Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trang
1. Đặt vấn đề………………………………………………………..2
a. Cơ sở lí luận ………………………………………………….2
b. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………….2
2. Mục đích chọn đề tài……………………………………………. 3
3. Lịch sử đề tài……………………………………………………. 4
4. Phạm vi đề tài…………………………………………………… 4
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1. Thực trạng………………………………………………………..5
2. Nội dung cần giải quyết………………………………………….7
3. Biện pháp………………………………………………………... 8
a. Rèn đọc thầm ……………………………………………… .. 8
b. Rèn luyện phát âm, đọc rõ ràng …………………………….. 10
c. Rèn đọc lưu loát, trôi chảy ………………………………….. 13
d. Rèn đọc diễn cảm ………………………………………….... 15
4. Kết quả đạt được…………………………………………………18
III. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp………………………………………………18
2. Phạm vi đối tượng áp dụng………………………………………20
3. Bài học kinh nghiệm …………………………………………… 21
1
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
a) Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, Đảng và nhà nước luôn quan tâm chăm lo và phát triển
nguồn nhân lực. Vì vậy con người là đối tượng, là động lực là mục tiêu của xã hội.
Trong xã hội hiện nay, điều cần thiết là con người phải có trình độ văn hóa và phẩm
chất đạo đức tốt. Chính vì vậy, người thầy giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo
dục học sinh trở thành người có ích cho xã hội. Do đó ngay từ khi trẻ bước vào ghế
nhà trường thì vai trò và trách nhiệm của người giáo viên đứng lớp ngày càng cao.
Người giáo viên cần phải dạy cho các em từng câu, từng chữ, bên cạnh đó cần phải
trang bị cho các em những lượng kiến thức để các em có thể tính toán, hoặc đọc
được một bài báo, bài thơ,… Cũng chính từ đây mà bản thân tôi thấy rằng, ở tiểu
học bất cứ môn học nào cũng đều quan trọng như nhau không thể bỏ qua một môn
học nào. Như đã nói ở trên, nhà trường là nơi bắt đầu tập cho học sinh những hoạt
động nghe, nói, đọc Tiếng Việt một cách có ý thức, học Tiếng Việt nhằm thúc đẩy
các em tiếp cận kiến thức thế giới xung quanh mình. Đồng thời khai thác những đặc
sắc của ngôn ngữ văn chương qua các bài học để có thể bồi dưỡng tư tưởng tình
cảm và giáo dục thẩm mĩ cho các em. Dạy học Tiếng Việt là một môn rất quan
trọng nó góp phần vào việc phát triển dần ý thức và lý trí cho học sinh tiểu học. Hệ
thống các bài tập viết chữ, tập nói, tập kể chuyện, tập đọc, học thuộc lòng, tập làm
văn, từ ngữ, ngữ pháp,… sẽ từng bước hình thành cho học sinh ở tiểu học có những
kĩ năng như: nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt văn hóa nước nhà. Muốn học tốt tất cả
các môn học trong nhà trường thì yêu cầu học sinh phải đọc thông thạo và viết rành
rẽ thì các em mới hiểu được nội dung mình đọc là cái gì và từ đó các em mới phát
triển được.
b) Cơ sở thực tiễn:
Trong xã hội hiện nay, điều cần thiết là con người phải có trình độ văn hóa,
phẩm chất đạo đức tốt. Chính vì thế đòi hỏi các em phải nắm vững tất cả các môn
2
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
học trong nhà trường. Đọc tốt là yêu cầu không thể thiếu được ở học sinh tiểu học.
Ở lớp Năm yêu cầu tối thiểu về kỹ năng đọc là một trong bốn kỹ năng quan trọng
mà bậc tiểu học cần rèn luyện là phải phát âm đúng, đọc lưu loát nội dung bài. Đọc
thầm nhanh, hiểu nội dung bài đọc.
Nêu được dàn ý, đọc tóm tắt được ý chính của bài; trả lời được câu hỏi, nắm
được ý nghĩa của bà. Bước đầu tiên đọc diễn cảm bài thơ và sau đó thể hiện được
từng nhân vật có giọng đọc khác nhau; thể hiện sắc thái của bài một cách rõ ràng.
Do đó đọc thông chữ Việt là một trong những khâu quan trọng mà học sinh tiểu học
cần đạt được, nhất là học sinh lớp 5.
Hiện nay việc đọc rất quan trọng, bởi lượng thông tin ngày càng nhiều trên sách
báo,… mà có đọc tốt thì các em mới cảm nhận được thế giới xung quanh. Đọc tốt sẽ
giúp các em sử dụng từ và cách dùng từ chính xác, đặt mẫu câu đúng mực, đúng
ngữ pháp dần dần vốn ngôn ngữ các em sẽ phong phú đa dạng hơn.
2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Đề tài mà tôi nghiên cứu nhằm hình thành cho học sinh phát triển thêm khả năng
đọc và hiểu. Mặt khác các em sẽ đọc đúng, đọc diễn cảm tốt, để từ đó các em có thể
nhanh chóng cảm nhận hết tất cả các bài đọc, trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, văn
học và đời sống, giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước và từ đó các em sẽ
tích lũy cho mình một số vốn ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú. Mặt khác, tạo được
hứng thú cho học sinh khi học tập nhất là phân môn Tập đọc. Việc đọc đúng, trên
cơ sở đó tiến tới đọc hay, đọc diễn cảm văn bản còn liên quan đến vấn đề hiểu biết
về phong cách ngôn ngữ văn bản. Mỗi văn bản viết ra bao giờ cũng thuộc về phong
cách nhất định và mang những đặc điểm riêng, khác biệt với những văn bản thuộc
phong cách khác. Vì thế, các văn bản thuộc những phong cách khác nhau cần có
cách đọc khác nhau.
