Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập học kỳ tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.35 KB, 11 trang )

Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tố tụng Dân sự
MỤC LỤC
3. Các quy định về phương tiện chứng minh ................................................ 6
BÀI LÀM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là một nội dung quan trọng nhưng rất
phức tạp. “Pháp luật tố tụng dân sự không thể được coi là hoàn thiện nếu không có những
chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (…). Pháp luật mà không có chứng cứ thì
chẳng có nghĩa lý gì cả, nhưng chứng cứ dù không có pháp luật vẫn có tất cả ý nghĩa của
nó”
1
. Hay trong báo cáo công tác của ngành Toà án trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự
cho thấy “chất lượng hồ sơ vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào chất lượng
điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ có đầy đủ, chính xác và khách quan hay
không và có chấp hành nghiêm chỉnh thủ tục tố tụng hay không là cơ sở của một bản án,
quyết định đúng đắn”
2
. Như vậy, chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là
một trong những yếu tố quan trọng nhất của pháp luật tố tụng dân sự. Vì vậy chúng ta hãy
cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số vấn đề lí luận về chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng
minh trong tố tụng dân sự:
1. Khái niệm, đặc tính, ý nghĩa của chứng cứ, phân loại chứng cứ:
1.1. Khái niệm:
Điều 81 BLTTDS định nghĩa chứng cứ như sau: “ chứng cứ trong vụ việc dân sự là
những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án
hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án
dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp
pháp hay không cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc
dân sự.”


Có thể hiểu chung chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự luật định Tòa án dùng
làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
1.2. Đặc tính
Về cơ bản, để xác những gì được coi là chứng cứ phải dựa trên việc xác định các
đặc tính của chứng cứ. Đây là “ những cái vốn có của một sự vật, phân biệt được sự vật
này với sự vật khác”. Các đặc tính của chứng cứ bao gồm: tính khách quan, tính liên quan
và tính hợp pháp.
1.3 Ý nghĩa của chứng cứ
1
Kỷ yếu Hội thảo về pháp luật Tố tụng Dân sự năm 1999 tại Nhà pháp luật Việt - Pháp.
2
Báo cáo công tác của ngành Tòa án năm 2001.
N02_TL1_Nhóm 2
1
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tố tụng Dân sự
Chứng cứ với tư cách là linh hồn của tố tụng và là nền tảng cơ bản để giải quyết vụ
việc dân sự. Vì vậy chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các vụ việc dân
sự. Chứng cứ là cơ sở duy nhất và cũng là phương tiện duy nhất để chứng minh các sự
kiện tình tiết của vụ việc dân sự. Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ
yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết
quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ.; Chứng cứ là phương tiện để người tham gia tố
tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Chứng cứ là để Tòa án tái hiện lại đúng
các tình tiết và sự thật của vụ việc dân sự, xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên
đương sự; Chứng cứ là hoạt động mấu chốt của vấn đề chứng minh trong TTDS.
1.4. Phân loại:
Trên thực tế chứng cứ thường được phân thành các loại sau:
Dựa vào nguồn thu nhận chứng cứ: chứng cứ được phân ra chứng cứ theo người
và chứng cứ theo vật.
Căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ: gồm chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại.
Căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với những sự kiện cân chứng minh: được

chia gồm chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.
2. Khái niệm, ý nghĩa của nguồn chứng cứ
Theo Điều 82 BLTTDS thì nguồn chứng cứ bao gồm: “ Các tài liệu đọc được, nghe
được nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng; kết
luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết quả giám định tài
sản, thẩm định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có quy định”
Tòa án chỉ thu thập chứng cứ qua các nguồn chứng cứ do pháp luật quy định. Bất kì
loại chứng cứ nào cũng nằm trong một loại chứng cứ nhất định. Ví dụ: bản di chúc đương
sự cung cấp cho Tòa án là nguồn nhưng bản di chúc đó làm giả, gian dối thì không được
coi là nguồn chứng cứ
3. Khái niệm, ý nghĩa của phương tiện chứng minh:
3.1 Khái niệm
Phương tiện chứng minh là công cụ pháp luật quy định được sử dụng để làm rõ các
tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thông qua các chủ thể chứng minh. Một số công cụ
thường được thực hiện như lấy lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, kết
luận của cơ quan giám định..gọi là phương tiện chứng minh.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự cụ thể, các đương sự và Tòa án có thể
dùng nhiều phương tiện chứng minh. (khoản 2 Điều 85 BLTTDS).
3.2 Ý nghĩa
Hoạt động chứng minh có tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Để
đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, pháp luật quy định những phương tiện chứng
minh cụ thể mà các chủ thể chứng minh được sử dụng. Các chủ thể chứng minh chỉ dược
sử dụng các phương tiện chứng minh do pháp luật quy định mà không thể sử dụng bất kì
phương tiện nào khác để chứng minh đồng thời phải đáp ứng đầy đủ điều kiện nhất định
do pháp luật quy định. Các phương tiện chứng minh này là công cụ để làm sáng tỏ, giải
quyết nhanh đúng và chính xác vụ án hơn.
N02_TL1_Nhóm 2
2
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tố tụng Dân sự
4. Mối liên hệ giữa chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh.

Chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là những nội dung quan
trọng trong tố tụng dân sự, giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết với nhau cụ thể
như sau:
Nguồn chứng cứ là nơi bắt đầu, là nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút
ra cái gì, điều gì. Vì vậy mà nguồn chứng cứ là nơi rút ra chứng cứ. Ví dụ như: phương
tiện giao thông bị thiệt hại là nguồn chứng cứ, dấu vết thiệt hại là chứng cứ. Có thể thấy
chứng cứ là cái chứa đựng trong nguồn chứng cứ, xác định được nguồn chứng cứ có thể
giúp tìm được chứng cứ.
Mặt khác để xác định được chứng cứ thì Tòa án và các chủ thể chứng minh khác
phải sử dụng các phương tiện chứng minh. Ví dụ: xác định dấu vết trên phương tiện giao
thông có phải là chứng cứ của vụ tai nạn giao thông để lại không thì phải sử dụng kết luận
giám định… như vậy phương tiện chứng minh chính là phương tiện để xác định chứng cứ.
II. Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ,
nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự.
1. Các quy định về chứng cứ.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Bộ luật TTHS thì: "Chứng cứ là những gì có
thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải
quyết đúng đắn vụ án."
Chứng cứ là những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội, người phạm tội và các
tình tiết khác của vụ án. Lý luận chứng cứ gọi đó là tính liên quan. Chỉ những gì có thật
liên quan đến vụ án được CQĐT, VKS, TA dùng làm căn cứ để xác định sự thật khách
quan của vụ án mới được coi là chứng cứ;
Chứng cứ là thông tin về vụ án được xác định bằng những nguồn nhất định. Lý luận
chứng cứ gọi đó là nguồn chứng cứ. Theo khoản 2 Điều 64 Bộ luật TTHS thì chứng cứ
được xác định bằng các nguồn sau: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án,
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Kết luận giám định; Biên bản về hoạt động
điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Các CQĐT, VKS, TA xác định những gì là chứng cứ chỉ từ những nguồn nói trên,
chứ không được xác định những gì là là chứg cứ từ các nguồn khác.
Phân loại chứng cứ: Chứng cứ gốc / thuật lại; Chứng cứ trực tiếp / gián tiếp; Chứng
cứ viết / miệng; Chứng cứ khẳng định / phủ định.
2. Các quy định về nguồn chứng cứ
Theo quy định tại điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (đã trích ở trên) thì
nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự chỉ được quy định trong 8 nguồn chính. Ngoài 8
nguồn chứng cứ này Tòa án không được sử dụng thêm bất cứ nguồn nào khác để thu thập
làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Tại khoản 9 điều 82 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 quy định: “Các nguồn khác mà pháp luật có quy định” cần được hiểu đây là
N02_TL1_Nhóm 2
3
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tố tụng Dân sự
một quy định dự phòng của pháp luật chứ không phải là một quy định mở để Tòa án áp
dụng trong quá trình thu thập chứng cứ giải quyết vụ án. Do vậy, cho đến khi pháp luật có
quy định thêm một nguồn chứng cứ nào đó thì Tòa án chỉ được phép thu thập chứng cứ
theo qui định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 82 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Tuy nhiên, không phải bất cứ tài liệu, dữ kiện nào được thu thập từ các nguồn
chứng cứ cũng đều được xem là chứng cứ và được sử dụng vào việc giải quyết vụ án mà
các tài liệu, dữ kiện này phải đảm bảo được các thuộc tính cơ bản của chứng cứ, đồng thời
phải phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự về xác định chứng cứ. Ví dụ: biên
bản ghi lời khai của đương sự là một nguồn chứng cứ nhưng có những trường hợp toàn bộ
lời khai đó là gian dối, bịa đặt thì lời khai đó không được coi là chứng cứ của vụ án.
Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể về điều kiện xác định
chứng cứ trong các nguồn chứng cứ như sau :
“1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản
sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung
cấp, xác nhận. Ví dụ : nếu nguyên đơn đưa ra một tờ "Giấy nhận nợ" có chữ ký của người
nợ (bị đơn) - thì tòa sẽ công nhận tờ giấy đó là chứng cứ khi đó là bản chính chứ không
phải là bản photo.

