cảm thể hiện
trình độ đọc và năng lực cảm thụ văn bản của học sinh. Đọc diễn cảm tốt tức là
người đọc đã hiểu và truyền thụ được một phần nội dung và cảm xúc bài văn tới
người nghe mà chưa cần giảng giải.
Hiện nay do chất lượng cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế, một số
em đọc chưa rành mạch nên cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng đọc, đây là vấn
đề mà người giáo viên đang quan tâm

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Môn Tiếng việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo, việc dạy
Tiếng việt trong nhà trường nhằm tạo cho các em năng lực sử dụng Tiếng việt đáp
ứng nhu cầu của cuộc sống. Tập đọc là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong
chương trình giảng dạy môn Tiếng việt ở tiểu học. Học tốt tập đọc không những
giúp rèn kĩ năng đọc – nghe – nói – viết, mà còn tạo điều kiện cho HS học tốt các
môn học khác. Cuối bậc tiểu học yêu cầu tối thiểu mà học sinh phải đạt được là
đọc thông viết thạo, trước hết là đọc đúng tiến tới đọc hay trên cơ sở hiểu và cảm
thụ các văn bản nghệ thuật được chọn đưa vào sách HS.
- Trong chương trình Tiếng việt, phân môn Tập đọc giữ vai trò đặc biệt
quan trọng, hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho HS ở cấp học đầu tiên này.
Cuối cấp tiểu học, yêu cầu tối thiểu mà HS phải đạt được là đọc thông, viết thạo,



sử dụng được ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp. Nói và viết câu đúng ngữ
pháp, nghe và đọc hiểu được văn bản có nội dung thích hợp với yêu cầu học tập
đồng thời bồi dưỡng giáo dục các em tình cảm trong sáng tốt đẹp.
- Hiện nay phân môn Tập đọc mặc dù đã được định hình khá rõ về nội dung
phương pháp giảng dạy. Song khi lên lớp tiết tập đọc chất lượng giảng dạy chưa
cao, học sinh lớp bốn đọc chưa trôi chảy, đồng thời các em không diễn cảm được
bài đọc gây nhiều khó khăn trong học tập. Kiến thức hay tư tưởng tình cảm, nhân
cách của học sinh chỉ được hình thành và phát triển khi việc dạy học kĩ năng đọc
có hiệu quả.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc rèn kĩ năng đọc cho HS là yêu cầu
quan trọng, cần thiết, Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Rèn kĩ năng đọc trong giờ Tập
đọc cho HS lớp bốn”.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- HS lớp bốn
- Rèn kĩ năng đọc trong giờ tập đọc
- Thực trạng và giải pháp.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu thực trạng và một số đặc điểm của phân môn Tập đọc, trên cơ sở
đề xuất một số ý kiến về vấn đề rèn kĩ năng đọc trong giờ tập đọc cho HS lớp bốn.
Nhằm giúp HS đọc đúng, đọc hay tiến tới đọc diễn cảm, góp phần nâng cao chất
lượng đọc cho HS lớp bốn, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng
việt ở trường tiểu học.

V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Nhằm nâng cao vai trò, vị trí và sự cần thiết của phân môn Tập đọc trong
dạy học Tiếng việt.
- Giúp học sinh đọc đúng tiến tới đọc hay và hình thành các kĩ năng đọc
diễn cảm.



- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học
môn Tiếng việt ở tiểu học.