Như vậy, có thể khẳng định, một trong những cơ sở khoa học vững chắc của
phương pháp dạy Tập đọc ở tiểu học là ngôn ngữ học. Chỉ dựa trên cơ sở khoa học
đó, tức là dựa trên cơ sở khoa học về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,… của ngôn ngữ,
3
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
thì việc dạy học Tập đọc của giáo viên mới giúp học sinh hoàn thiện và phát triển
đúng hướng.
3. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI:
Đề tài mà tôi nghiên cứu cũng được nhiều người quan tâm, nhất là đối với học
sinh năm cuối cấp. Qua thực tế cho thấy việc đọc trên lớp của các em chưa tốt, các
em còn đọc sai rất nhiều, phát âm lại không đúng những âm đầu hay âm cuối. Giọng
đọc chưa rõ ràng, không rành mạch có khi lại đọc thừa tiếng, thiếu tiếng, khi thì đọc
ê, a, kéo dài hoặc ngắt nghỉ câu một cách tùy tiện…. Chưa nói đến việc đọc hay lặp
lại từ và có nhầm lẫn giữa dấu ngã và dấu hỏi.
Hiện nay kỹ năng đọc của các em nhìn chung còn rất kém, mà nếu như các em
đọc kém thì việc cảm thụ nội dung bài sẽ rất chậm, khả năng tiếp thu bài cũng khó
khăn. Và cứ thế làm cho việc học của các em dần dần bị chán nản khi học môn
Tiếng Việt.
Chính từ những thực tế trên bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp mang trong
lòng rất nhiều khao khát ước mơ với công việc của mình, muốn cống hiến một phần
công sức nhỏ bé của mình vào công việc trồng người và mong muốn phát triển thêm
kinh nghiệm để phục vụ cho việc giảng dạy, đồng thời cũng nâng dần chất lượng
học môn Tiếng Việt cho học sinh. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài: “Một số biện
pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5”.
Vì thế thiết nghĩ nếu rèn luyện được kỹ năng đọc sẽ giúp các em đọc rất tốt. Đọc
tốt trong nhà trường sẽ hình thành cho các em những tư duy năng lực sử dụng vốn
ngôn ngữ để suy nghĩ, để giao tiếp và học tập. Qua đó bước đầu rèn luyện cho các
em đức tính cẩn thận, sử dụng từ ngữ chính xác. Mặt khác, giáo dục cho các em tình
yêu quê hương đất nước, tình cảm lành mạnh trong sáng, để nâng cao dần chất
lượng giáo dục toàn diện trong trường học. Đây cũng là cơ sở để các em học tốt tất
cả các môn học ở lớp, nhất là đối với môn Tiếng Việt.
4. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
4
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Với đề tài này tôi chỉ đưa ra một số biện pháp rèn đọc giúp cho các em lớp 5 rèn
đọc và phát âm chuẩn, chính xác, rèn luyện đọc thầm, rèn luyện đọc lưu loát trôi
chảy, rèn luyện đọc diễn cảm nhằm hướng tới mục đích là các em đọc tốt hơn.
Song những biện pháp trên chỉ là kinh nghiệm riêng của bản thân tôi sau nhiều
năm giảng dạy mà tôi đã rút kinh nghiệm được. Tuy nhiên đây chưa phải là biện
pháp tối ưu và cũng còn nhiều hạn chế mong các thầy cô đồng nghiệp và các cấp
lãnh đạo đóng góp ý kiến thêm để đề tài tôi được hoàn thiện hơn và nâng cao chất
lượng giảng dạy hơn nữa.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI:
Đầu năm học 2015-2016, tôi được phân công dạy lớp 5/1. Sau hai tuần lễ đầu ổn
định và giảng dạy, tôi đã nhận thấy rằng khả năng tiếp thu của các em còn rất chậm
nhất là môn Tiếng Việt mà ở phần đọc. Tôi bắt đầu theo dõi và nhận ra rằng đây
chính là nguyên nhân dẫn đến các em chán nản khi học môn Tiếng Việt. Sau đó tiếp
tục tiến hành điều tra khả năng đọc của các em và tôi đã chia thành các mức độ như
sau:
* Đọc tốt: đọc rõ ràng, mức độ đọc đúng, đọc diễn cảm.
* Đọc khá tốt: đọc rõ ràng, lưu loát, nhưng mức độ diễn cảm chưa được tốt.
* Đọc trung bình: đọc to, rõ, lưu loát nhưng chưa được diễn cảm.
* Đọc yếu kém: đọc to, không lưu loát và phát âm sai đôi khi đọc thừa tiếng
hoặc thiếu tiếng hay lặp lại từ.
Qua khảo sát, tôi nhận thấy rằng đối tượng học sinh lớp 5 yêu cầu đọc phải
chuẩn, rõ ràng biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ khi đọc văn bản, ngắt nhịp phù hợp khi
đọc bài thơ và hiểu được nội dung bài đọc,.