2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm
theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự liên quan tới việc thu âm,
thu hình đó. Ví dụ : một bên đưa ra một cuộn băng ghi âm lời nói của một người và cho
rằng đó là lời nói của người đang nợ mình. Nếu bên nợ thừa nhận đó là giọng nói của
mình thì cuộn băng sẽ được tòa chấp nhận là chứng cứ. Ngược lại, nếu bên nợ nói đó
không phải là giọng nói của mình thì có thể tòa sẽ yêu cầu giám định ( do cơ quan giám
định có thẩm quyền thực hiện). Tòa sẽ can cứ vào kết quả giám định để xác định có chấp
nhận cuộn băng là chứng cứ hay không.
3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu
được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2
Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa;
5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định
được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên
tham gia thẩm định;
7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa
nhận;
8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành
theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy
định tại khoản 1 Điều này.” Ví dụ : Ông A nợ ông B 200 triệu đồng, được thể hiện tại 2
giấy nợ, mỗi giấy 100 triệu đồng. Ông B kiện đòi nợ ông A 200 triệu đồng, nhưng chi đưa
ra một tờ giấy nợ. Như vậy, tờ giấy nợ được xem là chứng cứ. Tuy nhiên, vì ông B đã
N02_TL1_Nhóm 2
4
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tố tụng Dân sự
không giao nộp đủ cả hai tờ giấy nợ cho tòa, nên tòa không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu
đòi nợ 200 triệu đồng mà chỉ chấp nhận 100 triệu đồng. Như vậy, hậu quả của việc không
đòi được đủ 200 triệu là do ông B đã không giao nộp đủ chứng cứ.

Với quy định này của điều luật chúng ta thấy rằng : đối với loại nguồn chứng cứ là
các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được khi có chứa đựng chứng cứ của vụ án; nếu là
tài liệu đọc được nội dung thì phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực
hợp pháp hoặc do các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cung cấp, xác nhận; nếu là loại tài
liệu nghe được, nhìn được (như băng đĩa ghi âm, ghi hình) thì phải xuất trình được văn bản
xác nhận về xuất xứ của các tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm,
ghi hình đó; có như vậy thì các tài liệu đó mới được coi là có giá trị và được sử dụng làm
chứng cứ chứng minh trong vụ án.
Đối với loại nguồn chứng cứ là vật chứng : vật chứng được pháp luật quy định là
nguồn chứng cứ vì tồn tại trong chính bản thân nó là chứng cứ của vụ án, nó chỉ chứa đựng
chứng cứ chứ nó không phải là chứng cứ.
Ví dụ : A kiện B đòi bồi thường chiếc xe bị hư – ở đây chiếc xe bị hư là vật chứng
còn những hư hỏng của xe là chứng cứ.
Như vậy vật chứng phải luôn là hiện vật gốc có tính đặc định liên quan đến vụ việc
dân sự thì mới có giá trị pháp lý. Nếu có sự sao chép, tái hiện lại vật chứng thì vật được sao
chép đó không được xem là vật chứng. Do đó, quá trình thu thập vật chứng Tòa án phải
đảm bảo các trình tự, thủ tục luật định và phải bảo quản, giữ gìn nhằm giữ được tính đặc
định của vật chứng.
Đối với loại nguồn chứng cứ là tập quán : để một tập quán trở thành chứng cứ trong
một vụ án cụ thể thì người đưa ra tập quán đó phải trình bày rõ nguồn gốc của tập quán,
phải chứng minh tính cộng đồng của tập quán đó bằng cách ghi nhận nó bằng văn bản, thể
hiện việc cả cộng đồng dân cư nơi có tập quán thừa nhận, có chứng thực về nội dung của
chính quyền địa phương nơi có tập quán về tập quán đó. Nếu không chứng minh được tính
cộng đồng của tập quán thì nó sẽ không có giá trị chứng cứ.
Tuy nhiên cần chú ý là tập quán được sử dụng làm chứng cứ phải không được trái
với các nguyên tắc của pháp luật, đạo đức xã hội và tập quán này chưa được ghi nhận hoặc
cụ thể hóa trong luật. Nếu pháp luật đã ghi nhận tập quán đó bằng các quy định cụ thể thì
phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết.
Ngoài ra các lời khai của đương sự, người làm chứng, kết luận giám định, biên bản
ghi kết quả thẩm định tại chỗ và kết quả định giá tài sản nếu được tiến hành đúng trình tự,

thủ tục do pháp luật quy định và đảm bảo 3 thuộc tính của chứng cứ thì sẽ được coi là
chứng cứ và được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án.
Tóm lại, với quy định về chứng cứ, nguồn chứng cứ và xác định chứng cứ trong Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được phân tích ở trên cho thấy chứng cứ có vai trò rất
quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án và để xác định chứng cứ nào là
có thật giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự đòi hỏi người Thẩm phán phải có
trình độ nghiệp vụ, kiến thức xã hội và khả năng nhạy bén trong quá trình xác định, thu
thập chứng cứ.
N02_TL1_Nhóm 2
5

×