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Môn Tiếng việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở
tiểu học theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng việt trong nhà trường
nhằm tạo cho các em có năng lực sử dụng Tiếng việt văn hóa để suy nghĩ, giao
tiếp và học tập. Cuối bậc tiểu học yêu cầu tối thiểu mà học sinh phải đạt được là
đọc thông viết thạo. Dạy học tiếng việt ở bậc tiểu học là bốn hoạt động nói – nghe
và đọc – viết.
Ở tiểu học môn tiếng việt được chia thành nhiều phân môn khác nhau và
tập đọc là một trong những phân môn đó. Phân môn tập đọc được hình thành trên
cơ sở cung cấp kiến thức cơ bản để hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng việt, đáp
ứng yêu cầu cuộc sống và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Góp phần hình thành kĩ năng
đọc cho HS thông qua bài đọc cụ thể, trước hết là đọc đúng tiến tới đọc hay trên
cơ sở hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật. Năng lực cảm thụ văn học được hình
thành từ việc học sinh đọc diễn cảm bài đọc. Đọc diễn cảm giúp HS khám phá ra
cái hay, cái đẹp của văn chương. Phân môn tập đọc phụ thuộc nhiều vào vốn
sống của các em, nên muốn học tốt trước hết phải bồi dưỡng vốn sống cho các
em, có vốn sống các em mới có khả năng liên tưởng để tiếp nhận tác phẩm, và
giáo viên là người gợi mở dẫn dắt cho sự tiếp xúc của HS với tác phẩm.
Trên cơ sở đọc thông viết thạo hiểu được văn bản, kết hợp với đọc biểu
cảm, bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
- Đa số học sinh đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng tối thiểu được qui

định trong chương trình phân môn Tập đọc. Thế nhưng học sinh hiện nay, nhìn


chung ít học phân môn Tập đọc ở nhà. Nếu có thì các em chưa biết cách đọc, chỉ
đọc bài một cách qua loa, chiếu lệ, chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo.
- Nhiều học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của ngữ điệu trong Tiếng
việt, nên đa số các em đọc và nói chưa tốt, chưa hiểu đúng văn bản được đọc.
- Vốn sống học sinh chưa phong phú.
- Đến lớp nhiều em chưa phát huy vai trò của cá nhân trong quá trình luyện
đọc,
nhất là đọc thầm, vì đọc thầm đòi hỏi tính tự giác là chủ yếu, trong lúc học sinh
khác đọc thành tiếng của bạn là thời gian nghỉ ngơi của một số học sinh khác.
- Một số học sinh phát âm không chính xác các phụ âm đầu như v, d, gi
hoặc các tiếng có vần khó. Hiện nay còn một số em đọc chưa lưu loát, tốc độ đọc
không đạt yêu cầu đối với học sinh lớp bốn, nên không biểu cảm được bài đọc.
Giọng đọc chưa thể hiện được tư tưởng tình cảm của bài văn như các câu đối
thoại, câu dài, ngắt nhịp, nhấn mạnh từ ngữ,…
- Một số em có chất giọng kém, ngữ điệu đọc chưa phù hợp, tốc độ đọc
chưa đạt yêu cầu đối với HS lớp bốn, nên ảnh hưởng đến việc đọc diễn cảm của
học sinh.
- Về phía giáo viên trong tiết tập đọc một số giáo viên chưa kết hợp nhuần
nhuyễn giữa kĩ năng đọc và kĩ năng hiểu. Phải hiểu thì mới có thể đọc đúng, đọc
hay và cảm thụ bài đọc. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến
rèn đọc diễn cảm cho HS.
- Năng lực đọc diễn cảm của một số giáo viên còn hạn chế.

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để rèn kĩ năng đọc cho HS, người giáo viên cần dạy tập đọc theo quan
điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, có nghĩa là trong giờ tập đọc,
giáo viên phải đóng vai trò tổ chức hoạt động cho tất cả mọi học sinh theo một

định hướng giáo dục đã chuẩn bị trước. Qua giờ tập đọc học sinh bộc lộ mình,
nâng cao năng lực đọc, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn bản,
qua đó mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người,.. Để đạt được điều đó,