Ở lớp tôi có những em: Khang An, Hiếu Thảo, Hoàng Thành, Đình Quý, Gia
Hiếu, Xanh Em, Vạn Lộc,… đọc chậm, khi đọc còn ê, a kéo dài, lặp lại từ, hay lẫn
lộn giữa các phụ âm như: Sai phụ âm đầu: ch/tr, s/x, g/r, h/qu, v/d
5
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Chẳng hạn như các em: Khang An, Diệu Linh thường đọc tiếng (tre thành che,
trên thành chên, con trăn đọc thành con chăn,…) hoặc (rồi thành gồi, ra thành ga,
rực rỡ thành gực gỡ,…). Nhiều em luôn lẫn lộn: hoa đọc thành qua, vài đọc thành
dài, đường sá thành đường xá,…
Không chỉ dừng lại ở đó, các em học sinh (như đã nêu) thường phát âm sai ở phụ
âm đầu mà còn phát âm sai ở phụ âm cuối. Ví dụ như: bát ngát đọc thành bác ngác,
hít thở đọc thành híc thở, dạy học đọc thành dại học,…
Một vài em lẫn lộn giữa hai dấu thanh: thanh ngã, thanh hỏi. Ví dụ như: kĩ thuật
em đọc thành kỉ thuật, hoặc suy nghĩ đọc thành suy nghỉ,…)
Ngoài việc đọc sai phụ âm đầu, âm cuối, dấu thanh, học sinh còn đọc không
mạch lạc, ngắt câu không đúng ngữ pháp, đôi khi các em đọc quá nhỏ quá nhanh
hoặc chậm, lặp lại từ, ngắt nhịp sai…
Ví dụ: Bài “Một chuyên gia máy xúc”. (Sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 45 ) đa số
các em đã đọc như sau:
- “Chiếc máy xúc của tôi hối hả/ “điểm tâm”/những gầu chắc và đầy”.
- “Nhưng người ngoại quốc này/ có một vẻ gì nổi bật/lên khác hẳn khách
tham quan khác”.
Từ những thực trạng trên và qua đợt kiểm tra cuối học kỳ I, kết quả cho thấy
rằng:
Tổng số HS
42/22
Phân loại đọc
Số lượng
Tỉ lệ
Đọc tốt
10/42
23,8%
Đọc khá tốt
10/42
23,8%
Trung bình
9/42
21,4%
Yếu
13/42
30,6%
6
Ghi chú
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Từ kết quả trên, tôi đã phát hiện ra được những nguyên nhân dẫn đến các em đọc
sai là do các em chưa có ý thức đọc, các em phát âm một cách tự nhiên theo cách
phát âm của địa phương, do chưa có chú ý tập trung khi nghe hướng dẫn đọc, chưa
hiểu nghĩa của từ hoặc bộ máy phát âm còn khiếm khuyết, đọc không suy nghĩ, rụt
rè bẽn lẽn không dám đọc to, chưa mạnh dạn trong khi đọc bài.
Hoặc nhiều khi câu hỏi của giáo viên chưa được rõ ràng và không nhấn mạnh
những từ quan trọng; những câu hỏi dài làm cho học sinh diễn đạt không thành câu.
Từ những chỗ các em phát âm sai cho nên việc làm văn của các em rất yếu, dẫn
đến lỗi chính tả sai rất nhiều. Đây cũng là một trong những vấn đề góp phần vào
việc không nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tóm lại: Qua thực tế trên cũng đủ cho chúng ta nhận thấy rằng kỹ năng đọc của
học sinh còn rất yếu. Mặt dù, các em đọc to, rõ, nhanh nhưng thiếu chính xác thiếu
chú ý, rõ ràng. Chưa có ý thức về ngữ điệu đọc, nói, đa số các em trả lời câu chưa
trọn vẹn. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng đọc cho các em là rất
quan trọng. Đòi hỏi người giáo viên cần phải kiên trì, bền bỉ, không được nôn nóng,
phải từng bước hướng dẫn cho các em. Đây chính là một trong những vấn đề rất cần
thiết cho tất cả chúng ta trong công tác giảng dạy.
2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT:
Từ thực trạng đọc ở lớp, tôi đã khắc phục những nguyên nhân dẫn đến việc đọc
sai của các em bằng cách:
Dựa vào kết quả khảo sát, tôi đã lọc ra một số em đọc yếu. Từng bước một, tôi
gặp các em và trao đổi với các em, vận động các em phải chịu khó luyện đọc;
Khoanh vùng các em đọc sai giống nhau để có biện pháp luyện tập. Tôi hướng dẫn
các em chú ý cả thao tác khi đọc.
- Về kỹ năng đọc, phải chú ý kỹ các kỹ năng đọc thành tiếng bao gồm: đọc đúng
và đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc hiểu.
7
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
- Về thao tác, tư thế thực hiện việc đọc, cần rèn luyện cho học sinh ngay từ buổi
ban đầu các tư thế đọc sách (ngồi, đứng), lật sách… và đặc biệt chú ý khoảng cách
từ mắt tới trang sách, biết đưa mắt đến trang sách và theo từng dòng chữ như thế nào
để có tốc độ tăng dần.
Tiếp đến là khâu luyện đọc cho học sinh, đây là một khâu quan trọng nhất đòi hỏi
người giáo viên cần phải kiên trì, chịu khó.
3. BIỆN PHÁP CẦN GIẢI QUYẾT:
Như tôi đã nêu ở trên luyện đọc cho học sinh là một một việc làm hết sức khó
khăn đòi hỏi người giáo viên cần phải kiên trì bền bỉ, chịu khó, không được nôn
nóng nhất là đối với các em học sinh tiểu học. Chính vì thế mà bản thân tôi đã từng
bước hướng dẫn các em, tôi đã theo dõi từng cá nhân khi đọc. Gặp trường hợp nào
sai tôi dừng lại để uốn nắn, sửa sai. Tôi đã đọc mẫu lại để cho các em nghe và bắt
chước đọc lại. Song tôi thiết nghĩ việc đọc mẫu của giáo viên hết sức quan trọng,
người giáo viên không chỉ đơn thuần là đọc qua loa, chiếu lệ mà đòi hỏi giáo viên
đọc mẫu phải chính xác, diễn cảm, gây được hứng thú trong tiết dạy, đây cũng là
một trong những khâu rất quan trọng giúp cho các em học tốt môn Tiếng Việt.
Chính vì vậy, tôi thấy rằng giáo viên cần phải đọc mẫu bài một lần trước khi hướng
dẫn bài cho học sinh đọc kết hợp tìm hiểu nội dung bài. Vì vậy đòi hỏi bản thân tôi
phải hết sức chú ý khi đọc mẫu. Song điều quan trọng hơn hết là rèn đọc cho học
sinh.
a. Rèn đọc thầm:
Đọc thầm là đọc bằng mắt và óc. Các bộ phận phát âm không làm việc, nghĩa là
không mấp máy môi, không khe khẽ răng. Việc đọc thầm có tác dụng giúp các em
nhớ mặt chữ và nắm được nội dung bài. Đọc thầm có tác dụng nhanh và đỡ mệt.
Tôi đã tiến hành cho học sinh đọc thầm trong hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên: là quá trình tôi đọc mẫu, tôi yêu cầu các em đọc thầm, theo
dõi khi cô đọc mẫu.
8
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
- Giai đoạn hai: tôi gọi một em có giọng đọc thật tốt đọc mẫu và cũng yêu cầu cả
lớp đọc thầm, theo dõi theo bạn đọc.
Nhưng điều đáng nói ở đây là làm sao cho tất cả các em đều đọc thầm tốt, vì tôi
biết rằng có nhiều em chưa phát huy vai trò của cá nhân trong quá trình luyện đọc cá
nhân nhất là đọc thầm. Vì đọc thầm đòi hỏi các em phải tự giác là chủ yếu, trong lúc
học sinh khác đọc thành tiếng thì vẫn có một số em chưa theo dõi. Quá trình đọc
thành tiếng của bạn là thời gian nghỉ ngơi của một số em khác. Chính vì thế tôi luôn
luôn theo dõi và bao quát lớp khi tiến hành cho đọc thầm, đồng thời theo dõi và uốn
nắn kịp thời. Vì vậy khi yêu cầu đọc thầm một bài văn, bài thơ nói về ai hoặc nội
dung của bài nói về vấn đề gì…
Ví dụ như ở bài: “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai”. (Sách Tiếng Việt 5, Tập 1,
trang 54-55). Sau khi giáo viên đọc mẫu xong thì yêu cầu một học sinh đọc và cả lớp
đọc thầm để theo dõi xem dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị đối xử như thế
nào? Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? bài văn
có thể chia làm mấy đoạn? …
Có đoạn thơ hoặc đoạn văn cần phải cho học sinh đọc thầm từ 2 đến 3 lượt với
thời gian nhanh dần và thực hiện yêu cầu từ dễ đến khó nhầm nâng cao trình độ đọc
hiểu cho các em. Đọc thầm có tác dụng giúp cho học sinh tập trung suy nghĩ, do đó
học sinh cần phải luyện đọc một cách tích cực có hiệu quả. Tuy nhiên nếu như học
sinh chưa có kỹ năng đọc thầm chắc chắn giáo viên cần kết hợp với hình thức đọc
thành tiếng để hướng dẫn học sinh đọc hiểu và cùng với kiểu dạy: “Lấy học sinh làm
trung tâm”. Nghĩa là phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong luyện đọc.
Để tiện việc theo dõi các em trong lúc luyện đọc thầm, tôi đã yêu cầu khi nào các
em đọc thầm xong thì giơ tay cho cô biết. Và lúc ấy chúng ta dễ dàng phát hiện ra
nếu như em nào mà giơ tay trước khi bạn đọc chưa xong có nghĩa là em đó đọc rất
nhanh so với bạn, còn nếu như em nào giơ tay sau khi bạn đã đọc xong bài khá lâu
thì chứng tỏ em đó đọc thầm chậm so với bạn đọc và nếu như em nào không giơ tay
thì chứng tỏ em đó không theo dõi bài.
9
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Qua theo dõi nét mặt của học sinh, giáo viên có thể phát hiện những em học sinh
lơ đãng và giáo viên có thể gọi em đó đứng lên đọc tiếp theo, nếu như em đó không
đọc được chứng tỏ là em đó không theo dõi đọc thầm theo bạn, và lúc đó chúng ta
kịp thời nhắc nhở các em dần dần các em sẽ theo dõi bài và đọc tốt hơn. Cũng do
không phát thành tiếng nên việc đọc thầm giữ được sự yên tĩnh, không làm ảnh
hưởng tới suy nghĩ, công việc của người khác khi tất cả học sinh phải làm việc trong
một không gian hẹp.
Việc đọc thầm cho phép người đọc có điều kiện tập trung tư tưởng theo dõi văn
bản khi đọc và có thể đọc đi, đọc lại những câu chữ mà mình chưa hiểu. Chính vì thế
đọc thầm có lợi thế trong việc giúp người đọc nắm chắc nội dung bài đọc.
Cũng vì đọc thầm nghĩa là không cần thể hiện thành âm thanh nên người đọc có
thể hạn chế, “che giấu” được những khuyết tật của bộ máy phát âm hoặc những lỗi
phát âm thường mắc.
Tóm lại: việc đọc thầm có tác dụng rất lớn không chỉ đỡ tốn sức lực, thời gian mà
còn nhằm để giúp học sinh nhận biết các đoạn, các câu, hiểu nghĩa câu để đọc được
trôi chảy và diễn cảm bài văn, bài thơ. Bên cạnh đó tôi cũng chú trọng đến việc phát
âm, đọc rõ ràng.
b. Rèn luyện phát âm, đọc rõ ràng:
Như chúng ta đã biết về mặt ngữ âm mọi người đều có thói quen phát âm một
cách tự nhiên, theo tiếng địa phương, theo ngôn ngữ của cha mẹ nơi sinh trưởng.