giáo viên cần chuẩn bị hệ thống các thao tác, hoạt động, hệ thống câu hỏi… tác
động tới mọi đối tượng học sinh. Đọc phải trở thành nghĩa vụ và quyền lợi của tất
cả mọi học sinh trong nhà trường.
Để giúp học sinh có kĩ năng đọc thành thạo, GV cần:
- Xác định mục đích yêu cầu rèn kĩ năng đọc cần đạt, chuẩn bị các đồ dùng
học tập cần sử dụng. Dùng từ điển HS hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép
thông tin.
- Giới thiệu bài: Có thể giới thiệu bằng lời một cách hấp dẫn hoặc giới thiệu
bằng lời kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan, tạo hứng thú học tập cho HS.
- Luyện đọc đúng: Đây là khâu đầu tiên của việc thâm nhập văn bản, tạo cơ
sở cho HS đọc diễn cảm tốt.
+ Cần chú ý giữa quan hệ đọc mẫu của thầy và luyện đọc của trò, giữa đọc
cá nhân, đọc nhóm, giữa đọc từng đoạn và đọc toàn văn bản.
+ Với những em đọc chưa rành mạch, tốc độ đọc chậm người giáo viên
cần tạo điều kiện các em được đọc nhiều bằng các hình thức: Nhắc nhở tự luyện
đọc ở nhà, thường xuyên gọi đọc trên lớp, xây dựng đôi bạn học tập, hoặc gọi đọc
đề bài các môn học khác như: đề toán, đề LTVC, tổ chức thi đọc, động viên các
em đọc sách hay xem truyện, …
- Tìm hiểu bài: Đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ
nhau, vì vậy để HS đọc diễn cảm tốt trước hết phải giúp các em cảm thụ được
văn bản.
+ Xác định ý chính của đoạn, bài thông qua việc trả lời các câu hỏi.
Muốn vậy giáo viên giúp HS tìm hiểu các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, các biện pháp
nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài đọc.
+ Bồi dưỡng cho HS các kiến thức về phân môn LTVC, TLV từ đó

HS có cơ sở cảm thụ được văn bản.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp vốn sống cho HS
thông qua nội dung bài đọc.
- Luyện đọc diễn cảm: Đến lớp bốn năm không chỉ rèn cho HS kĩ năng đọc
đúng mà còn luyện đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là hình thức đọc thành tiếng,


không những yêu cầu đọc đúng mà còn yêu cầu về ngữ điệu đọc truyền cảm và sự
kết hợp giữa ngữ điệu với các yếu tố như: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,… Vì vậy kĩ
năng đọc diễn cảm được hình thành trên cơ sở kĩ năng đọc đúng, muốn đọc đúng
người đọc phải:
* Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm, đúng dấu thanh: bước này giáo viên
cần chú ý phát hiện và sửa sai triệt để lỗi phát âm cho HS.
Tùy theo thể loại văn bản xác định giọng đọc, cách nghỉ hơi, ngắt nhịp,..
phù hợp. GV cần giúp HS hiểu cách đọc thơ khác đọc văn xuôi, đọc văn miêu tả
không giống đọc văn kể chuyện, đọc lời trần thuật khác đọc câu hỏi hay câu cảm
thán.
* Ngắt giọng đúng chỗ: ngừng nghỉ giọng căn cứ vào dấu câu hoặc dựa vào
ý nghĩa của câu, của đoạn văn. Có một số câu nếu chỉ ngắt giọng theo dấu hiệu
câu thì hiệu quả của giọng đọc sẽ không trọn vẹn, trường hợp này cần dựa vào ý
nghĩa của câu để quyết định việc ngắt giọng cho phù hợp với nội dung văn bản
cần mô tả. Cụ thể:

+ Giáo viên đọc mẫu cho HS phát hiện chỗ cần ngắt hay

nghỉ.
Ví dụ: Biết nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc liền mạch một số cụm từ trong câu:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay
xuống từ trời / và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay
đi!” ( Cánh diều tuổi thơ- TV4-Tập 1)

Hoặc trong câu: “ Những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô / tạo nên
cảm giác bồng bềnh huyền ảo. //

( Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách)

Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe phát hiện chỗ cần ngắt là sau từ : “ô
tô”
+ Tập cho HS tự phát hiện chỗ cần ngừng nghỉ hay ngắt nhịp, bằng hình
thức cá nhân hay trao đổi thảo luận tìm ra chỗ ngắt nghỉ phù hợp.
+ Đối với thơ giáo viên cần hướng dẫn HS cách nhận biết thể thơ để tìm ra
cách ngắt giọng phù hợp. Lưu ý HS về giọng đọc
Ví dụ: Thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là: 2/4 và 4/4, thể thơ thất ngôn
nhịp phổ biến là 4/3, thơ tự do nhịp thơ phụ thuộc vào ý nghĩa ngữ pháp của mỗi


dòng thơ, câu thơ, với thể thơ tự do GV có thể gợi mỡ cho các em.
+ Ngắt giọng biểu cảm thông qua hiểu và cảm thụ văn bản, cách ngắt
giọng biểu cảm tạo cho người nghe sự tập trung chú ý và góp phần tạo nên hiệu
quả nghệ thuật cao hơn.
Ví dụ:Trong câu thơ:

Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh / tre mãi / xanh màu tre xanh.