Mỗi nơi, mỗi vùng có cách đọc khác nhau, chẳng hạn như trường hợp của em Hiếu
Thảo, Mỹ Uyên, Văn Triều, Diệu Linh,… thường phát âm lẫn lộn giữa âm đầu âm tr
thành ch hoặc âm h thành âm qu, âm r thành âm g, …
Việc rèn luyện các em đọc đúng quả thật không phải là chuyện đơn giản, muốn
các em đọc tốt thì bản thân giáo viên phải đọc mẫu tốt và hướng dẫn học sinh một
cách cặn kẽ.
10
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Đối với các em trên tôi không ngần ngại, nôn nóng gì cả công việc đầu tiên là tôi
bắt đầu hướng dẫn các em tập cách uốn lưỡi, đặt vị trí lưỡi như thế nào để không
lung túng khi đọc. Tôi đã tập cho các em rất nhiều lần khi trò chuyện với các em và
ngay cả khi học các môn khác và nhờ vào sự kiên trì, chịu khó của các em mà dần
dần các em đọc tương đối. Để có được kỹ năng đọc đúng tôi tiến hành tổ chức cho
các em chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?.
Hình thức chơi như sau: các em sẽ tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa
tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.
Sau khi tôi phổ biến luật chơi thì tôi bắt gặp các em liền giơ tay một cách
nhanh nhẹn. Và tôi đã gọi các em thường đọc sai lên bảng thi đua và kết quả là các
em đều làm đúng theo yêu cầu của tôi như: cây tre, nụ hoa, giúp đỡ,… Sau đó tôi đã
gọi các em đó đọc lại các từ đã tìm một cách chính xác, tôi gọi các em nhận xét:
Thưa cô các bạn hôm nay đọc rất tốt, phát âm tương đối đúng. Liền sau đó là
những tràng vỗ tay giòn giã vang lên, tôi bắt gặp ngay những ánh mắt vui tươi được
thể hiện trên khuôn mặt các em. Và kể từ lúc đó các em không còn ngại ngùng đọc
bài nữa, tuy nhiên có đôi lúc các em vẫn còn phát âm sai. Thế là tôi lại giúp các em
khắc phục ngay tình trạng này. Tôi gọi một em đọc mẫu đoạn ở trong bài “Kì diệu
rừng xanh”(sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 75), đoạn “Loanh quanh trong rừng,
chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây
thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là
một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào
kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ
lúp xúp dưới chân”.
Sau đó tôi gọi hai em Văn Triều và Diệu Linh đọc lại rồi gọi các em khác nhận
xét. Cả hai em đều sai phụ âm đầu tr/ch.
Lúc này tôi đọc mẫu và hướng dẫn hai em phát âm lại từng tiếng một và tập dần
cho hai em khi đọc gặp âm “tr”, đọc chậm lại, chú ý cong lưỡi và phát âm cho đúng,
khi các em đã quen thì nâng dần mức độ đọc lên.
11
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Đối với những em đọc kém (đọc sai phụ âm đầu, vần, thanh đọc chưa rõ ràng).
Tùy nguyên nhân của từng em, sau phần đã luyện đọc ở lớp, tôi lựa chọn những từ
khó hoặc câu, đoạn mà các em hay mắc lỗi khi đọc. Tôi giao nhiệm vụ để các em tự
luyện tập thêm ngoài giờ học và có sự kiểm tra thường xuyên, liên tục của giáo viên.
Đối với những trường hợp khác sai phụ âm đầu l/n hoặc s/x và âm r/g tôi cũng
hướng dẫn tương tự như cách luyện đọc âm tr/ch.
Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn các em cách phân biệt khi đọc vần at/ac it/ic.
Khi đọc các em phải đánh lưỡi hoặc đọc chậm lại. Hướng dẫn các em hiểu nghĩa của
từ.
Đối với những trường hợp các em đọc sai đòi hỏi các em phải có tính kiên trì,
bền bỉ.
Ngoài ra giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc nhẩm để tìm hiểu nội dung bài đọc.
Lúc này chuyển dần sang hình thức đọc thầm hoặc đọc nhẩm để phát âm đọc đúng
từ, câu, tập ngắt nhịp thơ, luyện đọc thuộc lòng.
Tuy khó kiểm soát được hoạt động của từng học sinh, song cũng có tác dụng gây
hứng thú thay đổi không khí học tập và tạo điều kiện cho cả lớp cùng làm việc. Giáo
viên cũng cần tránh tình trạng còn có học sinh trong lớp chưa một lần được đọc
thành tiếng khi học giờ tập đọc.
Tôi luôn động viên khuyến khích các em có tiến bộ hoặc tiến bộ còn chậm chạp
để gây được phong trào thi đua đọc trong học sinh, tạo điều kiện cho nhiều học sinh
được hoạt động, được giúp đỡ nhau trong học tập. Giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh đọc theo nhóm, song cần chú ý tính hiệu quả tránh thiên về hình thức. Trong
giờ tập đọc giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học nhóm nhưng phải sắp xếp
nhóm, tổ có chủ định để học sinh giúp nhau luyện đọc tốt. Học sinh đọc khá, giỏi
giúp học sinh đọc yếu. Dần dần học sinh sẽ phát âm đúng và đọc rõ ràng hơn, giáo
viên tiếp tục nâng dần cho các em đọc lưu loát và trôi chảy. Mặt khác, tôi không chỉ
xoáy mạnh vào việc rèn luyện môn đọc ở phần môn Tập đọc mà tôi còn chú trọng
việc đọc của các em ở các môn khác như viết chính tả, đặt câu, viết đoạn văn, bài
12
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
văn,… Chẳng hạn như: viết chính tả đến khâu viết từ khó, tôi cho các em (hay đọc
sai) đọc các từ khó viết hay dễ lẫn đứng lên phân tích từ hay phân biệt từ. Chính từ
chỗ các em đọc đúng, phân tích đúng thì các em sẽ hạn chế tối đa việc mắc sai lỗi
chính tả. Tôi thiết nghĩ chúng ta không nên chú trọng ở một môn học nào đó mà phải
quan tâm và giúp đỡ các em ở tất cả các môn để từ đó các em mới nắm vững được
kiến thức.
c. Rèn đọc lưu loát, trôi chảy:
Đọc lưu loát là học sinh không ê, a không vấp bài, không lặp lại từ, đọc rõ ràng
mạch lạc. Yêu cầu học sinh đọc lưu loát, trôi chảy nghĩa là phải biết đọc thành cụm
từ, biết ngắt giọng nghĩ hơi ở các dấu câu, không đọc liền mạch, không ngừng nghỉ ở
giữa chừng, giữa các cụm từ. Có như vậy mới không có sự hiểu lầm nội dung thông
báo cho người nghe.
Để đạt yêu cầu đọc lưu loát thầy cô phải hướng dẫn học sinh cách ngừng nghỉ
đúng chỗ, nếu không ngừng nghỉ đúng chỗ sẽ gây sự hiểu lầm sẽ làm lệch đi nội
dung bài. Vì vậy, giáo viên cần đọc mẫu phải thật chuẩn.
Thông thường, sau khi giới thiệu bài xong, giáo viên đọc mẫu bài một lần trước
khi cho học sinh đọc kết hợp tìm hiểu nội dung. Vấn đề đọc mẫu của giáo viên trong
lần đọc đầu tiên nhằm giới thiệu, gây xúc cảm và tạo hứng thú và tâm thế học tập
cho học sinh. Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị đọc mẫu trước ở nhà để đến lớp khỏi
lúng túng. Có người cho rằng “Trong giảng dạy Tập đọc, nếu giáo viên đọc mẫu tốt
cũng đã dạy cho học sinh rất nhiều về cách đọc”.
Đối với học sinh, giáo viên cần chọn những em có khả năng đọc diễn cảm hoặc
có chất giọng đọc tốt để đọc thành tiếng (một đến hai em). Đây cũng là việc làm hết
sức quan trọng, bởi giọng đọc của học sinh sẽ góp phần hỗ trợ cho lần đọc mẫu của
giáo viên.
Ngoài việc tiến hành đọc mẫu của giáo viên và học sinh, đối với các học sinh có
khả năng đọc tốt, giáo viên có thể cho học sinh đề xuất cách đọc, các em khác cùng
13
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
nhận xét và cùng thầy (cô) thống nhất cách đọc rồi tiến hành đọc mẫu. Cách làm này
sẽ giúp cho học sinh hứng thú và có cơ sở để theo dõi việc đọc mẫu.
Ví dụ trước khi cho học sinh đọc bài tập đọc tôi đã hướng dẫn các em đọc như
sau: Bài “Trước cổng trời”, yêu cầu khi đọc:
- Các em phải đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm (chưa yêu cầu cao ), phù
hợp với nội dung cảm xúc của bài thơ và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
- Cảm thụ và hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên
nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân
tộc.
- Luyện đọc các từ khó: vách đá, cổng trời, cỏ hoa, ngút ngàn, ráng chiều, hoang
dã, người Giáy, nhuộm, sương giá,…
- Hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng, phù hợp với từng dòng thơ, nghỉ hơi tự
nhiên (nghỉ nhanh, ngầm thấy được sự phân cách giữa các từ, cụm từ, tránh nghỉ hơi
quá rõ trở thành đọc nhát gừng).
Giữa hai bên/ vách đá/
Mở ra/ một khoảng trời/
Có gió thoảng,/ mây trôi/
Cổng trời trên mặt đất?/
Nhìn ra xa/ ngút ngát/
Bao sắc màu/ cỏ hoa/
Con thác réo/ ngân nga/
Đàn dê/ soi đáy suối/
Giữa ngút ngàn/ cây trái/
Dọc vùng/ rừng nguyên sơ/
14
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Không biết thực/ hay mơ/
Ráng chiều như hơi khói…/
Sau khi đã hướng dẫn cách ngắt nhịp, giáo viên tiến hành cho học sinh luyện đọc
cá nhân vài em và tiếp tục luyện đọc theo cặp. Sau đó, giáo viên bắt đầu kiểm tra cá
nhân để xem mức độ đọc của các em có lưu loát và trôi chảy hay không. Cứ sau mỗi
tiết dạy tập đọc, học thuộc lòng trên lớp, ngoài việc nhắc nhở học sinh đọc lại bài
nhiều lần, giáo viên cũng tiến hành cho học sinh đọc thi đua để gây hứng thú trong
học tập và qua đó cũng giúp học sinh nhớ ngay tại lớp những khổ thơ đã học, đồng
thời cũng khắc sâu kiến thức, đây cũng là một biện pháp để giúp các em đọc tốt.
Đối với bài tập đọc văn xuôi, sau khi giáo viên đã đọc mẫu xong thì nên tiến hành
hướng dẫn cho học sinh luyện đọc từ khó rồi đến luyện đọc đoạn. Giáo viên nên tổ
chức cho học sinh luyện đọc theo hình thức đọc nối tiếp nhằm giúp cho học sinh
không khỏi lúng túng khi giáo viên gọi đọc bài. Giáo viên luôn luôn theo dõi tiến độ
đọc bài của học sinh nhằm giúp các em có điều kiện để đọc được bài và nắm rõ nội
dung bài hơn.