Từ việc HS hiểu qua bài thơ tác giả muốn ca ngợi cây tre Việt Nam. Cách
dùng điệp từ, điệp ngữ ( mai sau, xanh) thể hiện sự kế tiếp liên tục của các thế hệ
- tre già, măng mọc. GV gợi ý để HS ngắt nhịp thế nào làm nổi bật sự kế tiếp liên
tục, và học sinh phát hiện ngắt giọng sau dấu phẩy kết thúc mỗi dòng thơ

* Thay đổi ngữ điệu đọc: Kĩ thuật ngắt giọng, nhịp điệu đọc, cường độ, cao
độ. Để giúp HS thể hiện đúng ngữ điệu khi đọc, giáo viên cần bồi dưỡng cho HS
nắm vững kiến thức về phân môn LTVC , nhất là cách đọc nhấn giọng, cao giọng
, cảm xúc vui buồn qua các dạng câu : câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.
+ Sắc thái giọng đọc: Tùy vào nội dung và nghệ thuật của từng bài đọc mà
người giáo viên hướng dẫn HS có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có
bài đọc với giọng chậm rãi, trầm buồn; có bài giọng phấn khởi vui tươi. …. Đối
với bài đọc thể loại là truyện, hướng dẫn HS cách phân biệt lời người dẫn chuyện
và lời nhân vật, để chuyển sắc thái giọng đọc cho phù hợp.
Ví dụ: - Bài Người ăn xin: đọc với giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân
biệt lời nhân vật( lời cậu bé với giọng xót thương ông lão; lời ông lão xúc động
trước tình cảm chân thành của cậu bé
- Bài mẹ ốm: hướng dẫn HS chuyển giọng linh hoạt từ trầm, buồn khi đọc
khổ thơ 1,2 ( mẹ ốm); đến lo lắng ở khổ thơ 3 ( mẹ sốt cao xóm làng đến thăm);
vui hơn khi mẹ đã khỏe, em diễn trò cho mẹ xem ( khổ 4,5); tha thiết ở khổ 6,7 (
lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ)
+ Đọc nhấn giọng từ ngữ: hướng dẫn HS tìm những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.


Ví dụ: Nhấn giọng từ ngữ gợi tả, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều trong câu :
“Cánh diều mềm mại như cánh bướm.” ( Bài Cánh diều tuổi thơ – TV 4 – Tập 1)
+ Nhịp độ đọc: thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa
phải. Nhịp độ đọc do nội dung bài văn quyết định. Có đoạn đọc với giọng chậm
rãi, có đoạn đọc với giọng khẩn trương, gấp gáp.
Ví dụ: Bài Trung thu độc lập ( Tiếng việt 4 – Tập 1)
Đoạn 1,2: Cảnh đẹp đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên, mơ
ước của anh chiến sĩ về tương lai của trẻ em ( giọng đọc ngân dài, chậm rãi)
Đoạn kết bài : trở lại với hiện thực, anh chiến sĩ mừng cho các
em vui tết trung thu độc lập đầu tiên, chuẩn bị đón những tết trung thu tươi đẹp
hơn (giọng đọc nhanh và vui hơn)

+ Phát huy năng lực sáng tạo của HS. Trên cơ sở cảm thụ văn bản, khuyến
khích các em thể hiện giọng đọc sáng tạo của mình sao cho phù hợp với nội dung
văn bản.