Để giúp các em đọc lưu loát trôi chảy hơn thì bản thân tôi thấy rằng không chỉ
luyện đọc ở lớp là đủ mà các em cần phải luyện đọc thêm ở nhà nữa. Có như vậy các
em mới phát huy được khả năng đọc của mình. Tôi luôn luôn quy định các em là
phải chuẩn bị bài ở nhà, vào lớp lúc truy bài đầu giờ các tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn
bị của các bạn ở tổ của mình. Tôi thường cho các em thi đua đọc bài vào tiết hướng
dẫn tự học Tiếng Việt (thời gian 15 phút) và đối tượng thường đọc là các em đọc
yếu, đọc chậm,…Để xem các em có tiến bộ hay không.
Khi các em đã đọc rành mạch, trôi chảy thì giáo viên tiến hành hướng dẫn học
sinh luyện đọc diễn cảm.
d. Rèn đọc diễn cảm:
Đây là một giai đoạn khá cao đối với học sinh lớp 5. Việc đọc diễn cảm giúp các
em thể hiện được giọng đọc của mình nhằm truyền cảm đến người nghe. Qua đó
giáo dục cho học sinh biết được cách thay đổi giọng đọc: hạ giọng, sôi nổi, từ tốn,
15
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
giọng trang nghiêm,…sao cho phù hợp với nội dung bài. Muốn đọc diễn cảm tốt,
điều trước tiên phải làm cho học sinh cảm thụ được bài văn hay bài thơ. Từ đó học
sinh sẽ thể hiện cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ qua giọng đọc.
Chẳng hạn như những bài văn có lời đối thoại của các nhân vật. Ví dụ như bài:
“Cái gì quý nhất”. (Sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 85-86). Giáo viên nên phân vai
cho học sinh. Sau lần đọc đầu tiên giáo viên gọi học sinh khác đọc lại và sau đó gọi
em khác nhận xét cách đọc của bạn và sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn cách đọc như
sau:
- Hùng, Quý và Nam: (giọng sôi nổi, hào hứng).
- Thầy giáo: (giọng ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục).
- Giáo viên làm mẫu cho từng tổ học sinh biết thay đổi giọng đọc phù hợp với lời
từng nhân vật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ngắt giọng tạo sự mạch lạc
cho giọng đọc nhuần nhuyễn giữa các nhóm từ trong câu, trong đoạn văn. Có những
chỗ cũng cần ngập ngừng kéo dài khi đọc nhầm biểu lộ cảm xúc của người đọc, giúp
học sinh tìm hiểu và nhấn mạnh các từ quan trọng, các tiếng gieo vần trong câu thơ.
Những cụm từ mang sắc thái biểu cảm chính của câu được nhấn mạnh hơn để giúp
người nghe dễ tiếp nhận trọng tâm nội dung thông báo. Để rèn luyện cách đọc này
sau khi tìm hiểu nội dung của từng đoạn, giáo viên cho học sinh đề xuất cách đọc đó.
- Tổ chức cho học sinh đóng vai, để các em thể hiện cách đọc, qua đó giáo viên
sửa chữa cho các em để đọc đúng. Với cách đọc như thế ban đầu học sinh còn rụt rè
lúng túng, chưa dám đưa ra ý kiến của mình, nhưng dần học sinh chủ động hơn,
hứng thú hơn, có ý thức hơn, càng nắm rõ nội dung hơn.
Tóm lại: đọc diễn cảm là một khâu rất khó đối với học sinh, nên giáo viên cần
nghiên cứu kĩ đối với từng bài mà có cách hướng dẫn thích hợp đối với học sinh.
Chẳng hạn như khi đọc bài: “Mùa thảo quả” (Sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 113114). Tôi đã nghiên cứu rất kĩ khi hướng dẫn học sinh luyện đọc.
16
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Ví dụ như: Khi đọc các câu: “… Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi
từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”. Các từ:
hương, thơm được lặp đi lặp lại nhiều lần cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc
biệt.
Sau đó tôi đã tiến hành đọc mẫu để cho học sinh nắm được cách đọc, cho các em
phân biệt được các giọng đọc khác nhau ở các đoạn. Kế tiếp là các em cùng đọc cho
nhau nghe (theo nhóm đôi). Song, các em cũng chưa thể hiện được bài đọc một cách
diễn cảm. Tôi vẫn luôn động viên các em thường xuyên luyện tập và kết quả cho
thấy: em Gia Hiếu, Văn Triều, Hiếu Thảo, Khang An, Mỹ Uyên,…. đọc tốt hơn
nhiều, khả năng đọc diễn cảm của các em có sự tiến bộ rõ rệt. Từ đó tôi lấy làm phấn
khởi vì các em chịu khó luyện tập.
- Khâu kế tiếp là tôi hướng dẫn các em khi đọc phải chú ý tư thế đọc bài phải
thoải mái, không được gò bó, khoảng cách giữa mắt và sách vừa phải, không được
để sách gần sát mắt hoặc quá xa mắt. Khi đọc bài không được cuốn quyển sách lại
và cầm sách một tay.
Nói tóm lại, để nắm rõ tình hình và biện pháp giải quyết rèn kĩ năng đọc cho học
sinh, giáo viên cần phải lưu ý một số công việc như sau:
* Đầu tiên phải tiếp xúc khảo sát tình hình đọc của học sinh, nắm rõ việc đọc của
học sinh ở lớp mình.
* Nắm được những sai sót, những lỗi mắc phải của học sinh mà tìm hiểu cho rõ
những nguyên nhân dẫn đến những sai sót đó.
* Có kế hoạch rèn luyện các em.
* Giáo viên cần phải có tính kiên trì, không được nôn nóng.
* Tìm những phương pháp, cách thức trong giảng dạy phù hợp với từng đối
tượng.
* Phải chia đều các nhóm, mỗi nhóm có đủ các đối tượng học sinh để các em
cùng nhau thi đua luyện tập và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
17
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
* Sau mỗi tuần nên cho các em thi đua đọc bài trên lớp. Giáo viên cần có lời
động viên khuyến khích đối với những học sinh có tiến bộ.