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Thông qua các biện pháp thực hiện, học sinh trở nên ham thích học và đọc
tốt môn tập đọc. Học sinh không những đọc rành mạch, trôi chảy mà còn đọc diễn
cảm bài đọc.
Nâng cao chất lượng môn Tiếng việt, đặc biệt là đọc đúng, lưu loát.

PHẦN KẾT LUẬN

I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Hiệu quả tiết tập đọc phụ thuộc rất lớn vào kĩ năng đọc của HS và quá trình
chuẩn bị của các em, đồng thời phụ thuộc vào nội dung phương pháp giảng dạy
của giáo viên. Vì vậy để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh giáo viên cần:
- Chú trọng rèn luyện cho HS 4 kĩ năng nghe- đọc- nói- viết
- Bên cạnh tổ chức học sinh đọc thơ, thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện,…
nhằm


bồi dưỡng vốn sống, tâm hồn cho các em
- Tạo cho HS niềm say mê văn học, tạo hứng thú đọc diễn cảm cho HS.
Xây dựng hứng thú và thói quen đọc sách cho học sinh, để giúp các em rèn kĩ
năng đọc.
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm và đọc diễn cảm
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu
- Cung cấp và mở rộng vốn sống.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm mục đích trao dồi kĩ năng đọc
hiểu, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho HS luyện đọc

diễn cảm.
- Bản thân giáo viên tự rèn đọc diễn cảm để đọc mẫu . Khi đọc mẫu của GV
cần được cân nhắc kĩ nhằm thể hiện rõ mục đích dạy học đồng thời phát huy được
nét riêng sáng tạo của học sinh về cách đọc.
- Phát huy khả năng đọc cá nhân của HS
- Việc đọc mẫu của giáo viên nhằm gây cảm xúc tạo hứng thú và tâm thế
học tập cho học sinh, vì vậy giáo viên cần cân nhắc kĩ nhằm thể hiện rõ mục đích
dạy học đồng thời phát huy được nét riêng sáng tạo của học sinh về cách đọc.
- Chọn HS có khả năng giọng đọc diễn cảm và chất giọng tốt để đọc mẫu.
Căn cứ vào nội dung phong cách văn bản, Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm ra cách
đọc và thể hiện bằng giọng đọc.
- Coi trọng bước kiểm tra bài cũ, kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài mới
của HS
- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng HS.
Tùy nội dung từng bài, tùy đối tượng học sinh mà giáo viên có sự cân nhắc lựa
chọn phương pháp sao cho phù hợp, tạo hứng thú say mê học tập cho HS.
- Đồng thời với việc luyện đọc ở lớp, sự chuẩn bị của HS cũng rất quan
trọng. Muốn các em đọc tốt, giáo viên có thể yêu cầu các em:
+ Đọc trước ở nhà bài sẽ học thật rành mạch lưu loát. Trong quá trình đọc
lưu ý các từ, tiếng khó phát âm. Sau đó dựa theo hệ thống câu hỏi SGK tìm hiểu
trước nội dung bài đọc.


+ Đối với bài cũ cũng yêu cầu các em luyện đọc lại, đồng thời luyện đọc
diễn cảm
Tóm lại việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng
giờ lên lớp, là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên. Tùy theo mức độ
cảm thụ của HS, nội dung bài học qui định, mà mạnh dạn điều chỉnh tiến trình
dạy cho hợp lí. Những vấn đề nêu trên đây cũng chỉ là gợi ý, rút ra từ kinh
nghiệm bản thân, nên ít nhiều cũng có những thiếu xót nhất định. Mong được sự

đóng góp chân tình.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNH KIẾN KINH NGHIỆM:
- Khắc phục tình trạng học sinh đọc không rành mạch, lưu loát.
- Giúp học sinh đọc tốt và học tốt phân môn Tiếng việt kể cả các môn học
khác.
- Góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt và bồi dưỡng vốn sống
cho các em.

III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI:
- Triển khai và ứng dụng trong tổ qua các lần họp tổ chuyên môn, thao
giảng và dự giờ đóng góp rút kinh nghiệm.
- Khảo sát chất lượng thực tế ở học sinh lớp bốn.

IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: Không

* TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tạp chí giáo dục
- Thế giới trong ta.




×