* Cho học sinh luyện đọc ở tất cả các phân môn. Chịu khó đọc bài ở nhà.
4. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG:
Qua thời gian thực hiện với sự cố gắng và nổ lực của bản thân cùng với những
biện pháp như đã nêu trên, kết hợp với sự phấn đấu không ngừng của học sinh tôi
nhận thấy rằng: việc đọc của các em có tiến bộ rõ rệt, các em phát âm đúng các phụ
âm đầu, âm cuối, vần và các dấu thanh. Một số em đọc rất rõ ràng và rành mạch.
Bên cạnh đó cũng có một số em phát huy được khả năng đọc bài, không còn tiếng
ê,a, ngập ngừng khi đọc.
Học sinh biết đọc cụm từ biết ngắt giọng nghỉ hơi ở các dấu câu. Tuy nhiên cũng
còn một vài em (Diệu Linh, Phụng) cũng còn phát âm sai ở âm đầu nhưng mức độ
sai không đáng kể. Từ việc đọc tốt dẫn đến các em viết chính tả ít mắc sai lỗi, viết
được câu đúng ngữ pháp. Qua việc khảo sát ở giai đoạn cuối tôi đã thu nhận được
kết quả như sau:
Tổng số HS
42/22
Phân loại đọc
Số lượng
Tỉ lệ
Đọc tốt
14/42
33,3%
Đọc khá tốt
16/42
38,1%
Trung bình
12/42
28,6%
Yếu
Ghi chú
0
III. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp:
Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy luyện đọc để học sinh đọc
đúng, đọc hay, bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì
18
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
khâu luyện đọc, rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới
hiểu được nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để rèn tốt việc rèn đọc cho
học sinh lớp 5, giáo viên cần làm tốt những việc sau:
- Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề, yêu trẻ,
yêu trường lớp.
- Phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm
chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng
cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng
dạy.
- Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò, chức năng của phân môn Tập đọc. trước
hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài tập đọc
trong chương trình tiểu học nói chung, các bài tập đọc lớp 5 nói riêng. Phải đầu tư
quỹ thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh
trên lớp học.
- Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước:
+ Luyện cho học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay sai.
+ Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng.
+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ.
+ Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu.
+ Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn thể hiện tính
các nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ
đọc, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
+ Đối với những học sinh đọc sai rèn dứt điểm ở tiết tập đọc và tiết luyện đọc ở
buổi 2.
+ Nhiều học sinh được tham gia đọc và nhận xét bạn đọc.
19
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
- Luôn động viên, khích lệ gây hứng thú học tập đối với học sinh yếu kém, phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh lớp mình.
Cử chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động.
- Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh yếu
kém trước khi đến lớp.
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển trình độ và khả năng nhận thức của con
người về thế giới xung quanh ngày càng cao, con người luôn phấn đấu và rèn luyện
để theo đuổi kịp với thời đại. Chúng ta nên phấn đấu rèn luyện từ đầu, từ mọi lúc,
mọi nơi. Ở lứa tuổi học sinh trường học là môi trường tốt nhất đối với các em, có
học tốt thì các em mới có những kiến thức cần thiết để tiếp cận với thế giới xung
quanh. Qua đề tài này chúng ta cũng thấy rõ đọc là điều kiện quan trọng nhất để học
tập tốt. Không những thế mà không làm mất đi giá trị cái hay cái đẹp của bài văn,
bài thơ. Nắm được các tin tức qua sách, báo, tài liệu,… biết được bao điều bổ ích
cho bản thân.
Tuy nhiên bản thân của giáo viên cần phải chú ý nắm bắt được kịp thời những sai
sót của học sinh để giúp có sự tiến bộ trong học tập. Tạo mọi điểu kiện cho học sinh
phát huy khả năng đọc của mình. Dù có khó khăn đến đâu đòi hỏi người giáo viên
phải kiên trì nổ lực vượt qua, đồng thời phải đảm bảo chính xác, khoa học, tính sư
phạm.
Đối với học sinh thấy rõ việc học tập là quan trọng, phải biết lắng nghe và tiếp
thu những điều hay lẽ phải, học hỏi những gương tốt. Có học tập, có rèn luyện thì
mới có đủ “Đức - Tài” giúp ích cho bản thân và phục vụ xã hội sau này.
2. Phạm vi áp dụng:
20
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Trên đây là những kinh nghiệm về rèn đọc cho học sinh lớp 5. Tôi đã áp dụng ở
lớp mình phụ trách trong năm học 2015 – 2016, mong quý thầy cô tham khảo và
đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
3. Bài học kinh nghiệm:
* Đối với giáo viên :
- Phải nắm vững nội dung, phân phối chương trình.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa.
- Chuẩn bị tốt bài giảng.
- Thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng tư liệu cho mình.
- Thường xuyên theo dõi báo, đài,… cập nhật thông tin.
- Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
* Trong tiết dạy phải tận dụng mọi đồ dùng dạy học hiện có ở trường hoặc tự làm
để phục vụ tiết dạy.
* Đối với học sinh :
- Chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.
- Trong giờ học tích cực hoạt động tìm hiểu, tư duy để lĩnh hội được tri thức,
thông qua sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
- Làm tốt nhiệm vụ được giao.
4. Kiến nghị:
a. Cấp trường:
Nên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể lên thư viện đọc các sách, báo,
truyện thiếu nhi.
b. Cấp phòng giáo dục:
Cần trang bị đầy đủ các đồ dùng dạy học.
21
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Hựu Thạnh, ngày 13 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện
Huỳnh Thị Thanh Thủy
22